Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án lịch sử 9 tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 17/9/2021 Tiết 3 BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KÝ XX I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết. Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. - Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. - Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: KN phân tích nhận định so sánh các vấn đề lịch sử - Kĩ năng sống: KN tư duy tìm hiểu, phán đoán, hợp tác, giao tiếp..... 3. Thái độ - Thấy rõ tính chất khó khăn phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu - Bồi dưỡng và củng cố niềm tin cho học sinh vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta theo con đường CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: +Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mqh giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. II. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, Giáo án, lược đồ, tư liệu lịch sử về Liên Xô và các nước Đông Âu, ứng dụng CNTT. - Học sinh: SGK, Đọc trước nội dung của bài và trả lời các câu hỏi trong SGK III. Phương pháp/KT - PP: Trình bày, phát vấn, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận... - KT dạy học: KT đặt câu hỏi, kĩ thuật giao n/vụ , Kĩ thuật nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì? * Đáp án, biểu điểm: ( Nêu đầy đủ các ý trình bày lưu loát 10đ.) - Nêu được hoàn cảnh ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: (5đ) - Nêu được đầy đủ nhiệm vụ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: (5đ) + Xây dựng chính quyền nhân dân + Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của Tư bản + Ban hành quyền tự do dân chủ Đập tan âm mưu của các thế lực đế quốc phản động 3. Bài mới: 3.1. Hoạt động khởi động (2’) - GV trực quan hình 3 trang 9. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: EM hiểu gì khi nhìn bức tranh này? - Dự kiến sản phẩm: Đó là cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lit-va. Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài. CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (19’) cá nhân/ nhóm I. Sự khủng hoảng và tan - Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân, quá trình rã của Liên Bang Xô Viết khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. 1. Nguyên nhân - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, trình bày phát vấn - KT: Đặt câu hỏi, nhóm, trình bày 1 phút Yêu cầu học sinh chú ý vào mục I/sgk ? Năm 1973, trên thế giới có sự kiện gì cần lưu ý ? - Cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới GV chiếu cho Hs quan sát hình ảnh minh họa về cuộc khủng hoảng ? Cuộc khủng hoảng này, yêu cầu các nước trong liên bang Xô Viết phải làm gì? - Phải có những cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội ? Dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng tình hình - Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, kinh tế, chính trị, xã hội ở Liên Xô ntn? đòi hỏi các nước cải cách Dựa sgk phần in chữ nhỏ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện đó? - Do sự chậm trễ của ban lãnh đạo Liên Xô trong việc đề ra những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội, những khuyết điểm sai lầm trước đây của Liên Xô không chịu khắc phục, khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện. ? Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo LX đã làm gì? - HS dựa vào sgk trả lời ? Mục đích của cuộc cải tổ này như thế nào? - Nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đước đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. ? Em hãy nêu nội dung của cuộc cải tổ này ? - Dựa sgk phần in chữ nhỏ + Chính trị: Đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một Đảng. + Kinh tế: Đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được. + Xã hội: Nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai. ? Em nhận xét gì về nội dung cải tổ của Goóc- ba- chốp? - Xa rời chủ nghĩa Mác, từ bỏ ĐCS, phá vỡ CNXH =>Đất nước rối loạn, kinh tế khủng hoảng + Giáo viên phân tích: - Phương án ông ta đưa ra đã từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê Nin, phủ định Đảng Cộng Sản, ông ta muốn biến nền kinh tế bao cấp thành kinh tế thị trường. Các nhà doanh nghiệp được tự do làm ăn không được nhận trợ cấp của nhà nước nhưng cùng với việc tự do hoá nền kinh tế là tự do hoá hệ thống chính trị. Đây là những thay đổi quá lớn ở một đất nước từ trước nay vẫn vận hành theo một cơ chế bao cấp của nhà nước. Tất nhiên những bước đi của ông ta phải nói là đầy táo bạo và là một đòi hỏi thiết yếu đối với đất nước LX. Song các nhà phân tích, vấn đề là ở chỗ ông ta tiến hành những bước thay đổi quá cấp tiến, quá vội vàng đến mức nó đe doạ cuộc sống miếng cơm manh áo của người dân. Vì vậy công cuộc cải tổ của Goóc- ba- chốp càng làm cho nền kinh tế lún sâu và khủng hoảng, đất nước rối loạn. kinh tế, chính trị, xã hội. - Kinh tế: Khủng hoảng, CN trì trệ, nông nghiệp sa sút - Chính trị: Không ổn định, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trầm trọng, đất nước khủng hoảng toàn diện 2. Diễn biến - Tháng 3/1985 Goóc-bachốp lên nắm chính quyền và tiến hành cải tổ, mục đích khắc phục sai lầm thiếu sót, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. - Nội dung cải tổ: (SGK/10).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Em hãy nêu Kết quả của cuộc khủng hoảng và rối loạn đó ? - HS dựa vào sgk trả lời ? Hãy nêu những sự kiện thể hiện sự tan rã của Liên Bang Xô viết? Dựa sgk ? Cho học sinh quan hình 3. em hãy miêu tả lại nội dung của bức hình này ? - Y/c hs quan sát hình 4. Hãy chỉ rõ 11 nước cộng hoà trong cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? - Thảo luận theo nhóm bàn: (2’) - Các nhóm nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô - Giáo viên kết luận: Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết điểm và sai sót, Liên Xô lại chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến đổi của tình hình thế giới. Những nhà lãnh đạo bị tha hoá biến chất, bị các thế lực chống CNXH chống phá. Đây là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước thụt lùi của CNXH. Hoạt động 2: (14’) cá nhân/ cả lớp - Mục tiêu: Hs hiểu được cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích - KT: Đặt câu hỏi, động não - Y/c hs chú ý mục II HS tìm hiểu quá trình khủng hoảng.... ? Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX ntn? Diễn biến của quá trình khủng hoảng đó? -Tìm hiểu trong sgk ? Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở LX và Đông Âu đã đưa đến hậu quả gì? - HS: Nêu hệ quả - GV: phân tích hệ quả: Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến hệ thống XHCN không còn tồn tại, Hội đồng tương trợ kinh tế cũng chấm dứt hoạt động. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ. 3. Kết quả - Các cuộc bãi công, mâu thuẫn sắc tộc, đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng. - 19/8/1991 cuộc đảo chính lật đổ Goóc-ba- chốp bị thất bại đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: + Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động + Nhà nước Liên bang bị tê liệt + Các nước cộng hoà đòi li khai - 21/12/1991, Liên bang Xô Viết tan rã, cộng động các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập - 25/12/1991 chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế dộ XHCN ở các nước Đông Âu 1. Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX - Kinh tế khủng hoảng - Chính trị không ổn định 2. Diễn biến cuộc khủng hoảng: (SGK/11-12) 3. Hệ quả - Hệ thống XHCN bị sụp đổ - 28/6/1991 khối SEV chấm dứt hoạt động - 1/7/1991 Tổ chức Vác-sava giải thể.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> quyền dân tộc, hòa bình, ổn định và tiến bộ xã hội. ? Em hãy nêu nguyên nhân của sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu? - Do xây dựng CNXH rập khuôn theo mô hình của Liên Xô - Do sự sai lầm tha hóa về đạo đức của một số người trong bộ phận lãnh đạo Đảng và Nhà nước. - Sự hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước. ? Việt Nam có bị khủng hoảng như Liên Xô và các nước Đông Âu không? ( KT động não) - HS hoạt động độc lập, trình bày theo ý hiểu cá nhân - GV: Nhận xét, bổ sung ? Đảng và nhà nước ta đã khắc phục như thế nào? HS: Liên hệ mở rộng: do chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước ta hiện nay. - Việt Nam đã hội nhập quốc tế: ra nhập tổ chức ASEAN, tổ chức thương mại thế giới WTO - GV: Nhận xét, chốt ý Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập ( 2’) - Tóm tắt quá trình khủng hoảng và tan rã của các nước Đông Âu? - Hãy nối các niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B A B 1.1949 a. Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể. 2. 1957 b. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu. 3. 1991 c. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 4.1985 d. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 5. 1955 e. Thành lập tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vac-sa-va. A. 1d, 2c, 3a, 4b, 5e. B. 1b, 2c, 3a, 4e, 5d. C. 1e, 2a, 3c, 4b, 5d. D. 1a, 2c, 3d, 4e, 5b. 3.4. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo (2’) - Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. ? Em có nhận xét gì về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu? 3.5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học và trả lời câu hỏi trong sgk. - Làm bài tập 1,2 trong vở bài tập.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Chuẩn bị bài mới: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Đọc trước nội dung bài và trả lời câu hỏi trong sgk - Tìm hiểu các giai đoạn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×