Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Co the be yeu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KỂ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ CỦA BÉ TUẦN 2. Thời gian: Từ ngày: 16-20/10/2017 Thứ Thời Điểm. THỨ HAI. THỨ BA. THỨ TƯ. THỨ NĂM THỨ SÁU. Đón trẻ , Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định chơi, thể Trao đổi với phụ huynh về sở thích, khả năng của trẻ có thể làm dục sáng được.. Cô trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ, về giới tính, sở thích của trẻ Trẻ chơi tự do theo ý thích, xem tranh truyện liên quan đến chủ đề. Cho trẻ thực hiện nhiệm vụ trưc nhật ở góc thiên nhiên Thể dục buổi sáng: Tập với bài Bé khỏe bé ngoan Hoạt động * ÂN: * TD: *LQCC: * KPXH: * TH: học VĐ Cái mũi Bé nào Bé làm quen Đôi bàn Tập đồ bàn ném giỏi e, ê tay xinh tay Chơi và - Góc phân vai: Đóng vai gia đình, mẹ con, Cửa hàng ăn uống,... hoạt động - Góc xây dựng: Xây khu công viên vui chơi giải trí, Ngôi nhà của ở các góc bé,... - Góc học tập: Chơi với chữ cái u, ư, e, ê chơi với các số trong phạm vi 7. - Góc âm nhạc: Hát vận động các bài hát về bản thân - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc thư viện: Làm sách tranh truyện “Tác dụng của các giác quan”, “Những món ăn tôi yêu thích”,... - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán bạn trai, bạn gái, nặn đồ chơi tặng các bạn. - Trò - Kể - Trò - Quan sát - Trò chuyện về chuyện về chuyện chuyện với bầu trời, các hoạt động lớp học “Sinh nhật trẻ về các trò chuyện trong lớp học của bé. Mèo con”. bạn nam và về thời tiết. - Chơi vận - Chơi vận -TCVĐ các bạn nữ - TCVĐ động “Nhảy Chơi ngoài động “Đi “Chuyền - Chơi vận “Ném dây” trời cà kheo” bóng”. động “Chi vòng" - Chơi với đồ - Chơi tự - Chơi với chi chành - Chơi tự chơi ngoài trời. do: nhặt lá đồ chơi chành” do. làm đồ ngoài trời. - Chơi tự chơi. do. Vệ sinh ăn - Tổ chức cho trẻ rửa tay với xà phòng, rửa mặt và theo dõi trẻ thực.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trưa, ngủ trưa. Hoạt động chiều. Trả trẻ. hiện . Trẻ biết tắt vòi nước sau khi rửa tay. - Cô giới thiệu món ăn và kết hợp giáo dục dinh dưỡng, động viên trẻ ăn hết xuất. - Rửa tay, đánh răng, lau miệng sau khi ăn, uống nước, đi vệ sinh. - Trẻ ngủ trưa, giờ ngủ không nói chuyện - Làm - Cho trẻ - Bé tập đo - Hát và - Hoạt động quen với thực hiện - Chơi các VĐ các bài kidsmart với câu vở tạo hình trò chơi hát về chủ ngôi nhà chuyện: - Thực hiện dân gian đề bản Milli về tô Sinh nhật chương thân. màu, cắt dán Mèo con trình - Chơi với album, bé - Chơi, kismart : các chữ tập làm nội hoạt động Cho bé làm cái, chữ số. trợ, cây theo ý quen với xanh. thích. ngôi nhà - Chơi, hoạt Milli chủ động theo ý đề bản thân thích - Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về - Gặp gỡ phụ huynh trao đổi với phụ huynh về những trẻ ăn chậm. KT HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Lệ Dung. TTCM. Trần Thị Minh Thùy. GV LẬP KẾ HOẠCH. Trần Thị Minh Thùy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2017 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở nhà. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng và chọn góc chơi. - Trò chuyện với trẻ về giới tính của bản thân và các bạn. - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong lớp. - Điểm danh sáng II. THỂ DỤC SÁNG: Tập thể dục theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ Hoạt động học: ÂN Đề tài: VĐ Cái mũi 1.Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát ,vận động nhịp nhàng theo cô bài hát Cái mũi * Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng sự dẻo dai của đôi bàn tay * Thái độ : - Biết giữ gìn co thể sạch sẽ, khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị : - Bài hát, mũ chóp 3. Tiến hành tổ chức hoạt động : a) Hoạt động 1 : - Cho trẻ chơi Ngửi hoa - Chúng ta ngửi hoa nhờ vào cái gì? b) Hoạt động 2: - Cô giới thiêu bài hát Cái mũi. - Cô và cháu cùng hát 1 lần - Bài hát này khi hát lên các con thấy thế nào? - Để hay hơn nữa bây giờ cô cháu ta vừa hát vừa vận động nhé - Hỏi vài trẻ xem trẻ thích vận động gì? Cô thống nhất vận động minh họa theo lời ca. - Cô làm mẫu 2 lần. + Dạy trẻ VĐ cả lớp + Cho VĐ theo tổ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Các bạn nam hát, các bạn nữ VĐ theo cô và ngược lại + Mời cá nhân trẻ lên VĐ + Mời trẻ đứng dậy thực hiện 1 lần cho bài hát thêm sinh động. * Nghe hát: bài hát “ Đường và chân” - Cô giới thiệu bài hát : Đường và chân của Hoàng long - Cô hát cháu nghe lần 1 Tóm tắt nội dung: Chân là bộ phận của cơ thể con . Hằng ngày các con đến trường nhờ đôi chân đi trên con đường thân yêu vậy đường và chân là đôi bạn thân thiết - Cô hát cho cháu nghe lần nữa kết hợp VĐ minh họa .Trẻ VĐ minh họa cùng cô * Trò chơi âm nhạc: “ Nghe thấu đoán tài”. - Cách chơi: Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín, mời một bạn ở dưới lên hát, trẻ đội mũ chóp có nhiệm vụ đoán ra tên bạn vừa hát, đoán đúng sẽ được tuyên dương, đoán sai sẽ bị nhảy lò cò 1 vòng. - Cho trẻ chơi 4- 5 lần, cô nhận xét sau mỗi lần chơi. c) Hoạt động 3 : VĐ lại bài hát Cái mũi IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc phân vai: Đóng vai gia đình, cô giáo. Trẻ biết thỏa thuận vai chơi, chơi vui vẻ, - Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí. - Góc học tập: Chơi với chữ cái u, ư; chơi với các con số. - Góc âm nhạc: Hát vận động các bài hát trong chủ đề bản thân V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Trò chuyện về lớp học của bé. - Chơi vận động “Đi cà kheo” - Chơi tự do: Nhặt lá làm đồ chơi bé thích VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Làm quen với câu chuyện: Sinh nhật Mèo con - Chơi, hoạt động theo ý thích. VII. TRẢ TRẺ TRAO ĐỔI VỚI PHỤ HUYNH: - Cho cháu vệ sinh - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ ở trường. VIII. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………............

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2017 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở nhà. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng và chọn góc chơi. - Trò chuyện với trẻ về các giác quan của bé - Quan sát chữ cái quanh lớp học - Điểm danh sáng II. THỂ DỤC SÁNG: Tập thể dục theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: Phát triển thể chất Hoạt động học: Thể dục Đề tài: Bé nào ném giỏi 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết ném xa bằng tay. * Kỹ năng: - Rèn luyện sự chú ý nhanh nhẹn, khả năng vận động theo hiệu lệnh nhằm phát triển sự chú ý, khéo léo khi luyện tập * Thái độ: - GD tính kỉ luật trật tự 2. Chuẩn bị: - Xắc xô - Nhạc nền * Nội dung tích hợp: ÂN 3. Tiến hành tổ chức hoạt động: a) Hoạt động 1: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC. b) Hoạt động 2: * Bài tập phát triển chung: Tay vai: Đứng hai chân dang ngang Hai tay ra trước: lên cao, dang ngang vai Bụng: Gập người về trước, tay chạm ngón chân Chân: Hai chân khụy gối, hai tay đưa ra phía trước(4 lần. 8 nhịp).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> *VĐCB: Ném xa bằng 2 tay Để có sức khỏe học tập tốt, các con phải làm gì? Hằng ngày chúng ta phải rèn luyện thân thể- siêng năng tập TD để cơ thể được khỏe mạnh - Bây giờ cô sẽ cho các con cùng thi “Ném xa bằng 2 tay” nhé! Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích - Lần 2: Cô phân tích động tác Cô hướng dẫn trẻ thực hiện : Mỗi lần thực hiện 5-6 trẻ Cho trẻ luyện tập chung- Luyện tập theo từng tổ Cho hai đội thi đua đội nào bật, đội nào nhanh hơn. *TCVĐ: Tung bóng Cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ cầm bóng tung lên cao cho bạn đối diện bắt bóng bằng hai tay sau đó tiếp tục chuyển cho bạn khác. Bạn bắt bóng không được để bóng rơi. c) Hoạt động 3: - Cô cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng sau đó ngồi xuống xoa bóp tay, chân. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: Xây công viên. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây công viên, khu vui chơi, tường rào, phòng soát vé... - Góc âm nhạc: Hát, vận động các bài hát về bản thân - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Kể chuyện “Sinh nhật Mèo con”. -TCVĐ “Chuyền bóng”. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Cho trẻ thực hiện vở tạo hình - Thực hiện chương trình kismart : Cho bé làm quen với ngôi nhà Milli chủ đề bản thân VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cho cháu vệ sinh - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ ở trường. VIII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở nhà. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng và chọn góc chơi. - Trò chuyện với trẻ về các góc chơi, các giác quan và các bộ phận trên cơ thể trẻ. - Cho trẻ chơi tự do với các chữ số. - Điểm danh sáng II. THỂ DỤC SÁNG: Tập thể dục theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động học: LQCC Đề tài: Bé làm quen e, ê 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức : - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ e,ê * Kỷ năng - Nhận biết chữ e,ê trong từ - Trẻ phát âm đúng ,rõ ràng * Thái độ - Chú ý tập trung trong giờ học -Vâng lời cô giáo 2. Chuẩn bị : - Thẻ chữ rời e,ê - Tranh có chữ chữ e,ê - Hột hạt - Trống lắc * Nội dung tích hơp: AN, LQVT. 3. Tiến hành tổ chức hoạt động : a) Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi trò chơi : Em bé b) Hoạt đông 2: Cho cháu xem tranh : Em bé (Đọc 2 lần) ,cho trẻ ghép từ : Em bé - Từ Em bé có mấy tiếng và mấy chữ cái - Cho trẻ tìm chữ đã học - Cô giới thiệu chữ mới e.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Phát âm mẫu 1 lần - Giải thích nét chữ e gồm có nét ngang kết hợp một nét cong trái - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ cá nhân - Tương tự cô cho trẻ phát âm chữ ê qua tranh : Bế bé - Giải thích nét chữ ê gồm có nét ngang kết hợp một nét cong trái ,thêm một dấu mũ trên đầu - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ cá nhân * So sánh : e và ê - Giống nhau : giống nhau nét ngang kết hợp một nét cong trái - Khác nhau chữ ê có mũ trên đầu Luyện tập : Cho trẻ dùng nét rời xếp chữ e,ê * Trò chơi : TC1 Ai nhanh hơn - Luật chơi - Trẻ chọn những đồ dung bản thân có mang chữ cái e,ê gắn vào tranh của đội mình đội nào chọn nhiều hơn là thắng cuộc * TC2 Xếp hột hạt -Trẻ xếp hột hạt chữ e,ê đội nào xếp đẹp hơn là thắng cuộc c) Hoạt động 3: VĐ “Tay thơm tay ngoan”. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây ngôi nhà, tường rào, vườn rau, vườn hoa. - Góc học tập: Chơi với các số trong phạm vi 7. - Góc âm nhạc: Hát vận động các bài hát về bản thân - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc thư viện: Làm sách tranh truyện “Tác dụng của các giác quan”, “Những món ăn tôi yêu thích”,... V.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Trò chuyện với trẻ về các bạn nam và các bạn nữ - Chơi vận động “Chi chi chành chành” - Chơi tự do. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Bé tập đo - Chơi các trò chơi dân gian VII. TRẢ TRẺ TRAO ĐỔI VỚI PHỤ HUYNH: - Cho cháu vệ sinh - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ ở trường..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> VIII. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở nhà. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng và chọn góc chơi. - Trò chuyện với trẻ về các góc chơi, các đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi, trong lớp học. - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong lớp. - Điểm danh sáng II. THỂ DỤC SÁNG: Tập thể dục theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động học: KPXH Đề tài: Đôi bàn tay xinh 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức : Tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể 2. Chuẩn bị: - Tranh bé cho gà ăn , bé xếp ghế , bé tưới hoa, bé xếp bàn ăn - Hình bàn tay .Các hình theo thứ tự các bước rửa tay ,3 bìa cứng 3. Tiến hành tổ chức hoạt động: a) Hoạt động 1: - Cháu hát bài “ Bàn tay bé xinh xinh” - Các con vừa hát bài gì? Tác giả ví đôi bàn tay các con giống vật gì?Trẻ..( giống hình búp măng nhỏ) Đôi bàn tay của chúng ta có nhiều điều kỳ diệu lắm ,cô cháu ta cùng khám phá xem nhé! b) Hoạt động 2: - Các con có mấy bàn tay ? - Hỏi trẻ đâu là tay trái, đâu là tay phải. - Hỏi trẻ con cầm bút bằng tay nào? Cầm đũa ăn cơm bằng tay nào? - Bàn tay là một bộ phận của cơ thể con người chúng ta … - Đọc câu thơ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm . - Bây giờ con còn bé đôi tay các con giúp mẹ nhặt rau, giúp cô và sau này lớn lên đôi tay các con còn làm nhiều công việc khác nữa. + Cho trẻ xem tranh bé cho gà ăn , tưới hoa, xếp bàn ăn …..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Đôi bàn tay con ngoài giúp mẹ , giúp cô , đôi bàn tay còn làm gì nữa ? + Cho trẻ xem tranh bé đánh răng , bé tắm … - Đôi bàn tay người lớn thì thế nào? - Đôi bàn tay con thì sao? + Cho trẻ xem tranh bé múa, bé tạm biệt, bé chào - Cô cho trẻ nhận xét qua các bức tranh - Hát : múa cho mẹ xem. Làm điệu bộ tiếng kêu con vịt - Cho trẻ đưa bàn tay ra và đếm - Mỗi bàn tay có mấy ngón ? - Hai bàn tay có mấy ngón? - Trên đầu ngón tay có gì? Nhờ có móng tay để bảo vệ đôi bàn tay … - Giáo dục: cháu cắt móng tay và rửa tay hằng ngày … - Hát : Dấu tay,- Bàn tay con có gì? - Muốn đôi tay sạch sẽ các con phải làm gì? - Cho trẻ làm các thao tác rửa tay * Trò chơi: Tay ai đẹp nhất - Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy , một bút chì và một hộp màu. Cô cho trẻ đồ bàn tay trẻ và tô màu bàn tay cho thật đẹp - Luật chơi: Bạn nào làm đúng yêu cầu của cô thì được khen * Trò chơi: Đôi bàn tay khéo léo - Cách chơi: Cô chuẩn bị đồ dùng cháu thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay, c/c bật qua vòng lên dán đồ dùng đồ chơi mà cháu thích thành một bức tranh hoàn chỉnh + Một nhóm dùng đôi bàn tay của mình dán cành hoa, + Một nhóm dùng đôi bàn tay của mình dán năm ngón tay thành bàn tay đẹp + Một nhóm dùng đôi bàn tay của mình dán thành cơ thể bé - Luật chơi: Nhóm nào làm đúng yêu cầu của cô thì thắng. - Cô nhận xét từng nhóm khen trẻ c) Hoạt động 3 : Cho cháu hát : Xòe tay IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: -Góc phân vai: Đóng vai gia đình, cô giáo. Trẻ biết thỏa thuận vai chơi, chơi vui vẻ, -Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí. -Góc học tập: Chơi với chữ cái u, ư; chơi với các con số. -Góc âm nhạc: Hát vận động các bài hát trong chủ đề bản thân V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát bầu trời, trò chuyện về thời tiết. - TCVĐ “Ném vòng" - Chơi tự do. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Hát và VĐ các bài hát về chủ đề bản thân..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chơi với các chữ cái, chữ số. VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cho cháu vệ sinh - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ ở trường. VIII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Đón trẻ vào lớp trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở nhà. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng và chọn góc chơi. - Trò chuyện với trẻ về các góc chơi, các tranh về cơ thể bé - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong lớp. - Điểm danh sáng II. THỂ DỤC SÁNG: Tập thể dục theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Hoạt động học: TH Đề tài: Tập đồ bàn tay 1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức : - Trẻ biết đặt úp bàn tay trên trang vở và đồ theo viền bàn tay * Kỹ năng: - Biết trang trí bàn tay - Tô màu đẹp không lem ra ngoài - Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ * Thái độ : - Chú ý trong giờ học - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh tay và cơ thể. 2. Chuẩn bị : - Tranh bàn tay -Vở tạo hình,bút chì -Bút sáp màu. -Trống lắc * Nội dung tích hợp: LQVH, AN 3. Tiến hành hoạt động a) Hoạt động 1: Cả lớp đọc thơ : Tay ngoan b) Hoạt động 2: - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Cô cho trẻ xem cô có gì ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Bàn tay - Bàn tay có bao nhiêu ngón ? ( Cho trẻ đếm ) - Cho trẻ xem tranh đồ bàn tay của cô - Đây là tranh bàn tay phải, bàn tay trái ( Cô giải thích cách đồ bàn tay ) - Muốn đồ được bàn tay các cháu phải đặt úp bàn tay lên trang vở sau đố đồ theo viền bàn tay và tô màu - Muốn bàn tay đẹp các cháu phải trang trí thêm nhẫn đồng hồ .. * Hôm nay cô sẽ cho các cháu thi đồ và trang trí bàn tay các cháu có thích không - Muốn đồ bàn tay đẹp cháu phải ngồi ngay ngắn vẽ cân đối trên trang vở sau đó tô màu. *Thực hành -Cho trẻ nhắc lại cách làm -Trẻ đồ cô theo dõi gợi ý nhắc nhở và gợi ý cho trẻ vẽ thêm chi tiết phụ như nhẫn, đồng hồ.. * Kết thúc trình bày sản phẩm -Trẻ trình bày sản phẩm -Trẻ nhận xét, cô nhận xét tuyên dương cháu đồ đẹp, sáng tạo -Nhắc nhở một số bài chưa đẹp c) Hoạt động 3: - Cho trẻ hát vận đông bài : Mời bạn ăn - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh tay và cơ thể . IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí. - Góc học tập: Chơi với chữ cái u, ư; chơi với các con số. - Góc âm nhạc: Hát vận động các bài hát trong chủ đề bản thân - Góc tạo hình: Vẽ bàn tay V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Trò chuyện về các hoạt động trong lớp học - Chơi vận động “Nhảy dây” - Chơi với đồ chơi ngoài trời. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Hoạt động kidsmart với ngôi nhà Milli về tô màu, cắt dán album, bé tập làm nội trợ, cây xanh. - Chơi, hoạt động theo ý thích VII. TRẢ TRẺ TRAO ĐỔI VỚI PHỤ HUYNH: - Cho cháu vệ sinh - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ ở trường. VIII. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×