Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

phuong phap thao luan nhom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.11 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG KỸ NĂNG “ THẢO LUẬN NHÓM” CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯ KHÁNH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Lý do chọn đề tài: • Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Trên những chặng đường đổi mới hiện nay, ngành Giáo dục & đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là phải biết dạy “cách” học, “cách” tự nghiên cứu, kích thích người học tự chủ động sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> • Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện đại được các trường từ Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận nhóm. Trong dạy học, thông qua hoạt động nhóm, học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ qua đó tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> • Phương pháp dạy học theo mô hình Vnen ở trường Tiểu học coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành cùng với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội tri thức. Vì vậy, kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh rất quan trọng. Đối với học sinh lớp 5, kĩ năng này đã được hình thành và bồi dưỡng ở các lớp dưới. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có kĩ năng làm việc theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> • Để đề ra các biện pháp để bồi dưỡng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh, chúng tôi đã xây dựng đề tài “ THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯ KHÁNH”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: • Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Dư Khánh. • Chỉ ra nguyên nhân tại sao học sinh sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” kém hiệu quả. • Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. • Khách thể: Quá trình sử dụng các kĩ năng dạy và học ở trường Tiểu học. • Đối tượng: Tìm hiểu các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Giả thuyết khoa học của đề tài này là: • Đa số học sinh áp dụng có hiệu quả phương pháp “Thảo luận nhóm” trong học tập phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong học tập. • Khi áp dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” đem lại nhiều mặt tích cực nên giáo viên thường xuyên áp dụng phương pháp này trong các bài học, nhất là ở lớp 5. • Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Tìm hiểu vấn đề liên quan đến đề tài: “Thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường tiểu học Dư Khánh”. • • • •. 5.1.1. Phương pháp là gì? 5.1.2. Phương pháp dạy học là gì? 5.1.3. Phương pháp “Thảo luận nhóm” là gì? 5.1.4. Một số đặc điểm của phương pháp “ Thảo luận nhóm” trong dạy và học lớp 5. • 5.1.5. Vai trò của phương pháp “ Thảo luận nhóm”.. 5.2. Tìm hiểu thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh. 5.3. Một số biện pháp nhằm bồi dưỡng kĩ năng thảo luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.1.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 6.1.2. Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết. 6.1.3. Phương pháp giả thuyết. 6.1.4. Phương pháp mô hình hóa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6.2.1. Phương pháp điều tra. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng kĩ năng thỏa luận nhóm của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh. Cách làm: dùng phiếu điều tra 100 học sinh khối lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯ KHÁNH. • Hiện nay, việc học theo nhóm đã trở nên rất phổ biến, vì, nó phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. Với mong muốn tìm ra phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả và nhằm nâng cao kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra về phương pháp thảo luận nhóm của học sinh trường Tiểu học Dư Khánh. • Để đạt được kết quả thiết thực nhất, các bạn hãy khoanh tròn vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất theo suy nghĩ của bạn hoặc đúng tình hình mà bạn đánh giá về nhóm..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 1: Theo bạn, làm việc theo nhóm tức là: a. Mỗi người làm tất cả công việc theo chủ đề đã định trước theo ý riêng của mình rồi gộp lại để lấy kết quả tốt nhất. b. Người nhóm trưởng chia nhỏ công việc, giao cho mỗi người một việc rồi tổng hợp kết quả. c. Mỗi người đóng góp ý kiến để giải quyết công việc. d. Ý kiến riêng của bạn. ....................................................................................... ................................................ ....................................................................................... ....................................................

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 2: Theo bạn, học tập theo phương pháp thảo luận nhóm có cần thiết với học sinh lớp 5 không? a. Có b. Không c. Cũng như các phương pháp khác. Câu 3: Tác dụng lớn nhất của phương pháp thảo luận nhóm là a. Phát huy tốt nhất trí tuệ tập thể. b. Hình thành thói quen học tập theo phương pháp mới trong môi trường tập thể. c. Giải quyết công việc dễ dàng hơn. d. Ý riêng của bạn ……………………………………………………. ...................................................................................

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 4: Theo bạn, những môn học như thế nào thì có thể áp dụng hình thức học tập nhóm? a. Những môn học có nội dung trừu tượng, khó hiểu b. Những môn học có nội dung kiến thức rộng, khó nhớ. c. Cả hai câu a và b. d. Môn nào cũng được. Câu 5: Nếu được phép lựa chọn thành viên để lập nhóm thảo luận, bạn sẽ chọn người như thế nào? a. Những người bạn thân. b. Những người có năng lực hoạt động theo nhóm. c. Những người ngồi bên cạnh. d. Ai cũng được.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 6: Theo bạn, để thảo luận nhóm có kết quả tốt nhất, cần: a. Sự nhiệt tình, nghiêm túc của tất cả các thành viên trong nhóm. b. Xác định đúng trọng tâm vấn đề cần thảo luận. c. Chuẩn bị thật kĩ trước khi tiến hành thảo luận. d. Người nhóm trưởng phải có kế hoạch và kỹ năng phân chia công việc phù hợp. e. Tất cả các ý kiến trên..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 7: Có ý kiến cho rằng, hầu hết học sinh lớp 5 chưa có kỹ năng tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, bạn nghĩ sao về vấn đề này? a. Đúng. b. Không đúng. c. Ý kiến riêng bạn……………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 8: Lớp bạn có thường xuyên học tập theo nhóm không? a.Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Chưa bao giờ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 9: Bạn nghĩ nhiệm vụ lớn nhất của nhóm trưởng là gì? a. Điều hành và tổ chức công việc của cả nhóm. b. Chịu trách nhiệm chung trước mọi hoạt động của nhóm. c. Điều hoà, giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm. d. Ý kiến riêng của bạn ………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 10: Ở nhóm bạn, việc phân công công việc thường diễn ra theo hướng nào? a. Tập trung vào cá nhân xuất sắc. b. Mỗi người một việc rồi tập hợp lại. c. Trải đều công việc cho các thành viên. d. Cách làm riêng của nhóm bạn……………………………………. Câu 11: Nếu cho rằng hiệu quả hoạt động của các nhóm ở lớp bạn còn kém hiệu quả, vậy theo bạn nguyên nhân chính của nó là gì? a. Do phương pháp làm việc của nhóm chưa thực sự khoa học. b. Do các thành viên trong nhóm thiếu sự đoàn kết. c. Do chưa quen với phương pháp này. d. Do nhóm trưởng chưa biết cách điều hành và phân công nhiệm vụ phù hợp. e. Ý kiến riêng của bạn……………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Câu 12: Phương pháp thống nhất ý kiến của nhóm bạn là: a. Phải được tất cả thành viên trong nhóm đồng ý. b. Theo đa số. c. Nhóm trưởng quyết định. Câu 13: Là thành viên trong nhóm, bạn thấy mình đã làm được điều gì dưới đây: (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Hoàn thành mọi công việc được giao. b. Là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm. c. Hỗ trợ các thành viên trong nhóm. d. Đóng góp khác của bạn........................................ …………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 14: Sự gắn bó của các thành viên trong nhóm bạn như thế nào? a. Đoàn kết. b. Chưa đoàn kết. c. Rất rời rạc. Câu 15: Suy nghĩ của bạn về hoạt động học tập theo nhóm: ……………………………………………… .............................................................................. ................................................................. .............................................................................. ...................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Xin chân thành cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi! Cuối cùng, xin bạn cho biết một số thông tin về cá nhân của bạn: Họ và tên:............................... Lớp: ....................................... Trường:...............................

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 6.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Mục đích: thu thập thông tin thực tiễn, kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có, so sánh các kết quả nghiên cứu với phiếu điều tra thu được nhằm chính xác hóa thông tin. Cách làm: Quan sát quá trình thảo luận nhóm của học sinh trong các tiết học có tổ chức hoạt động nhóm..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 6.2.3. Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Mục đích:. • Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết những tình huống giáo dục đã xảy ra trong quá trình tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm. • Nghiên cứu con đường thực hiện có hiệu quả quá trình tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm. • Tổng kết những nguyên nhân,để loại trừ những sai lầm, thất bại trong hoạt động hoạt động thảo luận nhóm, loại trừ những khuyết điểm có thể lặp lại. Cách làm: thông qua các tiết học sử dụng phương pháp “ Thảo luận nhóm” tổng kết những khuyết điểm,sai lầm, những vấn đề phát sinh khi sử dụng phương pháp....Từ đó loại trừ những khuyết điểm có thể lặp lại..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích: thu thập thông tin xem việc sử dụng phương pháp “ Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5 có thay đổi gì so với trước? Thực hiên có hiệu quả không? Từ đó đưa ra biện pháp nâng cao kĩ năng “ Thảo luận nhóm” của học sinh. Cách làm: tiến hành thực nghiệm đối với nhóm thực nghiệm và quan sát thật tỉ mỉ diễn biến và kết quả của 2 nhóm (thực nghiệm và kiểm chứng) một cách thực sự khách quan theo từng giai đoạn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về nội dung: Quá trình sử dụng các phương pháp, kĩ năng dạy và học ở trường Tiểu học. Phạm vi về đối tượng: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Dư Khánh..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 8. Dự kiến cấu trúc của đề tài:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>  Mở đầu - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu - Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu  Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận về thực trạng kĩ năng “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5 trường tiểu học Dư Khánh. Chương II: Cơ sở thực tiễn về thực trạng kĩ năng “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5 trường tiểu học Dư Khánh. Chương III: Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng “Thảo luận nhóm” của học sinh lớp 5.  Kết luận và khuyến nghị  Tài liệu tham khảo  Mục lục.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×