Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai 10 Bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.79 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI GV: Ngô Thị Hường. GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG Năm học 2016 - 2017. Tuần 10 – tiết 46 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. - Nhựng hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. - Liên hệ môi trường: Sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường. B. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn giáo án, SGK, SGV Ngữ văn 9, tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, sách tham khảo. - HS: Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Khởi động 1. KTBC: không kiểm tra 2. Giới thiệu bài mới: GV cho học sinh xem một đoạn Clip để dẫn vào bài. ? Lời bài hát trên viết về ai? - Viết về những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. - GV: Ở bài học trước chúng ta đã biết hình ảnh anh bộ đội cụ hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Hôm nay cô muốn giới thiệu với các em về một bài thơ khắc hoạ rất rõ hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ (những người lính trên tuyến đường Trường Sơn) trong kháng chiến chống Mĩ đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Của nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Trước hết chúng ta vào phần I. Tìm hiểu chung Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm 1. Tác giả: Tiến Duật ? (GV chiếu chân dung tác giả) - HS dựa chú thích trả lời. GV bổ sung: Phạm Tiến Duật (1941-2007). Quê ở tỉnh Phú Thọ. Năm 1964, ông tốt nghiệp khoa Ngữ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> văn Đại học sư phạm Hà Nội. Tháng 8-1964, ông vào bộ đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. ?Các em thấy thơ Phạm Tiến Duật tập chung viết về đề tài nào? - Đề tài: Viết về người lính và TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. ? Nói về thơ Phạm Tiến Duật người ta không thể quên phong cách thơ của ông? Vậy các em thấy phong cánh thơ của ông như thề nào? - Phong cách thơ: Sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc. GV: Chính điều đó làm nên giọng điệu riêng của thơ ông và chính giọng điệu riêng này khiến người đọc rất nhớ. ? Hãy kể tên một số bài thơ mà em biết? - GV cung cấp: Nhiều bài thơ của ông đã đi vào trí nhớ của công chúng như: Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, (đã được phổ nhạc), Lửa đêm, Cô thanh niên xung phong ... tiêu biểu nhất là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Mà hôm nay chúng ta được học. - GV chốt ý, HS ghi bài phần tác giả. (chiếu nội dung ghi bài) ? Bài thơ sáng tác trong thời gian nào? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Sáng tác năm 1969 - Được giải I cuộc thi thơ báo Văn nghệ - In trong tập "Vầng trăng quầng lửa" - Bài thơ ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. GV chốt ý, học sinh ghi bài phần tác phẩm (Chiếu nội dung ghi bài). * Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản. - Cách đọc: giọng tự nhiên, sôi nổi. - GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu, yêu cầu 2 HS đọc tiếp theo đến hết. ? Trước hết ta chú ý nhan đề, em thấy nhan đề bài thơ có gì khác lạ? (năng lực lí giải) - Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có. Phạm Tiến Duật (1941-2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Tác phẩm:. Bài thơ được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. II. Đọc – hiểu văn bản:. 1. Nhan đề bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. ? Tên bài thơ đã tập trung làm rõ những đối tượng nào? - Tên bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. GV: Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. GV chốt ý, học sinh ghi ý 1 (Chiếu nội dung ghi bài). ? Việc tác giả thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” có ý nghĩa gì? - Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ. HSTL: GV: giảng Có thể nói đây là một cái tựa đề rất lạ, rất độc đáo. Nó độc đáo trước hết là bởi vì nó là một nhan đề dài, còn độc đáo bởi vì đã là một bài thơ nhưng tác giả lại thêm vào hai chữ bài thơ, phải chăng nhà thơ đã tìm được chất thơ của những chiếc xe không kính, trần trụi, xấu xí, chất thơ của người lính hiên ngang, dũng cảm vượt lên biết bao gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường ác liệt để đưa chiếc xe đi tới Miền Nam thân yêu. - GV chốt ý, học sinh ghi bài ý 2 (Chiếu nội dung ghi bài) - GV chuyển ý: Vậy hiện thực khốc liệt của thời kì chiến tranh được hiện lên qua hình ảnh những chiếc xe không kính như thế nào chúng ta cùng chuyển qua phần 2. ? Bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo nào? - Đó là những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra chiến trường. ? Tác giả đã lí giải như thế nào về nguyên nhân không có kính của những chiếc xe? - Nguyên nhân : “ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”. ? Hình ảnh “bom giật, bom rung” giúp chúng ta hiểu thêm được điều gì? - Hình ảnh bom giật bom rung giúp ta thấy được. - Tên bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.. 2. Hiện thực khốc liệt của thời kì chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. ? Ngoài tình trạng không có kính, những chiếc xe còn ở trong tình trạng nào nữa ? Những chiếc xe còn ở trong tình trạng : không đèn, không mui, thùng bị xước. ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả về những chiếc xe không kính? - Điệp từ: không có GV: Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các động từ mạnh đó là từ nào? - Động từ mạnh: "giật", "rung" ? Qua đó, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh ? - Cuộc chiến tranh vô cùng gay go và ác liệt. GV tích hợp môi trường ? Bom đạn của chiến tranh đã tàn phá môi trường như thế nào? - Huỷ diệt nghiêm trọng môi trường, tàn phá cây cối, đường thì bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. - GV: Ở đây nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ “không có”, để nhấn mạnh chiếc xe tiếp tục bị tàn phá, bên cạnh phép điệp từ nhà thơ còn sử dụng các động từ mạnh khiến chiếc xe không chỉ không có kính mà còn không có đèn, không có cả mui xe, thùng xe đương nhiên là phải có vì chiếc xe phải chở hàng hoá vào Miền Nam thế nhưng nó cũng bị tàn phá đến xước xác, móp méo. Như vậy, hình ảnh những chiếc xe không kính đã phản ánh được hiện thực dữ dội, ác liệt, tàn khốc của cuộc chiến tranh. - GV chốt ý, học sinh ghi bài. (Chiếu nội dung ghi bài) - GV chuyển ý: Từ hình ảnh những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt, tác giả đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe để làm nổi bật sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ và hơn thế nữa là của cả một dân tộc kiên cường, bất khuất. - GV chiếu hình ảnh minh hoạ. ? Tuy lái trên những chiếc xe biến dạng vì bom đạn giặc Mỹ nhưng tư thế của người lính được miêu tả ntn ?. Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo, có ý nghĩa phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh đồng thời cho thấy được sự thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của cuộc kháng chiến.. 3. Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ – của một dân tộc kiên cường bất khuất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Với tư thế “ Ung dung … Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. ? Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài được thể hiện qua từ ngữ nào? - “ Nhìn thấy gió…con đường chạy thẳng vào tim”. ? Em cảm giác được tốc độ của xe như thế nào qua câu thơ trên? - Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh. ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn thơ này? - Đảo ngữ: ung dung - Điệp từ ngữ: nhìn, nhìn thấy - Nhân hoá: xoa, chạy, sa, ùa. ? Với việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật trên, tác giả đã khắc hoạ được tư thế những người chiến sĩ lái xe ntn? - Tư thế ung dung, hiên ngang của những người chiến sĩ lái xe. - GV: Ở đây tác giả sử dụng phép đảo từ ngữ để nhấn mạnh tư thế của người lính: ung dung là hiên ngang, là vương thẳng người, nhìn về phía trước, không e dè, không né tránh, đó là tư thế, là cách ngồi của người lính trong cái ca bin không còn kính. Cùng với điệp từ nhìn, nhìn thấy, và phép nhân hoá: xoa, chạy, ùa, đây là những hình ảnh miêu tả rất thực những ấn tượng và cảm giác của người lái xe không kính khi trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài lúc ngồi trên những chiếc xe không kính, vì xe không kính nên có thể ùa vào ca bin, sao trời, cách chim, là những hình ảnh của thiên nhiên hết sức lãng mạn bây giờ vào để làm bạn với người lính, thế mới thấy trong chiếc xe không kính gian khổ nhưng rất thú vị. Từ cảm nhận của người lính ta nhận thấy một điều quan trọng hơn đó chính là: Tư thế hiên ngang, ung dung, bình tĩnh. - Tư thế hiên ngang, ung - GV chốt ý, học sinh ghi bài ý 1 dung, bình tĩnh. - GV gọi HS đọc đoạn thơ: "Không có kính ừ thì có bụi...Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi". ? Tinh thần của họ như thế nào trước những.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> gian khổ ấy ? - Dũng cảm, bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy. ? Câu thơ “ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” đã diễn tả được điều gì ở những người chiến sĩ lái xe ? - Câu thơ diễn tả tinh thần lạc quan sôi nổi của họ. ? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây? - So sánh: như - Điệp ngữ: chưa cần, không có, ừ thì - Điệp cấu trúc: Không có kính ừ thì ? Các biện pháp nghệ thuật trên giúp em hiểu thêm điều gì về tinh thần của những người lính lái xe? - Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ của những người chiến sĩ lái xe. GV: Bằng việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật trên, tác giả đã nhấn mạnh được tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn, coi ` thường gian khổ của những người chiến sĩ lái xe. - GV chốt ý, học sinh ghi bài ý 2 (Chiếu nội dung ghi bài) - GV chiếu đoạn thơ từ "Những chiếc xe từ trong bom rơi ... Lại đi, lại đi trời xanh thêm" ? Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện như thế nào qua những câu thơ trên? - Tình đồng đội gắn bó, sẻ chia cuộc sống giã chiến còn gian khổ nhưng ấm áp tình người. ? Em hiểu câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” như thế nào? - HSTL: Thể hiện tình đồng chí, đồng đội. Giảng: Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ …” nó thật độc đáo nó vừa thể hiện tình đồng chí, đồng đội, nó vừa là lời chức mừng các anh khi mà vượt qua bao bom đạn để về gặp nhau, vượt qua cái chết là chiến thắng giặc Mĩ, và cái bắt tay ấy còn là lời chào: lời chào vui mừng, lời chào hạnh phúc của người lính khi được nhìn thấy nhau trên những chiếc xe không kính dù cho mặt mũi lấm lem, dù cho ướt áo. - GV chốt ý, học sinh ghi bài ý 3 - Tình đồng chí, đồng đội.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> (chiếu nội dung ghi bài) thắm thiết. - Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ này? - Liệt kê: không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước - Điệp từ: không có - Tương phản đối lập: không (kính, đèn, mui) với có (trái tim). Đây là sự đối lập về vật chất và tinh tinh thần. - Hoán dụ: một trái tim ? Qua hai câu thơ cuối, theo em điều gì đã làm nên sức mạnh và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người lính ? - Đó là trái tim yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí - Ý chí quyết tâm giải phóng quyết tâm vì sự thống nhất của dân tộc. miền Nam thống nhất đất GV: Bên cạnh phép điệp từ nhà thơ còn dùng nước. phép liệt kê tăng tiến chiếc xe không chỉ không có kính mà còn không có đèn, không có cả mui xe. Nhưng chiếc xe chỉ cần có một trái tim đó chính là sức mạnh tinh thần, là lòng yêu nước thiết tha, là nhiệt huyết của tuổi trẻ, là ý chí quyết chiến, quyết thằng, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Rút ý ghi bài. * Hoạt động 4 : Tổng kết III. Tổng kết: - HS thảo luận 2 phút nhận xét về những đặc 1. Nghệ thuật: sắc nghệ thuật của bài thơ. - Lựa chọn chi tiết độc đáo, - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. hình ảnh đậm chất hiện thực. - Giọng điệu ngang tàng, trẻ - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu trung, tinh nghịch. linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, 2. Ý nghĩa văn bản: tinh nghịch. Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ ? Nêu ý nghĩa của bài thơ? lái xe Trường Sơn dũng cảm, Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, tràn đầy niềm tin dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến chiến thắng trong thời kì thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. chống giặc Mĩ xâm lược. * Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 1. Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ. 2. So sánh hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 3. Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết. * Rút kinh nghiệm: Người soạn Ngô Thị Hường.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×