Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN KHOA TOÁN – TIN

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tâm
Lớp chủ nhiệm : 10A9
SVTT: Đặng Minh Nhựt
Thành phố Hồ Chí Minh-2010

Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Trang
1.PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU:.........................................................................4
2.KẾT QUẢ TÌM HIỂU:....................................................................................5
2.1.Tình hình giáo dục tại Quận 8:.........................................................................5
2.2.Tình hình, đặc điểm nhà trường:......................................................................6
2.3.Cơ cấu tổ chức trường học:............................................................................10
2.4.Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông:..........................................15
2.5.Các loại hồ sơ học sinh...................................................................................16
2.6.Cách đánh giá, xếp loại hạng kiểm và ghi học bạ của học sinh:....................16
2.7.Cách đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh:.........18
2.8.Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:.....................................................22
3.NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM:....................................................................23
3.1.Bài học kinh nghiêm trong công tác giảng dạy bộ môn Toán........................23
3.2.Bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.............................................25
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 2
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Bài thu hoạch là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm, tình hình giáo
dục, giảng dạy và công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, Tp. Hồ
Chí Minh trong một thời gian ngắn ngủi nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và người đọc.
Em xin chân thành cảm ơn:
 Thầy Nguyễn Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá


trình thực tập làm công tác chủ nhiệm cũng như quá trình giảng dạy bộ môn
Toán.
 Thầy Nguyễn Phát Tài–hiệu trưởng nhà trường, Cô Trương Thị Thanh Thủy–
hiệu phó và quý thầy cô, cán bộ công nhận viên các phòng ban của trường
THPT Lương Văn Can đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài thu
hoạch này.

Tp. HCM, ngày 13 tháng 03 năm 2010
Sinh viên thực tập
Đặng Minh Nhựt

Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Minh Nhựt Khoa: Toán – Tin.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 3
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Trường thực tập: THPT Lương Văn Can Lớp chủ nhiệm: 10A9.
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tâm.
1.1. Mục đích tìm hiểu:
 Tìm hiểu tình hình giáo dục quận 8.
 Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục của trường THPT Lương Văn Can.
 Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, cách đánh giá, cho
điểm và cách phân loại học lực và hạng kiểm của học sinh.
1.2. Phương pháp tìm hiểu:
 Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của trường
trung học phổ thông Lương Văn Can từ khi thành lập cho đến nay.
 Nghiên cứu một hồ sơ học sinh như: sổ gọi tên, ghi điểm lớp học, sơ yếu lí lịch
của học sinh.
 Nghe báo cáo về tình hình giáo dục của quận và của trường.
 Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn với các thầy cô
công nhân viên thuộc tất cả các ban ngành của trường, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của thầy Nguyễn Văn Tâm_giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục

cũng như các thầy cô sau:
 Thầy Nguyễn Phát Tài (Hiệu trưởng-Bí Thư Chi Bộ nhà trường).
 Cô Trương Thị Thanh Thủy (Phó Hiệu Trưởng nhà trường).
 Tìm kiếm thông tin thông qua các trang web của Sở Giáo dục và đào tạo thành
phố Hồ Chí Minh, phòng giáo dục quận 8, trường THPT Lương Văn Can.
2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU:
2.1. Tình hình giáo dục tại Quận 8:
2.1.1. Đôi nét về quận 8:
- Trước đây quận 8 là một quận ven thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều kênh
rạch, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, chủ yếu là tầng lớp lao
động bình dân làm những nghề liên quan nhiều đến ghe thuyền.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 4
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
- Hiện nay quận 8 đã ổn định và phát triển về nhiều mặt: Kinh Tế, Chính Trị,
Xã Hội, Giáo Dục đã được xem là quận nội thị đáng trong giai đoạn phát triển
và là một trong 19 quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí
Tây Nam thành phố.
2.1.2. Tình hình giáo dục ở quận 8 trước khi trường THPT Lương Văn
Can được thành lập:
- Quận 8 là nơi có nhiều trường trung học lớn và lâu đời của thành phố như
trường trung học Xóm Củi. Theo thống kê, mỗi năm ở quận 8 có gần 3000 học
sinh học hết cấp tiểu học, nhưng hầu hết đều bỏ học, vì không thể chen chân
vào trường trung học công lập ở bên kia cầu Chà Và hay cầu Chữ Y. Tình
trạng thất học ở lứa tuổi thiếu niên đã khiến các em nhỏ phải vào làm việc vất
vả trong các cơ sở sản xuất với đồng lương ít ỏ, đồng thời cũng dễ dàng đưa
đẩy phần lớn các em đến các tệ nạn xã hội.
- Trước tình hình đó, trong lúc vẫn xúc tiến các công tác cải tiến dân sinh và
chỉnh trang tái thiết gia cư, mối bận tâm lớn nhất của chương trình phát triển
quận 8 là giáo dục: khi qui hoạch các khu chỉnh trang tái thiết, bao giờ cũng
dành một mặt bằng tốt nhất cho nhà trường. Đặc biệt cần cấp bách thành lập

ngay trường trung học công lập tại quận 8 để giải quyết tình trạng mù chữ. Vì
vậy năm 1966 Trường trung học Cộng Đồng Đô Thị Quận 8 được thành lập.
Đến năm 1974 đổi tên thành trường THPT Lương Văn Can.
2.1.3. Tình hình giáo dục ở quận 8 từ khi trường THPH Lương Văn Can
thành lập đến nay:
- Đối tượng phụ huynh và đối tượng học sinh :
+Quận 8 là khu vực vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nhiều
thành phần là người dân lao động phổ thông. Trong tiến trình đô thị hóa,
tình hình phát triển dân số rất nhanh do tỷ lệ tăng tự nhiên và do có nhiều
dân nhập cư với đa số thành phần là dân lao động nghèo. Vì vậy sự quan
tâm đối với con em của một số phụ huynh còn rất ít.
+Trong buổi đầu thành lập, học sinh đến trường chủ yếu là con em của
những gia đình ở quận 8. Những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng trường
lớp và cơ sở vật chất đã kéo theo sự phát triển của giáo dục. Mở thêm
nhiều lớp học, thu nhận nhiều học sinh không chỉ ở quận 8 mà còn ở quận
5.
- Sự phát triển của giáo dục tại quận 8:
+Trong tiến trình đô thị hóa, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo dục
cũng có sự phát triển rất lớn về cơ sở vật chất ( mở thêm nhiều lớp học,
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 5
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
trường học), về số lượng học sinh ( không chỉ có hs ở quận 8 mà còn có
học sinh ở quận 5,quận 3),đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh
nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở quận 8.
+Quận có 17 trường mần non, 20 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ
sở và 4 trường THPT: THPH Lương Văn Can, THPT Tạ Quang Bửu,
THPT Ngô Gia Tự, THPT năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định.
Trong đó có 1 trường mầm non tư thục và một trường mầm non tư thục đạt
chuẩn Quốc gia. Tất cả đều được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng
như đội ngũ giáo viên nhiều năng lực và trách nhiệm.

+Hiện nay quận 8 đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang từng bước tiến
hành phổ cập giáo dục THCS và THPT.
- Xã hội hóa giáo dục:
+Huy động được nhiều nguồn lực và sự quan tâm của tất cả các ban ngành(
mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học, hội ái hữu của cựu học
sinh, hội phụ huynh học sinh…,). hàng năm trao rất nhiều suất học bổng
(mỗi suất trị giá từ 500.000đ đến 800.000đ) cho học sinh nghèo hiếu học,
hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học vì học sinh không có tiền đóng học phí.
+Riêng trường THPH Lương Văn Can hàng năm trích trên 100 suất học
bổng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh vượt tiến. Ở trường còn có chế
độ miễn giảm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+Tuy nhiên quận còn có nhiều tồn tại sau:
+Số lượng thanh niên từ 15 đến 20 tuổi, bỏ học được huy động vào các lớp
phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông còn ít, chưa đạt
yêu cầu.
+Việc tổ chức các lớp phổ cập bậc trung học cũng chưa đạt hiệu quả cao
2.2. Tình hình, đặc điểm nhà trường:
2.2.1. Tiểu sử Lương Văn Can
- Lương Văn Can (1854-1927), tên tự là Ôn Như, hiệu là Sơn Lão, là nhà cách
mạng Việt Nam, là một trong những người sáng lập ra và làm hiệu trưởng
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 6
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
trường Đông Kinh nghĩa thục năm 1907. Ông quê ở làng Nhị Khê, bây giờ là xã
Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
- Năm 1871, khi 17 tuổi, Lương Văn Can đỗ thi Hương, vào tới tam trường.
Năm 1875, ông thi đỗ Cử nhân, nhưng do bố mất, năm sau ông không đi thi Hội
nữa. Sau đó ông ở nhà cưới vợ là bà Lê Thị Lễ, và tới năm 25 tuổi (1879) ông
mở trường dạy học tại số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội. Vì đỗ cử nhân, ông thường
được gọi là "cụ Cử Can".
- Vào thời điểm này Việt Nam đang ở nằm trong thế suy vong và đứng trước họa

xâm lăng của người Pháp. Là nhà nho yêu nước, ông đã học hỏi theo sách của
các nhà tư tưởng tiến bộ của phương Đông như: Khang Hữu Vi, Lương Khải
Siêu, ... lẫn phương Tây như: Voltaire, Montesquieu, ... nhằm tìm con đường
canh tân đất nước. Khi thấy cuộc cải cách Minh Trị thành công trên đất Nhật
Bản, học tập người Nhật, ông cùng bạn bè tìm cách thành lập một trường học,
theo kiểu trường Khánh Ưng nghĩa thục của Phúc Trạch lập ở Nhật, để làm cuộc
cách mạng về văn hóa, đồng thời tuyên truyền lòng yêu nước, tinh thần chống
Pháp trong dân chúng Việt Nam. Với mục đích đó, năm 1907 trường Đông Kinh
nghĩa thục ra đời ở 10 Hàng Đào, và căn nhà ông ở phố Hàng Đào cũng trở
thành nơi học. Từ trường Đông Kinh nghĩa thục này ở Hà Nội, phong trào Đông
Kinh nghĩa thục lan đi rất nhanh và sâu rộng tới các tỉnh như: Hà Đông, Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Nam,... làm thực dân Pháp lo sợ.
2.2.2. Lịch sử hình thành trường THPT Lương Văn Can
- Theo tinh thần “do dân và cho dân”, chương trình phát triển quận 8 đã thành
lập ủy ban vận động thành lập trường gồm hiệu trưởng các trường tiểu học, một
số giáo chức công cũng như tư trong quận 8 và đại diện phụ huynh học sinh.
- Để chuẩn bị thành lập trường, chương trình phát triển quận 8 đã họp và thống
nhất với nhau về các điểm sau:
Hiệu trưởng là thấy Uông Đại Bằng lúc đó mới 27 tuổi.
Trường chỉ dành cho các em ở quận 8.
Mặt bằng, cơ sở vật chất, nhân viên điều hành, giám thị do địa phương lo. lúc
đầu chương trình phát triển quận 8 đứng tạm giúp nhưng sau này hội PHHS
đứng ra lãnh trách nhiệm đó.
- Cuối tháng 9/ 1966 trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh đầu tiên vào lớp Đệ nhất.
lúc đó chương trình phát triển quận 8 đứng ra tổ chức kỳ thi, mượn phòng thi
của trường tiểu học Xóm Củi, nhờ các thấy cô của các trường Tiểu học làm giám
thị và giám khảo.
 Thi tuyển sinh gồm 3 môn: Văn, Toán và câu hỏi thường thức do Trung
Nha Học gửi xuống cho văn phòng Chương trình đánh máy và quay
video.

 Lấy 480 em cho 2 lớp Đệ Lục và Đệ Thất. điểm chuẩn lúc bấy giờ rất
thấp. chỉ 4.5 điểm.
 Các em học sinh đầu tiên nhập học vào thứ năm, ngày 20/10/1966.
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 7
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
- Năm 1972 để đánh dấu 2 lớp đầu tiên thi tú tài và tốt nghiệp, Hội đồng giáo sư
đã quyết định tổ chức Ngày Truyền Thống vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm
giúp các em sắp ra trường có những kỷ niệm đẹp thời học trò, đồng thời có thêm
niềm tự hào về mái trường thân yêu của mình.
- Năm 1974, theo yêu cầu của Trung Nha Học, Hội đồng giáo sư của trường đã
chọn tên một danh nhân để đặt tên cho trường, tên nhà giáo yêu nước Lương
Văn Can, một trong những người sáng lập đồng thời là hiệu trưởng trường Đông
Kinh Nghĩa Thục năm 1907, được chọn. từ đó đến nay, trường Trung học Cộng
Đồng Đô Thị Quận 8 được mang tên: Trường THPT Lương Văn Can.
- Các đời hiệu trường nhà trường:
Cho tới nay (năm 2010) trường THPT Lương Văn Can đã trải qua 4 đời Hiệu
trưởng. Bao gồm:
• Thầy Uông Đại Bằng
• Cô Hông Đào Hoa
• Thầy Hà Văn Khoan
• Thầy Nguyễn Phát Tài.
2.2.3. Tình hình, đặc điểm chung của Trường THPT Lương Văn Can
- Lương Văn Can là một rong những trường trọng điểm của quận 8, được tặng
bằng khen là trường có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ năm học của Uỷ
Ban Nhân Dân TP HCM. Cựu học sinh của trường có những người đã thành đạt,
như: PGS TS Trần Hoàng Ngân ra trường năm học 1981 – 1982, hiện nay là
trưởng khoa Ngân hàng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp và con gái của ông ta iện
nay cũng đang học ở trường. trong trường có khoảng 20 giáo viên và cán bộ
công nhân viên là cựu học sinh của trường.
- Đặc biệt học sinh trường Lương Văn Can có truyền thồng nghèo nhưng hiếu

học. hàng năm, có rất nhiều học sinh nhận được học bổng: học sinh nghèo hiếu
học, học sinh vượt tiến. có những học sinh tốt nghiệp phổ thông vào ở trường đại
học, vừa đạp xích lô, vừa đi làm thêm để kiếm tiền ăn học, vẫn tốt nghiệp đại
học loại xuất sắc và có việc làm ổn định, là những người thành đạt trong xã hội.
Và trong đó có một số tấm gương tiêu biểu như:
 Trần Hoàng Ngân
-Trần Hoàng Ngân, trưởng ban liên lạc cựu học sinh Lương Văn Can được bổ
nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học kinh tế Tp.HCM.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ năm 10/7/2008 có đưa tin: “Bộ trưởng Bộ giáo dục
đào tạo đã bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân và Phó giáo sư, Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Định. Trước khi được bổ nhiệm chức danh phó hiệu trưởng, Phó
giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân là trưởng khoa ngân hàng, còn Phó giáo sư,
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Định là trưởng khoa tài chính doanh nghiệp của Trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.”
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 8
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
Trần Hoàng Ngân từ những năm dưới mái trường THPT Lương Văn Can đã nổi
tiếng là học giỏi, ham mê hoạt động xã hội. Sau khi tốt nghiệp THPT, Anh Ngân
thi đậu vào Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Anh cũng là
người sinh viên duy nhất được bảo vệ luận văn tốt nghiệp của khóa 1981-1985,
được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và hiện nay là Phó giáo sư, Tiến sỹ,
“Tân” Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Đức Hoàng
Sáng 3-7, tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên
(TP.HCM) có một người cha bồng thí sinh khuyết tật hai
tay và hai chân từ dưới đất lên tận lầu bốn khu nhà C để
làm thủ tục. Đó là thí sinh Nguyễn Đức Hoàng, ngụ ở
Q.8, TP.HCM (ảnh). Mẹ Hoàng cho biết từ năm lên 7
tuổi, mỗi ngày đi học về Hoàng than mỏi tay chân, cứ

như vậy từ từ hai chân không thể cử động, rồi đến hai tay.
Cả nhà chở Hoàng đi khám bác sĩ thì được biết bị bệnh
yếu cơ. Cha mẹ khuyên Hoàng nên nghỉ học vì sợ Hoàng
mặc cảm nhưng em một mực không chịu, đòi đi học. Từ
lớp 1-9 Hoàng đều đạt học sinh giỏi. Hoàng lên cấp III, cha em phải nghỉ làm để
có thời gian đưa đón em đi học tại Trường THPT Lương Văn Can. Trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT vừa rồi, Hoàng được 46 điểm.
 Lưu Quỳnh Như
-Chung kết Hùng biện tiếng Anh "Du học Australia - Khám phá tiềm năng".
Trong hai ngày 12 và 13-5-2007, vòng chung kết cuộc thi Hùng biện tiếng Anh
lần thứ 5 chủ đề "Du học Australia - Khám phá tiềm năng" do Cơ quan Giáo dục
quốc tế Australia tại Việt Nam (AEI Vietnam) kết hợp với VTV2 tổ chức đã tìm
được người chiến thắng. Trải qua ba vòng thi: bốc thăm - nói theo chủ đề, ứng
khẩu, phỏng vấn trực tiếp, ban giám khảo đã chọn được tám thí sinh vào vòng
chung kết. Tại TP.HCM, giải nhất là Trần Thị Thanh Tú (lớp 10 chuyên Anh
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); giải nhì là Lưu Quỳnh Như (lớp 11A12
Trường THPT Lương Văn Can); giải ba là Ngô Thị Trúc Quỳnh (lớp 10 chuyên
Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) và Phạm Anh Thư (lớp 10 chuyên
Anh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM)
2.3. Cơ cấu tổ chức trường học:
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của trường:
a. Tổ chức vê nhân sự
 Về Đảng: Chi bộ Đảng gồm 15 người.
- Bí thư chi bộ: Thầy Ngyễn Phát Tài.
- Phó Bí thư: Cô Trương Thị Thanh Thủy
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 9
Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo duc GVHD: Nguyễn Văn Tâm
 Về Công Đoàn:
- Chủ tịch công đoàn: Cô Nguyễn Thị Kim Trang.
 Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

- Trợ lý thanh niên: Thầy Ngô Kiến Ý
- BCH Đoàn trường gồm 7 người (là học sinh của trường ):
• Bí thư đoàn trường: Nguyễn Ngọc Trường Thịnh
• Phó bí thư: Lâm Nguyệt Linh
• Ủy viên: gồm 5 ủy viên
 Về tổ chức hành chính:
- Ban giám hiệu: quản lý, tổ chức, kiểm tra hoạt động của thầy cô, học
sinh trong công tác dạy học. Bao gồm:
• Thầy Nguyễn Phát Tài (hiệu trưởng).
• Cô Trương Thị Thanh Thủy (hiệu phó chuyên môn)
• Thầy Nguyễn Tấn Sỹ (hiệu phó kỷ luật)
- Tổ Văn Phòng: gồm 23 công nhân viên, tổ trưởng: thầy Nguyễn Tấn Sĩ
 Đội ngũ giáo viên, công nhân viên, các ban ngành
- Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường là 119 người (biên
chế: 104, hợp đồng trường: 12)
- Tổng số giáo viên (kể cả hợp đồng) là 99.Trong đó GV nữ : 64/99
- Trình độ trên chuẩn là 3.
- Trình độ chuẩn là 97.
- Bao gồm 11 tổ chuyên môn :
• Tổ Anh Văn: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: cô Võ Tuyết Dung
• Tổ Văn: gồm có 14 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Ngọc Kim Lệ
• Tổ Toán: gồm có 15 giáo viên tổ trưởng: thầy Trần Tỷ
• Tổ Lý: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: thầy Trần Văn Long
• Tổ Hóa: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Văn Giàu
• Tổ Sinh: gồm có 7 giáo viên tổ trưởng: cô Huỳnh Thị Cẩm Hạnh
• Tổ Sử: gồm có 6 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Kim Trang
• Tổ Địa: gồm có 6 giáo viên tổ trưởng: cô Trịnh Thị Uyên
• Tổ Kĩ thuật: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Quý Hùng
• Tổ TD-Công dân: gồm có 11 giáo viên tổ trưởng: thầy Uông Văn Ái Đức
SVTH: Đặng Minh Nhựt Trang 10

×