Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THAM LUẬN Kính thưa quí vị đại biểu! Kính thưa toàn thể Đại hội! Hôm nay, tôi rất vinh dự được đại diện cho các đoàn viên phát biểu ý kiến tham luận về công tác chủ nhiệm giỏi. Lời đầu tiên, tôi xin kính chúc toàn thể Đại hội sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Kính thưa Đại hội! Ngành giáo dục của chúng ta có thể coi là nền tảng để phát triển các ngành nghề khác. Như Bác Hồ đã dạy: “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây Vì hạnh phúc trăm năm trồng người”. Và có lẽ trong cuộc đời của mỗi giáo viên, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn, thử thách cam go và cũng là những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà người ta vẫn bảo rằng: GVCN là người cha, người mẹ, … Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN là một diễn viên đa năng và có nhiều "cảnh diễn”, phải đặt mình vào rất nhiều vai và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc. Kính thưa quý vị đại biểu! Năm nay là năm thứ 6 tôi làm công tác giảng dạy và cũng là 6 năm tôi được giao làm công tác chủ nhiệm. Tôi nhận thấy chủ nhiệm là một công tác khá vất vả mà có lẽ bất cứ một giáo viên nào được giao đều cảm thấy như thế. Song để trở thành một chủ nhiệm giỏi được học trò và phụ huynh tin tưởng lại càng khó khăn hơn. 6 năm qua tôi được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có những em vừa giỏi vừa ngoan, nhưng cũng có những em vừa lười học lại ko có ý thức rèn luyện đạo đức. Có những em gia đình hoàn cảnh khó khăn hay mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lại có những em là hs khuyết tật....Được giao chủ nhiệm tôi luôn trăn trở với học sinh để mong sao các em được phát triển toàn diện. 6 năm, đó là khoảng thời gian không dài không ngắn để tôi đúc rút được một số kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm - một công việc mà tôi luôn tâm huyết. Hôm nay, trong Hội nghị này tôi muốn mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghệm của bản thân mà trong nhiều năm qua tôi áp dụng và thực sự có hiệu quả. Thứ nhất: GVCN phải xác định được vai trò của mình là một “Quản lí nhỏ” điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả, phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về những vấn đề diễn ra trong lớp mình chủ nhiệm. Mọi việc tổ chức điều hành lớp đều phải suy nghĩ kĩ, tỉ mỉ tới từng việc tưởng như là nhỏ bé, bình thường song lại không thể thiếu. Người GVCN cũng phải là người “ cầm cân, nẩy mực” trước những điều bất hợp lí xảy ra trong lớp. Vì thế rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất công tâm, nhiệt tình,trách nhiệm,tâm lí,yêu thương hs và xây dựng một hội đồng tự quản tự quản tốt. Thứ hai: GVCN phải là người gương mẫu cho HS noi theo: Mọi hành động, suy nghĩ,cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của HS và phụ huynh. Khi nói phải bằng tấm lòng chân thành cởi mở nhìn thẳng vào HS, phải tạo chỗ dựa tinh thần cho các em.Phải biết lắng nghe và không áp đặt hs. Có như thế các em mới thấy mình được tôn trọng và khi thầy cô nói các em.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> cũng sẽ chú ý và vâng lời. Người thầy cần phải mẫu mực cả trong lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày, từ đó mới thuyết phục được học sinh, mới hoàn thành tốt được kế hoạch đã định. Như chúng ta đã biết, các em học sinh bậc TH là lứa tuổi mưa nắng thất thường. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của giáo viên sẽ để lại ấn tượng không tốt cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh cá biệt.Như vậy GVCN cần phải động viên khuyến khích các em. Song không dễ dãi, hời hợt để các em có tư tưởng thỏa mãn, bằng lòng với bản thân.Nhưng cũng không quá khắt khe gay gắt dễ dồn các em đến chỗ tự ti, chán nản. Học sinh hư thì phải phạt nhưng phạt sao cho công minh,phân tích phải trái,có lí,có tình để các em thấy rõ cái sai của mình mà sửa.Học sinh ngoan, giỏi thì động viên,khen thưởng bằng những món quà nhỏ như cái bút, quyển vở để các em thấy được sự cố gắng của mình đã được thầy cô giáo và các bạn ghi nhận, để từ đó các em luôn cố gắng vươn lên đạt nhiều thành tích xuất sắc.Đối với học sinh chưa tiến bộ hay hs khuyết tật thì phải gặp gỡ trao đổi với các em để hiểu thêm về những mong muốn, những khó khăn, hoặc những điều các em chưa hiểu để từ đó giúp các em học tốt hơn. Thứ ba: Là một GVCN phải: Gần gũi, thấu hiểu quan tâm và nắm chắc hoàn cảnh của từng HS trong lớp Đối với học sinh, giáo viên phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung.Tôi luôn tâm đắc những dòng chữ của một thầy giáo người Nga đã viết: Đến với một nhà giáo dục điểm chủ yếu là tình người. Đó cũng là nhu cầu sâu sắc trong lòng mỗi con người. Có lẽ mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúc cho con người. Đó là một điều vô cùng quan trọng. Vì khi ta tạo ra niềm vui cho người khác, cho trẻ thơ thì ở họ sẽ có một tài sản vô giá: đó là tình người mà tập trung ở sự nhiệt tâm, thái độ ân cần, sự chu đáo, lòng vị tha”. Vì vậy,để thể hiên tình người và giáo dục cho Hs biết quan tâm đến người khác, tôi cũng đã lập kế hoạch để trợ giúp cho HS khuyết tật. Và giờ đây em đã có sự tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Thứ tư: GVCN phải là: “cầu nối đa năng”, phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý hs. Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn - đặc biệt là sự duy trì sĩ số hs. Hs có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên GVCN cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Thứ năm: GVCN phải làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp. Để giáo dục các em chỉ một mình GVCN thì chưa đủ mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với phụ huynh học sinh. Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được. Bởi giáo dục HS không chỉ là công việc của GVCN mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ. Việc hình thành.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhân cách cho các em không thể thiếu vai trò của phụ huynh học sinh, vì ngoài những giờ lên lớp thì các em ở trong sự kiểm soát của gia đình và xã hội.Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu kĩ từng học sinh của lớp mình về tính cách cũng như thái độ học tập để báo cho phụ huynh biết ngay trong buổi họp phụ huynh đầu tiên, tất cả những biểu hiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ quan tâm nhắc nhở con em mình và có giải pháp kịp thời ngăn chặn, sửa chữa. Khi Hs vi phạm, hoặc có những vấn đề có dấu hiệu bất thường là tôi gọi điện thoại nói chuyên một cách gần gũi và cởi mở với PHHS để kịp thời uốn nắn và giáo dục các em. Để phối hợp tốt và làm tốt công tác chủ nhiệm, theo tôi GVCN cần có tấm lòng chân thành, bao dung, sự nhiệt tình, chu đáo, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm và bên cạnh đó phải có sự đồng hành của PHHS. Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về công tác chủ nhiệm. Bản tham luận khó tránh được những thiếu sót, chủ quan, rất mong được lắng nghe các ý kiến đóng góp của Đại hội để tôi và các giáo viên chủ nhiệm có thể ứng dụng và làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Đại hội đã lắng nghe! Xin kính chúc Đại hội thành công rực rỡ! Xin trân trọng cảm ơn!. Lệ Thủy, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Người viết. Đinh Thị Hồng Lê.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>