Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

bai ca ngat nguong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>iết 13, 14. Văn bản. (Nguyễn Công Trứ). Giáo viên: Phan Thu Hường.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 13, 14 Văn bản:. BÀI CA NGẤT NGƯỞNG. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Biệt hiệu: Hi Văn - Quê: Nghi Xuân-Hà Tĩnh - Xuất thân trong gia đình Nho học - Năm 42 tuổi ông mới đỗ giải nguyên và được bổ dụng làm quan. Ông gách vác nhiều trọng trách lớn, văn võ toàn tài nhưng trong 30 năm làm quan ông gặp nhiều thăng trầm trên con đường hoạn lộ.. (Nguyễn Công Trứ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 13, 14 Văn bản:. BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ). I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả. - Ông ôm hoài bão lí tưởng lập công danh, giúp đời: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi tự vịnh) “Trong cuộc trần ai ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng” (Chí nam nhi). Đền thờ Nguyễn Công Trứ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> NGUYỄN CÔNG TRỨ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHAI HOANG LẬP LÊN HUYỆN TIỀN HẢI , KIM SƠN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> NGUYỄN CÔNG TRỨ DẸP LOẠN KHỞI NGHĨA PHAN BÁ VÀNH, NÔNG VĂN VÂN, GIẶC KHÁCH.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐỀN THỜ NGUYỄN CÔNG TRỨ Ở HUYỆN KIM SƠN, NINH BÌNH.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 13, 14 Văn bản:. BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ). I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Ông là người có công lao lớn với thể loại ca trù.. Đền thờ Nguyễn Công Trứ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả 2. Tác phẩm. - Thể thơ: hát nói (ca trù, hát ả đào).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Ca trù là một thể loại dân ca dân nhạc, do đào nương, kép hát (chơi đàn đáy), người cầm trịch đánh trống chầu biểu diễn. Đào nương vừa hát vừa gõ nhịp. Bài hát mà đào nương ca lên gọi là bài thơ hát nói, đó là một thể thơ dân tộc. - Bài thơ hát nói gồm có 3 khổ; khổ đầu có 4 câu; khổ giữa có 4 câu; khổ xếp chỉ có 3 câu; câu cuối chỉ có 6 tiếng gọi là câu keo. Thi pháp quy định chặt chẽ như thế. Trường hợp ngoại lệ: - Bài thơ hát nói thiếu khổ: khổ giữa - Bài thơ hát nói dôi khổ: kề tiếp sau khổ giữa - Bài thơ hát nói có mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu; đó là hai hoặc bốn câu thơ lục bát nằm vào đầu hoặc cuối bài thơ. - "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ có hai khổ dôi; câu keo là thế này: "Đời ai ngất ngưởng như ông?". Không hiểu vì lí do gì mà văn bản trong sách "Ngữ Văn 11 nâng cao" lại có đến 7 tiếng (chữ): "Trong triều ai ngất ngưởng như ông?". - Câu thơ hát nói rất biến hoá, có thể 5 chữ, 7 chữ, 8, 9 chữ… đan xen vào nhau. Cách ngắt nhịp, cách gieo vần (cả vần bằng lẫn vần trắc, cả vần chân lẫn vần lưng) tạo nên nhịp điệu, vần điệu du dương, uyển chuyển, hấp dẫn. - Bài thơ hát nói viết bằng chữ Nôm, có bài được đan xen vào một hai câu chữ Hán cho thêm phần cổ kính, ý vị..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả 2. Tác phẩm. - Thể thơ: hát nói - Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả đã cáo quan về hưu. - Ý nghĩa: Bài ca có tính chất như một bài tổng kết cuộc đời và bày tỏ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ.. *Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc đời tác giả Nguyễn Công Trứ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Ngoài nhan đề, từ “ngất ngưởng” được NCT sử dụng mấy lần? Mỗi từ “ngất ngưởng” gắn liền với quãng đời nào của ông?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc Bình Tây cờ Đại tướng. Ngất ngưởng khi làm quan. Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Ngất ngưởng khi về hưu. Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông. Ngất ngưởng khi tự đánh giá tổng kết cuộc đời.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Bố cục: 3 đoạn 2. Ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” - Tư thế : ngồi cao hơn so với bình thường, không vững chắc, ngả nghiêng chực đổ mà không đổ (Nghĩa đen). - Thái độ sống: khác người, thoải mái, tự do phóng túng, không theo khuôn khổ (Nghĩa bóng).. Em hiểu như thế nào về hai từ “ngất ngưởng”?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Phân tích a. Ngất ngưởng khi làm quan “Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Chữ Hán. Chữ Nôm. Trong trời đất không việc nào không phải phận sự của ta, ông Hi Văn tài giỏi đã vào lồng tự tôn, tự khẳng định vai trò lớn lao ngang tầm vũ trụ của mình.. Vào lồng: nhốt mình vào vòng trói buộc của xã hội phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên” Liệt kê, điệp ngữ, giọng điệu tự hào, ngạo nghễ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đi thi: Thủ khoa Khi. Tham tán Tổng đốc Làm quan. Đại tướng Phủ doãn. Khoe tài năng, danh vị hơn người (văn võ song toàn). => Khẳng định tài năng, bản lĩnh, vinh hiển hơn người.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Phân tích a. Ngất ngưởng khi làm quan - Vũ trụ …. phi phận sự -Ông Hi Văn … vào lồng -Khi thủ khoa, … -> liệt kê, điệp ngữ, giọng điệu tự hào ngạo nghễ => tự tôn, khẳng định tài năng, bản lĩnh, vinh hiển hơn người.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> b. Ngất ngưởng khi về hưu Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tay kiếm kiếm cung cung mà nên dạng dạng từ từ bi bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Là người quen kiếm cung nay lại vào chùa vãn cảnh Vào chùa vãn cảnh lại mang theo nàng hầu Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong.  Giọng thơ tự trào, hóm hỉnh  Chuyện "khen, chê" của thiên hạ, bỏ ngoài tai, như ngọn gió đông (xuân) phơi phới thổi qua..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục  Điệp ngữ, liệt kê, nhịp thơ 2/2/2/2.  Phong thái ung dung, bản lĩnh của một vị quan trở về làm thảo dân không vướng tục, không quan tâm đến việc được mất, không bận lòng đến sự khen chê ở đời..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> b. Ngất ngưởng khi về hưu - Đạc ngựa … - Tay kiếm cung …dạng từ bi - Gót tiên …một đôi dì -Bụt … nực cười … -Khi ca… -> điệp ngữ, liệt kê, giọng thơ tự trào hóm hỉnh Cách sống theo ý chí, sở thích cá nhân -Khen chê … -> Quan niệm sống: không màng đến chuyện khen chê, ung dung yêu đời, vượt qua thế tục.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> c. Ngất ngưởng khi tổng kết cuộc đời Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông!.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ tự cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ong đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc, sánh được với những danh tướng đời Hán, Tống thời xưa như Trái, Nhạc, Hàn, Phú..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Có thể xem câu kết là một tuyên ngôn về cá tính không?. - Nhà thơ tự coi mình là duy nhất, không ai sánh được về cốt cách, đồng thời là sự ý thức về giá trị của cá nhân đối lập với các nho sĩ đương thời, dám vượt ra khỏi vòng cương tỏa của nho giaó. - Tự khẳng định con người cá nhân trong một xã hội thủ tiêu con người cá nhân-> đó phải là con người có bản lĩnh, có cá tính riêng mạnh mẽ - Một cái tôi tự do, ngạo đời nhưng tấm lòng vẫn sau trước như một với đất nước.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3. Phân tích c. Ngất ngưởng khi tổng kết cuộc đời - Chẳng Trái Nhạc… - Nghĩa vua tôi vẹn đạo… -> so sánh => khẳng định tài năng và lòng trung với vua - Trong triều ai ngất ngưởng như ông! -> khẳng định cá tính tự do, phóng khoáng, vượt qua khuôn phép của lễ giáo phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> a. Nghệ thuật - Khoa trương nhưng ẩn hiện khẩu khí trào lộng. - Sử dụng ngôn ngữ tự xưng (ông Hi Văn) thể hiện cá tính mạnh mẽ, ý thức cá nhân cao. Điều này phù hợp với khuôn khổ và đặc trưng của thể hát nói. - Bài thơ phát huy được ưu thế của thể hát nói: Bài thơ phá thể, gieo vần đúng thể loại ( câu đầu gieo vần chân, thanh trắc-“sự”; hai câu tiếp theo gieo vần chân, thanh bằng-“lồng, Đông”; hai câu tiếp theo gieo vần chân, thanh trắc- “ngưởng.tướng”…) tạo nên tính nhạc và sự nhịp nhàng cho bài thơ.. b. Nội dung Thể hiện con người Nguyễn Công Trứ: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> • Học và nắm vững nội dung bài • Học thuộc lòng bài thơ • Sưu tầm và tìm đọc một số bài thơ của Nguyễn Công Trứ • Chuẩn bị bài mới: “Bài ca ngắn đi trên cát”.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×