Định mức lao động trong phục vụ nhiều máy
Phục vụ nhiều máy là phục vụ của một hay một nhóm người lao động trên nhiều máy,
trong đó thời gian máy tự do được sử dụng để thực hiện các công việc ở các máy khác.
Điều kiện cơ bản để tiến hành phục vụ nhiều máy là:
Tmtđ
≥ 1
Tbv
Ở đây:
Ttmđ: thời gian máy tự động không cần sự có mặt của người lao động trong chu kỳ hoạt
động của máy hoặc trong khoảng thời gian quy ước.
Tbv: thời gian bận việc của người lao động trong chu kỳ hoạt động của máy hợc trong
khoảng thời gian quy ước.
1. Phân loại phục vụ nhiều máy.
1.1. Theo mức độ tự động hoá của máy:
Được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các máy (thiết bị) vạn năng không ngắt tự động khi kết thúc nguyên
công. Ví dụ như máy tiện sau kết thúc hành trình cắt, mát tiện không tự ngắt mà
người lao động phải tự ngắt.
- Nhóm 2: gồm các máy vạn năng có ngắt tự động khi kết thúc nguyên công. Ví dụ
như: máy tiện CNC, khi người lao động lập trình chu trình hoạt động cho máy. Máy
sẽ tự động làm theo các bước đã được lập và dừng lại khi hoàn thành bước cuối cùng.
- Nhóm 3: gồm các máy bán tự động. Ở đây chu trình gia công được thực hiện bằng
chế độ tự động, còn việc lắp và tháo đối tượng lao động được thực hiện bằng thủ
công.Ví dụ như: máy đột dập. Người lao động phải đưa đối tượng lao động đến vị trí
dập, sau khi kết thúc dập người lao động phải lấy sản phẩm được dập thành và đối
tượng lao động ra.
- Nhóm 4: gồm các mày tự động với sự lắp đặt và cố định đối tượng lao động được tiến
hành tự động, còn việc việc tháo dỡ sản phẩm được tiến hành theo chu kỳ sau khi gia
công được một khối lượng sản phẩm nhất định. Ví dụ như: máy đóng gói tự động.
Chai theo băng truyền đến vị trí đóng lắp chai và được đóng lắp ở đây, sau đó tiếp tục
theo băng truyền đến nơi thu hồi sản phẩm. Tại đây chai được người lao động đưa
vào các thùng (hòm) chứa.
- Nhóm 5: gồm các máy tự động với sự tháo dỡ đối tượng lao động được tiến hành theo
chu kỳ bằng các bể chứa, băng tải. Ví dụ như: máy đóng gói tự động. Tối tượng lao
động sau khi theo băng truyền đến vị trí đóng gói và được đóng gói, đối tượng lao
động tiếp tục theo băng truyền tự động đến thùng chứa sản phẩm
1.2. Theo hình thức tổ chức lao động:
Ở đây một vùng phục vụ nhất định do một đội, tổ (nhóm) hoặc cá nhân phục vụ.
Ví dụ như: dây chuyền sản xuất tôm đông lạnh, khi những người công nhân sản xuất trên
dây chuyền bóc vỏ những con tôm thì có những công nhân phụ phục vụ việc vận chuyển tôm
chưa được chế biến lên băng chuyền.
1.3. Theo phương pháp phục vụ
Có 3 phương pháp:
- Phương pháp quan sát: người lao động vừa theo dõi toàn bộ các máy vừa xác định sự
cần thiết phải phục vụ ở từng máy. Ở đây có 2 phương án phục vụ: không có sự ưu
tiên (máy được phục vụ theo thứ tự thời gian xuất hiện yêu cầu) và có sự ưu tiên (thứ
tự phục vụ được xác định theo giá trị và mức độ làm việc của máy)
- Phương pháp hành trình: công nhân phục vụ máy theo một hành trình đã định trước.
Ví dụ: trong dây chuyền sản xuất giấy. Giấy thành phẩm được máy cuộn lại và đến
trọng lượng nhất định phải được tiến hành cắt giấy và đưa cuộn giấy ra khỏi dây
chuyền, mặt khác đưa lõi cuộn giấy vào vị trí để cuộn giấy thành phẩm.
- Phương pháp hành trình – quan sát: công nhân vừa đi theo hành trình vừa quan sát, nó
thường có trong ngành chế tạo máy khi phục vụ các máy có thời gian bận việc như
nhau hoặc khi phục vụ các mày khác trong dây chuyền sản xuất. Ví dụ như công nhân
đứng máy dệt, một công nhân phục vụ nhiều máy, công nhân này vừa đi vừa quan sát
xem máy nào bị đứt chỉ thì nối lại.
1.4. Theo phạm vi phục vụ
Được phân chia thành 2 loại:
- Phạm vi phục vụ cố định
- Phạm vi phục vụ cố định dự trữ: cho phép bảo đảm sử dụng thiết bị hợp lý hơn khi
tạm thời không có mặt của công nhân.
1.5. Theo chức năng phục vụ của người lao động.
Có thể có 3 phương án sau:
- Phương án 1: Công nhân chính htực hiện những công việc tác nghiệp và phục vụ tổ
chức nơi làm việc.
- Phương án 2: Công nhân chính thực hiện toàn bộ những công việc tác nghiệp, chuẩn
kết, phục vụ tổ chức và kỹ thuật nơi làm việc.
- Phương án 3: Công nhân chính thực hiện những công việc tác nghiệp, phục vụ tổ
chức và kỹ thuật nơi làm việc.
Việc công nhân cính thực hiện một phần chức năng của công nhân phụ và công nhân phụ
thực hiện một phần chức năng của công nhân phục vụ nhiều máy sẽ làm tăng năng suất
lao động, cải tiến sử dụng thiết bị nâng cao nội dung phong phú của lao động và tay nghề
của công nhân.
1.6. Theo nhịp điệu làm việc chung của các máy.
Có thể chia thành:
- Phục vụ một số máy không liên quan đến nhịp điệu làm việc chung của các máy khác
- Phục vụ nhi ều máy có chung nhịp điệu làm việc v