Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Việc chuyển giao pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.55 KB, 4 trang )

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN), hay nói
một cách khác là cấp li-xăng quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là một trong
những phương pháp hữu hiệu để chủ sở hữu quyền khai thác quyền này của mình
cũng như để bên nhận phát triển công việc kinh doanh của mình dựa trên những
lợi thế của quyền SHCN được li-xăng.
Thực tế tại Việt Nam, số lượng đối tượng SHCN được li-xăng gia tăng trong vào
năm gần đây. Theo thông kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP), trong các
năm 2004, 2005, số đối tượng SHCN được cấp li-xăng là khoảng hơn 400 mỗi
năm, số liệu này trong năm 2006 hơn 500 và trong năm 2007 hơn 1.100.
Các văn bản pháp lý quy định về li-xăng bao gồm:
(1) Bộ
Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc Hội thông
qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực vào ngày 01
tháng 01 năm 2006, quy định về SHCN nói chung;
(2)
Luật Sở Hữu trí tuệ số 50/2005/QH11được Quốc Hội
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 07 2006;
(3) Nghị định số 103/2006/ND-CP của Chính phủ ngày 22
tháng 09 năm 2006, hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có
hiệu lực từ tháng 10 năm 2006; và
(4) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14
tháng 02 năm 2007, quy định hướng dẫn thực hiện Nghị định 103, có hiệu lực từ
tháng 03 năm 2007.
Theo quy định có một số hạn chế đối với quyền SHCN được li-xăng:
(i) Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được li-xăng;
(ii) Quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể không được cấp li-xăng cho tổ chức
hoặc cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Việc cấp li-xăng quyền SHCN có thể thực hiện theo hình thức độc quyền hoặc
không độc quyền và phải được thể hiện bằng văn bản. Theo qui định, hợp đồng li-


xăng phải bao gồm các điều khoản cơ bản sau:
(i) Tên và địa chỉ đầy đủ của các bên;
(ii) Căn cứ li-xăng;
(iii) Loại li-xăng;
(iv) Phạm vi li-xăng;
(v) Thời hạn li-xăng;
(vi) Giá li-xăng;
(vii) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu phải có quy định nghĩa vụ của bên nhận ghi
chỉ dẫn lên hàng hóa, bao bì hàng hoá về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp
đồng li-xăng và hợp đồng li-xăng sáng chế độc quyền phải có quy định nghĩa vụ
của bên nhận sử dụng sáng chế theo các cách thức như được pháp luật qui định đối
với chủ sở hữu quyền. Hơn nữa, nếu không có sự cho phép của bên giao được quy
định trong hợp đồng li-xăng, bên nhận không được quyền cấp li-xăng thứ cấp cho
bên thứ ba.
Hợp đồng li-xăng không được có các quy định (i) cấm bên nhận cải tiến đối tượng
sở hữu công nghiệp không phải là nhãn hiệu, và ép buộc bên nhận chuyển nhượng
cho bên giao quyền đăng ký hoặc cấp li-xăng miễn phí cho bên giao quyền SHCN
đối với cải tiến đó; (ii) trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên nhận nhập khẩu hàng
hóa sản xuất hoặc cung ứng
dịch vụ theo hợp đồng li-xăng để sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp tại lãnh thổ khi bên giao không nắm giữ quyền SHCN tương
ứng hoặc không nắm độc quyền nhập khẩu hàng hóa li-xăng;(iii) ép buộc bên nhận
mua tất cả hoặc một tỷ lệ nguyên liệu, thành phần hoặc trang thiết bị từ bên giao
hoặc người được chỉ định bởi bên giao ngoại trừ mục địch đảm bảo chất lượng
hàng hoá sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ đối bên nhận; và (iv) cấm bên được
chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền
chuyển giao của bên chuyển quyền.
Liên quan đến việc đăng ký hợp đồng li-xăng, qui
định rằng hợp đồng li-xăng có hiệu lực theo sự thỏa

thuận giữa các bên nhưng chỉ có hiệu lực đối với bên
thứ ba khi đăng ký tại NOIP. Bất cứ sự sửa đổi, bổ
sung hoặc kết thúc sớm hiệu lực của hợp đồng đã
đăng ký phải được ghi nhận tại cơ quan này. Hợp
đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu
quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Đối với quyền sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ cũng có các quy định việc cấp li-xăng
cưỡng bức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số
trường hợp có điều kiện. Theo quy định, Li-xăng cưỡng bức phải là loại li-xăng
không độc quyền và bị hạn chế về phạm vi và thời hạn theo mục đích của li-xăng
cưỡng bức. Bên nhận không được chuyển nhượng quyền li-xăng, trừ trường hợp
việc chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình không được cấp li-xăng
thứ cấp cho người khác, và bên nhận thanh toán cho chủ sở hữu quyền SHCN một
khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó và
không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế. Giá
đến bù có thể được xác định bởi hội đồng định giá có thẩm quyền.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp li-xăng cưỡng bức.
Trong trường hợp li-xăng cưỡng bức liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và
dinh dưỡng cho cộng đồng, Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện hành
vấn đề này.

×