Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoạt động trải nghiệm 6 - Tuần 6 (tiết 17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.34 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 07/10/2021 CHỦ ĐỀ 2: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH – THÁNG 10 MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận ra sự thay đổi tích cực và những giá trị của bản thân, giới thiệu được đức tính đặc trưng và thể hiện sự tự tin về bản thân. - Gìn giữ tình bạn và xử lú được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè. - Thể hiện được tình cảm yêu thương và ứng xử phù hợ với các thành viên trong gia đình. - Sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.. TRỞ THÀNH NGƯỜI LỚN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được các biến đổi về đặc điểm bề ngoài của bản thân. - Nhận biết và trình bày được với thầy cô, các bạn về những đặc điểm tính cách, năng lực của bản thân. - Nhận biết được ý nghĩa của tình bạn. 2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập - Giao tiếp và hợp tác: Biết cách xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra cách khắc phục những điểm yếu, phá huy điểm mạnh của bản thân; hình dung ra bản thân trong tương lai để có phương hướng phấn đấu, rèn luyện; xử lí tình huống mâu thuẫn với bạn bè. - Thích ứng với cuộc sống: Khắc phục nhược điểm, lập kế hoạch rèn luyện bản thân để đạt được mục tiêu. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân. - Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động. - Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. - Trung thực: Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bày tỏ cảm xúc tích cực với bản thân - Nhân ái: Nhận ra điểm tốt, đáng yêu của bạn bè và trân trọng những điều đó. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Đọc tài liệu về tuổi dậy thì: đặc điểm thể chất, đặc điểm tâm lí của HS..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đọc kĩ hướng dẫn tiến hành hoạt động, nắm vững các bước của hoạt động. 2. Đối với HS: Sgk, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc trước bài GV yêu cầu. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT XỬ LÍ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ A. Hoạt động khởi động (mở đầu) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV cho HS hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” – Mộng Lân c. Sản phẩm: HS hát d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS hát và dẫn dắt vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Những người bạn tốt a. Mục tiêu: - Hiểu đúng thế nào là người bạn tốt và nêu được những dấu hiệu của người bạn tốt. - Thực hiện những hành động tốt đối với bạn. b. Nội dung: Thảo luận tình huống. Thảo luận cặp đôi về các bức tranh trong sách giáo khoa. c. Sản phẩm: Phiếu học tập và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 5. Những người bạn tốt - Để trở thành những Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát bức tranh và người bạn tốt, mỗi cá cùng thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm: nhân cần biết quan tâm + Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều gì? đến bạn mình, sẻ chia + Người bạn tốt thường có tính cách gì? những vui buồn cùng + Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như nhau, giúp đỡ nhau trong thế nào? học tập và cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát tranh. - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ cảm nhận trước lớp. - GV lắng nghe, hỗ trợ (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt vấn đề. NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra tình huống: Khánh và Hải là đôi bạn thân. Hôm vừa rồi khi làm bài kiểm tra, Hải có hỏi về đáp án nhưng Khánh không trả lời bạn. Sau hôm đó, Hải có vẻ giận và không nói chuyện với Khánh. - Nếu là Khánh, em sẽ nói gì với Hải? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, suy nghĩ về tình huống. - HS thảo luận cặp đôi theo bàn. - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một vài cặp đôi chia sẻ về cách giải quyết tình huống của nhóm mình. - GV lắng nghe, hỗ trợ (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt vấn đề. Hoạt động 2: Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè a. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - HS nhận biết, phân tích được các tình huống mâu thuẫn nảy sinh trong tình bạn. - Biết cách xử lí mâu thuẫn một cách hài hoà, giữ gìn được tình bạn. b. Nội dung: Thảo luận về cách xử lí các tình huống mâu thuẫn. c. Sản phẩm: Phiếu học tập và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. DỰ KIẾN SẢN PHẨM 6. Xử lí tình huống mâu thuẫn. - GV giao nhiệm vụ cho HS:. trong quan hệ bạn bè. + Quan sát bức tranh và đưa ra tình huống có Để có được tình bạn tốt, mỗi cá nhân vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.. cần biết khéo léo ứng xử để giải quyết. + Thảo luận các xử lí phù hợp.. các vấn đề có thể nảy sinh.. + Chia sẻ cách giải quyết những tình huống Khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ đó.. bạn bè, chúng ta không nên im lặng. + Người bạn tốt sẽ giải quyết như thế nào? dẫn đến mất đoàn kết. Chúng ta cần: Tại sao?. - Cùng bạn giải quyết những vấn đề. Phiếu học tập (Phụ lục). khúc mắc, nảy sinh một cách thiện. - Học sinh hoạt động nhóm theo hình thức chí. khăn trải bàn.. - Gặp bạn nói chuyện chân thành và. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. thẳng thắn.. - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.. - Lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị. - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần).. trí của bạn để thấu hiểu, đồng thời nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn luận. đề xảy ra.. - HS chia sẻ cảm nhận trước lớp.. - Kiên định từ chối mọi sự rủ rê, lôi. - GV lắng nghe, hỗ trợ (nếu cần).. kéo làm việc không nên của bạn.. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Khi bị ép buộc, bắt nạt cần phải tìm vụ học tập. kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và thầy. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vấn đề.. cô..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHỤ LỤC Tình huống. Mô tả. Cách xử lí. Mâu thuẫn về tính cách Mâu thuẫn trong học tập Mâu thuẫn trong vui chơi C. Hoạt động: Luyện tập (Thực hành xử lí vấn đề nảy sinh) a. Mục tiêu: vận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mới để đề xuất cách giải quyết các tình huống một cách phù hợp. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh d. Tổ chức thực hiện - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm không quá 8 người. - Yêu cầu các thành viên trong nhóm thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết hai tình huống trong SGK. Mỗi nhóm sắm vai trước lớp một trong hai tình huống sau: Tình huống 1: Từ đầu năm học, Hương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở trường Tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai – một bạn mới quen, mà không để ý gì đến mình nên rất giận Lan. Lan không hiểu vì sao Hương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Hải và Nam chơi thân với nhau từ khi còn là học sinh Tiểu học. Nam rất ham chơi điện tử. Một lần, Nam rủ Hải đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi. Nam nói: “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với cậu nữa”. Nếu là Hải, em sẽ làm gì? GV yêu càu đại diện từng nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình. Khuyến khích HS trong nhóm tham gia nhận xét, đặt câu hỏi. Cùng HS phân tích những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong cách giải quyết tình huống của từng nhóm. GV nhận xét đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và kết luận: Không nên né tránh khi có khúc mắc với bạn mà cần chân thành, thiện chí trao đổi để.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> giải quyết. Khi bạn ép buộc, dọa nạt để mình phải làm theo ý họ thì cần dũng cảm tự bảo vệ bản thân cũng như chính kiến của mình. D. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn một cách thiện chí, phù hợp với bối cảnh xảy ra tình huống. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động sau giờ học dưới đây - Rèn luyện để thay đổi thói quen dung lời nói, hành động thiếu thân thiện trong việc giải quyết mâu thuẫn với bạn. - Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thiện chí. - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/kinh nghiệm học được sau khi tham gia các hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×