Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HDNGLL 9 Thang 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.2 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:. CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI Ngày hoạt động: …/…/…… Tuần CM: … Tiết chương trình: … Hoạt động 2: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền đươc hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy của Bác Hồ. - Biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2- Kỹ năng: - Tìm tòi, diễn đạt, trình bày ý kiến. - Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ để học tập tốt, rèn luyện tốt. 3- Thái độ: - Kính yêu Bác Hồ, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các em. II. Các kỹ năng sống có liên quan – nội dung tích hợp (nếu có): - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin trong thư Bác Hồ. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các lời dạy của Bác Hồ dạy trong thư. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: - Động não. - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Trình bày 1 phút. IV. Tài liệu và phương tiện: - Thư gửi HS nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Bác Hồ (9/1945). - Thư gửi ngành GD ngày 16/10/1968 của Bác Hồ. - Điều 28, 29 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Những bài hát, bài thơ về Bác, về mái trường. - 1 số câu hỏi thảo luận và đáp án. V. Tiến trình hoạt động: 1- Khám phá: HS hát tập thể - người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. Hai HS lần lượt đọc 2 bức thư của Bác. Người dẫn chương trình đặt vấn đề chuyển sang hoạt động tiếp nối. 2- Kết nối: Hoạt động 1: Thi hỏi – đáp và thảo luận: Người dẫn chương trình giới thiệu BGK và thư ký cuộc thi; mời các đội vào vị rí dự thi. BGK nêu thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm, quy định thời gian suy nghĩ, chuẩn bị trả lời, thang điểm cho từng câu hỏi để đội cùng biết. Người dẫn chương trình lần lượt nêu yêu cầu từng câu hỏi. Các đội cùng suy nghĩ, chia sẽ và được quyền chuẩn bị trong 2 phút cho mỗi câu. Đội nào cắm cờ báo tín hiệu trước được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng (hoặc không đầy đủ) thì các đội còn lại cắm cờ dành quyền trả lời thế (hoặc bổ sung). Mời khán giả trả lời (nếu các đội không trả lời đúng). BGK lắng nghe và chấm điểm. Thư ký ghi điểm lên bảng. BGK công bố điểm từng tổ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ: Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. HS biểu diễn. 3- Thực hành/luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút: HS nhắc lại nội dung chính của “thư Bác Hồ gửi HS” trong thời gian 1 phút. HS nhắc lại “lời nhắc của Bác Hồ trong thư gửi ngành GD” trong thời gian 1 phút. 4- Vận dụng: GV giao nhiệm vụ cho HS: tiếp tục tìm hiểu nội dung thư để thấm nhuần lời dặn, lời dạy của Người -> lồng ghép GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Động viên HS cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Bác. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động: GV góp ý kiến, nêu nội dung hoạt động tiếp theo: “Thi tài năng văn nghệ”. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động: HS: tự đánh giá và chấm điểm. Tổ: đánh giá, chấm điểm. GVCN: đánh giá, chấm điểm. VI. Tư liệu: 1. Nội dung thư Bác: Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 (Trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (...) Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? (...) Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. (...) Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. (...) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu Hồ Chí Minh 2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TRẺ EM, 1989.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (Thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 4425 ngày 20/11/1989 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, theo điều 49 của Công ước. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990)) Điều 28. 1. Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải: a) Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người; b) Khuyến khích phỏt triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phớ và cung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết; c) Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học; d) Làm cho những hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được; e) Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học. 2. Các quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng kỷ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng Công ước này. 3. Các quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xoá bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các quốc gia đang phát triển phải được đặc biệt chú ý. Điều 29. 1. Các quốc gia thành viên nhất trí rằng, việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới: a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em; b) Phỏt triển sự tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc; c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của nơi mà trẻ em sinh ra; d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng giữa nam và nữ và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhúm chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và những người gốc bản địa; e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên. 2. Không một quy định nào trong điều này hay trong điều 28 sẽ được giải thích theo hướng làm tổn hại đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và điều hành những tổ chức giáo dục, với điều kiện phải luôn tuân thủ nguyên tắc được nêu trong khoản 1 của điều này và phù hợp các yêu cầu là giáo dục do các tổ chức đó cung cấp phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước đặt ra. 3. Các câu hỏi thảo luận:  Bác Hồ viết thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày tháng năm nào?  Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của 1 nến giáo dục mới. Bạn hãy đọc lại lời thư đó của Bác?  Trong thư, Bác nói về vai trò, trách nhiệm của HS, bạn hãy chỉ ra đoạn thư đó?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Trong thư 1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác và học tập như thế nào?  Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư của Bác Hồ như thế nào? Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày hoạt động: …/…/…… Tuần CM: … Tiết chương trình: … Hoạt động 4: THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu biết thêm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm,… phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học trò. 2- Kỹ năng: - Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp, kích thích phong trào văn nghệ của lớp. - Sẳn sàng tham gia các hội diễn, các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức. 3- Thái độ: Tạo không khí sôi nổi, vui tươi, yêu cuộc sống, yêu trường lớp. II. Các kỹ năng sống có liên quan – nội dung tích hợp (nếu có): - Kỹ năng nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ. - Kỹ năng trình bày ý tưởng. - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn thích hợp để tham gia hoạt động văn nghệ. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: Biểu đạt sáng tạo. IV. Tài liệu và phương tiện: - Những bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm,… phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học trò. - Một số nhạc cụ đơn giản. - Hoa, quà tặng làm phần thưởng. V. Tiến trình hoạt động: 1. Khám phá: - Người dẫn chương trình: + Hướng dẫn lớp chơi trò chơi: Mắt – mũi – miệng. + Tuyên bố lý do, giới thiệu BGK, thư ký cuộc thi. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Tiến hành cuộc thi: - BGK công bố thể lệ cuộc thi và cách thức chấm điểm: + Nội dung phù hợp: 4đ. + Đúng lời, hay: 4đ. + Khẩn trương, tác phong đúng mực: 2đ. - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bạn (cá nhân, nhóm, tổ) có tiết mục lên trình diễn. - BGK nghe và chấm điểm, thư ký ghi điểm lên bảng. - Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi, xếp hạng các cá nhân, nhóm, tổ. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Hát liên khúc”: - Người dẫn chương trình mời các bạn tham gia thi (ở hoạt động 1) lên chơi trò chơi “Hát liên khúc”. - Các bạn tự chia làm 2 nhóm, đặt tên: Đội A và Đội B. - Người dẫn chương trình nêu thể lệ cuộc thi: + Hát một đoạn của bài hát có nội dung phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học trò; đội sau phải hát ngay khi đội trước ng2ừng hát. + Mỗi bài hát đúng đạt: 1 điểm. + Sau 5 giây, đội nào không tìm được bài hát – không hát được thì mất lượt..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Thời gian cuộc thi là 5 phút. - Hết thời gian, Người dẫn chương trình tổng kết điểm hai đội. - Đội ít điểm hơn bị phạt trò chơi “Soi gương”. 3. Thực hành/luyện tập: Thông qua. 4. Vận dụng: HS tiếp tục tìm nghe một số bài hát phù hợp với lứa tuổi học trò. Hoạt động 3: Kết thức hoạt động: - Người dẫn chương trình mời các cá nhân, nhóm đạt giải lên nhận quà. - GVCN phát thưởng, nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần tham gia của lớp, nêu nội dung chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: “Lễ đăng ký Tuần học tốt, tháng học tốt” của chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả hoạt động: * HS: Tự đánh giá và chấm điểm hoạt động 4 theo “Phiếu tự đánh giá”. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ a. Qua các hoạt động của chủ điểm “Chăm ngoan – học giỏi”, em thu hoạch được những gì để có phương hướng học tập và rèn luyện tốt hơn? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. b. Em hãy tự chấm điểm hoạt động 4 cho mình? …… điểm * Tổ: đánh giá, chấm điểm. * GVCN: đánh giá, chấm điểm. VI. Tư liệu: 1. Một số bài hát phục vụ cho hoạt động: - Hoa ban vào lớp. - Bay cao tiếng hát ước mơ. - Niềm vui của em. - Lớp chúng mình. - …… 2. Tiểu phầm: - Vui là chính. - Ảo thuật.  Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: dhd 2  dhd 4 2 - Điểm của hoạt động chủ điểm tháng 10 =. - Kết quả có: + ………………… HS điểm từ 8.0 trở lên. + ………………… HS điểm từ 6.5 đến 7.9. + ………………… HS điểm từ 5.0 đến 6.4. + ………………… HS điểm từ 5.0..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×