Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI 5: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.5 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ 3. CHẤT BÀI 5: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được được sự đa dạng của chất: Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí. - Liệt kê được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể của chất. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự đa dạng của chất và đặc điểm cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu về chất có ở đâu và các đặc điểm cơ bản của chất ở thể rắn, lỏng, khí. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong lập bảng thống kê về một số chất và thể của chất thường gặp trong đời sống. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Quan sát được tranh, ảnh và thu thập thông tin từ hiện tượng thực tế để rút ra chất ở xung quanh ta và lấy được ví dụ minh họa. - So sánh, rút ra được đặc điểm về hình dạng và kích thước( thể tích) của chất ở thể rắn, lỏng, khí. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về đặc điểm của chất ở thể rắn, lỏng, khí. - Trung thực, cẩn thận trong thu thập thông tin, xử lí kết quả và rút ra nhận xét. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. - Tranh ảnh về các chất, các thể trên Power point. 2. Chuẩn bị của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học. - Tìm hiểu các chất xung quanh ta. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu sự đa dạng của chất a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là: phân biệt được vật thể, chất với thể; tìm hiểu sự đa dạng của chất. b) Nội dung: Học sinh quan sát, làm việc theo nhóm về hình 5.1 nhận thức hiện có về vật thể, chất, thể. - Hoàn thành bài tập trong PHT (số 1) theo nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1, Sắp xếp các vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: - Vật thể tự nhiên: ……………………………………………………………… - Vật thể nhân tạo: ……………………………………………………………… - Vật sống:………………………………………………………………….. - Vật không sống:…………………………………………………………… 2, Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiện, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? Hãy điền câu trả lời vào bảng bên dưới. 1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa) 2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm 3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước 4. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy Câ. Vật thể tự. Vật thể. u. nhiên. nhân tạo. 1 2 3 4. Vật Vật sống. không. Chất. Dây dẫn. sống Dây dẫn. Đồng, nhôm,. điện. điện. chất dẻo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: - Với H5.1 (câu hỏi 1) HS đưa được các vật thể trong hình về các nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống. - Với câu hỏi 2 trong phiếu học tập, HS hoàn thành được các cột ( HS có thể trả lời đúng hoặc không). Đáp án PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1, Sắp xếp các vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: - Vật thể tự nhiên: con gà, vi khuẩn, nước, bắp ngô - Vật thể nhân tạo: bình chứa khí oxygen, bút chì - Vật sống: vi khuẩn, con gà, bắp ngô - Vật không sống: bình chứa khí oxygen, bút chì, nước 2, Câu trả lời: Vật Câ Vật thể tự Vật thể Vật sống không Chất u nhiên nhân tạo sống Dây dẫn Dây dẫn Đồng, nhôm, 1 điện điện chất dẻo 2 Chiếc ấm Chiếc ấm Nhôm Giấm ăn Giấm ăn Acetic acid, 3 nước Cây bạch đàn Giấy Cây bạch Giấy Cellulose 4 đàn - Tổ chức thực hiện - GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức dưới dạng thi đấu giữa các đội chơi, các đội vừa quan sát hình 5.1 vừa ghi nội dung cần điền vào phần 1 của phiếu học tập. Đội nào nhiều đáp án đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng và đội còn lại phải làm tiếp nhiệm vụ phần 2 trong phiếu học tập. Đội thắng tiếp tục quan sát, theo dõi đội kia làm phần 2 và nhận xét chéo. - GV mời từ 2 hoặc 3 ý kiến của HS. Từ đó đưa ra phân biệt giữa vật thể với chất. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu chất ở xung quanh ta a) Mục tiêu - Trình bày được vật thể do chất tạo nên, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. - Trình bày được một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Phát hiện được đâu là vật thể, đâu là chất trong các bài tập, kể tên được các chất có trong vật thể. b) Nội dung - Từ phiếu học tập số 1, HS làm việc cá nhân: Chọn từ thích hợp trong các từ cho dưới đây để hoàn thành câu còn thiếu phía dưới: vật thể chất thể một nhiều a. … tạo nên …. Ở đâu có vật thể, ở đó có … b. Một vật thể có thể do … hoặc … chất tạo nên. Một chất có thể có trong … vật thể. c) Sản phẩm Câu trả lời của HS có thể là: a. Chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. b. Một vật thể có thể do một hoặc nhiều chất tạo nên. Một chất có thể có trong nhiều vật thể. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động cá nhân trong 2 phút để hoàn thiện phần nhận xét thông qua bài điền từ. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về kết quả hoạt động cá nhân trong 1 phút. - Thực hiện: HS suy nghĩ, suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét và chốt nội dung chất ở xung quanh ta. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ba thể của chất và đặc điểm của chúng a) Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm nhận diện cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí. b) Nội dung Giáo viên chiếu ảnh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chất rắn. Chất lỏng. Chất khí. - HS nghe hướng dẫn từ GV, quan sát hình ảnh chiếu minh họa cho vật thể ở thể rắn, lỏng, khí để điền vào 3 cột đầu trong bảng các đặc điểm của vật chất ở thể rắn, lỏng, khí trong phần 1 của phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1, Trả lời các câu hỏi sau?Chọn từ hoặc cụm từ: “xác định”; “không xác định” và nêu đặc điểm của các hạt vật chất để hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Khối Kích thước( thể Các hạt vật Hình dạng Chất lượng tích) chất Chất rắn Chất lỏng Chất khí 2, Trả lời các câu hỏi sau? a, Em hãy kể tên một số chất rắn dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu đường? …………………………………………………………………………………… …. b) Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em có biết vì sao không? …………………………………………………………………………………… c, Vì sao phải giữ chất khí trong bình kín? …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) Sản phẩm: 1. Câu trả lời của HS có thể là: Đặc Khối Kích thước điểm Hình dạng Các hạt vật chất lượng ( thể tích) Chất Chất rắn Xác định Xác định Xác định Liên kết chặt chẽ Chất lỏng Xác định Không xác Xác định Liên kết lỏng lẻo định Chất khí Xác định Không xác Không xác Chuyển động tự do định định + Nhận xét thêm: chất rắn có thể bị cắt thành những phần nhỏ hơn, chất lỏng là chất dễ chảy; chất khí là chất dễ lan tỏa( dễ nén) 2. Câu trả lời của học sinh có thể là a) Một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu đường: nhôm, sắt, thủy tinh… b) Bức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được. c) Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng xác định. Đặc biệt chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng do đó phải giữ chất khí trong bình kín b) Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các vật thể ở thể rắn, lỏng, khí. Thông báo: ở nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn thì được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng thì được gọi là chất lỏng, ở thể khí thì được gọi là chất khí. + GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình ảnh minh họa và hoạt động nhóm 4 để hoàn thiện phần 1 của Phiếu học tập. GV gợi ý đọc thêm phầm em có biết để hoàn thành cột 4 của bảng. - Thực hiện: HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất các kiến thức về các đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 thể trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). + Gv yêu cầu học sinh dựa trên kiến thức về đặc điểm các thể của chất trả lời phần 2 của PHT số 2 - GV: nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm về đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí; áp dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. GV chốt lại thông tin chính xác trước toàn lớp. GV giới thiệu thêm: 1 chất có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng và khí. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 30 phút).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a) Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 3 - Hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập 2. - Tham gia trò chơi “Ai là triệu phú” để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Bài 1: Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Các chất có thể tổn tại ở ba (1) . . . cơ bản khác nhau, đó là (2) . . . b) Mỗi chất có một số (3) . . . khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau. c) Mọi vật thể đều do (4) . . . tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) . . . được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thê’ do con người tạo ra được gọi là (6) . . . d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) . . . mà vật vô sinh (8) . . . Bài 2. Em hãy nghiên cứu các vật thể sau và cho biết chất chính tạo nên các vật thể đó. ST Vật thể Chất T 1 Tủ quần áo 2 Lốp xe ô tô. 3 Móc treo. 4 Dây điện.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5 Đồ gia dụng 6 Cốc 7 Bút chì Bài 3. Vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Bài 4. Vật thể nhân tạo là A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc. Bài 5. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Bài 6. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Bài 7. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên? A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. C. Sông, suối, bút, vở, sách. D. Nước biển, ao, hồ, suối. Bài 8. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo? A. Nước biển, ao, hồ, suối. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. C. Sông suối, bút, vở, sách. D. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập số 3..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bài 1: a) (1) thể/ trạng thái . (2) rắn, lỏng, khí. b) (3) tính chất c) (4) chất . (5) tự nhiên/ thiên nhiên . (6) vật thể nhân tạo. d) (7) sự sống . (8) không có. Bài 2. STT Vật thể Chất 1 Tủ quần áo Cellulose 2 Lốp xe ô tô Cao su 3 Móc treo Nhôm (Alluminium) 4 Dây điện Đồng (Copper) và chất dẻo 5 Đồ gia dụng Chất dẻo 6 Cốc Thủy tinh 7 Bút chì Carbon (than chì) và cellulose Bài 3. A Bài 4. B Bài 5. B Bài 6. C Bài 7. D Bài 8. D d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ( 5 phút) + Chia lớp thành 4 nhóm + GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập + GV chiếu bài tập 2, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy + GV cho HS đọc luật chơi * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. + HS hoàn thành nội dung bài tập 1 trong phiếu học tập số 3( 5-7 phút) +HS quan sát hình, liên hệ kiến thức thực tế để cho biết chất chính tạo nên các vật thể đó. ( 5-7 phút) - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ. + GV sử dụng “vòng quay may mắn” ( trong vòng quay ghi rõ họ tên HS trong lớp), GV quay ngẫu nhiên khi vòng quay dừng tại vị trí HS nào thì HS đó được tham gia trả lời câu hỏi trong trò chơi “ Ai là triệu phú’’, trong thời gian 1 phút HS đó không trả lời được câu hỏi thì sẽ mất quyền trả lời nhường câu trả lời cho HS khác. Phần thưởng cho HS trả lời đúng câu hỏi là điểm số cho vào điểm KTTX ( 10 phút) * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + GV thu lại phiếu học tập số 3, chấm và nhận xét trong tiết học sau..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + GV chiếu kết quả của từng nhóm làm xong nhanh nhất lên màn hình, các nhóm khác nhận xét , bổ sung. + GV: thống nhất câu trả lời đúng và nhấn mạnh lại kiến thức chính của bài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 15 phút) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: HS hoàn thành các phần vận dụng trong SGK trang 30,31. c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể có: Vận dụng 1. 1. Một số chất có trong: - nước biển là: nước, muối, oxygen. - bắp ngô: nước, tinh bột, chất đạm, chất béo. - bình chứa khí oxygen : oxygen, thép. 2. Một số vật thể chứa : - sắt : cột bê tông, vỏ tàu. - tinh bột : hạt gạo, bánh mì, bát bún. - đường : kẹo, nước ngọt, quả xoài. Vận dụng 2. Có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau vì xăng là chất lỏng, không có hình dạng xác định và dễ chảy. 3. Vận dụng 3. HS có thể nêu thêm khoảng 3 chất thường gặp khác, ví dụ : nước, nhôm, khí oxygen. d) Tổ chức thực hiện - GV giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ. - Kết luận: GV chốt kiến thức và nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×