Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chiến lược là gì doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.33 KB, 2 trang )

Chiến lược là gì?
Theo truyền thống các doanh nghiệp được hình thành với một sản phẩm, doanh nghiệp ấy
đối phó với đối thủ cạnh tranh, đối phó với yêu cầu của khách hàng, đối phó với những
thay đổi trong môi trường kinh doanh bằng cách điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ và chính
sách và họ xoay sở để tồn tại trên thị trường.
Ngày nay ngay cả khi doanh nghiệp ấy là của cá nhân bạn, do chính bạn làm chủ thì để
tăng cường kiểm soát, hạn chế rủi ro, để có thể đo lường hiệu quả kinh doanh của từng
nghành hàng, từng thị trường, hoặc để có thể huy động thêm vốn từ các tổ chức tín dụng
và cá nhân, bạn cần phải làm việc với kế họach.
Các công ty lớn lại càng cần có kế họach, không ai đi thuê một CEO người chỉ biết điều
hành bằng cách đối phó và xoay xở. Thế giới kinh doanh ngày nay đã chuyển từ đối phó,
xoay sở sang kế họach. Mọi thứ đều cần phải được tính tóan, cân nhắc và được thể hiện
qua bảng kế họach.
Phương pháp OSTI đã trở nên khá quen thuộc đối với những CEO điều hành công ty
bằng kế họach.
O: Objective - Mục tiêu. Điểm đến của doanh nghiệp
S: Strategy - Chiến lược. Phương cách mà doanh nghiệp sẽ thực hiên để đạt mục tiêu.
T: Tactics - Các chiến thuật, họat động cụ thể.
I: Implementation - Kế họach triển khai.
Từ phương pháp OSTI trên ta có thể nói chiến lược là phần cốt lõi của họat động kinh
doanh của bất kỳ một công ty nào.
Vậy chiến lược được định nghĩa như thế nào?
"Chiến lược là một tập hợp của các chuổi họat động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế
cạnh tranh bền vững." Theo McKinsey (1978)
"Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là
triết lý sống của một công ty." Cynthia A. Montgomery
Lí do vì sao một số công ty thành công hơn những công ty khác trong suốt một thời gian
dài?
Thật ra, con đường đi đến thành công của các công ty là khác nhau. Microsoft vượt lên
thống trị thị trường thế giới bằng cách thiết lập một nền tảng chuấn của ngành (Windows,
Microsoft Office) và liên kết với những công ty khác kinh doanh sản phẩm liên quan.


Dell qua mặt IBM Trong khi Walmart trở thành số một nhờ vào hiệu quả họat động tạo ra
lợi thế về giá thành thấp.
Thiết lập và làm chủ nền tảng chuẩn, liên kết dọc/ngang và giá thành thấp là những lợi
thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị ưu việt cho khách hàng và mang lại hiệu
quả kinh doanh cao.
Phạm vi nghiên cứu
A. Qui trình họach định chiến lược.
Trong phạm vi đề tài nầy tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu hệ thống quản trị chiến lựơc và
kế họach họat động của một công ty.
Cụ thể gồm qui trình:
1.Họach định chiến lược.
Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, phân tích chiến lược và hình thành chiến
lược
2.Cụ thể hóa chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lựơc và các ý tưởng chủ đạo, xác định mục tiêu và công cụ đo
lường và các sang kiến chiến lược
3.Lập kế họach
Kế họach cải thiện các qui trình họat động, lập kế họach bán hàng, kế họach năng lực
nguồn tài nguyên và dự trù ngân sách.
4.Triển khai thực hiện
Kế họach họat động các chức năng
5.Theo dõi và đánh giá
Họp đánh giá chiến lựơc và họp đánh giá công tác triển khai.
6.Thử nghiệm và điều chỉnh chiến lựơc
Phân tích lợi nhuận, phân tích các chiến lược.
B. Lựa chọn chiến lược
Các lựa chọn chiến lược cơ bản:
•Chiến lược công ty. Sức mạnh của một công ty phụ thuộc vào 3 yếu tố kiểm soát chiến
lược, nguồn lực, họat động kinh doanh và hệ thống. Người điều hành công ty hoạch định
định hướng chiến lược phát triển và hoạch định, cân đối các yếu tố kiểm sóat chiến lược

nầy với nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
•Chiến lược cạnh tranh. Để có thể họat động kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo ra
nhiều giá trị cho nhân viên và cổ đông, công ty cần có lợi thế cạnh tranh so với các đối
thủ cạnh tranh. Làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh và làm thế nào duy trì lợi thế cạnh
tranh mà mình đang có?
•Chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh thể hiện tham vọng và mục tiêu của công
ty trong năm tài khóa đối với từng thị trường. Nắm thời cơ để phát triển, tạm thời bảo vệ
vị trí hay rút lui? Công ty cần một chiến lược cho từng định hướng.
•Chiến lược theo vị trí. Tùy vào vị trí của mình trên thị trường, công ty cần một chiến
lược thích hợp để bảo vệ, duy trì hay thách thức một vị trí cao hơn.

×