Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

CƠ sở lí LUẬN về PHỐI hợp NHÀ TRƯỜNG và CỘNG ĐỒNG TRONG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.62 KB, 59 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG
ĐỒNG TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO TRẺ 5-6 TUỔI


Cơ sở lý luận
Sơ lược vài nét nghiên cứu trên thế giới
- L.S Vugotsky cho rằng“căn cứ vào đứa trẻ khi chúng
có những kinh nghiệm sẵn có, nhà giáo dục có thể đón trước
sự phát triển của trẻ để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp
và hiệu quả. Trong cuộc sống, mỗi mỗi người sẽ có kinh
nghiệm và nền tảng khác nhau, trong mỗi người đều có tiềm
năng. Nhà giáo dục nếu biết hỗ trợ những tiềm năng thì con
người sẽ giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống.
Mỗi cá nhân, nếu được thử thách, được tương tác trong mối
quan hệ xã hội, họ có thể tích lũy kinh nghiệm nền tảng trong
hiện tại, từ đó điều chỉnh và làm phong phú thêm các kinh
nghiệm đã tích lũy. L.S Vugotsky cho rằng, cần phải học qua
làm và dựa trên những kinh nghiệm sẵn có.”[10, tr.8].
- Theo J. Piaget: “trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt cần
phải thông qua hành động, những kiến thức mới, những bài
học tích lũy cho bản thân trẻ có được khi trẻ tương tác với
môi trường”.“Ông đánh giá cao vai trò của hành động, trẻ
trong hoạt động cần phải tương tác với môi tường, với các
thành viên trong cộng đồng để hình thành trí thông minh, dựa


trên sự tích lũy kinh nghiệm của trẻ. J. Piaget nhấn mạnh tới
vị trí quan trọng của kinh nghiệm và hoạt động để từ đó điều
chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, ông lại không đề cập
đến vai trò của các thành viên khác trong quá trình hoạt


động.”[10, tr.8].
- C. Rogers cho rằng“học tập qua trải nghiệm là một nội
dung quan trọng để hoàn thiện nhân cách con người, trong quá
trình đó có cá nhân tham gi và được đánh giá bởi người học, các
hiệu ứng rộng rãi đến người học”[11, tr.10].
- Kurt Lewin khẳng định“học tập tốt nhất là trong môi
trường và trong những kinh nghiệm cụ thể, học tập trải
nghiệm giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm và những kỹ năng cần
thiết trong cuộc sống.”[10, tr.8].
- John Deway“nhấn mạnh đến trẻ em khi chúng đến
trường để học tập và trẻ em cần được sống trong một cộng
đồng, nơi mà chúng được tiếp nhận kinh nghiệm thực tiễn,
hình thành và phát triển năng lực của mình từ cộng đồng.
Kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng, nhất là mối quan hệ
giữa kinh nghiệm cá nhân với hoạt động học. Trong quá trình
trải nghiệm, cần phải hiểu trải nghiệm sẽ diễn ra ra sao để từ


đó nhà giáo dục tổ chức và thiết kế hoạt động giáo dục để
mang lại lợi ích cho cá nhân. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ
sẽ tích lũy kinh nghiệm, chính trong quá trình trải nghiệm kế
tiếp nhau mà trẻ hình thành nên kỹ năng và những phẩm chất
đạo đức cần thiết. Bên cạnh đó, nhà giáo dục cần phải thể hiện
vai trò của mình khi thiết kế và tổ chức trải nghiệm cho trẻ để
trẻ hòa nhập vào xã hội.”[12, tr.11].
- Widehorizon (Chân trời rộng mở)“là một trung tâm
giáo dục trải nghiệm ở thành phố London của nước Anh đã tổ
chức các hoạt động trải nghiệm đều hướng đến trẻ em, trẻ sẽ
được trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu mạo hiểm. Các
em học sinh hứng thú, kích thích, vui vẻ với những khóa học

và hoạt động về phiêu lưu - mạo hiểm. Về cơ sở vật chất,
trung tâm trang bị đầy đủ, như về phòng học, vườn/công viên;
bếp; nơi đỗ xe; sân chơi; thiết bị đo thời tiết; khu hoang dã
nhân tạo. Muông thú; nghệ thuật và thiết kế; trường học về
rừng; môi trường sống; các loài thú vật, cây cỏ; bản đồ và
định hướng; thu gom vật liệu, phế thải; đất và đá; các mùa;
nghề xây dựng... là các hoạt động trải nghiệm dành cho trẻ.
Nội dung giáo dục cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa
dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng


nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh
sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức
khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh
các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…”[3, tr.10].
- Singapore:“Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương
trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường
phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật,
những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…”
- Đức:“Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các
kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho
trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học
từ kinh nghiệm của chính mình.”
- Trong các nhà trường ở Hàn Quốc, “hoạt động giáo dục
trải nghiệm là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học trên lớp,
có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học; được
thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có
định hướng tương lai với sự phát triển toàn diện nhân cách và
có sức sáng tạo; biết vận dụng một cách tích cực các kiến thức
đã học vào thực tế; đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi

người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản


mang tính chất hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá
nhân, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng
tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.”
- Nhật:“Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự
thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để
khuyến khích trẻ sáng tạo.”
Sơ lược vài nét nghiên cứu trong nước
-“Xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm
trong dạy học, Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đề cập đến
vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh như
là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.”
-“Người đầu tiên nghiên cứu phát triển ứng dụng Lý
thuyết Hoạt động vào nhà trường chính là GS.VS. Phạm Minh
Hạc. Theo ông, thông qua hoạt động của chính cá nhân, bản
thân mới được hình thành và phát triển. Như vậy, trong học
tập và giáo dục, rèn luyện, việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo, lĩnh hội các giá trị xã hội là hoạt động của người học.
Con người có tự hoạt động mới biến kiến thức, kinh nghiệm
mà xã hội tích lũy được thành tri thức của bản thân.”


-“Bài viết của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống nghiên cứu
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – kinh nghiệm quốc tế và
vấn đề của Việt Nam”. Trong đó, tác giả giới thiệu kinh
nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục
phổ thông nước Anh và Hàn Quốc. Đây đều là những nước đã

đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình đào tạo
từ sớm và đạt được những kết quả to lớn. Hoạt động trải
nghiệm diễn ra với nhiều hình thức như: hoạt động câu lạc bộ,
tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã
ngoại, hội thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu hay hoạt
động chiến dịch, hoạt động nhân đạo…”
- Bài viết của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, ĐHGD ĐHQGHN “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góc nhìn từ lí
thuyết và học từ trải nghiệm” có đề cập đến sự khác biệt giữa
học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải nghiệm.
Trong đó, “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua
làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc
cá nhân”. Tác giả cũng đưa ra mô hình và chu trình học từ trải
nghiệm của David Kolb và vận dụng lý thuyết “Học từ trải
nghiệm” của Kolb vào việc dạy học và giáo dục trong trường
học.“Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng


ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để
phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học
phải trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động
giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân
trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với
thực tiễn cuộc sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy
thêm và dần chuyển hóa thành năng lực…”
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia
của cộng đồng của các tác giả khác đã tổng hợp những quan điểm
lí luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm vụ phối hợp của Nhà
trường - Gia đình - Xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục:
- Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định “sự nghiệp

GD của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác, mà
phải có sự chung sức của các lực lượng xã hội cùng tham gia
vào sự nghiệp GD nước nhà, tạo nên một xã hội học tập.”
Phạm Tất Dong trong“Phát triển giáo dục hướng tới
một xã hội học tập” đã đề cập đến“các vấn đề xã hội học tập
và những vấn đề cơ bản trong cấu trúc của nó; cấu trúc của xã
hội học tập; tình hình phát triển giáo dục giai đoạn 2000 -


2010 theo chủ trương xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng xây dựng xã hội
học tập.”
- Tác giả Võ Trung Minh, (2014), với “Vận dụng mô
hình giáo dục trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học ở tiểu
học”, Tạp chí Giáo dục, số 332, tr, 23-25.
- Tác giả Võ Trung Minh, (2012), “Kết quả giáo dục trải
nghiệm nhằm giáo dục môi trường cho học sinh qua dạy học
môn khoa học ở tiểu học”, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học giáo
dục Việt Nam.
- Phạm Sĩ Nam, (2012), “Tổ chức hoạt động học tập trải
nghiệm của học sinh – Khâu then chốt trong tiến trình vận
dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông”, Tạp
chí khoa học Giáo dục, số 78, tr.14-17.
- Chu Thị Hồng Nhung, (2014), “Tổ chức các hoạt động
giáo dục kinh nghiệm xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa học
giáo dục, mã số V2013-09.


- Hoàng Thị Phương, (2003), “Một số biện pháp giáo

dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi”, Luận án
tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục.
- Đặng Thị Phương Phi, (2008), “Chuẩn bị về mặt xã hội
cho trẻ mẫu giáo lớn sẵn sàng đi học lớp 1 ở Đồng bằng sông
Cửu Long”, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục.
- Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng giáo
dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: "Giáo dục trong nhà trường
chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong
gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt
hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu
giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng
không hoàn toàn” ( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng
trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957).
- Quyết định 149/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án "phát
triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" “Việc chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối
hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi
trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha


mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hoá phương thức chăm
sóc và giáo dục trẻ em”.
- Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết
định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 47:“Trách nhiệm của
gia đình thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để được thông báo kịp thời tình hình
của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, lớp

mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ góp phần nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.”
“Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết
định số 14 /2008/QĐ-Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 07 tháng 4
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 46.
Trách nhiệm của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập Phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và
cá nhân có liên quan nhằm: Tuyên truyền phổ biến kiến thức
khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện
phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Huy động
các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục


mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.”
Các khái niệm cơ bản của đề tài
Cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm xã hội cùng chung một môi
trường, có cùng chung một mục đích, cùng tương tác và có
mối quan tâm chung.
Phối hợp
“Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc
chung.”
Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội
Khi nói“phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội là ta nói
đến hoạt động của hiệu trưởng, của nhà trường trong việc tổ
chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện xã

hội hóa giáo dục, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động,
tích cực của nhà trường trong hoạt động này. Để phối hợp có
hiệu quả, hiệu trưởng phải xác định những lĩnh vực hoạt động


chung; trong mỗi lĩnh vực ấy nội dung phối hợp là gì? mỗi tổ
chức phải làm gì? có trách nhiệm nào? Phối hợp nhà trường,
gia đình và xã hội hay huy động cộng đồng tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình vận động
(động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên
trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà
trường, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo viên, tạo môi
trường giáo dục thống nhất nhà trường - gia đình - xã hội, đến
việc tham gia giáo dục trẻ. Nội dung của việc huy động cộng
đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường nằm trong
việc tìm hiểu câu trả lời của các câu hỏi: Phối hợp nhà trường,
gia đình và xã hội hướng vào những mục đích nào? Phối hợp
nhà trường, gia đình và xã hội hướng vào những nội dung trải
nghiệm nào? Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội là huy
động ai? Lực lượng nào? Phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội như thế nào?”
Cần phải coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên,
liên tục ở mọi thời điểm và quá trình giáo dục là quá trình lâu
dài, không ngừng phát triển; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của từng môi trường giáo dục; mỗi môi trường giáo dục phải ý


thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có
thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác; việc

giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là nhiệm vụ chung của nhà
trường, gia đình và xã hội; gia đình có trách nhiệm phối hợp với
nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho con em mình,
tránh tư tưởng ỷ lại, khoán trắng giáo dục trẻ cho nhà trường;
xây dựng cơ chế phối hợp, qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy
động sự tham gia của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục và đào
tạo.”
Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội
dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, cụ thể
là:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá
trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình
để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh
phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặt biệt
các thành viên là nam giới ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào
việc chăm sóc và dạy trẻ.


Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày
hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ…
Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng nhà trường tổ
chức ngày hội ngày lễ như:
+ Tổ chức ngày hội đến trường của bé vào ngày 5/9.
+ Tổ chức Tết trung thu cho các cháu vào ngày 15/9 ( Ngày
15/8 âm lịch)
+ Tổ chức mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp trường....
+ Tọa đàm về ngày 22/12 ngày thành lập Quân đội nhân

dân Việt Nam.
+ Ngày hội mùa xuân của bé - Hội thi hát dân ca, trò
chơi dân gian ( Tháng 01/ 2018).
+ Tọa đàm về ngày Quốc Tế phụ nữ 8/3.


+ Tổ chức lễ Tổng kết năm học - Lễ ra trường cho các
cháu lớp Mẫu giáo 5 tuổi - Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; Khen
thưởng các cháu tham gia đội văn nghệ.
Cùng nhà trường xây dựng môi trường " Xanh- SạchĐẹp"; tạo vườn rau sạch, vườn cây cho bé.
Cùng nhà trường thực hiện " Xây dựng môi trường thân
thiện, học sinh tích cực" trong nhà trường.
Trải nghiệm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Trải
nghiệm hay kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri
thức, kĩ năng trong quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được
thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện
đó”. Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với khái niệm
“thử nghiệm”. Thực tiễn cho thấy trải nghiệm đạt được
thường thông qua thử nghiệm. Trải nghiệm thường đi đến một
tri thức về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tượng, sự kiện.
Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các
hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa


kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế
thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa.”
Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được
đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm - nhận thức.”
Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý

thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho
dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình
huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức
(quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).”
Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm
rằng trải nghiệm là quá trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm
thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng mà người học tích lũy
qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự tương
tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác”[23, tr.12].
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra: Trải nghiệm là qua
trình mỗi ca nhân khi hoạt động trong môi trường sẽ tiếp
xúc trực tiếp với cac sự vật, hiện tượng. Từ đó, sử dụng cac
giac quan để quan sat, cảm nhận về sự vật hiện tượng, đúc
rút thành kinh nghiệm cho bản thân họ.


Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu
Mục tiêu của tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp trẻ hình
thành các kỹ năng sống cơ bản, thói quan nề nếp sống hàng
ngày, bước đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh
bản thân, hình thành hành vi giao tiếp ứng xử văn hóa, có ý
thức làm việc theo nhóm, tham gia hoạt động xã hội, lao
động, tự phục vụ.
Nội dung
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải
nghiệm vật chất, tinh thần, tình cảm, tâm thần, xã hội, mô
phỏng và chủ quan:
Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences):“Trải

nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi
trường thay đổi. Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan
đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Nó là hình thức
bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.”Triết lí
“Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một


sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con
người và có thể xếp vào loại trải nghiệm vật chất.
Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences):“Trải
nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức,
là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí
và tưởng tượng. Nó bao gồm cả các quá trình nhận thức vô
thức. Có thể nói, trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong
của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.”
Trải nghiệm tình cảm (Emotional Experiences):“Trải
nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải
nghiệm tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất
hiện trong khái niệm đồng cảm. Theo chúng tôi, học các môn
học thuộc các lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, giáo dục đạo đức,
lối sống, trẻ cần được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả mới
tốt.”
Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences):“Trải
nghiệm tâm thần diễn ra khi có sự cố như sốt cao, viêm màng
não, thiếu ngủ, thiếu ô xy, rối loạn tâm thần, tai nạn chấn
thương…”Con người cũng có thể có được trải nghiệm như vậy
bằng cách thôi miên, thiền, thần chú, yoga… Hoặc một số trải


nghiệm tâm thần có được bằng cách uống thuốc, uống rượu,

chích thuốc phiện….
Trải nghiệm xã hội (Social Experiences):“Lớn lên, sinh
sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội.
Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần
thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình
thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò
xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ. Trong học tập, việc cho trẻ
tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại nhà
máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận…
giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách. Hoạt
động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm
trù người. Lúc này, hoạt động của cá nhân không còn là của
riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một
thời điểm xác định. Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and
Simulation Experiences). Sử dụng máy tính, trò chơi video có
thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta trải
nghiệm. Trải nghiệm có tính chất mô phỏng cuộc sống thực.
Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn
nội dung trải nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sống
thực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra.”


Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences):“Trải
nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan
của người nào đó về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự
tương tác của cá nhân người đó với môi trường. Trải nghiệm
chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống
trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
Cach thức tổ chức
- Giáo viên trao đổi trước với trẻ về nội dung, kế hoạch

thực hiện hoạt động trải nghiệm mà trẻ chuẩn bị được tham
gia
- Trao đổi với phụ huynh và các lực lượng tham gia hỗ
trợ để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, phối hợp cùng
chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức cho trẻ hoạt động trải
nghiệm.
- Thống nhất với trẻ những quy tắc về an toàn, về quy
định của hoạt động trải nghiệm.
- Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch
đã xây dựng.


- Đánh giá tổng kết, kết quả việc thực hiện tổ chức hoạt
động trải nghiệm sau khi triển khai.
Vai trò của nhà trường và cộng đồng trong tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi
Vai trò của nhà trường trong tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi
“Nhà trường xác định vai trò của mình trong quá trình
phối hợp nhà trường và cộng đồng để tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Là cơ quan chuyên về
giáo dục, nhà trường phải thể hiện tính chủ động, sáng tạo;
phải đóng vai trò trung, tâm nòng cốt trong hoạt động trải
nghiêm; phải là người quyết định nội dung hoạt động trải
nghiệm.”
“Nhà trường phải giữ vai trò trung tâm trong quá trình
phối hợp nhà trường và cộng đồng để tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Nếu không như thế thì
không thể tổ chức sự tham gia của cộng đồng có hiệu quả.
Nhà trường, phải là người thật sự chủ động trong tổ chức thực

hiện các chủ trương, giải pháp do chính mình đề ra.”


“Có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan
trọng, nội dung, phương pháp thực hiện phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi.”
“Có nhận thức đúng đắn về quá trình phối hợp nhà
trường và cộng đồng để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6tuổi. Muốn làm tốt quá trình phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng cần đề cao tinh thần trách nhiệm của
giáo viên, tôn trọng ý kiến của giáo viên, phát huy tính tích
cực của trẻ. Trước hết, cần làm tốt các việc sau đây:”
+ “Các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể, công
tác xây dựng trường sở, bồi dưỡng đội ngũ phải tiến hành có
kế hoạch, hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục nhà trường như
là hạt nhân tích cực của các môi trường giáo dục gia đình,
giáo dục xã hội góp phần tạo ra chất lượng giáo dục cao.”
+ “Xây dựng và phối hợp với các lực lượng xã hội trong
nhà trường như Đoàn/Đội, tổ chức hoạt động Đoàn/Đội thực
hiện tốt các chương trình, nội dung hoạt động trải nghiệm.”


+ “Xây dựng được đội ngũ giáo viên đồng bộ, đủ sức để
tiến hành tất cả các hoạt động dạy học, vui chơi, giải trí, lao
động kỹ thuật, hoạt động xã hội với chất lượng cao.”
“Công tác với chính quyền địa phương Nhà trường cần
xác định rõ: Tổ chức chính quyền địa phương gồm những cơ
quan nào? vai trò của họ đối với nhà trường ra sao? chính
quyền địa phương tham gia hoạt động của nhà trường như thế

nào về các mặt: Bảo quản trường sở, bàn ghế học sinh, thiết bị
dạy học, nhà ở của giáo viên; phần thưởng cho học sinh giỏi
cuối năm; thư viện trường? chính quyền địa phương gắn với
trường bằng cách nào.”
+ “Tham mưu với cấp ủy và chính quyền xã/phường
phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi.”
+ “Đầu năm học thông qua Hội đồng giáo dục, các hiệu
trưởng cần tham mưu với cấp ủy, Ủy ban nhân dân để thực
hiện các chương trình kế hoạch giáo dục, các chỉ đạo của cấp
trên về giáo dục. Tham mưu để xã/phường có chủ trương,
biện pháp thực hiện các mục tiêu giáo dục như: Tổ chức ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường; vận động các cha mẹ tạo điều


kiện cho con đi học; tổ chức tuyên truyền, cổ động nâng cao
nhận thức cho nhân dân về giáo dục; vận động nhân dân tạo
điều kiện tối thiểu như phòng học, chỗ ngồi, đường xá gần
trường; xây dựng, củng cố các quỹ bảo trợ giáo dục, quỹ
khuyến học, quỹ giúp học sinh nghèo.”
Vai trò của cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi
“Mỗi tổ chức xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
tùy theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, sở trường, năng lực
riêng, điều quan trọng là mỗi thành viên trong tổ chức đó phải
tự giác tham gia một cách có hiệu quả nhất vào công tác tuyên
truyền phát triển giáo dục mầm non.”
“Hội phụ nữ tại địa phương có vai trò trách nhiệm:
Nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ, của nhân dân để
họ tham gia tích cực vào việc tổ chức, quản lý thực hiện các

hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa
trẻ trong độ tuổi đến lớp, đến các cơ sở giáo dục mầm non.
Vận động hội viên cùng đội ngũ giáo viên mầm non thực hiện
công tác phổ biến kiến thức và kỹ năng nuôi dạy trẻ dưới 6
tuổi cho các bậc cha mẹ và cộng đồng (cho trẻ ăn đủ chất dinh


×