Bài tập chuyên ngành "Tình
hình suy giảm thuỷ sản do
khai thác bằng xung điện"
1
MỤC LỤC
Bài tập chuyên ngành "Tình hình suy giảm thuỷ sản do khai thác bằng xung điện" 1
1
MỤC LỤC 2
Lời nói đầu
Thuỷ sinh vật nước ngọt có vai trò to lớn trong hệ sinh thái nước
ngọt đặc biệt là các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.Các loài này đóng góp
rất lớn vào nền kinh tế nông nghiệp,trong việc duy trì trạng thái cân bằng
sinh học của các hệ sinh thái và các chu trình vật chất trong tự nhiên.
2
Thế nhưng,con người vì lợi ích của mình đã xử sự thiếu tôn trọng
đến sự sống của các loài này,làm cho số lượng các loài này bị cạn kiệt
dần,môi trường sống bị suy thoái trầm trọng,hậu quả là chính chúng ta và thế
hệ mai sau đang và sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường do việc
mình làm.
Không chỉ khai thác bằng các phương tiện truyền thống thô sơ mà
cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người càng ngày càng có
nhiều biện pháp tiên tiến để tìm cách tận diệt tất cả các nguồn lợi thuỷ sản
vô cùng phong phú mà thiên nhiên đã ban tặng.
Trước thực trạng đó đề tài này mang tính chứng minh những hậu
quả do việc khai thác bừa bãi nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở địa phương,
đồng thời trên cơ sở đó giúp mọi người ý thức hơn về trách nhiệm của mình
trong việc bảo tồn những sinh vật trong tự nhiên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Đào Thị Minh Châu đã dành
thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này để làm bài tập chuyên ngành
đồng thời cũng là bước đi đầu tiên trong công tác nghiên cứu khoa học sau
khi ra trường.Xin cảm ơn phòng Nông nghiệp và công an xã Đông Văn đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
A. MỞ ĐẦU
Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. Đặt vấn đề
Mấy năm trở lại đây tình trạng khai thác thuỷ sản nước ngọt trên
địa phận xã Đông Văn diễn ra khá phức tạp và khó kiểm soát đe doạ đến sự
tồn vong của các loài thuỷ sản(cá ,tôm…).Mặc dù nhà nước đã cấm từ rất
3
lâu và địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực giải quyết song nạn khai thác
thủy sản vẫn diễn ra phổ biến đặc biệt là khai thác theo phương thức huỷ diệt
như sử dụng kích điện,xung điện.
Đông Văn là một xã đồng bằng nằm về phía Tây Nam huyện
Đông Sơn cách trung tâm huyện khoảng 8 Km,cách trung tâm thành phố
khoảng 10 Km về phía Tây.Xã có hệ thống giao thông tương đối hoàn
chỉnh,hầu hết tất cả đều được bê tông hoá đồng thời lại gần hai trung tâm lớn
nên việc giao thương buôn bán hàng hoá nông sản,thuỷ sản,thực phẩm ra thị
trường rất thuận lợi.Chính vì điều đó mà việc khai thác thuỷ sản mấy năm
trở lại đây không còn diễn ra tự phát kiểu “tự cung tự cấp” nữa mà đã trở
thành nghề chính của nhiều hộ dân.
Về địa hình xã nằm ở vùng đồng bằng chiêm trũng có địa hình
tương đối phức tạp, đồng ruộng cao thấp xen kẽ nhau,có nhiều vùng ngập
úng quanh năm.Phía Tây và phía Đông có 2 con kênh tiêu lớn của huyện
chảy qua (kênh Cầu Ê Tràng Tế phía Tây và kênh Tân Thành Chiếu Thượng
phía Đông). Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ nền nông nghiệp
trông lúa nước của xã đồng thời cũng là nơi sinh sống của nhiều loại thuỷ
sản nước ngọt:tôm,cá,trai, ốc,hến…
Xã Đông Văn có 4589 nhân khấu(tổng điều tra dân số năm 4-
2009).1034 hộ gia đình chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước và trồng
các loại cây hoa màu ngắn ngày.Với điều kiện địa hình thuỷ văn thuận lợi
nên việc đánh bắt thuỷ sản diễn ra từ lâu đời chủ yếu theo phương thức tự
phát kiểu “cải thiện”,”tự cung tự cấp”bằng các dụng cụ thô sơ :nơm, vợt ,
lưới,vó…cho nên năng suất thấp không có khả năng thương mại.Khoảng
năm 1993 trở lại đây do giao thông thuận lợi,giao thương phát triển và đặc
biệt với sự xuất hiện của kích điện thì việc khai thác thuỷ sản đã trở thành
nghề chính của nhiều hộ dân và sản phẩm khai thác đã mang tính chất
thương mại mang lại nguồn thu nhập khá cho một số hộ dân. Tuy nhiên do
công tác quản lí của địa phương còn lỏng lẻo,chưa nhận thức đúng mối nguy
hại lâu dài của phương thức khai thác này nên việc khai thác tràn lan đã làm
4
suy giảm đáng kể nguồn tài nguyên phong phú này và có nguy cơ tuyệt
chủng tại chỗ đối với một số loài có giá trị kinh tế cao.
II. Tính cấp thiết của đề tài
Dụng cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là kích điện,một số nơi dùng
cào điện hoặc điện lưới quốc gia nhưng không phổ biến.Kích điện có cấu tạo
đơn giản gồm một bộ ăcquy 24V,một bộ kích tự làm có tác dụng biến dòng
một chiều 24V thành dòng điện xoay chiều 220-250V tương đương dòng
điện lưới sinh hoạt,một bộ cần tự chế cùng dây điện đi kèm.Phương thức
đánh bắt của kích ddieenjmang tính chất huỷ diệt,tất cả cá loài thuỷ sinh vật
trong phậm vi 2 vợt kích(khoảng 1m) và bán kính khoảng 0.5m bên ngoài
hai vợt đều bị ảnh hưởng,như vậy phạm vi tác động của kích khoảng trong
vòng bán kính 1m dưới nước.Với tác động của dòng điện xoay chiều tương
đương dòng điện lưới làm cho tất cả các loài thuỷ sinh trong phạm vi ảnh
hưởng bị choáng điện,ngất,và có thể bị chết.Ngoài sự tác động đến những
đối tượng cần khai thác thì kích điện còn tiêu diệt tất cả các loài động vật
phù du,cá nhỏ,trứng cá và các loại ấu trùng của giáp xác.Làm mất đi nguồn
thức ăn cho các loài cá lớn đồng thời cũng làm suy giảm số lượng các loài cá
vì quần thể không thể phục hồi kịp so với lượng đánh bắt.Ngoài ra dòng điện
còn ảnh hưởng đến đặc tính sinh lí của các loài thuỷ sinh may mắn thoát
chết:chậm lớn,dị hình dị dạng.xuất hiện đột biến…
Như vậy việc nghiên cứu sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do việc
khai thác bằng kích điện là một việc làm cấp thiết nhằm chứng minh tác
động huỷ diệt của xung điện đến tài nguyên thuỷ sản của địa phương nói
riêng và tài nguyên thuỷ sản nước ngọt nói chung. Đồng thời giáo dục ý thức
bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
III. Mục tiêu nghiên cứu
Đề taì là bước đầu nghiên cứu ,tổng hợp số liệu, đánh giá sự suy
giảm tài nguyen thuỷ sinh vật nước ngọt trên địa bàn xã . Đề tài chủ yếu tập
trung nghiên cứu sự suy giảm về sản lượng khai thác hàng năm,sự suy giảm
về số lượng của một số loài có giá trị kinh tế và có sản lượng đánh bắt
cao(loài lươn đồng_Monopterus albus.)
5
IV. Giới hạn ,thời gian và phạm vi nghiên cứu
*Giới hạn
-Địa phận xã Đông Văn huyện Đông Sơn_Thanh Hoá
- Các cánh đồng thu mẫu:vùng đồng trũng Văn Thắng,kênh Tân
Thành-Chiếu Thượng,xứ đồng thôn Văn Nam,xứ đồng thôn Văn Châu
* Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thu mẫu và phân tích số liệu trong khoảng thời gian từ
tháng 11-2009 đến tháng 2-2010
*Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu về tổng sản lượng khai thác của địa phương trong
khoảng thời gian xuất hiện kích điện đến nay
-Nghiên cứu suy giảm về số lượng và chất lượng của loài lươn đồng
(Monopterus albus )
-Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác quá mức đến hệ sinh thái
và đa dạng sinh học.
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Sử dụng số liệu có sẵn của phòng công an xã,phòng nông
nghiệp và thuỷ lợi của xã…
• Sử dụng phiếu điều tra khảo sát 5 hộ nông dân có mức thu nhập
khác nhau trong xã gồm:
- Hộ ông:Hoàng Đình Hưng_Văn Thắng
- Hộ ông:Lê Đìng Nhơn_Văn Thắng
- Hộ ông:Trần Đình Chất_Văn Nam
- Hộ ông:Nguyễn Văn Nam_Văn Châu
- Hộ ông:Lê Đoan Tài_Văn Nam
Phiếu điều tra 1:Sản lượng đánh bắt trong năm 1995,2002,2009
6
m
ục tiêu
Năm
Thời gian
đánh bắt trong
năm
Sản lượng
trung bình năm
Các loại
TS thường đánh
bắt
1995
2002
2009
Phiếu điều tra 2: Tỉ lệ về kích thước loài Lươn trong mổi lần đánh
bắt
Lo
ại
Năm
Loại 1 Loại 2 Loại 3
1994
2000
2006
2009
• Phương pháp thu và xử lí số liệu:
- Thu mua lại sản phẩm của một số lần đánh băt để nghiên cứu các
số liệu sau:Số lượng,tỉ lệ con non/con trưởng thành…
• Phương pháp toán học
- Sử dụng công thức trung bình:
X=
N
Xi
∑
X: Khối lượng trung bình
7
Xi: Khối kượng mẫu
N : Số lượng mẫu
- Sử dụng công thưc tính phần trăm:
C%=
N
Ni
100% C%: Tỉ lệ phần trăm
Ni : Số lượng mẫu i
N : Tổng số lượng mẫu
• Sử dụng các tài liệu,sách báo,mạng Internet có liên quan
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Điêu tra sản lượng khai thác của xã
Xã Đông Văn có diện tích 623.2 ha trong đó tổng diện tích kênh
mương phục vụ thuỷ lợi là 5.9 ha,diện tích dành cho canh tác nông nghiệp
và các hồ chứa chiếm diện tích 422.3 ha.Với số dân 4589 nhân khẩu gồm
1034 hộ gia đình nhưng theo thống kê của công an xã thì trên địa bàn hiện
tại có 97 kích điện.Như vậy tỉ lệ kích điện so với tổng số hộ gia đình là 9.4
8
% hay nói cách khác cứ khoảng 10 hộ thì có một hộ có sử dụng kích
điện.Mặc dù đã bị cấm nhưng từ năm 1995 đến nay số lượng kích trong xã
tăng không ngừng.Khoảng 1995 cả xã chỉ có khoảng 15 chiếc,năm 2002 là
78 chiếc và đến nay là 97 chiếc.Tuy nhiên không phải tất cả thời gian trong
năm đều thuận lợi cho việc khai thác mà chỉ tập trung vào một số khoảng
thời gian chủ yếu sau khi đổ ải,sau khi gieo cấy và khoảng tháng 7->9 là
khoảng thời gian có lượng mưa cao,có những trận mưa rào lớn khiến cá tôm
từ các hồ chứa thoát ra ngoài,cũng có thể do tập tính kiếm ăn và sinh sản mà
khoảng thời gian này tập trung nhiều cá tôm.
Các loài thuỷ sinh vật nước ngọt được khai thác chủ yếu thuộc lớp
cá gồm các loài:Lươn đồng(Monopterus albus),Chạch(Mastacembelus
armatus ) ,Cá Chuối (Channa maculata),Cá Chép (Cyprinus carpio),cá Rô
đồng (Anabas testudineus)…,ngoài ra còn một số loài bò sát (rắn Nước
Natrix natrix,rắn Hổ Mang Naja atra…) và số ít lưỡng cư chủ yếu là Ếch
đồng Rana tigrina.
Thông qua số liệu điều tra trung bình dựa vào phiếu điều tra về sản
lượng của một kích/năm và số liệu về số lượng kích do xã cung cấp ta có kết
quả được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1: Sản lượng khai thác thuỷ sản của xã(Số liệu trung bình
dựa vào sản lượng 1 kích/1 năm_Hoàng Đình Dương 2009)
Nộ
i dung
Năm
Sản lượng
1 kích/năm(tạ)
Số lượng
kích(chiếc)
Sản lượng
chung (tấn)
1995 5-6 15 7.5-9.0
2002 4.5 78 3.5
2009 2.7 97 2.6
Biểu đồ 1: So sánh sản lượng khai thác thuỷ sản của xã trong các năm
9
Qua biểu đồ trên ta thấy với khoảng thời gian sau 7 năm cường độ
khai thác càng tăng cao thể hiện ở sự tăng lên của số lượng kích điện.Cụ thể
năm 2002 tăng 52% số lượng so với năm 1995 đạt 78 chiếc,năm 2009 có 97
chiếc tăng 12.4% so với năm 2002.Cường độ khai thác tăng song sản lượng
khai thác thuỷ sản trên địa phương không tăng nà co xu hướng giảm mạnh.
Cụ thể năm 1995 sản lượng khai thác đạt trung bình 7.5-9 tấn. Đến
năm 2002 chỉ còn 3.51 tấn giảm khoảng %.Năm 2009 sản lượng chỉ còn
2.91 tấn giảm % so với 7 năm về trước.
Xét về quy mô từng hộ gia đình thì sản lượng khai thác trung bình
cũng giảm rõ rệt trong khoảng thời gian điều tra.Năm 1995 sản lượng chung
của các hộ đạt 5 đến 6 tạ nhưng đến năm 2002 chỉ còn 4.5 tạ giảm trung bình
8% Và hiện nay sản lượng trung bình chỉ còn khoảng 2.7 tạ giảm 17% so với
năm 2002
Như vậy thấy rằng mặc dù tổng lượng kích điện tăng lên,số lượng
các hộ sử dụng kích tăng lên một cách đáng kể,cường độ khai thác tăng
10
nhưng sản lượng khai thác của từng kích giảm khiến cho tổng sản lượng
khai thác chung của xã giảm xuống rõ rệt qua các năm
I. Điều tra suy giảm số lượng và chất lượng loài Lươn đồng
Để nghiên cứu sự suy giảm thành phần loài cụ thể, đề tài chọn đối
tượng là loài Lươn đồng(Monopterus albus).Đây là loài có năng suất kinh tế
cao và là đối tượng săn bắt chủ yếu của các hộ nông dân.
Sử dụng phương pháp thu mua sản phẩm của nông dân đem về xử
lí:phân loại mẫu vật,cân , đo, đong , đếm số lượng từng loài trong mẫu
thu.Sử dụng công thức trung bình và công thức tính phần trăm để tính tỉ lệ
con non/con trưởng thành. Đối tương nghiên cứu chủ yếu là loài Lươn
a. Đặc điểm chung của loài Lươn
Lươn đồng là một loài cá nước ngọt trông tương tự cá chình sinh
sống trong khu vực nhiệt đới chủ yếu trên các cánh đồng lúa nước vùng
chiêm trũng hoặc các ao hồ,hào rãnh.Loài này gần như không có vây,không
có vảy,mắt rất nhỏ thích nghi với đời sống chui rúc dưới bùn lầy.Lươn là
loài lưỡng tính.Miền Bắc nước ta cỡ Lươn nhỏ hơn 20 Cm thường là cái,cỡ
36-47 Cm thường là lưỡng tính còn độ dài than lớn hơn 50 Cm thì hoàn toàn
đều là đực. Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè,hay đi kiếm ăn sau trận mưa
rào,có khi sống thành đàn đi kiếm ăn. Lươn là loài ăn tạp,nhưng ăn động vật
có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp ăn
côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi ăn các cá thể hữu cơ vụn
nhỏ (rễ lúa,các tảo sợi ). Lươn lớn ăn: giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc
và những động vật trên cạn gần mép nước như: giun,dế
Về sinh trưởng: - Lươn 1 tuổi dài 27 Cm nặng 18-60g.
- Lươn 2 tuổi dài 36-48 Cm nặng40-100g.
Ở miền Bắc nước ta con lớn 62 cm nặng 300g ,ở long chảo Điện
Biên Phủ (Lai Châu) có con lươn nặng 900g . Ở miền Nam có con nặng
1,5kg . Lươn con năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài ,sang năm thứ ba
trọng lượng tăng lên là chủ yếu .Trong điều kiện tự nhiên ,đánh bắt lươn có
chiều dài 30 -50 Cm chiếm ưu thế
b. Tình hình khai thác trên địa bàn xã
Trong việc đánh giá sản lượng của một quần thể người ta thường
quan tâm đến tỉ lệ cá thể còn non và cá thể trưởng thành bởi đây là yếu tố
11
quyết định đến hướng phát triển của quần thể.Thông qua chỉ số giữa tỉ lệ con
non và con trưởng thành trong mỗi lần đánh bắt ta có thể biết được loại nào
đang chiếm ưu thế để có biện pháp khai thác cho hợp lí.Bởi một khi quần thể
có số lượng cá thể chưa trưởng thành chiếm ưu thế thì việc khai thác quá
mức sẽ làm cho quần thể có nguy cơ không thể phục hồi được.
Bằng việc thống kê số liệu trong 3 lần thu mẫu ta thu được kết quả
trong bảng sau (bảng 2)
Bảng 2:Tỉ lệ con non/con trưởng thành trong các lần thu mẫu
Nộ
i dung
Lần
Khối
lượng (Kg)
Số
lượng
Con
non
Trưởng
thành
Lần 1 1.1 121 47 74
Lần 2 2.7 247 82 165
Lần 3 1.5 175 64 111
Trung
bình
1.77 181 64.3 116.7
T ỉ lệ % con non =
181
3.64
100% = 35.5%
Tỉ lệ % con trưởng thành =
181
7.116
100% = 64.5%
Tỉ lệ con non/con trưởng thành =
7.116
3.64
100% = 55.2%
Qua số liệu bảng 2 ta thấy trong các lần đánh bắt thì tỉ lệ con non
còn ở mức khá cao chiếm 35.5% so với tổng số lượng và bằng 55.2% so với
số lượng các con trưởng thành.Hay nói cách khác trong mỗi lần đánh bắt cứ
2 con trưởng thành thì sẽ có một con đang còn trong giai đoạn chưa được
phép khai thác thuộc loại 1 năm tuổi và đang ở giữa pha sinh trưởng .Điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tái sinh của quần thể Lươn đồng,làm
mất cân bằng giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong khiến sự sinh sản không thể bù
12
lại được số lượng mất đi do khai thác do đó quần thể sẽ nhanh chóng bị suy
giảm
Bằng việc theo dõi chất lượng thuỷ sinh vật khai thác được qua các
năm thông qua số liệu điều tra dựa vào phiếu điều tra phát cho nông dân ta
có thể biết được sự thay đổi kích thước của quần thể trong một khoảng thời
gian nhất định.Cụ thể là tỉ lệ phần trăm của từng loại từ đó đánh giá được
mức suy giảm của quần thể trong khoảng thời gian đó(bảng 3)
Bảng 3: Tỉ lệ % của mỗi loại trong phiếu khảo sát
Loại
Năm
Loai
1(%)
Loại
2(%)
Loại
3(%)
Tổng(
%)
1994 20 72.7 8.3 100
2000 34.4 51.75 5.1 100
2006 57.5 40.5 2.0 100
2009 40.6 58.6 0.8 100
Chú thích:
• Loại 1:(loại nhỏ) đường kính thân <0.5 Cm, độ dài thân
< 15 Cm
• Loại 2:(loại vừa) đường kính thân 0.5-1.2 Cm,dài 15-27
Cm
• Loại 3:(loại lớn) đường kính thân >1.2 Cm, độ dài thân
> 27 Cm
13
Biểu đồ 2: Tỉ lệ % của mỗi loại trong phiếu khảo sát
Qua số liệu bảng 3 và biểu đồ so sánh kích thước từng loại cá thể
đánh bắt được trong các năm ta thấy rằng kích thước của Lươn đánh bắt
được càng ngày càng nhỏ hơn so với các năm trước thể hiện ở số lượng đánh
bắt được của loại nhỏ càng ngày càng nhiều thậm chí năm 2006 đạt trên
50%,đồng thời là sự giảm một cách nhanh chóng số lượng của loại vừa và
loại lớn tới mức hầu như hiện nay rất hiếm gặp cá thể có chiều dài lớn hơn
50 Cm và có trọng lượng khoảng 150g. Điều này chứng tỏ rằng trong quần
thể đã bị khai thác cạn kiệt các cá thể có kích thước vừa và lớn,trong quần
thể cá thể loại nhỏ,còn non,chưa có khả năng sinh sản chiếm ưu thế.Nếu việc
khai thác vẫn tiếp tục diễn ra với cường độ như hiện nay thì sẽ tận diệt luôn
những cá thể này khiến cho quần thể tuyệt chủng.Tuy nhiên thời gian gần
đây xã có những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn việc đánh bắt bừa bãi nên
14
năm 2009 đã có những dấu hiệu khả quan.Cụ thể số lượng cá thể có kích
thước trung bình tăng lên đồng thời cố lượng loại nhỏ cũng được giảm bớt
so với năm 2006.
III. Nghiên cứu suy giảm đa dạng sinh học và sinh thái học
Các loài sinh vật trong một quần xã có thể được xếp loại theo cách
thu nhận năng lượng từ môi trường.Những thứ hạng này được gọi là bậc
dinh dưỡng,chúng bao gồm:sinh vật sản xuất,sinh vật tiêu thụ,sinh vật phân
huỷ.Các mối quan hệ tương hỗ trong các cấp bậc dinh dưỡng tạo thành chuỗi
thức ăn
Trong tự nhiên tồn tại một hiện tượng là một loài có thể sử dụng
nhiều loài khác làm nguồn thức ăn ,các loài này là thành viên của bậc dinh
dưỡng thấp hơn trong chuỗi thức ăn và đồng thời cũng là thức ăn cho các
loài khác ở bậc dinh dưỡng cao hơn.Tất cả các loài liên hệ khăng khít với
nhau,liên quan với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên mạng lưới thức ăn.Một
số loài đóng vai trò chủ yếu trong chuỗi thức ăn do vậy khi các loài này bị
suy giảm thì sẽ kéo theo hàng loạt các lệ thuộc khác cũng suy giảm theo.
Trong hình 1 biểu diễn sơ đồ mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái
đông ruộng khu vực xã Đông Văn.Khi loài Lươn đồng bị khai thác đến cạn
kiệt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài khác.Cụ thể sẽ làm cho các
loài ở bậc dinh dưỡng cao hơn bị mất nguồn thức ăn như Rắn,các loài cá ăn
thịt…đồng thời sẽ khiến côn trùng bùng phát về số lượng tiêu diệt lúa,thực
vật nổi,làm mất đi nguồn thức ăn sơ cấp.Hậu quả là toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị
suy thoái và mất đi sự cân bằng vốn có của tự nhiên.
Hình 1: Sơ đồ mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái đồng ruộng Đông Văn
15
Nhận xét chung:Như vậy so với các năm trước thì từ khi nông dân
đưa kích điện vào sử dụng và khai thác thuỷ sinh vật một cách ồ ạt theo kiểu
tận diệt đã làm cho số lượng và chất lượng của các cá thể trong quần thể
Lươn đồng giảm rõ rệt.Kích thước cá thể khai thác được ngày càng nhỏ,số
lượng ngày càng khan hiếm làm cho quần thể mất khả năng phục hồi. Đồng
thời với sự khai thác quá mức thì xung điện cũng làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường sống và làm suy giảm đa dang sinh học của vùng.Thế
nhưng do sự thiếu hiểu biết,sự hám lợi của một số người dân nên mặc dù
phương thức khai thác thuỷ sản bằng xung điện đã được nhà nước nghiêm
cấm song nạn sử dụng xung điện vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm gây thiệt
hại về kinh tế và môt trường. Để chấm dứt tình trạng này thiết nghĩ cần phải
16
có sự kiên quyết hơn của chính quyền, đồng thời cũng cần sự hợp tác của
toàn thể người dân.
C. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Với mục tiêu phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng thủy nội địa nhằm
góp phần phát triển kinh tế thủy sản bền vững và nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng, giá trị các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học nhằm hình
thành ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mọi tầng lớp
nhân dân trong cộng đồng, cần các giải pháp cụ thể sau:
17
1. Tuyên truyền ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho nhân dân qua
các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động khuyến ngư, vận động
người dân tự giác chấp hành các quy định về BVNLTS mà Pháp luật đã ban
hành.
2. Quản lý chặt chẽ lực lượng khai thác nội địa,xác định vùng và thời
gian cho phép khai thác hợp lý.
3. Ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác bằng xung điện.
4. Củng cố và tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát các hành vi
khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, phá hoại sinh cảnh và các vi
phạm về bảo vệ nguồn lợi khác.
5. Xây dựng phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên cơ sở
quản lý cộng đồng để phát triển bền vững.
9. Xây dựng các chương trình hoạt động,kết hợp các cấp chính quyền
ngăn chặn hiện tượng dùng xung điện
10.Đầu tư huấn luyện và chuyển đổi ngành nghề cho các hộ nông dân
đang hoạt động
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi là nghĩa vụ, quyền lợi của mọi tầng lớp
nhân dân; là trách nhiệm của các ngành các cấp. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên
là vô hạn, nhưng dưới tác động của con người thì nó lại trở nên hữu hạn. Do
đó chỉ có bảo vệ đi đôi với phát triển thì NLTS mới có khả năng tái tạo
không ngừng và phát triển bền vững./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bách khoa tri thức phổ thông,2005.Nxb Văn hoá thông tin
2. Võ Hành,2009. Đa dạng sinh học,tài liệu nội bộ ĐH Vinh
3. Phương án đổi điền dồn thửa lần 2,2006,UBND xã Đông Văn
4. Vũ Trung Tạng,2001.Cơ sở sinh thái học.Nxb Giáo dục
18
5. Động vật học có xương sống,Hà Đình Đức,Nxb KHKT
6. Tài liệu tổng điều tra dân số 2009
7. Tổng kết đợt ra quân truy quét khai thác thuỷ sản bằng xung điện,Tháng
6-2008.Phòng công an xã Đông Văn
8. Thông tin tổng hợp từ Internet,sách báo,tài liệu liên quan
19