SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN KHOA TOÁN – TIN
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tâm
Lớp chủ nhiệm : 10A9
SVTT: Đặng Minh Nhựt
Thành phố Hồ Chí Minh-2010
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Trang
1.PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU: 4
2.KẾT QUẢ TÌM HIỂU: 5
2.1.Tình hình giáo dục tại Quận 8: 5
2.2.Tình hình, đặc điểm nhà trường: 6
2.3.Cơ cấu tổ chức trường học: 10
2.4.Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông: 15
2.5.Các loại hồ sơ học sinh 16
2.6.Cách đánh giá, xếp loại hạng kiểm và ghi học bạ của học sinh: 16
2.7.Cách đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh: 18
2.8.Các hoạt động giáo dục trong nhà trường: 22
3.NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM: 23
3.1.Bài học kinh nghiêm trong công tác giảng dạy bộ môn Toán 23
3.2.Bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm 25
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 2
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Bài thu hoạch là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm, tình hình
giáo dục, giảng dạy và công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lương Văn Can, Quận 8,
Tp. Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn ngủi nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và người đọc.
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập làm công tác chủ nhiệm cũng như quá trình giảng dạy bộ môn
Toán.
Thầy Nguyễn Phát Tài–hiệu trưởng nhà trường, Cô Trương Thị Thanh Thủy–
hiệu phó và quý thầy cô, cán bộ công nhận viên các phòng ban của trường
THPT Lương Văn Can đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài
thu hoạch này.
Tp. HCM, ngày 13 tháng 03 năm 2010
Sinh viên thực tập
Đặng Minh Nhựt
Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Minh Nhựt Khoa: Toán – Tin.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 3
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Trường thực tập: THPT Lương Văn Can Lớp chủ nhiệm: 10A9.
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tâm.
1.1. Mục đích tìm hiểu:
Tìm hiểu tình hình giáo dục quận 8.
Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục của trường THPT Lương Văn Can.
Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, cách đánh giá, cho
điểm và cách phân loại học lực và hạng kiểm của học sinh.
1.2. Phương pháp tìm hiểu:
Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của
trường trung học phổ thông Lương Văn Can từ khi thành lập cho đến nay.
Nghiên cứu một hồ sơ học sinh như: sổ gọi tên, ghi điểm lớp học, sơ yếu lí
lịch của học sinh.
Nghe báo cáo về tình hình giáo dục của quận và của trường.
Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn với các thầy cô
công nhân viên thuộc tất cả các ban ngành của trường, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của thầy Nguyễn Văn Tâm_giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục
cũng như các thầy cô sau:
Thầy Nguyễn Phát Tài (Hiệu trưởng-Bí Thư Chi Bộ nhà trường).
Cô Trương Thị Thanh Thủy (Phó Hiệu Trưởng nhà trường).
Tìm kiếm thông tin thông qua các trang web của Sở Giáo dục và đào tạo
thành phố Hồ Chí Minh, phòng giáo dục quận 8, trường THPT Lương Văn
Can.
2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU:
2.1. Tình hình giáo dục tại Quận 8:
2.1.1. Đôi nét về quận 8:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 4
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
- Trước đây quận 8 là một quận ven thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều kênh
rạch, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, chủ yếu là tầng lớp lao
động bình dân làm những nghề liên quan nhiều đến ghe thuyền.
- Hiện nay quận 8 đã ổn định và phát triển về nhiều mặt: Kinh Tế, Chính
Trị, Xã Hội, Giáo Dục đã được xem là quận nội thị đáng trong giai đoạn phát
triển và là một trong 19 quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở
vị trí Tây Nam thành phố.
2.1.2. Tình hình giáo dục ở quận 8 trước khi trường THPT Lương Văn
Can được thành lập:
- Quận 8 là nơi có nhiều trường trung học lớn và lâu đời của thành phố như
trường trung học Xóm Củi. Theo thống kê, mỗi năm ở quận 8 có gần 3000
học sinh học hết cấp tiểu học, nhưng hầu hết đều bỏ học, vì không thể chen
chân vào trường trung học công lập ở bên kia cầu Chà Và hay cầu Chữ Y.
Tình trạng thất học ở lứa tuổi thiếu niên đã khiến các em nhỏ phải vào làm
việc vất vả trong các cơ sở sản xuất với đồng lương ít ỏ, đồng thời cũng dễ
dàng đưa đẩy phần lớn các em đến các tệ nạn xã hội.
- Trước tình hình đó, trong lúc vẫn xúc tiến các công tác cải tiến dân sinh
và chỉnh trang tái thiết gia cư, mối bận tâm lớn nhất của chương trình phát
triển quận 8 là giáo dục: khi qui hoạch các khu chỉnh trang tái thiết, bao giờ
cũng dành một mặt bằng tốt nhất cho nhà trường. Đặc biệt cần cấp bách
thành lập ngay trường trung học công lập tại quận 8 để giải quyết tình trạng
mù chữ. Vì vậy năm 1966 Trường trung học Cộng Đồng Đô Thị Quận 8
được thành lập. Đến năm 1974 đổi tên thành trường THPT Lương Văn Can.
2.1.3. Tình hình giáo dục ở quận 8 từ khi trường THPH Lương Văn Can
thành lập đến nay:
- Đối tượng phụ huynh và đối tượng học sinh :
+Quận 8 là khu vực vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung
nhiều thành phần là người dân lao động phổ thông. Trong tiến trình đô thị
hóa, tình hình phát triển dân số rất nhanh do tỷ lệ tăng tự nhiên và do có
nhiều dân nhập cư với đa số thành phần là dân lao động nghèo. Vì vậy sự
quan tâm đối với con em của một số phụ huynh còn rất ít.
+Trong buổi đầu thành lập, học sinh đến trường chủ yếu là con em của
những gia đình ở quận 8. Những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng
trường lớp và cơ sở vật chất đã kéo theo sự phát triển của giáo dục. Mở
thêm nhiều lớp học, thu nhận nhiều học sinh không chỉ ở quận 8 mà còn
ở quận 5.
- Sự phát triển của giáo dục tại quận 8:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 5
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
+Trong tiến trình đô thị hóa, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo
dục cũng có sự phát triển rất lớn về cơ sở vật chất ( mở thêm nhiều lớp
học, trường học), về số lượng học sinh ( không chỉ có hs ở quận 8 mà còn
có học sinh ở quận 5,quận 3),đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh
nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở quận 8.
+Quận có 17 trường mần non, 20 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ
sở và 4 trường THPT: THPH Lương Văn Can, THPT Tạ Quang Bửu,
THPT Ngô Gia Tự, THPT năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định.
Trong đó có 1 trường mầm non tư thục và một trường mầm non tư thục
đạt chuẩn Quốc gia. Tất cả đều được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất
cũng như đội ngũ giáo viên nhiều năng lực và trách nhiệm.
+Hiện nay quận 8 đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang từng bước tiến
hành phổ cập giáo dục THCS và THPT.
- Xã hội hóa giáo dục:
+Huy động được nhiều nguồn lực và sự quan tâm của tất cả các ban
ngành( mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học, hội ái hữu của
cựu học sinh, hội phụ huynh học sinh…,). hàng năm trao rất nhiều suất
học bổng (mỗi suất trị giá từ 500.000đ đến 800.000đ) cho học sinh nghèo
hiếu học, hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học vì học sinh không có tiền
đóng học phí.
+Riêng trường THPH Lương Văn Can hàng năm trích trên 100 suất học
bổng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh vượt tiến. Ở trường còn có
chế độ miễn giảm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+Tuy nhiên quận còn có nhiều tồn tại sau:
+Số lượng thanh niên từ 15 đến 20 tuổi, bỏ học được huy động vào các
lớp phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông còn ít,
chưa đạt yêu cầu.
+Việc tổ chức các lớp phổ cập bậc trung học cũng chưa đạt hiệu quả cao
2.2. Tình hình, đặc điểm nhà trường:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 6
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
2.2.1. Tiểu sử Lương Văn Can
- Lương Văn Can (1854-1927), tên tự là Ôn Như, hiệu là Sơn Lão, là nhà cách
mạng Việt Nam, là một trong những người sáng lập ra và làm hiệu trưởng
trường Đông Kinh nghĩa thục năm 1907. Ông quê ở làng Nhị Khê, bây giờ là
xã Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
- Năm 1871, khi 17 tuổi, Lương Văn Can đỗ thi Hương, vào tới tam trường.
Năm 1875, ông thi đỗ Cử nhân, nhưng do bố mất, năm sau ông không đi thi
Hội nữa. Sau đó ông ở nhà cưới vợ là bà Lê Thị Lễ, và tới năm 25 tuổi (1879)
ông mở trường dạy học tại số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội. Vì đỗ cử nhân, ông
thường được gọi là "cụ Cử Can".
- Vào thời điểm này Việt Nam đang ở nằm trong thế suy vong và đứng trước
họa xâm lăng của người Pháp. Là nhà nho yêu nước, ông đã học hỏi theo sách
của các nhà tư tưởng tiến bộ của phương Đông như: Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, lẫn phương Tây như: Voltaire, Montesquieu, nhằm tìm con
đường canh tân đất nước. Khi thấy cuộc cải cách Minh Trị thành công trên đất
Nhật Bản, học tập người Nhật, ông cùng bạn bè tìm cách thành lập một trường
học, theo kiểu trường Khánh Ưng nghĩa thục của Phúc Trạch lập ở Nhật, để
làm cuộc cách mạng về văn hóa, đồng thời tuyên truyền lòng yêu nước, tinh
thần chống Pháp trong dân chúng Việt Nam. Với mục đích đó, năm 1907
trường Đông Kinh nghĩa thục ra đời ở 10 Hàng Đào, và căn nhà ông ở phố
Hàng Đào cũng trở thành nơi học. Từ trường Đông Kinh nghĩa thục này ở Hà
Nội, phong trào Đông Kinh nghĩa thục lan đi rất nhanh và sâu rộng tới các tỉnh
như: Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Nam, làm thực dân
Pháp lo sợ.
2.2.2. Lịch sử hình thành trường THPT Lương Văn Can
- Theo tinh thần “do dân và cho dân”, chương trình phát triển quận 8 đã thành
lập ủy ban vận động thành lập trường gồm hiệu trưởng các trường tiểu học, một
số giáo chức công cũng như tư trong quận 8 và đại diện phụ huynh học sinh.
- Để chuẩn bị thành lập trường, chương trình phát triển quận 8 đã họp và thống
nhất với nhau về các điểm sau:
Hiệu trưởng là thấy Uông Đại Bằng lúc đó mới 27 tuổi.
Trường chỉ dành cho các em ở quận 8.
Mặt bằng, cơ sở vật chất, nhân viên điều hành, giám thị do địa phương lo. lúc
đầu chương trình phát triển quận 8 đứng tạm giúp nhưng sau này hội PHHS
đứng ra lãnh trách nhiệm đó.
- Cuối tháng 9/ 1966 trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh đầu tiên vào lớp Đệ nhất.
lúc đó chương trình phát triển quận 8 đứng ra tổ chức kỳ thi, mượn phòng thi
của trường tiểu học Xóm Củi, nhờ các thấy cô của các trường Tiểu học làm
giám thị và giám khảo.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 7
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Thi tuyển sinh gồm 3 môn: Văn, Toán và câu hỏi thường thức do Trung
Nha Học gửi xuống cho văn phòng Chương trình đánh máy và quay
video.
Lấy 480 em cho 2 lớp Đệ Lục và Đệ Thất. điểm chuẩn lúc bấy giờ rất
thấp. chỉ 4.5 điểm.
Các em học sinh đầu tiên nhập học vào thứ năm, ngày 20/10/1966.
- Năm 1972 để đánh dấu 2 lớp đầu tiên thi tú tài và tốt nghiệp, Hội đồng giáo
sư đã quyết định tổ chức Ngày Truyền Thống vào ngày 23 tháng Chạp hằng
năm giúp các em sắp ra trường có những kỷ niệm đẹp thời học trò, đồng thời
có thêm niềm tự hào về mái trường thân yêu của mình.
- Năm 1974, theo yêu cầu của Trung Nha Học, Hội đồng giáo sư của trường đã
chọn tên một danh nhân để đặt tên cho trường, tên nhà giáo yêu nước Lương
Văn Can, một trong những người sáng lập đồng thời là hiệu trưởng trường
Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907, được chọn. từ đó đến nay, trường Trung học
Cộng Đồng Đô Thị Quận 8 được mang tên: Trường THPT Lương Văn Can.
- Các đời hiệu trường nhà trường:
Cho tới nay (năm 2010) trường THPT Lương Văn Can đã trải qua 4 đời Hiệu
trưởng. Bao gồm:
• Thầy Uông Đại Bằng
• Cô Hông Đào Hoa
• Thầy Hà Văn Khoan
• Thầy Nguyễn Phát Tài.
2.2.3. Tình hình, đặc điểm chung của Trường THPT Lương Văn Can
- Lương Văn Can là một rong những trường trọng điểm của quận 8, được tặng
bằng khen là trường có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ năm học của Uỷ
Ban Nhân Dân TP HCM. Cựu học sinh của trường có những người đã thành
đạt, như: PGS TS Trần Hoàng Ngân ra trường năm học 1981 – 1982, hiện nay
là trưởng khoa Ngân hàng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp và con gái của ông ta
iện nay cũng đang học ở trường. trong trường có khoảng 20 giáo viên và cán bộ
công nhân viên là cựu học sinh của trường.
- Đặc biệt học sinh trường Lương Văn Can có truyền thồng nghèo nhưng hiếu
học. hàng năm, có rất nhiều học sinh nhận được học bổng: học sinh nghèo hiếu
học, học sinh vượt tiến. có những học sinh tốt nghiệp phổ thông vào ở trường
đại học, vừa đạp xích lô, vừa đi làm thêm để kiếm tiền ăn học, vẫn tốt nghiệp
đại học loại xuất sắc và có việc làm ổn định, là những người thành đạt trong xã
hội. Và trong đó có một số tấm gương tiêu biểu như:
Trần Hoàng Ngân
-Trần Hoàng Ngân, trưởng ban liên lạc cựu học sinh Lương Văn Can được bổ
nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học kinh tế Tp.HCM.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 8
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ năm 10/7/2008 có đưa tin: “Bộ trưởng Bộ giáo dục
đào tạo đã bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân và Phó giáo sư, Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Định. Trước khi được bổ nhiệm chức danh phó hiệu trưởng, Phó
giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân là trưởng khoa ngân hàng, còn Phó giáo sư,
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Định là trưởng khoa tài chính doanh nghiệp của Trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.”
Trần Hoàng Ngân từ những năm dưới mái trường THPT Lương Văn Can đã
nổi tiếng là học giỏi, ham mê hoạt động xã hội. Sau khi tốt nghiệp THPT, Anh
Ngân thi đậu vào Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Anh cũng
là người sinh viên duy nhất được bảo vệ luận văn tốt nghiệp của khóa 1981-
1985, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và hiện nay là Phó giáo sư,
Tiến sỹ, “Tân” Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.
Nguyễn Đức Hoàng
Sáng 3-7, tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên
(TP.HCM) có một người cha bồng thí sinh khuyết tật hai
tay và hai chân từ dưới đất lên tận lầu bốn khu nhà C để
làm thủ tục. Đó là thí sinh Nguyễn Đức Hoàng, ngụ ở
Q.8, TP.HCM (ảnh). Mẹ Hoàng cho biết từ năm lên 7
tuổi, mỗi ngày đi học về Hoàng than mỏi tay chân, cứ
như vậy từ từ hai chân không thể cử động, rồi đến hai
tay. Cả nhà chở Hoàng đi khám bác sĩ thì được biết bị
bệnh yếu cơ. Cha mẹ khuyên Hoàng nên nghỉ học vì sợ
Hoàng mặc cảm nhưng em một mực không chịu, đòi đi
học. Từ lớp 1-9 Hoàng đều đạt học sinh giỏi. Hoàng lên cấp III, cha em phải
nghỉ làm để có thời gian đưa đón em đi học tại Trường THPT Lương Văn Can.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Hoàng được 46 điểm.
Lưu Quỳnh Như
-Chung kết Hùng biện tiếng Anh "Du học Australia - Khám phá tiềm năng".
Trong hai ngày 12 và 13-5-2007, vòng chung kết cuộc thi Hùng biện tiếng Anh
lần thứ 5 chủ đề "Du học Australia - Khám phá tiềm năng" do Cơ quan Giáo
dục quốc tế Australia tại Việt Nam (AEI Vietnam) kết hợp với VTV2 tổ chức
đã tìm được người chiến thắng. Trải qua ba vòng thi: bốc thăm - nói theo chủ
đề, ứng khẩu, phỏng vấn trực tiếp, ban giám khảo đã chọn được tám thí sinh
vào vòng chung kết. Tại TP.HCM, giải nhất là Trần Thị Thanh Tú (lớp 10
chuyên Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); giải nhì là Lưu Quỳnh
Như (lớp 11A12 Trường THPT Lương Văn Can); giải ba là Ngô Thị Trúc
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 9
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Quỳnh (lớp 10 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) và Phạm
Anh Thư (lớp 10 chuyên Anh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia
TP.HCM)
2.3. Cơ cấu tổ chức trường học:
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của trường:
a. Tổ chức vê nhân sự
Về Đảng: Chi bộ Đảng gồm 15 người.
- Bí thư chi bộ: Thầy Ngyễn Phát Tài.
- Phó Bí thư: Cô Trương Thị Thanh Thủy
Về Công Đoàn:
- Chủ tịch công đoàn: Cô Nguyễn Thị Kim Trang.
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Trợ lý thanh niên: Thầy Ngô Kiến Ý
- BCH Đoàn trường gồm 7 người (là học sinh của trường ):
• Bí thư đoàn trường: Nguyễn Ngọc Trường Thịnh
• Phó bí thư: Lâm Nguyệt Linh
• Ủy viên: gồm 5 ủy viên
Về tổ chức hành chính:
- Ban giám hiệu: quản lý, tổ chức, kiểm tra hoạt động của thầy cô, học
sinh trong công tác dạy học. Bao gồm:
• Thầy Nguyễn Phát Tài (hiệu trưởng).
• Cô Trương Thị Thanh Thủy (hiệu phó chuyên môn)
• Thầy Nguyễn Tấn Sỹ (hiệu phó kỷ luật)
- Tổ Văn Phòng: gồm 23 công nhân viên, tổ trưởng: thầy Nguyễn Tấn Sĩ
Đội ngũ giáo viên, công nhân viên, các ban ngành
- Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường là 119 người
(biên chế: 104, hợp đồng trường: 12)
- Tổng số giáo viên (kể cả hợp đồng) là 99.Trong đó GV nữ : 64/99
- Trình độ trên chuẩn là 3.
- Trình độ chuẩn là 97.
- Bao gồm 11 tổ chuyên môn :
• Tổ Anh Văn: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: cô Võ Tuyết Dung
• Tổ Văn: gồm có 14 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Ngọc Kim Lệ
• Tổ Toán: gồm có 15 giáo viên tổ trưởng: thầy Trần Tỷ
• Tổ Lý: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: thầy Trần Văn Long
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 10
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
• Tổ Hóa: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Văn Giàu
• Tổ Sinh: gồm có 7 giáo viên tổ trưởng: cô Huỳnh Thị Cẩm Hạnh
• Tổ Sử: gồm có 6 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Kim Trang
• Tổ Địa: gồm có 6 giáo viên tổ trưởng: cô Trịnh Thị Uyên
• Tổ Kĩ thuật: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Quý Hùng
• Tổ TD-Công dân: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: thầy Uông Văn Ái Đức
• Tổ Văn Phòng: gồm 23 công nhân viên tổ trưởng: thầy Nguyễn Tấn Sĩ
b. Tình hình giáo dục, học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường trong giai
đoạn hiện nay
Vấn đề phân ban
- Năm học 2008 – 2009 vấn đềgiáo dục phổ thông áp dụng phân ban đại
trà, phấn đấu tiến tới không còn lớp bán công trong trường công. Hiện nay
không còn lớp bán công trong trường.
- Bộ quy định chương trình học chia làm 3 ban là: Ban Khoa Học Tự
Nhiên, Ban Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Ban Cơ bản. Tuy nhiên hiện
nay tại trường THPT Lương Văn Can chỉ có 2 ban: Ban KHTN và ban Cơ
bản. Đó là tình hình chung của các trường trên cả nước. Lý do vì dựa vào
việc thi cử vào các trường đại học, cao đẳng đa số tập trung vào các môn
thi của các ban cơ bản và ban KHTN chính vì thế tập trung học các môn
này thì con đường vào các trường ĐH, CĐ rộng thênh thang trong khi đối
với các ban KHXH và NV là rất hạn hẹp. Đó là lý do chính khiến học sinh
không mặn mà với môn học trong ban này.
+ Ban khoa học tự nhiên: học chương trình chuẩn và nâng cao các
môn toán, lý, hóa, sinh.
+ Ban cơ bản: học chương trình chuẩn và có phân luồng (tức là có một
số bộ môn cho học sinh lựa chọn chủ đề học nâng cao).
⇒
Có thể thấy học sinh của Trường THPT Lương Văn Can chọn các
môn học thiên về ban cơ bản.
Số lượng học sinh
- Tổng số học sinh của trường là 2219.
- Trường có 51 lớp bao gồm:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 11
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
+ 16 lớp 10 với 737 học sinh.
+ 18 lớp 11 với 802 học sinh.
+ 17 lớp 12 với 680 học sinh
Một số quy định
- Về đồng phục:
+ Nam: quần tây xanh, áo sơ mi trắng, mang giày bât.
+ Nữ: áo dài trắng, mang giày dép có quai hậu.
+ Học sinh khối 12 mang phù hiệu chỉ thêu màu đỏ.
+ Học sinh khối 11 mang phù hiệu chỉ thêu màu xanh dương.
+ Học sinh khối 10 mang phù hiệu chỉ thêu màu xanh lá cây.
- Thời gian vào lớp:
Buổi sáng: Buổi chiều:
Học sinh có mặt lúc 6h45’ Học sinh có mặt lúc 12h45’
Tiết 1: từ 7h00’ – 7h45’ Tiết 1: từ 13h00’ – 13h45’
Tiết 2: từ 7h45’ – 8h30’ Tiết 2: từ 1h45’ – 14h30’
Ra chơi 25 phút Ra chơi 25 phút
Tiết 3: từ 8h55’ – 9h40’ Tiết 3: từ 14h55’ – 15h40’
Tiết 4: từ 9h40’ – 10h25’ Tiết 4: từ 15h40’ – 16h25’
Chuyển tiết 5 phút Chuyển tiết 5 phút
Tiết 5: từ 10h30’ – 11h15’ Tiết 5: từ 16h30’ – 17h15’
Theo qui định của Luật GD năm 2010 sắp tới chỉ còn 2 hệ công lập và tư
thục. Vì vậy năm 2008 – 2009 trường sẽ không tuyển lớp bán công(các lớp
bán công hiện nay của trường sẽ “cuốn chiếu” dần) và Trường THPT
Lương Văn Can chính thức là một trường công lập.
- Hiện nay: Trường THPT Lương Văn Can là trường công lập
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 12
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Kết quả giáo dục HKI(2009-2010)
Khối 10:
Sĩ số toàn khối: 737 học sinh
Học Tập Hạnh Kiểm
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Giỏi -Tốt 9 1,2% 283 38,4%
Khá 109 14,8% 281 38,1%
Trung bình 354 48,0% 124 16,8%
Yếu 240 32,6% 49 6,6%
Kém 25 3,4%
Khối 11:
Sĩ số toàn khối: 802
Học Tập Hạnh Kiểm
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Giỏi -Tốt 13 1,6% 350 43,6%
Khá 162 20,2% 263 32,8%
Trung bình 405 50,5% 110 13,7%
Yếu 206 25,7% 79 9,9%
Kém 16 2,0%
Khối 12:
Sĩ số toàn khối: 680 học sinh
Học Tập Hạnh Kiểm
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Giỏi -Tốt 5 0,7% 310 45,6%
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 13
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Khá 88 12,9% 277 40,7%
Trung bình 352 51,8% 75 11,0%
Yếu 226 32,2% 18 2,6%
Kém 9 1,3 %
Cơ sở vật chất của trường:
- Trường có 57 phòng với 34 phòng học và các phòng chức năng.
- Trong đó tổng số phòng học, thư viện là 42. Phòng văn hóa là 32.
Phòng bộ môn là 6. Phòng thư viện là 1.
- Tổng số diện tích khuôn viên nhà trường là 5627 m2. Tổng diện tích
phòng bộ môn 378 m2 . Tổng diện tích phòng thư viện 94,5 m2. Tổng diện
tích phòng thí nghiệm 168 m2.
- Bao gồm:
1 phòng Hiệu trưởng
1 phòng Hiệu phó
1 phòng Giáo vụ
1 phòng tài vụ.
1 phòng giám thị.
1 phòng công đoàn.
1văn phòng Đoàn
TNCSHCM.
1 phòng giáo viên.
Phòng thí nghiệm(lý, hóa,
sinh)
1 phòng LAB.
1 phòng nghe nhìn.
1 phòng bộ môn.
1 phòng thư viện.
1 hội trường.
phòng vi tính.
1 phòng thí nghiệm điện.
1 phòng đồ dùng dạy học.
1 phòng y tế.
1 phòng truyền thống.
1 căn tin
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông:
2.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Chức năng:
Giảng dạy: Giáo viên chủ nhiệm là cô dạy bộ môn văn hóa ở lớp.
Giáo dục : cùng giáo viên bộ môn và các cán bộ công nhân viên trong
trường, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình
thành nhân cách của học sinh trong lớp.
Tổ chức quản lí, điều phối các hoạt động giáo dục trong lớp.
Cố vấn cho tập thể lớp, cho đoàn, đội trong lớp.
Nhiệm vụ:
Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh.
Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục, lao động, hướng nghiệp cùa
nhà trường để thực hiện trong lớp học.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 14
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội
chủ nghĩa.
Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể XHCN mang
tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học
sinh.
Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục
thích hợp, nhất là với những học sinh đặc biệt.
Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục.
Nhận định, đánh giá chính xá học sinh.
Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm nhà trường.
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:
Chức năng:
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh.
Giảng dạy, giảng lí thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra
đánh giá chất lượng học sinh
Nhiệm vụ:
Đánh giá xếp loại học sinh (làm sổ điểm, phê học bạ…).
Sinh hoạt chuyên môn: họp tổ chuyên môn, họp hội đồng giáo dục…
Tham gia cá lớp bồi dưỡng tâp trung…
Tham gia các công tác xã hội khác…
2.5. Các loại hồ sơ học sinh:
Học bạ
Bằng tốt nghiệp THCS.
Giấy khai sinh.
Sơ yếu lí lịch
Sổ điểm danh
Phiếu liên lạc
Sổ thi đua
Thẻ học sinh
Sổ điểm lớp
Sổ đầu bài
2.6. Cách đánh giá, xếp loại hạng kiểm và ghi học bạ của học sinh:
Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh được căn cứ theo
quyết định 40, thông tư 29 về đánh giá xếp loại học sinh do Bộ giáo dục và đào
tạo ban hành.
Về mặt hạnh kiểm học sinh được đánh giá và xếp thành 5 loại: Tốt, khá, trung
bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể từng loại như sau:
i. Loại tốt:
Được xếp loại tốt về hạnh kiểm là những học sinh có nhận thức đúng và
thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh; có ý thức trách nhiệm cao đối với
học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể…, có tiến bộ
không ngừng, đạt kết quả cao về tất cả các mặt.
Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong
học tập và đạt kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn khiêm tốn và sẵn sáng
giúp bạn cùng học tập tiến bộ mạnh dạn đấu tranh chống thói lười biếng
ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 15
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động hướng
nghiệp, học nghề. Có ý thức thực hành tiết kiệm. Quý trọng và bảo vệ tài
sản trung của nhà trường, của lớp học. Sẵn sàng tham gia lao động góp
phần xây dưng địa phương do nhà trường tổ chức.
Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyện tập quân sự.
Luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hoá, có kỷ luật.
Trung thực, đúng mức trong các quan hệ giao tiếp với các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, với gia đình va những người xung quanh.
Có ý thức thực hiện tốt pháp luật và cả các chính sách có liên quan đến
bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng cái tốt, không đồng tình với
những biểu hiện sai trái trong trường và ngoài xã hội. Tích cực tham gia
các hoạt động xã hội do nhà trường tổt chức sẵn sàng giúp bạn, các em
nhỏ, những người già, những người tàn tật khi gặp khó khăn. Có ý thức
đoàn kết quốc tế, vì hoà bình và hữu nghị giữa cá dân tộc, lịch sự và
không có hành động, thái độ thiếu văn hoá với người nước ngoài.
ii. Loại khá:
Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc
thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt: rèn luyện đạo đức, học
tập, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội,… hoặc trong các mặt trên có cac
mặt đạt loại tốt nhưng cũng có mặt khác chỉ đạt tới mức trung bình đều được
xếp hạnh kiểm loại khá. Những học sinh này có thể còn mắc những khuyết
điểm nhỏ, được góp ý kiên thì sửa chữa tương đối nhanh và không tái phạm.
iii. Loại trung bình:
Được xếp loại về trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức thực
hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm,
không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức chung bình. Còn mắc
một số khuyết điểm song ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được góp
ý kiến biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm.
Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
Thực hiện những quy định tối thiểu về nề nếp, kỷ luật học tập như: đi
học tương đối đều, có học và làm bài nghỉ học có xin phép, ra vào lớp
theo đúng quy định…; đôi khi còn bị nhắc nhở về học bài, làm bài, đôi
khi còn quay cóp hoặc bàn bạc trao đổi với bạn khi làm bài kiểm tra, còn
nói chuyện riêng hoặc làm việc khác trong giờ học…
Tham gia tương đối đủ các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học
nghề do nhà trường tổ chức. Hoàn thành những phần việc được giao,
chấp hành sự phân công trong hoạt động, song chưa rõ sự cố gắng hoặc
còn nhiều thiếu sót về thái độ và kỷ luật trong khi lao động và học nghề.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 16
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Có cố gắng nhất định về rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động thể
dục thể thao, và văn hoá văn nghệ… của lớp, của trường, nhưng nói
chung ở mức bình thường.
Không mắc những khuyết điểm nghiêm trọng trong các quan hệ với
thầy, với bạn, chưa chủ động, tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, có
văn hoá, trong cư xử còn có lúc chưa đúng mức. Chưa vững vàng trước
sự phân định giữa tốt và xấu, đúng và sai do vậy không thể hiện thái độ
ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái xấu, cái sai, có lúc còn bị lôi cuốn
về theo những việc làm chưa tốt.
Có tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức,
tuân theo pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân.
iv. Loại yếu:
Xếp loại hạnh kiểm yếu những học sinh: Không đạt đến mức trung bình
theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những
điểm đã quy định cho loại trung bình.
Những biểu hiện chính của loại yếu về hạnh kiểm này là:
Có hành động vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín và
danh dự của thầy giáo, cô giáo ở trong hay ngoài nhà trường.
Qua lười học, được nhắc nhở nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần
quay cóp hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong giờ kiểm
tra.
Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết,
nhiều buổi.
Lấy cắp ở trong lớp, trong trường, hoặc tham gia vào lấy cắp tài sản
XHCN, tài sản của công dân.
Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối
nghiêm trọng.
Có hành động xấu, thiếu văn hoá đối với phụ nữ, người già, người tàn
tật, các em nhỏ và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần
nhưng sự tiếp thu và sự sửa chữa rất chậm.
Những học sinh bị kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học một tuần ở học kỳ nào
thì sẽ bị xếp hạnh kiểm loại yếu ở học kỳ ấy.
v. Loại kém:
Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi
học một năm đều hạnh kiểm loại kém.
2.7. Cách đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh:
2.7.1. Việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh:
Việc đánh giá xếp loại về hoạc lực của học sinh được thực hiện theo cách tính
điểm trung bình của tất cả các môn học.
2.7.1.1.Số lần kiểm tra và cách cho điểm:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 17
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Số lần kiểm tra định kì: được quy định trong phân phối chương trình của
từng môn học.
Số lần kiểm tra thường xuyên (KTtx): Trong một học kì, mỗi học sinh
phải có số lần KTtx đối với mỗi môn học như sau:
i. Các môn học có từ 1 tiết/1 tuần trở xuống: ít nhất 2 lần.
ii. Các môn học có từ trên 1 tiết đến 3 tiết/1 tuần: ít nhất 3 lần.
iii.Các môn học có từ 3 tiết/1 tuần trở lên: ít nhất 4 lần.
Số lần kiểm tra các môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên (hoặc khối
trưởng khối chuyên, sau đây gọi chung là trường THPT chuyên) có thể
quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên theo đề nghị của
giáo viên dạy môn đó.
Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm
KTtx theo hình thức trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy số lẻ đến một
chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
Những học sinh không có đủ số bài KTđk theo quy định sẽ được kiểm
tra bù như sau:
i. Thiếu bài KTđk:
∗ Thiếu bài KTđk ở học kì nào phải kiểm tra ở học kì đó và thực hiện
trước khi kiểm tra học kì.
∗ Bài KTđk được bù bằng bài kiểm tra viết 1 tiết.
ii. Thiếu bài kiểm tra học kì:
∗ Được bố trí kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kì chung toàn
trường.
∗ Yêu cầu của đề bài kiểm tra bù và thời lượng làm bài phải tương
đương với kiểm tra học kì.
iii.Trường hợp học sinh không dự kiểm tra bài KTđk hoặc kiểm tra học
kì thì bị điểm 0.
2.7.1.2.Các loại điểm kiểm tra:
Số lần kiểm tra quy định cho từng môn như trên bao gồm: kiểm tra
miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết 1 tiết trở lên (theo phân phối
chương trình), kiểm tra cuối học kì.
Nếu học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, phải được thay bằng điểm kiểm
tra viết 15 phút. Nếu thiếu điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên (theo phân
phối chương trình) phải được kiểm tra bù.
Ở những môn trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra
viết từ 1 tiết trở lên, phải thay thế bằng kiểm tra viết 15 phút, cho đủ số lần
kiểm tra đã quy định.
Các loại điểm kiểm tra theo quy định trên sẽ thực hiện theo hướng cụ thể
thêm của từng bộ môn.
Hệ số các loại điểm kiểm tra:
∗ Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Hệ số 1.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 18
ĐTB
mHKI
+ ( ĐTB
mHKII
x 2 )
ĐTB
mcn
=
3
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
∗ Kiểm tra từ 1 tiết trở lên: Hệ số 2.
∗ Điểm kiểm tra hoc kì không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào
tính điểm trung bình môn theo hướng dẫn phần dưới.
Hệ số các môn học: Các môn Văn – Tiếng Việt và Toán của cấp II và
PTTH không chuyên ban được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung
bình học kì hoặc cả năm.
2.7.2. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực:
2.7.2.1.Cách tính điểm:
Điểm trung bình môn học:
- Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB
mhk
): Là trung bình cộng của điểm
các bài KTtx, điểm các bài KTđk và điểm kiểm tra học kỳ (ĐKT
hk
) sau
khi đã tính hệ số mỗi loại:
- Điểm trung bình cả năm (ĐTB
mcn
): là trung bình cộng của điểm trung
bình học kỳ I với 2 lần điểm trung bình môn học kỳ II tính theo hệ số 2:
Điểm trung bình các môn học kì, cả năm:
- Điểm trung bình các môn của học kì (ĐTBhk): là trung bình môn học
kì tất cả các môn học sau khi đã tính hệ số môn học:
- Điểm trung bình
các môn cả năm (ĐTB
cn
): là trung bình cả năm của các môn học sau khi
đã tính theo hệ số điểm môn học:
2.7.2.2.Tiêu chuẩn xếp loại về học lực:
Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại
học lực được quy thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn
cụ thể như sau:
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 19
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Loại giỏi: là những học sinh có đủ 2 tiêu chuẩn dưới đây: ĐTB các môn
(hoặc cả năm học) từ 8,0 trở lên; trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn
Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 6,5.
Loại khá: ĐTB các môn từ 6,5 trở lên đến 7,9; trong đó phải có ít nhất 1
trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 5,0.
Loại trung bình: ĐTB các môn từ 5,0 trở kên đến 6,4;trong đó phải có ít
nhất 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới
3,5.
Loại yếu: ĐTB các môn từ 3,5 trở lên đến 4,9 không có ĐTB môn nào
bị dưới 2,0.
Loại kém: Những trường hợp còn lại.
Điều chỉnh xếp loại học lực: Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém
làm cho học sinh bị xếp loại học lực xuống 2 bậc trở lên thì học sinh
được chiếu cố chỉ hạ xuống một bậc.
2.7.2.3.Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
i. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại để xét cho học sinh lên lớp:
Cho lên thẳng những học sinh có đủ các điều kiện sau:
Nghỉ học không quá 45 ngày trong 1 năm học.
Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên.
Cho ở lại lớp: Cho ở lại lớp hẳn những học sinh phạm vào 1 trong
những điều kiện sau:
Nghỉ học quá 45 ngày trong 1 năm học.
Có học lực cả năm xếp loại kém.
Có hạnh kiểm và học lực cả năm xếp loại yếu.
Thi lại các môn học và rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm:
Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường xét
cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để
được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức
cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm.
Thi lại các môn học:
∗ Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn đề thi lại các
môn có điểm trung bình cả năm dưới 5.0 sao cho sau khi thi lại có
đủ điều kiện lên lớp.
∗ Điểm bài thi lại của môn nào được dùng để thay thế cho điểm trung
bình môn cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn
cả năm. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các
môn cả năm đạt từ 5,0 trở lên sẽ được lên lớp.
∗ Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất 7
ngày trước khi tổ chức thi lại.
Rèn luyện về hạnh kiểm:
Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện
thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đặt những
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 20
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời
có biệm pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện những
nội dung đó của học sinh. Sau hè, căn cứ vào sự tiến bộ của học
sinh Hội đồng giáo dục xét và xếp loại hạnh kiểm cho những học
sinh này. Nếu được xếp loại trung bình sẽ được lên lớp.
Kết quả đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực cả năm ở lớp cuối
cấp được dùng làm điều kiện để xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp
PTCS, PTTH.
Ngoài việc đánh giá xếp loại các môn đã nêu trên, tuỳ theo yêu cầu và
điều kiện để đẩy mạnh và khuyến khích việc học tập, Bộ sẽ qui định việc
thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ này sẽ được xem xét để đánh giá xếp
loại, hoặc hướng ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt nghiệp.
ii. Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại để khen thưởng:
- Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp loại từ
khá trở lên về cả hai mặt: hạnh kiểm và học lực.
- Tặng danh hiệu học sinh giỏi cho những học sinh được xếp loại giỏi về
học lực và xếp loại khá trở lên về hạnh kiểm.
2.8. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
Chính khóa.
Sinh hoạt dưới cờ.
Lễ hội truyền thống của trường: 23 tháng chạp
Sinh hoạt ngoại khóa.
3. NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM:
Được làm giáo viên đó là ước mơ từ ngày nhỏ của tôi , theo năm tháng ước mơ
ấy càng lớn dần. Và hiện nay khi được đứng ở vị trí của một người thầy tuy chỉ mới
là người thầy thực tập nhưng tôi vô cùng hãnh diện vì ước mơ ấy đang dần trở thành
hiện thực. Lần đầu tiên đến với trường THPT với những giáo sinh thực tập luôn là một
thử thách rất lớn đồng thời đó cũng là một cơ hội. Có thể xem đó là một bước tập
dượt, làm quen dần với những công việc thực tế của một giáo viên trong tương lai để
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 21
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
khi thực sự bước vào nghề không còn lúng túng và nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên đợt thực
tập sư phạm kỳ I cũng là một thử thách rất lớn và đòi hỏi mỗi sinh viên phải thích
nghi với môi trường giáo dục thực tế, biết áp dụng những lý thuyết đã được học một
cách linh hoạt và phù hợp để đạt kết quả tốt nhất để thực hiện được những yêu cầu đó
đòi hỏi nổ lực rất lớn từ những sinh viên mới có thể vượt qua. Mỗi sinh viên thông
qua đợt thực tập sẽ phải đầu tư suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, năng động
hơn, nhiệt tình hơn, rèn luyện khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng truyền đạt
trước học sinh tốt hơn, trau dồi chuyên môn, năng lực phẩm chất của mình. Dù chỉ là
1 tháng thực tập ngắn ngủi nhưng chúng tôi được học hỏi rất nhiều điều bổ ích và có
thêm nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác chủ
nhiệm. Đó sẽ là hành trang mà chúng tôi mang theo khi ra trường, và mãi sau này, khi
trở thành những thầy cô giáo trong tương lai.
3.1. Bài học kinh nghiêm trong công tác giảng dạy bộ môn Toán
Khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, được các thầy cô
trao dồi cho các kiến thức liên quan đến bộ môn mình giảng dạy, em luôn nghĩ
rằng nghề nhà giáo là một nghề nhàn nhã và thanh cao. Nhưng giờ đây khi phải
đối mặt với thực tế tại trường phổ thông, em mới cảm nhận hết được rằng nghề
nhà giáo thật không phải dễ chút nào.
Riêng đối với chính bộ môn của mình thì việc giảng dạy nó thành công không
phải là điều đơn giản. Một bộ môn mang hơi thở của màu sắc kinh tế, của những
con số đơn giản nhưng lại bao hàm rất nhiều điều mới lạ,những điều chủ chốt mà
trong các bộ môn còn lại cũng đều mang nó, tuy có hơi khô khan và cứng nhắc
một chút
Những ngày thực tập tại trường trung học phổ thông Lương Văn Can, em đã rút
ra cho mình những bài học sư phạm quý giá và bổ ích mà mái trường sư phạm
chưa chỉ dạy cho em. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời mình, em đã chính thức
được bước chân lên bục giảng để chuẩn bị trở thành người giáo viên thực sự.
Những bài học mà những thế hệ đi trước truyền cho em đã cho thêm yêu chính
cái nghề mà mình đã chọn.
Thầy giáo hướng dẫn em đã đứng trên vai trò là “thế hệ đi trước truyền cho thế
hệ đi sau” từ những bài học mà mình đã trải nghiệm.Qua một tháng được sự chỉ
bảo ân cần và nhiệt tình của thầy, em đã thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Em đã lấy được niềm tin của chính bản thân mình tiếp tục đi tiếp con đường đã
chọn. Thầy không chỉ truyền lại cho em những nghiệp vụ và kĩ năng trong nghề,
cái mà em cảm nhận lớn lao nhất ở thầy là thầy đã cho em tình yêu nghề nhà
giáo. Đó chính là “nghề giáo là một nghề phải có trái tim”, “Đừng bao giờ nghĩ
đến lương bổng để chọn nghề này, mà hãy nghĩ về học trò và sống vì tình yêu
học trò”
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 22
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Từ cách đi đứng cho đến cách giảng bài cũng như lời ăn tiếng nói cách cư xử
đúng mức, thầy đã hướng dẫn em rất kỹ càng. Nhiều lúc chính bản thân mình,
em cảm nhận được rằng: đó không chỉ là thầy với trò mà như người anh người
chú truyền dạy cho người em người cháu.
Với bộ môn của mình, em đã học được ở thầy từ cách đặt câu hỏi cho học sinh
đến cách giảng dạy. Với những lớp học yếu thầy giảng rất kỹ càng chỉ từng chỗ
sai vì sao sai cho từng học sinh hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ bài học. Những câu hỏi
thầy đưa ra hoàn toàn phù hợp với tất cả học sinh (tính vừa sức chung) chứ
không hướng đến bất cứ học sinh nào trong lớp. Với lớp học khá, thầy lại đổi
phương pháp dạy học đưa học sinh vào khâu đi tìm các ví dụ các bài toán và giải
quyết các vấn đề, bài toán được đặt ra.
Với nội dung bài học mang tính chất trọng tâm, thầy giảng dạy lại một cách kỹ
càng hơn và điều quan trọng là đi từ thực tế cuộc sống chứ không mang tính sách
vở, giáo đỡ.
Điều quan trọng của người giáo viên khi đứng lớp là phải nắm được nội dung
bài giảng thông qua việc soạn giáo án và truyền đạt cho học sinh một cách có
khoa học. Giáo án chính là cái cốt lõi của quá trình dạy học nên soạn giáo án kỹ
là nắm chắc cơ hội thành công.
Trong quá trình dạy người giáo viên phải tập trung sự chú ý nơi học sinh, nhìn
học sinh và điều khiển học sinh đồng thời phải bao quát lớp.
Cách trình bày bảng được thầy hướng dẫn rất kỹ càng sao cho phù hợp và
mang tính thẫm mỹ cao.
Cách sử dụng lời nói trong dạy học là rất quan trọng. Bên cạnh giọng nói to, rõ
ràng phải có ngữ điệu để dễ dàng cho học sinh tiếp thu hơn. Không nên nói quá
tập trung vào một vấn đề mà phải biết vận dụng cho phù hợp.
Việc vận dụng phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm
bảo yêu cầu như tính khoa học, phối màu hợp lý, hình ảnh rõ nét và bài giảng
phải sinh động. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi các kiến thức cập nhật
cho bài giảng.
Khi tổng kết bài học, giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính chất ứng dụng
và kiểm tra nhanh học sinh, để học sinh nắm bài ngay tại lớp.
Trong các trường hợp bài giảng tiến hành kết thúc sớm hơn hoặc trễ hơn thì
vận dụng sử lý tình huống sư phạm để bài giảng có tính khoa học và hiệu quả
hơn.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 23
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
3.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
-Trước hết cần tìm hiểu thông tin về các em, những đặc điểm cơ bản của riêng
mỗi em thì nên ghi nhớ: ví dụ như về hoàn cảnh gia đình của em nào khó khăn,
hoặc mồ côi cha mẹ, hay những em nào thường xuyên đi học muộn, thường
xuyên vắng không phép, thường xuyên gây ồn trong lớp hoặc không học bài
không làm bài cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao? Từ đó tìm cách tiếp cận
trao đổi với các em. Để tìm hiểu được những thông tin đó trước tiên chúng ta có
thể thông qua sổ chủ nhiệm, sổ điểm để tìm hiểu về họ tên, ngày tháng năm sinh,
quê quán học sinh, phụ huynh học sinh, nghề nghiệp, địa chỉ gia đình nhà, học
lực, hạnh kiểm của các em trong học kỳ vừa qua, chú ý em nào học tốt môn gì,
kém môn gì vì nó sẽ liên quan đến môn học yêu thích của các em.
Thường xuyên nói chuyện,hỏi han, tạo sự gần gũi giữa cô và trò. Để việc chủ
nhiệm lớp được thành công thì cần phải tỏ ra thân thiện vui vẻ với các em nhưng
không dễ dãi, cân biết nghiêm khắc trong một số trường hợp cần thiết, thường
xuyên quan tâm trò chuyện tìm hiểu về các em từ đó tạo ra một mối thiện cảm
giữa cô và trò…
- Trao đổi với các thầy cô phòng giám thị để nắm bắt tình hình học sinh, ở đây
sẽ tìm được những thông tin vô cùng quý báu và rất cần thiết cho công tác chủ
nhiệm lớp.
- Bước đầu để tiếp cận với lớp được dễ dàng và chủ động nên làm quen với ban
cán sự lớp, ghi nhớ họ tên, hình dáng và chức vụ hiện tại thông qua đó sẽ tìm
hiểu được những thông tin cũng rất cụ thể của lớp. Và nếu biết cách xử sự khéo
léo thì bộ phận cán bộ lớp sẽ là lực lượng rất đắc lực giúp giáo sinh hoàn thành
công tác chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả. Vì thế cần liên hệ chặt chẽ với những
em học sinh này.
- Sau khi nắm được đặc điểm tình hình của lớp nói chung và của mỗi học sinh
nói riêng thì lên những kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của tuần, của tháng.Tập
trung vào hai nội dung chính là học tập và kỷ luật.
- Về kỷ luật: yêu cầu các em thực hiện theo đúng nội quy của nhà trường thông
qua phong trào thi đua giữa các tổ trong lớp. Bên cạnh đó đối với những học
sinh thường xuyên vi phạm về kỷ luật sẽ có các hình thức thường xuyên nhắc
nhở, đôn đốc kiểm tra, nghiêm khắc phê bình và buộc làm kiểm điểm, về xin chữ
ký của phụ huynh, với những trường hợp vi phạm thường xuyên có thể viết
thông báo cho gia đình.
- Hằng ngày đến lớp vào 15 phút đầu giờ và 25 phút ra chơi giữa giờ để nhắc
nhở đôn đốc các em trực lớp, về các vấn đề học tập, kỷ luật. Đồng thời chia tổ
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 24
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
phụ trách để tìm tìm hiểu, trò chuyện với các em học sinh cá biệt, tìm hiểu
nguyên nhân và giải pháp hướng các em đi vào nề nếp và học tập tốt hơn. Khi có
cơ hội cũng cần nên tìm hiểu các em thông qua gia đình của các em.
Như vậy dù chỉ 1 tháng thực tập ngắn ngủi nhưng có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu từ cô giáo hướng dẫn và chỉ khi tiếp xúc môi trường sư
phạm trên thực tế, với học sinh mới hiểu được.
=> Nhìn chung công tác chủ nhiệm là một công việc vô cùng phức tạp, khó
khăn, mất rất nhiều thời gian và công sức nên đòi hỏi người giáo viên phải hết
sức kiên trì, chủ động và khéo léo để giải quyết công việc một cách nhanh gọn,
đúng đắn và hợp lý, không làm ảnh hưởng đến nề nếp, kỷ cương của nhà trường.
Nhận xét của GVHD :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thầy Nguyễn Văn Tâm
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 25