Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.06 KB, 85 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG
EU TRONG BỐI CẢNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA
Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Bùi Quý Thuấn

Sinh viên thực hiện

: Hồng Nguyễn Gia Linh

Mã sinh viên

: 5083106256

Khóa

:8

Khoa

: Kinh tế quốc tế

Chuyên ngành

: Kinh tế đối ngoại



HÀ NỘI – NĂM 2021

i


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khoá luận là cơng trình nghiên cứu của tác giả với sự
giúp đỡ trực tiếp của giáo viên hướng dẫn, thầy Bùi Quý Thuấn. Những khái
niệm , số liệu từ các nguồn khác nhau đều được trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Các số
liệu thu thập và thống kê đều được đảm bảo tính trung thực cá nhân.

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện

ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh tế đối
ngoại – Học viện Chính sách và Phát triển (APD) đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu
và cơ hội để có thể hồn thành khố luận tốt nghiệp. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy
bảo của các thầy cơ em đã có thể hồn thiện khố luận một cách hồn chỉnh.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến Giảng viên Th.S.Bùi Quý Thuấn đã
trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình làm khố luận tốt nghiệp.
Với điều kiện thực tế và kiến thức cịn hạn chế nên bài khố luận tốt nghiệp
của em cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các q thầy cơ để em có thể bổ sung và khắc phục nhược điểm, hồn thành tốt
khố luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ................................................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU……………………………………………………………………………….5
1.1.

1.2.

Cơ sở lý luận về xuất khẩu..................................................................... 5
1.1.1.

Khái niệm xuất khẩu................................................................. 5

1.1.2.

Đặc điểm của xuất khẩu........................................................... 5

1.1.3.


Hình thức xuất khẩu................................................................. 6

1.1.4.

Vai trị của xuất khẩu................................................................ 8

1.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu......................................11

1.1.6.

Khái niệm về gạo Việt Nam..................................................... 14

1.1.7.

Đặc điểm của gạo Việt Nam.................................................... 14

1.1.8.

Phân loại.................................................................................. 15

Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu gạo vào EU và bài học
cho Việt Nam........................................................................................ 15
1.2.1.

Thái Lan.................................................................................. 15

1.2.2.


Campuchia.............................................................................. 17

1.2.3.

Bài học cho Việt Nam............................................................. 18

Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO EU
TRONG BỐI CẢNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA................................................ 20
2.1.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU...................................... 20
2.1.1.

Tổng quan về hiệp định EVFTA............................................. 20

2.1.2.
Các cam kết của hiệp định EVFTA liên quan đến sản phẩm
gạo…………………………………………………………………. .…..21
2.1.3.
2.2.

Việt Nam cải thiện chất lượng gạo theo tiêu chuẩn châu Âu 24

Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam....................25
iv


2.2.1.
của Việt Nam
2.2.2.

gạo của Việt Nam
2.3.

Tình hình sản xuất gạo
25
Tình hình xuất khẩu
26

Tổng quan về thị trường EU................................................................ 31

2.3.1.

Đặc điểm văn hoá và đặc
điểm tiêu dùng của thị trường EU 31

2.3.2.
gạo của EU
2.4.

Tình hình nhập khẩu
33

Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU..........36

2.4.1.
khẩu sang thị trường EU
2.4.2.
gạo của Việt Nam sang EU

Sản phẩm gạo xuất

36
Kim ngạch xuất khẩu
37

2.4.3.

Cơ cấu thị trường 43

2.4.4.

Kết quả đạt được 43
2.4.5.

Hạn chế

2.4.6.
chế

44

Nguyên nhân của hạn
47

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
EVFTA…………………………………………………………………………….48
3.1.

Bối cảnh thế giới và Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu Gạo của


Việt Nam
3.1.1.

48

Bối cảnh thế giới 48

3.1.2.
3.2.

Bối cảnh Việt Nam
...49
Triển vọng và mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU...........49

3.2.1.
gạo của Việt Nam
3.2.2.
3.3.

Triển vọng xuất khẩu
49
Mục tiêu

51

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong bối
cảnh thực hiện EVFTA 53

3.3.1.
mới

3.3.2.
lớn, chuyên trồng lúa
3.3.3.
gạo

Phát triển giống gạo
53
Tạo ra cánh đồng mẫu
53
Cải thiện chất lượng
54


3.3.4.
Nâng cao độ nhận diện thương hiệu mặt hàng gạo Việt Nam
…………………………………………………………………………...55
3.4.

Kiến nghị............................................................................................... 56

3.4.1.

Đối với nhà nước 56

3.4.2.

Đối với doanh nghiệp
58

xuất khẩu

3.4.3.

Đối với nông dân 60
v


KẾT LUẬN............................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 62

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

EVFTA

CBI

NXB
FTA
EU

EVFTA

HACCP

TTR

MRL


USD

CP


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4

Biểu đồ 2.5

Biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.7

Biểu đồ 2.8

Biểu đồ 2.9

Biểu đồ 2.10


Biểu đồ 2.11


viii


Biểu đồ 2.12

Biểu đồ 2.13

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Sơ đồ 1.1


ix


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài


Những năm trở lại đây, các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra vơ cùng sơi
nổi và bùng nổ mạnh mẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thế giới
cũng như duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia. Theo đà hội nhập,
Việt Nam cũng đang dần nỗ lực và khẳng định bản thân mình với bạn bè thế giới
thơng qua các hoạt động kinh tế quốc tế, nhất là hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, Việt
Nam đã gây được tiếng vang lớn với các quốc gia khác khi phát huy tốt được sở
trường của mình đó là sản xuất lúa gạo và trở thành một trong những quốc gia xuất
khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Chính vì vậy, có thể nói xuất khẩu lúa gạo chính là một trong những lĩnh vực
quan trọng đóng góp ổn định nhất vào nền kinh tế của cả nước; đồng thời còn giúp
giải quyết tất cả các mối lo của xã hội như là nạn thất nghiệp; mở ra những cơ hội
để tạo ra công việc ổn định và cải thiện nguồn thu nhập cho các cá nhân và doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.
Theo ước tính của Bộ Cơng Thương thì sản lượng xuất khẩu gạo vào năm 2020
đạt 6,15 triệu tấn với kim ngạch tương ứng vào khoảng 3,07 tỷ USD so với năm 2019
có nghĩa rằng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 đã giảm khoảng 3,5% vì mục tiêu của
năm này là tập trung toàn bộ vào đảm bảo đầy đủ lương thực cho người dân trong nước
do chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 lại
có dấu hiệu đáng mừng, đó là tăng 9,3% so với năm trước vì giá xuất khẩu gạo của Việt
Nam đã dần dần tăng lên nên dù lượng xuất khẩu gạo có giảm đi nhưng giá trị thu về
lại lớn và ngày càng tăng lên. Đây được coi là sự khởi sắc cho hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam cũng như là niềm hy vọng cho các doanh nghiệp, người nông dân sản
xuất lúa gạo. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, gạo được đánh giá là một
trong những mặt hàng tiềm năng, có tăng trưởng xuất khẩu nổi bật vào thị trường EU
trong năm 2020 khi mà sản lượng của hoạt động này đạt 87,2 nghìn tấn dù chỉ chiếm
1,43% thị phần trong tổng lượng hàng xuất khẩu sang EU nhưng mặt hàng gạo sẽ còn
tạo ra nhiều đột phá hơn nữa và chắc chắn sẽ thành công chinh phục được thị trường
châu Âu. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU năm 2020 lại tăng tới
20,5% so với năm 2019, đạt 12,9 triệu USD. Việc tăng trưởng này một phần cũng là do

sự tác động trực tiếp của hiệp định EVFTA khi mà EU đặt ra cho Việt Nam mức kim
ngạch về mặt hàng gạo đạt 80.000 tấn thì mức thuế suất sẽ giảm xuống còn 0% nhưng
giai đoạn áp dụng sẽ thay đổi theo từng năm.

1


Tính tới thời điểm hiện tại thì Việt Nam vẫn ln nằm trong nhóm các nước
xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới nhưng lại chưa chú trọng vào quá trình kiểm soát
chất lượng sản phẩm. Theo số liệu của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn,
hiện chỉ có 5-10% lượng người nông dân quan tâm tới nông nghiệp sạch; có thể
thấy hàm lượng chất bảo vệ thực vật được sử dụng trên 1ha tại Việt nam đang đạt
mức cao. Ngồi ra, nguồn gốc xuất xứ của hàng hố vẫn chưa có độ tin cậy cao;
khơng những thế, vì mục đích lợi nhuận mà họ cịn chấp nhận xuất cả hàng chất
lượng cao lẫn cùng hàng có chất lượng kém hơn vơ hình chung khiến lơ hàng xuất
khẩu khơng đồng đều và thiếu tính chun nghiệp.
Thị trường EU ln là một trong những thị trường đa dạng, rộng lớn và tiềm
năng bậc nhất thế giới. Chính vì thế nên quốc gia nào cũng muốn có được một chỗ
đứng nhất định trong thị trường này và Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ. Tuy
Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu gạo
nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần được khắc
phục; từ cơ sở vật chất cho tới cách tiếp cận thị trường; tất cả đã khác xa rất nhiều
so với xu hướng thị trường bây giờ. Bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như
kiểm định chất lượng, nguồn gốc; xuất xứ cũng là một nỗi đe dọa to lớn với Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và EU vừa ký kết hiệp định EVFTA.
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của vấn đề nên em đã
chọn và nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU trong
bối cảnh của hiệp định EVFTA” để làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp này là hoạt động xuất khẩu
gạo của Việt Nam. Gạo Việt Nam luôn đa dạng về chủng loại tuy nhiên để trở thành
mặt hàng được tuyển chọn xuất khẩu sang EU cần phải đáp ứng rất nhiều các yêu
cầu và sẽ phải kiểm định chất lượng rất nhiều lần. Sau khi chọn lọc kỹ càng thì chỉ
có đúng 6 giống gạo đạt tiêu chuẩn EU như: gạo trắng, gạo nếp, gạo lứt hay còn gọi
là gạo hữu cơ, gạo thơm, gạo giống Nhật và gạo đỗ là có thể xuất khẩu sang thị
trường này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2017-2020 và đưa ra giải pháp tới
năm 2030. Trong khoảng thời gian này, ta có thể khai thác và phân tích nhiều dữ
liệu và tài liệu có ích.

2


Về khơng gian: Khố luận tốt nghiệp nghiên cứu xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường Liên minh châu Âu.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về xuất khẩu, khoá luận tốt nghiệp đã đi vào nghiên cứu,
phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020.
Từ thực trạng về hoạt động xuất khẩu gạo sang châu Âu, cùng những hạn chế vẫn
còn tồn tại để đưa ra các giải pháp; các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang châu Âu tới năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu


Để khoá luận tốt nghiệp có những đáng giá cụ thể và rõ ràng thì cần có những
nguồn cung cấp số liệu uy tín phục vụ cho q trình nghiên cứu. Chủ yếu là các
thông tin và số liệu thứ cấp và được lấy từ 4 nguồn sau: Tổng cục thống kê; Tổng
cục Hải Quan, Uỷ ban châu Âu, Bộ Công Thương.
Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin
Trong q trình nghiên cứu cần có nguồn thơng tin chính xác, khoa học và rõ
ràng, để đảm bảo cho những nội dung đó những nguồn tin này đều là nguồn thông
tin thứ cấp liên quan tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – EU, tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam,
thực trạng nhập khẩu hàng hoá của EU,… được thu thập và xử lý từ các nguồn dữ
liệu có uy tín: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban
châu Âu,… về vấn dề xuất khẩu hàng nơng sản nói chung và mặt hàng gạo nói
riêng. Ngồi ra, đề tài cũng cập nhật những thơng tin chính xác trên một số diễn đàn
kinh tế thảo luận về nông sản của Việt Nam như: tạp trí tài chính, báo Cơng
Thương,… cũng như số liệu nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi
nước để khố luận tốt nghiệp có tính chính xác và có cơ sở khoa học hơn.
Phương pháp thống kê, tổng hợp
Từ các số liệu đã thu thập, tiến hành thống kê và hệ thống hoá số liệu rồi tổng
hợp và chọn lọc để tìm ra những thơng tin, những số liệu phù hợp, chính xác, có ích
cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp so sánh
Dựa trên những số liệu, thơng tin đã nghiên cứu từ đó so sánh những điểm
giống và khác nhau giữa các nước xuất khẩu gạo vào thị trường EU hay so sánh
giữa các sản phẩm trong cùng nhóm để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm xuất khẩu.

3


5.


Kết cấu của khố luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, khố luận tốt nghiệp gồm có 3 chương: Chương
1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và khái niệm về gạo Việt Nam Chương 2:
Thực trạng xuất khẩu gạo của việt nam vào EU trong bối cảnh của
hiệp định EVFTA
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU
trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA

4


Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều muốn định hướng nền kinh tế
của mình theo nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở. Điều đó có nghĩa là nền kinh
tế sẽ chịu tác động trực tiếp bởi người mua và người bán trên thị trường đồng thời
khi có sự xâm nhập của tồn cầu hố thì nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng của các hoạt
động kinh tế quốc tế mà tiêu biểu là hoạt động xuất khẩu. Khái niệm về xuất khẩu
rất nhiều và đa dạng bởi mỗi tổ chức, mỗi bộ luật đều đưa ra những khái niệm, định
nghĩa khác nhau nhưng vẫn phản ánh được rõ bản chất của vấn đề.
Theo quy định tại khoản 1 điều 28 luật Thương mại 2005 thì khái niệm xuất
khẩu được nêu cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Theo giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” - Trần Văn Chu
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999), xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lợi
bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay
dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.

Tóm lại, hiểu một cách chung nhất thì xuất khẩu hàng hố nghĩa là hình thức
một nước bán hàng hố (hữu hình hoặc vơ hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh tốn. Tiền tệ sử dụng thanh tốn có thể là nội tệ
của một trong hai nước tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng có thể là ngoại tệ
mạnh mà hai nước chọn làm đồng tiền thanh toán.
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu
Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu cũng giống với các đặc điểm của hoạt động
giao thương nội địa đều có các yếu tố từ các đối tác giao thương, thị trường hoạt
động, đồng tiền thanh toán tới các điều khoản luật; chỉ khác là những yếu tố này có
tính chất nước ngồi. Đối tượng trong hoạt động xuất khẩu là doanh nghiệp hoặc cá
nhân nước ngoài tại thị trường có quy mơ lớn hơn, quy mơ quốc tế đồng thời đồng
tiền thanh toán cũng là đồng tiền được thoả thuận giữa hai bên; thường sẽ là những
ngoại tệ mạnh.
Thứ nhất, đối tượng tham gia trong hoạt động xuất khẩu có quy mơ vơ cùng
rộng lớn; có thể là giữa các quốc gia; các tổ chức với nhau; giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp hay giữa các cá nhân có quốc tịch khác nhau cùng trao đổi; giao
thương hàng hố để cùng nhau đóng góp, thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế
của mỗi quốc gia.
5


Thứ hai, thị trường của hoạt động xuất khẩu thì vô cùng rộng và phức tạp bởi
do chịu sự tác động trực tiếp từ nền kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau; đây là
một thị trường mới, vô cùng xa lạ và khác biệt bởi lẽ mỗi đất nước đều có cơ cấu
nền kinh tế riêng; có văn hố tiêu dùng riêng do đó đây là lý do mà việc xuất khẩu
vào thị trường hướng tới không hề đơn giản và dễ dàng.
Thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán cho hoạt động xuất khẩu là các ngoại tệ
mạnh; có giá trị lớn trên thế giới như là đồng USD, đồng Euro, đồng Yên Nhật,…
Do đồng tiền thanh toán là ngoại tệ nên kết quả của hoạt động xuất khẩu phụ thuộc
chủ yếu vào sự thay đổi của tỷ giá. Đồng tiền thanh toán này sẽ được thảo thuận

giữa các bên để có thể đưa ra phương án hợp lý nhất.
Thứ tư, phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp ở những quốc gia khác
nhau chủ yếu là qua LC để có thể đảm bảo được mức độ an tồn về mặt thanh tốn
cho cả hai bên; nhất là khi các đối tác mới hợp tác lần đầu. Ngoài ra cịn có thể sử
dụng phương thức TTR hoặc là phương thức nhờ thu. Công cụ xuất hiện trong các
hoạt động kinh tế quốc tế thường là hối phiếu; kỳ phiếu và séc.
Cuối cùng, pháp luật áp dụng ở đây khơng chỉ có luật pháp của hai bên mà cịn
là những quy định; những điều luật; các hiệp định, công ước quốc tế. Ngoài ra,
trong hoạt động xuất nhập khẩu, họ còn sử dụng tới các tập quán quốc tế. Giống
như đồng tiền thanh tốn thì hai bên sẽ cùng thảo thuận để thống nhất chọn và sử
dụng luật pháp nước nào để thực hiện theo hay lựa chọn các tập quán quốc tế mà cả
hai đều hiểu rõ và muốn được áp dụng.
1.1.3. Hình thức xuất khẩu
1.1.3.1.

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất
khẩu) trực tiếp sang nước người mua (nước nhập khẩu) chứ không qua nước thứ ba
(nước trung gian). Thơng qua hình thức này, nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm
cho khách hàng nước ngoài tại thị trường nước ngồi thơng qua các tổ chức, chi
nhánh của mình, có thể là cơng ty con hoặc chi nhánh bán hàng tại nước ngoài và
thu về lợi nhuận ngay.
Xuất khẩu trực tiếp giúp tiết kiệm được các chi phí trung gian và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình và đồng
thời khẳng định được thương hiệu cũng như giá trị của bản thân trên thị trường quốc tế.
Hơn nữa khi giao dịch với các đơn vị nước ngoài, việc thương lượng trực tiếp sẽ khiến
các doanh nghiệp nắm bắt chính xác thị hiếu của khách hàng. Từ đó, có thể đưa ra các
giải pháp để lên được kế hoạch; phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường hướng tới
và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi xuất khẩu trực tiếp mà không


6


cần sự hỗ trợ từ các đơn vị khác thì gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Đơn cử là
việc các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn khá lớn vào việc nghiên cứu thị
trường; tự tìm đối tác và quan trọng là các doanh nghiệp chắc chắn sẽ chịu áp lực vô
cùng lớn từ việc quản lý tài chính.
1.1.3.2.

Xuất khẩu uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu sẽ uỷ thác hàng hóa
xuất khẩu của mình cho một đơn vị khác được gọi là bên nhận uỷ thác để tiến hành
hoạt động xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận uỷ thác. Hình thức này bao gồm
3 bên: bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ
thác sẽ không được quyền thực hiện các yêu cầu về giao dịch mua bán hàng hoá, giá
cả, phương thức thanh tốn… mà phải thơng qua bên thứ 3 – bên nhận uỷ thác. Đặc
điểm của xuất khẩu gián tiếp đó là giúp doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn so với xuất
khẩu trực tiếp; không phải chịu trách nhiệm cuối cùng; mất ít chi phí nhưng lại nhận
được khoản thanh tốn nhanh; thủ tục khơng rườm rà và rắc rối. Tuy nhiên, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhận uỷ thác không cao và bản thân doanh nghiệp sẽ
chủ động tìm kiếm thị trường và tìm kiếm khách hàng. Theo thoả thuận của bên
trung gian, doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ lợi nhuận khi hồn tất.
1.1.3.3.

Gia cơng quốc tế

Gia công quốc tế là hoạt động xuất khẩu mà bên đặt hàng giao tất cả nguyên
vật liệu, máy móc, thiết bị và thậm chí là cả chuyên gia cho bên nhận gia công để

sản xuất ra các mặt hàng theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên
đặt hàng nhận hàng hố từ bên gia cơng và trả tiền cho bên làm hàng. Khi mục tiêu
là thị trường quốc tế thì đó gọi là hình thức gia cơng quốc tế. Đây là hình thức vơ
cùng phổ biến hiện nay và phát triển mạnh mẽ; đặc biệt là với các nước có nguồn
lao động dồi dào. Thơng qua việc gia cơng, nước nhận gia cơng sẽ có lợi từ việc đổi
mới tư duy để tạo ra một sản phẩm chất lượng và hoàn chỉnh tới cải tiến cơng nghệ
và máy móc cũng như là nguồn nhân lực. Ưu điểm của hình thức này sẽ có nhiều
thuận lợi như tranh thủ được nguồn vốn và kỹ thuật đồng thời tạo được công ăn việc
làm cho xã hội. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ
nhưng lợi nhuận thu được lại khơng cao.
Ngồi ba hình thức quen thuộc và phổ biến trên thì hiện nay với nhu cầu xuất
khẩu để tiêu thụ được nhiều mặt hàng; hợp tác làm ăn và giảm thiểu tối đa rủi ro thì
các doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm tới các hình thức xuất khẩu khác đa dạng và phù
hợp với mình hơn.

7


1.1.3.4.

Hình thức tạm nhập, tái xuất khẩu

Đây là hình thức xuất khẩu ra nước ngồi những hàng hố trước đây đã nhập
khẩu, chưa kể qua chế biến ở nước tái xuất thông qua hợp đồng tái xuất bao gồm
nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra
ban đầu. Hợp đồng này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước
nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối
đa nhưng lại tiết kiệm được hầu hết các chi phí cho hoạt động đầu tư và nhà xưởng;
nhân cơng; máy móc; cơng nghệ đồng thời giúp các doanh nghiệp thu được vốn về
nhanh hơn.

1.1.3.5.

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tại chính đất nước của mình để thu về
ngoại tệ thơng qua việc giao hang để bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên
lãnh thổ của quốc gia đó theo sự chỉ định của phía nước ngồi; hoặc bán hàng sang khu
chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó. Theo đó, khách mua hàng

ở nước ngồi, sau khi ký hợp đồng nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp tại
đất nước khác sẽ chỉ định giao hàng cho một khách hàng khác – đây là khách hàng
của người mua hàng và đã có thoả thuận với người mua ngay tại tại nước đó.
1.1.3.6.

Chuyển khẩu

Đó là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng
lãnh thổ ngồi lãnh thổ của quốc gia đó mà không cần làm thủ tục nhập khẩu cũng
như thủ tục xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó.
1.1.4. Vai trị của xuất khẩu
Khi tồn cầu hố xuất hiện đồng nghĩa với việc nền kinh tế của hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều được mở rộng; việc bn bán, giao thương hàng hố giữa
các nước sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều thông qua hoạt động xuất nhập khẩu
nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có thể nói, xuất khẩu giữ vai trị cốt
cán và vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia trong bối
cảnh nền kinh tế mở như hiện nay; ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân của quốc gia đó
và cả các doanh nghiệp.
1.1.4.1.

Đối với nền kinh tế thế giới


Trong bối cảnh nền kinh tế của các quốc gia đều mở cửa, điều này đem lại rất
nhiều lợi ích cho các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu xuất
hiện và giải quyết được hầu hết các vấn đề mà quốc gia nào cũng gặp phải và đang
trong trạng thái chật vật. Khi hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói
riêng chưa xuất hiện thì các nước ln phải nghĩ cách để có thể tiêu thụ những mặt
hàng mà nước mình có lợi thế nhất cũng như tìm cách để mua được những sản

8


phẩm mà đất nước khơng có lợi thế; khơng sản xuất ra được. Cho tới khi việc giao
thương quốc tế xuất hiện; việc trao đổi, buôn bán giữa các nước trở nên phổ biến và
nhộn nhịp hơn dẫn tới việc các nước có thể phát huy hết được các lợi thế của mình
đồng thời làm giảm đi các yếu tố bất lợi. Khơng những thế cịn tạo ra được sự cân
bằng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động xuất
khẩu chỉ diễn ra hiệu quả và duy trì lâu bền nhất là khi việc trao đổi này phải được
thực hiện giữa các nước có lợi thế trong lĩnh vực đó.
Để đạt được kết quả mong đợi nhất thì các quốc gia cần phải tập trung vào
nghiên cứu, sản xuất và phát triển các mặt hàng mình có lợi thế để xuất khẩu đồng
thời nhập khẩu các mặt hàng có ít lợi thế hơn. Việc chun mơn hố trong sản xuất
sẽ giúp mỗi quốc gia nâng cao được năng suất công việc; tạo ra nhiều sản phẩm, thu
về lợi nhuận lớn và tiết kiểm được nguồn nhân lực cũng như nguồn tài nguyên quý
giá. Vì thế, nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế thế giới, lượng sản phẩm
được sản xuất ra sẽ ngày càng tăng mạnh theo.
1.1.4.2.

Đối với quốc gia

Thông qua xuất khẩu, mỗi quốc gia đều có thể gia tăng việc tích trữ ngoại tệ.

Việc tăng ngoại tệ của mỗi nước phụ thuộc hầu hết vào các hoạt động kinh tế quốc
tế như thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các nguồn ngoại tệ từ nhập khẩu nhưng hơn
cả nguồn ngoại tệ có được từ xuất khẩu sẽ thu về một lượng đáng kể khiến cho việc
dự trữ ngoại tệ của mỗi quốc gia sẽ tăng lên. Khi đó, cán cân thanh tốn thặng dư sẽ
là địn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia.
a. Xuất khẩu là tiền đề và tạo ra nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu, giúp
nhà nước thực hiện và hoàn thiện được kế hoạch cơng nghiệp hố đất nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào
các lĩnh vực khác. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển khi mà thiếu hụt
nguồn vốn luôn là vấn đề nhức nhối và đáng lo ngại. Có thể thấy rằng, hầu hết ở các
quốc gia đang phát triển, nguồn vốn thường được huy động chủ yếu là qua những
nguồn sau như từ hoạt động đầu tư nước ngoài, vay nợ quốc tế; viện trợ... Do đó,
xuất khẩu đã giúp giảm thiểu khơng những là sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư
của nước ngồi đối với các quốc gia khác mà cịn giúp quốc gia đó trở nên độc lập;
chủ động hơn trong q trình phát triển đất nước chứ khơng cần phải dựa quá nhiều
từ các khoản đầu tư từ nước ngoài hay từ các khoản vay vốn; các khoản trợ cấp tới
từ các nước khác.
b. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định
hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

9


Dưới tác động của hoạt động xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của mỗi
quốc gia ngày càng thay đổi mạnh mẽ và góp một phần khơng hề nhỏ trong việc
chuyển dịch cơ cấu ngành của quốc gia đó. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ, khi
xuất khẩu xuất hiện; kéo theo đó là rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ được ra đời như
dịch vụ vận chuyển; kho bãi (logistics) hay là các dịch vụ về tư vấn xuất khẩu; tìm
kiếm và giới thiệu các đối tác… Từ đó, có thể thấy khi xuất khẩu xuất hiện vơ hình
chung dù ít dù nhiều đã làm thay đổi cơ cấu ngành của mỗi quốc gia; có thể là nền

kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế cơng nghiệp; dịch vụ. Nhờ vào xuất
khẩu thì nền kinh tế của mỗi quốc gia mới có sự bứt phá và phát triển vượt bậc như
vậy. Các hoạt động như sản xuất, gia cơng hàng hố vẫn ln là một trong những trụ
cột trong nền kinh tế tuy nhiên để quá trình này được phát huy hết hiệu quả và có
năng suất nhất thì các quốc gia cần có hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc các
dịch vụ kèm theo đó ngày càng phát triển mạnh mẽ; góp phần tăng năng suất tiêu
thụ hàng hoá và mang tới chất lượng phục vụ tốt hơn.
c. Xuất khẩu giải quyết được các vấn đề nhức nhối; những vấn nạn đang tồn
tại trong xã hội và cải thiện được đời sống của nhân dân.
Một trong những mối lo lớn nhất của toàn xã hội đó chính là tình trạng thất
nghiệp của quốc gia đó. Tuy nhiên, khi có hoạt động xuất khẩu thì những mối bận
tâm đó được giải quyết một cách tương đối. Bởi xuất khẩu sang các quốc gia khác
cần rất nhiều nhân công để kịp thời hạn giao hàng cũng như làm tăng năng suất làm
việc lên từ đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định; lành mạnh và hợp pháp.
d. Xuất khẩu giúp các nước phát huy hết được lợi thế của mình.
So với việc tự sản xuất và trao đổi hàng hố trong nước thì chưa nói tới vấn đề
lợi nhuận thu về sẽ không như ước tính. Khơng những thế, việc sản xuất ra tất cả
các sản phẩm khơng chọn lọc; khơng sản xuất theo nhóm hàng mà mình có lợi thế
sẽ khiến đất nước đó bị giảm nguồn vốn rất nhiều mà thu về thì lại ít. Từ đó sẽ dẫn
đến việc hàng hố có lợi thế thì khơng được tiêu thụ và phát triển một cách hiệu
quả, các mặt hàng khơng có lợi thế bằng thì lại bị tồn nhiều bởi khơng có kinh
nghiệm chăm sóc và sản xuất các mặt hàng đó dẫn đến việc chi tiêu tốn kém; không
hiệu quả. Từ khi có sự xuất hiện của hoạt động xuất khẩu, các nước đã có thể phát
huy hết lợi thế của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất; tăng được lượng tiêu thụ
cũng như nâng cao giá trị của các mặt hàng. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu còn
thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo hơn trong tư duy làm việc của mình;
đồng thời đưa các doanh nghiệp vào trạng thái phải luôn biến đổi, thay đổi; đầu tư
vào các thiết bị, máy móc hiện đại và cơng nghệ cao.

10



Ngoài ra, các hoạt động kinh tế quốc tế như xuất khẩu cũng đã góp phần vào
việc thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ giữa các nước để việc hợp tác trở nên
suôn sẻ và tốt đẹp hơn. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, các quốc gia sẽ cùng
nhau mở rộng hợp tác sang cả các lĩnh vực khác, các ngành khác để việc hợp tác
càng được trọn vẹn. Nói tóm lại, xuất khẩu đã tạo ra động lực cần thiết trong việc
giải quyết các vấn đề cấp thiết của nền kinh tế và của cả xã hội.
1.1.4.3.

Đối với doanh nghiệp

Mối quan tâm chính của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận thu lại được từ
hoạt động kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia vào hoạt
động này thì lợi ích họ đạt được sẽ càng ngày càng tang.
Không những tăng lợi nhuận, mà bản thân doanh nghiệp đó cịn cải thiện được
các kỹ năng như chuẩn bị hàng hoá, khiến doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời sẽ tăng được giá trị của mỗi doanh nghiệp và thu hút được sự hợp tác từ
các doanh nghiệp. Bởi bản thân các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu
nghiêm ngặt chính vì vậy dần dần họ sẽ hình thành thói quen và rồi cách làm việc
cũng chuyên nghiệp lên; chất lượng cũng được nâng cao hơn.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp với nhau. Dưới sức ép do cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp buộc phải hồn thiện mình; đào tạo
nhân viên; cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
Có thể nói, trong thời đại tồn cầu hố thì các hoạt động liên quan tới kinh tế
quốc tế đang có tiềm năng phát triển vơ cùng mạnh mẽ và đóng vai trò chủ chốt trong
nền kinh tế thị trường này; đặc biệt là xuất khẩu hàng hố bởi lợi ích từ hoạt động này
đem lại là vơ cùng lớn, đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế của quốc gia đó; đồng thời

cịn tác động tích cực tới tất cả các ngành trong nền kinh tế và còn giải quyết được các
vấn đề nhức nhối trong xã hội, đơn cử là giải quyết được phần lớn tình trạng thất
nghiệp. Hoạt động xuất khẩu cũng phải chịu rất nhiều những ảnh hưởng từ các yếu tố
cả bên trong lẫn bên ngoài bởi đây là q trình phức tạp và có yếu tố quốc tế nên cũng
sẽ chịu nhiều tác động hơn so với việc thương mại trong nước.

1.1.5.1.

Các yếu tố chính trị - pháp luật

Các hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nói riêng
thường chịu tác động chủ yếu là từ những thay đổi ở mơi trường chính trị và pháp luật.
Yếu tố chính trị là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm ổn định nền kinh tế
hoặc có thể sẽ theo chiều hướng ngược lại là làm lũng đoạn nền kinh tế ấy, đặc biệt
trong hoạt động xuất khẩu thì khơng chỉ chịu tác động từ nền chính trị của

11


một nước mà là từ cả hai nước trở lên, nhiều khi còn chịu sự tác động của các vấn
đề chính trị gay gắt và nổi bật từ các quốc gia lớn với nhau. Khi nền chính trị ổn
định, chính phủ các nước sẽ đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy hoặt động sản
xuất cũng như các hoạt động kinh tế liên quan; ngồi ra cịn đưa ra các chính sách
hỗ trợ các doanh nghiệp; tạo cơ hội tuyệt đối cho họ. Tuy nhiên, khi chính trị bất ổn,
các hoạt động kinh tế nói riêng và các hoạt động trong xã hội nói chung sẽ bị ngưng
trệ; đóng băng gây ra các cản trở lớn cho nền kinh tế. Khi tham gia vào q trình
xuất khẩu hàng hố, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh theo quy định của
chính phủ đề ra; đặc biệt là tuân theo pháp luật của các tổ chức quốc tế trong khu
vực và trên thế giới – nơi mà các quốc gia xuất khẩu hàng hố. Mỗi năm thì chính
sách ngoại thương của mỗi quốc gia sẽ có sự đổi mới, điều này đem lại cả cơ hội lẫn

vô vàn thách thức cho mỗi doanh nghiệp. Vậy nên mỗi doanh nghiệp phải tự trau
dồi và khắc phục những yếu điểm đồng thời phát huy được thế mạnh của mình.
1.1.5.2.

Các yếu tố về văn hố – xã hội

Mỗi quốc gia đều có nền văn hoá, phong tục tập quán khác nhau; những yếu tố
này ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu từ đó có thể xây dựng được
các kế hoạch; các chiến thuật hợp lý cho mỗi thị trường. Bởi khi tìm hiểu nền văn
hố của mỗi nước ta sẽ biết được thị hiếu của người dân nước đó như thế nào; tần
suất mua sắm của họ ra sao; mục đích mua sắm là để làm gì từ đó có thể phát triển
sản phẩm; phân bổ các mặt hàng cho hợp lý, hơn nữa điều chỉnh mức giá cho phù
hợp với thị trường mục tiêu. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng vô cùng lớn đến tất cả các
hoạt động của con người. Vì vậy, yếu tố về văn hố – xã hội là yếu tố chi phối tới
lối sống; tới lối suy nghĩ; lối tư duy và cả thị hiếu tiêu dùng của khách hàng do đó
các nhà sản xuất; nhà xuất khẩu cần nắm bắt rõ tâm lý của người mua bằng cách
nghiên cứu thật kỹ về nền văn hố và xã hội của thị trường đó. Như vậy, khi đó các
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được kết quả như mong đợi.
1.1.5.3.

Thị trường

Thị trường là một trong những yếu tố nòng cốt quyết định tới việc thành bại trong
hoạt động xuất khẩu hàng hoá bởi khi nắm bắt được thị trường thì sản lượng xuất khẩu
của quốc gia đó sẽ tăng cao và thu về lợi nhuận vơ cùng lớn. Mỗi thị trường lại có
những đặc điểm; những yêu cầu và nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Lấy ví dụ như thị
trường Nhật Bản được coi là thị trường khó tính tại khu vực châu Á; ở quốc gia này các
dòng sản phẩm kể cả trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia khác thì cũng phải
được thực hiện chỉn chu; có chất lượng cao, có tính đồng bộ trong từng mặt hàng; đặc
biệt thị hiếu tiêu dùng của đất nước này lại vô cùng ưu ái những mặt hàng có tính cải

tiến; sáng tạo và có tính hợp lý nên các sản phẩm kém chất lượng; không để ý tới các
chỉ số; thông số yêu cầu thì sẽ khơng thể vào được thị trường này. Qua

12


×