Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài 2: CHẤT (T1).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.97 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 3/9/2020 Ngày giảng: Chương I :. Tiết 2 CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ . Bài 2: CHẤT (T1).. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết được : - Khái niệm chất và 1 số tính chất của chất ( Chất có trong các vật thể xung quanh ta ). 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác. *Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. *Giáo dục đạo đức: HS nắm được tính chất của chất, có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống, thể hiện tình yêu thương nhân loại. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết: - Hoá chất: lưu huỳnh, phốt pho đỏ vào sẵn 2 ống nghiệm có ghi mác, muối ăn, đường, dây nhôm, đồng, đinh Fe mới, cồn 95 độ, nước cất. - Dụng cụ: Nhiệt kế, kẹp gỗ, bút thử tính dẫn điện, hai đĩa sứ, hai kính đồng hồ, hai đĩa thuỷ tinh, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Phiếu học tập, bột S, dây Fe, một ít muối, một ít đường III. Tiến trình dạy học A. Hoạt động mở đầu (10’) GV: Hãy nêu các chất liệu sản xuất ra vật dụng là đôi đũa trong gia đình em? HS: Hoạt động độc lập. Ghi các thông tin. Thảo luận cặp đôi. Thảo luận cả lớp. Kết luận Xung quanh chúng ta có rất nhiều chất hóa học. Hàng ngày chúng ta luôn tiếp xúc và sử dụng hạt gạo, củ khoai,quả chuối,máy bơm…và cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác nhau? Để hiểu rõ phần này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. B. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: I. Chất có ở đâu ? : 10’ - Mục tiêu: Hs biết được chất có ở vật thể. Phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo)vật liệu và chất..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nội dung: Yêu cầu hs quan sát quanh ta, kể tên các vật thể tự nhiên và các vật thể nhân tạo. + Vật thể tự nhiên khác với vật thể nhân tạo ở những điểm cơ bản nào ? + Hoàn thành phiếu học tập. - Sản phẩm: HS nắm được: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất. - Cách tổ chức thực hiện Hoạt động của GV + HS Nội dung - Gv yêu cầu hs quan sát quanh ta, kể tên các vật thể I. Chất có ở đâu ? tự nhiên và các vật thể nhân tạo. - Vật thể tự nhiên khác với vật thể nhân tạo ở những điểm cơ bản nào ? Gv: các vật thể (tự nhiên và nhân tạo ) đều có những đặc điểm chung gì? Gv yêu cầu hs làm bài tập. Tên gọi Vật thể Chất cấu TT thông tạo nên vật Tự Nhân thường thể nhiên tạo 1 Không khí 2 Hộp bút Thân cây 3 mía 4. Chậu. 5. Con dao. 6. Nước biển. -HS thảo luận nhóm điền vào PHT - Gv chữa bài bằng cách đưa đáp án chuẩn (ghi bằng mực đỏ) -? Qua các bài tập trên các VD thực tế, em thấy chất - Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có có ở đâu? chất. - Gv chốt lại kiến thức. Thông báo: Ngày nay, khoa học đã biết hàng chục triệu chất khác nhau. Có những chất có sẵn trong tự nhiên, nhiều chất do con người điều chế được: chất dẻo, cao su, tơ sợi, tổng hợp, dược phẩm , thuốc nổ… Hoạt động 2: II. Tính chất của chất: 10’ - Mục tiêu: HS nắm được mỗi chất có những tính chất nhất định, tầm quan trọng của việc hiểu biết tính chất của chất. - Nội dung: HS tự n/c SGK phần 1 mục II. Trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động nhóm hoàn thành PHT - Sản phẩm: HS nắm được.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Mỗi chất có những tính chất nhất định. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Cách tổ chức thực hiện Hoạt động của GV + HS - Gv yêu cầu hs tự n/c SGK phần 1 mục II. Trả lời: ? Mỗi chất có những tính chất nhất định nào?. ? Những tính chất nào thuộc tính chất vật lí?. ? Những tính chất nào thuộc tính chất hoá học, lấy VD. -HS trả lời - Gv chốt lại kiến thức. ? Làm thế nào để biết tính chất của chất? -Gv yêu cầu một số nhóm vận dụng kiến thức, nhận biết một số tính chất sau. N1: Muối ăn N3: Đường N3: Lưu huỳnh N4: Sắt Theo mẫu sau: Cách tiến hành Chất để biết t/c của Tính chất của chất chất. -HS hoạt động nhóm hoàn thành vào PHT - Gv chốt lại kiến thức. ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì, gv yêu cầu hs đọc SGK rồi trả lời. * ứng dụng; ? Làm thế nào để phân biệt cốc đựng cồn và cốc đựng nước. -HS phát biểu - Gv hướng dẫn hs nhận biết: đổ ở mỗi lọ một ít ra đĩa sứ TN rồi đốt. ? Tại sao không nên để xăng, dầu ở gần ngọn lửa? ? Tại sao không dùng chậu nhôm để đựng vôi tôi ? ? Sắt, đồng, nhôm, đều dẫn đựơc điện, nhiệt không nên dùng xoong nồi bằng sắt?. Nội dung 1- Mỗi chất có những tính chất nhất định. - Gồm: a, Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, mùi,vị. - Tính tan trong nước (Làm thí nghiệm.) - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt -Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy - Khối lượng riêng D=m/ V (Dùng dụng cụ đo.) b, Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác,. 2, Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Giúp phân biệt chất này với chất khác (nhận biết chất) - Biết cách sử dụng chất. -Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -HS dựa hiểu biết của mình trả lời - Gv lấy thêm một số VD khác về tác hại của vịêc sử dụng không đúng do không hiểu biết tính chất của chất. Giáo dục hs ý thức nghiêm túc, đảm bảo an toàn vệ sinh khi làm TN hoá học GV: Học xong tiết học hôm nay, em sẽ làm gì để phát huy những kiến thức hóa học em đã học được? HS: Em nắm chắc tính chất của chất, có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống. C. Hoạt động luyện tập (10') Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau: a. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và một số chất khác b. Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo c. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh d. Quặng apatit ở Lào Cai chứa canxi photphat với hàm lượng cao e. Bóng đèn điện được chế tạo bằng thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng dùng làm dây tóc) * Đáp án:. Câu Vật thể tự nhiên 1. 2. 3. 4. 5.. Vật thể nhân tạo. Quả chanh Cốc que diêm Quặng apatit Bóng đèn điện. Chất nước, axit xitric thuỷ tinh , chất dẻo lưu huỳnh canxi photphat thuỷ tinh, đồng và vonfam. D. Hoạt động vận dụng (6’) Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Cho vài viên kẽm và ống nghiệm chứa dung dịch axit clohdric được kẹp trên giá đỡ thì có khí Hidro bay ra ngoài và dung dịch chứa kẽm clorua trong suốt. Hãy cho biết đâu là chất? đâu là vật thể trong các từ in nghiêng * Đáp án: - Vật thể: Ống nghiệm, giá đỡ - Chất: kẽm, axit clohdric, kẽm clorua..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất như khí độc CO2 , axít H2SO4 , … *Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Học thuộc bài, BT: 1,2,4(11) - Xem trước chất tinh khiết, chuẩn bị một gói muối, một gói đường..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×