Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

DE THI HET HOC KI I 20162017 NGU VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.71 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I NAM ĐỊNH --------------— ĐÈ CHÍNH THỨC. ĐÈ KHẢO SÁT CHÁT LƯỢNG HỌC KỲ NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn - Lóp: 10- THPT (Thời gian làm bài: 90 phút) Đe thi gồm có 02 trang. I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và trả lòi các câu hỏi từ 1 đến 4: Thuật hứng (Bài XXIV) Nguyễn Trãi Công danh đã được hợp(1) về nhàn Lành dừ âu chi(2) thế nghị(3) khen Ao cạn vớt bèo cay muống Đìa thanh(4) phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc(5) Thuyền chở yên hà(6) nặng vạy(9)then Bui(8) có một lòng trung lẫn(9) hiếu Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen(10) (Trích theo: Nguyễn Trãi — Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường — NXB Giáo dục- trang 38). Chú giải: (1) Hợp: tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên. (2) Ấu chi: lo chi. (3) Nghị: dị nghị, ở đây hiểu là chê. Thể nghị khen: người đời chê khen. (4) Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong. (5) Đầy qua nóc: đầy quá nóc nhà, nóc kho. (6) Yên hà: khói, ráng. (7) Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống. (8) Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có. (9) Lần: (hoặc liền, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và. (10) Mài chẳng khuyết...: mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen. Ý nói lòng trung hiếu bền vững. Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Neu là người biên soạn, anh (chị) sẽ chú giải từ phong nguyệt như thế nào ? Câu 3 (1,0 điểm): Hình ảnh con người Nguyễn Trãi trong hai câu thơ sau:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn ” không ? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỀM): Câu 1 (2,0 điểm): Trong văn bản của phần đọc - hiểu, Nguyễn Trãi đã nói đến chữ trung và hiếu. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về chữ trung hoặc chữ hiếu trong thời đại nay. Câu 2 (5,0 điểm): a) Hãy tuởng tượng mình là nhân vật An Dương Vương hoặc Mị Châu (trong Truyện An Dưomg Vương và Mị Châu - Trọng Thủy), tự kể cuộc đòi mình. b) Từ câu chuyện trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước. ---------------------Hết----------------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:...........................................số báo danh:........................................................... Giám thị thứ nhất:...........................................Giám thị thứ hai:.....................................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHÁT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 — 2017 - Môn: Ngữ văn - lóp: 10 I. PHÂN ĐỌC HIÊU (3,0 điểm): Câu 1: Văn bản trên viết theo phưcmg thức biểu đạt chính là biểu cảm/ Phưong thức biểu đạt chính là biểu cảm/ Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm - Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong những cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: Phong nguyệt có nghĩa là gió trăng, trong đó phong là gió, nguyệt là trăng/ Phong nguyệt có nghĩa là gió trăng/ Phong nguyệt là trăng gió. - Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong những cách trên - Điểm 0,25: Chỉ giải thích được một trong hai chữ: phong hoặc nguyệt - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3: Hình ảnh con người Nguyễn Trãi trong hai câu thơ 5 và 6 là: + Một con người gần gũi, gắn bó, yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết + Một người nghệ sĩ có tâm tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng - Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 ý trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Lưu ý: Trên đây là 2 ý cơ bản nhất, HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau. Nếu HS có những kiến giải khác nhưng họp lý vẫn cho điểm. VD: Nguyễn Trãi gắn bó với thiên nhiên (0,5 điểm), không màng danh lợi (0,25 điểm)... Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn ” miễn là giải thích hợp lý. Có thể triển khai theo hướng như sau: + HS đồng tình với quan niệm sống trên vì: Đã đạt được công danh rồi, hoàn thành được sự nghiệp, ước mơ, lý tưởng của mình, đã cống hiến được nhiều cho xã hội, con người cũng cần được nghỉ ngơi, được tận hưởng cuộc sống. + HS không đồng tình với quan niệm sống trên vì: Cuộc sống con người là luôn cố gắng, không dừng lại, không bằng lòng với chính mình, luôn cống hiến hết mình cho xã hội; cho phép mình nghỉ ngơi ta sẽ bị lạc hậu, sẽ đánh mất giá trị của bản thân. - Điểm 1,0: HS trình bày được quan điểm của mình và giải thích một cách hợp lý, chặt chẽ. - Điểm 0,75: HS trình bày được quan điểm của mình và giải thích một cách tương đối hợp lý - Điểm 0,5: HS trình bày được quan điểm của mình và có giải thích nhưng chưa thuyết phục - Điểm 0,25: HS chỉ trình bày quan điểm của mình mà không giải thích. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. II.. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỀM): Câu 1 (2,0 điểm): * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có bổ cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0,25 điểm): - Điểm 0,25: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận. - Điềm 0: Không có hình thức của một đoạn văn nghị luận. b) Xác định đủng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bình luận về chữ trung hoặc hiếu trong thời đại nay. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, lạc sang vấn đề khác. c) Chia van đề nghị luận thành các ý phù họp; triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận đê triển khai van đề, có dẫn chứng cụ thể và sinh động. (1,0 điểm) HS có thể trình bày theo định hướng sau: * Nếu HS bàn về chữ trung: + Giải thích: Trung ở đây được hiểu là trung thành, nguyện hi sinh hết mình vì đất nước, nhân dân. + Bàn luận: • Chữ trung: Trung thành với đất nước, nguyện hết mình hi sinh vì đất nước là yêu cầu đầu tiên đổi với một công dân. Trong thời đại nay, trung với nước là phải học tập, rèn luyện, đem tài năng, sức lực của mình để dựng xây và bảo vệ chủ quyền của đất nước. • Phê phán những kẻ bất trung. + Bài học nhận thức và hành động, liên hệ với bản thân * Nếu HS bàn về chữ hiếu: + Giải thích: Hiếu là hiếu nghĩa với các bậc sinh thành hoặc những người có ơn nghĩa sâu nặng với mình. + Bàn luận: • Chữ hiếu: Hiếu nghĩa với các bậc sinh thành, hoặc những người có ơn nghĩa sâu nặng với mình là yêu cầu cần có đối với mồi con người. Điều này làm nhân cách của mồi chúng ta. Hiếu phải được thể hiện bằng những lời nói, hành động cụ thể. • Hiếu có thể được hiểu rộng là tôn trọng, yêu thương nhân dân. • Phê phán những kẻ bất hiếu. + Bài học nhận thức và hành động, liên hệ với bản thân - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên. - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, song còn một vài ý chưa đầy đủ, hoặc liên kết chưa chặt chẽ (đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên). - Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/4 - 1/3 yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,25 điểm); - Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm...), thể hiện được quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc của người viết nhưng không trái với chuẩn mực đạo lí, pháp luật. (VD: HS có thể so sánh chữ trung trong quan niệm của người xưa và hôm nay...) - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm...), không có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc của người viết hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo lí, pháp luật. e) Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm); - Điểm 0,25: Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu hoặc chỉ 1-2 lỗi nhỏ. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Câu 2 (5,0 điểm):.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Yêu cầu chung: HS biết kết họp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn tự sự để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngừ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài tự sự (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được câu chuyện; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật câu chuyện; phần Kết bài kết câu chuyện hợp lý, tạo được ấn tượng, cảm xúc cho người đọc. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Ket bài, Thân bài chỉ có một đoạn hoặc cả bài chỉ có một đoạn. b) Xác định đủng ngôi kế (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Xác định đúng ngôi kể người viết là An Dương Vương hay Mị Châu. - Điểm 0: Xác định sai hoặc không xác định được ngôi kể. c) Người viết hỏa thân vào nhân vật đê kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. (2,5 điểm) * Neu nhập vai nhân vật Mị Châu, HS có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu nhân vật người kể chuyện — Mị Châu + Giới thiệu tình huống truyện + Các sự việc tiêu biểu: • Những ngày sống cùng cha, Mị Châu chứng kiến chuyện xây thành, chế nỏ; • Cuộc hôn nhân và những ngày sổng chung cùng Trọng Thủy; • Nỗi niềm khi chia tay Trọng Thủy; • Bi kịch nước mất nhà tan; • Cái chết và sự hóa thân + Bài học thấm thìa của bản thân từ câu chuyện của mình. * Neu nhập vai vào nhân vật An Dương Vương, HS có thể kể lại tác phẩm theo định hướng sau: + Giới thiệu nhân vật người kể chuyện - An Dương Vương + Giới thiệu tình huống truyện + Các sự việc tiêu biểu: • Xây thành, chế nỏ; • Đánh tan quân Triệu Đà; • Gả con gái cho Trọng Thủy. Lơ là mất cảnh giác, bị Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần mà không hay biết; • Quân Triệu Đà đánh lần 2 thua chạy, phải mang con gái đi trốn; • Trên đường chạy trốn, bị quân giặc truy đuổi. Đen bước đường cùng, phải tự tay chém con gái yêu, sau đó được Rùa Vàng dẫn xuống biển. + Bài học rút ra từ câu chuyện của mình. Lưu ỷ: Người viết phải chú ý được mức độ đậm nhạt của những chi tiết, sự việc tiêu biểu, cần chú ý khi hóa thân vào nhân vật Mị Châu phải làm bật lên được tâm trạng đau đớn, ân hận của Mị Châu khi chứng kiến kết cục bi thảm của một dân tộc do chính mình gây nên. Khi hóa thân vào nhân vật An Dương Vương phải làm bật lên được sự ân hận vỉ đã lơ là mất cảnh giác, đẩy cả đất nước vào cảnh lầm than..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cách cho điểm: - Điểm 2,0 - 2,5: Xác định đúng ngôi kể. Đảm bảo các yêu cầu trên. - Điểm 1,25 - 1,75: Cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, song một số sự việc chưa đầy đủ, hoặc liên kết giữa các sự việc chưa chặt chẽ, hoặc chưa thấy được mức độ đậm nhạt của các sự việc. - Điểm 0,5 - 1,0: Biết nhập vai nhân vật để kể chuyện nhưng sơ sài, không chặt chẽ, một số sự việc chưa đúng tinh thần của tác phẩm. - Điểm 0,25: Không biết nhập vai nhân vật để chuyện, hoặc chỉ kể được một vài sự việc nhỏ. - Điểm 0: Không kể chính xác được một sự việc nào hoặc không làm bài. d) Từ câu chuyện suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đoi với việc bảo vệ chủ quyền đất nước. (1,0 điểm) HS có thể trình bày theo định hướng sau: + Trong hoàn cảnh chủ quyền của đất nước bị đe dọa, tuổi trẻ phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước. + Tuổi trẻ cần học tâp, rèn luyện để có kiến thức, sức khỏe mà có thể cống hiến cho đất nước. + sẵn sàng dâng hiến đời mình cho đất nước nếu “Tổ quốc gọi tên mình”. + Cảnh giác trước những âm mưu, hành động của các thế lực thù địch. Cách cho điểm: - Điểm 0,75 - 1,0: HS có thể trình bày được 2-3 ý trên hoặc các ý khác nhưng hợp lý. - Điểm 0,25 - 0,5: HS trình bày được 1-2 ý trên hoặc các ý khác nhưng hợp lý. - Điểm 0: Không trình bày được ý nào họp lý, sai hoàn toàn hoặc không làm. e) Sáng tạo (0,25 điểm): - Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm...), văn viết giàu cảm xúc, hoặc có những chi tiết sáng tạo họp lý. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm...), hoặc có những sáng tạo không họp lý, không lôgic. f) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Lưu ý: HS có thể trình bày bài thành 2 phần độc lập theo ý hỏi a,b hoặc trình bày gộp làm một bài. Chấp nhận mọi cách kết cấu. Neu HS tách làm 2 phần a, b thì phần a tối đa cho 4,0 điểm; phần b tối đa cho 1,0 điểm theo hướng dẫn chấm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ĐÁP ÁN. ĐIẺM. PHẦN I: ĐOC - HIỂU SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 Câu 2THINH TRƯỜNG THPT LONG Môn: NGỮcấu VĂN 11 0,5 2 phép tu từ được sử dụng: Điệp (điệp từ, điệp trúc), liệt kê, đối lập... Câu 3 1,0phút Mục đích chủ yếu của người viết qua đoạn bàn Thời trích gian là làm bài: 90 luận về vấn đề hạnh phúc, qua đó nhắc nhở con người cần trân trọng hạnh phúc của mình PHẦN ĐOC - HIỂU (3biết điểm) Câu 4 HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp 1,0 Đọc văn bản sau và trả lời có những ý nghĩacâu vớihỏi emnêu nhấtduới đây: PHẦN Một II. LÀM VĂN lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì ” trên blốc của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: phúc được nằm chăn200 ấm chữ) xem trình ti vi cùng với gia đình. Hạnh Câu 1“Hạnh Hãy viếtlàmột đoạn văntrong (khoảng bày quan phúc là được trùm chănniệm kín và mẹ về phaHạnh cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa củađược anh chị phúc bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu... 0,25 ”. Yêu cầu về hình thức: Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? ừ nhỉ! Dường như lâu nay chủng ta - Viết mình 1 đoạn văn khoảng từ biết được rằng mình đang hạnh phúc. chỉ quen với việc than phiền bất hạnh chứ 200 ít khi - Trình lạc, rõvìràng, không mắc lỗi tả, Hãy một lần thừ xem: Khi chủngbày ta mạch than phiền bo mẹ quá quan tâmchính đến chuyện của mình thì từ,thèm đặt câu.. ■ của mẹ, thèm tiếng cười của bo, thèm được về nhà ngoài kia biết bao nhiêudung người hơi ấm Yêu nộithiệt dung: để được mắng; khi chủng ta cầu cảm về thấy thòi khi không được ngồi xe hơi chi vì phải chạy xe mảy giữa trời nang thì ngoài kia biếtHạnh bao nhiêu bạn củathái chúng ta sướng mồ hôivìnhễ gò mình đạp Giải thích: phúc là trạng sung đạtnhại,0,25 xe lên những con dốc vắng; khi chủng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thang thì được ý nguyện ngoài kia biết bao ngườiBàn đang khao khát một lần được đến trường, một lần được1,0 cầm cây bút luận: đê viết lên những ước mơ; khi chủng ta... - Biểu hiện của hạnh phúc rất đa dạng: tùy theo lứa tuổi, Vâng! Cỏ quá ích kỉ việc, không, khihuống, xung hoàn quanhcảnh chúng tanhau. vẫn có những người đang sổng công tình khác Đối với học trong cảnh nghèo khổ, sinh, vẫn có những langtích thang tìm một hạnh phúcngười là khi đang đạt thành caomong được thầy cô mái am, vẫn có những người đang ngàykhen ngàyngợi, chốnghạnh chọiphúc với từ thần,... thì chúng ta lại buồn là khi được bạn bè quý mến,... chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ỷ muon, vì không được thời trang như diễn viên và vì buồn... không có chuyện gì đê buồn. + Hạnh phúc không quá lớn lao, xa vời mà đôi khi thật gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, giản (Theo dị, rất bài gầntham gũi với Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 62, 63) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn điểm)phúc: mang lại sự thanh thản, bình + Táctrích? dụng (0.5 của hạnh Câu 2. Chỉ ra 2 phép tu từ sửtâm dụng trong trích? (0.5 điểm) yênđược trong hồn con đoạn người. Câu 3. Mục đích chủ yếu của người viết qua đoạn trích này là gì? (0.75 điểm) Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (0.75 điểm) PHẢN II. LÀM VĂN Câu 1: Nghi luân xã hỏi (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh chị về Hạnh phúc Câu 2: Nghi luân văn học (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? Qua đó, anh/chị hãy nêu quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp?. --------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cảnh giác với những nguy cơ làm mất đi hạnh phúc của con người, nhất là trong xã hội hiện đại: tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người (Dần chứng: nhiều học sinh chỉ dành thời gian đi chơi mà xao nhãng việc học).. Bài học nhận thức và hành động: 0,5 + Hạnh phúc là những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người, đó là ước mơ mà ai cũng mong đạt được. + Khi sống trong hạnh phúc, đừng vô tình, thờ ơ trước buồn đau của người khác. Hãy biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông với mọi người. Đừng ghen tị với người đang hạnh phúc, mà trái lại, hãy xem hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của chính mình.. Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? Qua đó, anh/chị hãy nêu quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp? Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách vận dụng những hiểu biết về tác giả NT va truyện ngắn “Chữ người tử tù” để làm bài nghị luận VH, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ... Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung chính sau * Giói thiệu tác giả, tác phẩm, cảnh cho chữ (vị trí, ý nghĩa) 1. Cảm nhận về cảnh cho chữ: Cảnh cho chữ được xây dựng qua hàng loạt tương phản: - Người cho chữ và người xin chữ: Trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù của nhau (tử tù - quản ngục), trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỉ của nhau cùng có tấm long hướng vêì cái đẹp - Không gian, thời gian cho chữ: + không gian nhà tù: chật hẹp, tồi tàn, chỉ còn. 0,5 3,0.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tiếng mõ điểm canh + Thời gian: Đêm khuya - Tư thế, tâm thế của các nhân vật: + Huấn Cao: uy nghi, lồng lộng dang sáng tạo cái đẹp, khuyên quản ngục.. + Quản ngục: Khúm núm, cúi mình trước cái đẹp, thầy thơ lại thì run run.. - Sự hội tụ của 3 con người và ý nghĩa của dòng chữ để lại. 0,5. 2. Quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp: - Cái đẹp có thể sinh thành nơi bóng tối và cái ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể chung sống cùng cái xấu, cái ác - Cái đẹp có sức mạnh vô song, kéo con người lại gần con người dẫu họ có xa nhau về danh phận, địa vị - Cái đẹp có khả năng nhân đạo hóa con người - Có cái đẹp bình dị vô danh, lặng thầm. Để cái đẹp tỏa sáng cần có một tấm long - Cái đẹp có khả năng bất tử 0,5 * Đánh giá: - Cảnh cho chữ: ngợi ca cái đẹp, khơi gợi thiên lương và kín đáo thể hiện lòng yêu nước - Thể hiện tài hoa, độc đáo của NT: dựng cảnh, dựng người, đặc biệt là thủ pháp tương phản * Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo, lien hệ, mở rộng, chính tả, 0,5 dung từ, đặt câu....

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH Đề CHÍNH THỨC. ĐÈ KHẢO SÁT CHÁT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn - lớp 12 (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề thi gồm 02 trang. I. ĐỌC HIẺU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giảo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một bảo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong moi người ”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì? ”. Theo UNESCO: học để biết, học đế làm, học đế xác lập mình và học đế chung sổng với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). (2) Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cải học đê ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm cùa UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm. (3) Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chỉ, cải học để biết đã biến dạng thành học đế thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cảo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng. (TS Giáp Văn Dương tại hội thảo bàn vê triêt lý giáo dục, dẫn theo ngày 12/11/2013) Câu 1. Theo UNESCO, mục đích của việc học là gì? Câu 2. Người viết sử dụng các thao tác lập luận nào trong đoạn (2) và (3)? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giảo dục ”? Câu 4. Xác định mục đích của việc học có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân anh/chị? 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát biểu ý kiến của anh/chị về nhận định đã nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “ gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học. không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì ”. Câu 2 (5,0 điểm) Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một cách phát biểu quan niệm về tình yêu. Ý kiến của anh/chị như thế nào? Phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến đó.. ----------HẾT--------Họ và tên học sinh:.................................................................................số báo danh: Chữ ký của giám thị:........................................................................................................ 2.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH. HƯỚNG DẢN CHẨM ĐÈ KHẢO SÁT CHÁT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 -2017 Môn: Ngữ văn - lớp 12 (Thời gian làm bài: 120 phút). I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Theo ủy ban Giáo dục của UNESCO, mục đích của việc học là “học đê biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác - Điểm 1,0: Trả lời đúng và đầy đủ như trên. - Điểm 0,25-0,75: Nêu được từ 1 -3 trong số 4 mục đích trên cùa việc học. - Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn (2) dùng thao tác lập luận so sánh; đoạn (3) dùng thao tác bình luận hoặc trong đoạn (2) và (3) tác giả sử dụng các thao tác so sánh, bình luận. Điểm 0,5: Trả lời đúng và đầy đủ như trên. - Điểm 0,25: Nêu đúng 1/2 thao tác lập luận. - Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Câu 3. (1,0 điểm) Tác giả cho răng: “Hai trụ cột khác rât quan trọn %: học đê biết và đê xác lập bản thân mình thì hiện ra rat mờ nhạt trong hệ thống giáo dục ” vì: - Học để biết nghĩa là học để có hiểu biết về thế giới, mở mang kiến thức, phát triên kĩ năng; nâng tầm hiểu biết cho bàn thân; học để xác lập bàn thân mình là để biết mình thực sự là ai, để hiểu minh muốn trở thành ai (learning to be); học để nhận thức thê giới và nhận thức bàn thân; phát triển đời sống tinh thần, làm giàu tâm hồn, xây dựng hoài bão, mơ ước, xác lập lí tưởng, nhân sinh quan... Hai mục đích trên cùa việc học theo quan niệm cùa UNESSCO chưa thê hiện rõ trong hệ thống giáo dục vì hiện nay học chù yếu để thi, để có kết quả cao, học để có thành tích đẹp. Cách cho điểm: - Điểm 1,0: Trả lời đúng và đầy đủ như trên. - Điểm 0,5: Nêu đúng 1/2 ý trên hoặc nói được cả hai ý trên một cách sơ sài, hời họt. - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý nhưng chưa rõ ràng, mạch lạc hoặc chỉ chép lại các thông tin trong văn bàn. - Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Câu 4. (0,5 điểm) Xác định mục đích cùa việc học có ý nghĩa: Giúp bản thân có động lực, hứng thú học tập; Từ đó đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; Xây dựng được kế hoạch học tập, phương pháp học hiệu quả.... Cách cho điểm: Điểm 0,5: Trả lời đúng và đầy đủ như trên. - Điểm 0,25: Nêu đúng 1-2 ý trên hoặc nói được 1-2 ý trên hoặc nêu được cả 3 ý nhưng chưa rõ ràng, mạch lạc. Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trà lời. 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Đây là một câu hỏi mở tạo cơ hội cho HS phát biểu quan điểm cá nhân về một vấn đề thiết thực, gần gũi, có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội cũng như với mỗi cá nhân. Qua đó HS thể hiện năng lực tư duy phản biện, các kĩ năng nêu ý kiến, triển khai luận điểm, kĩ năng lập luận... HS cần nêu rõ ý kiến cùa mình về quan điểm cùa tác giả trong văn bản phần đọc hiểu: “gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thòi: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì". Có thể đồng tinh hoàn toàn, không đồng tình hoặc đồng tinh một phần với ý kiến đã trình bày trong văn bản phần Đọc hiểu. Dù quan niệm thế nào HS cũng phải nêu rõ ý kiến; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ, có thể theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng - phân - hợp; đúng quy tắc dùng từ, đặt câu. Sau đây là một vài định hướng cụ thể: Đồng tình: đa số HS sinh viên chưa xác định rõ ràng mục đích cùa việc học; chù yếu học theo nhu cầu của gia đình, học cho bố mẹ. số đông học để cỏ điểm số cao hoặc chỉ để vưọt qua các kỉ thi. Vì vậy tình trạng HS lười học, lười nghĩ, học thụ động; ý thức tự học kém, tâm lí học ứng thí, học đối phó còn khá phổ biến. Rất hiếm HS ý thức được “học tập là kho báu bên trong mỗi người”; học vì say mê, ham hiểu biết, học để khám phá thế giới, nhận thức bản thân; học vì khao khát làm được việc có ích cho minh, cho gia đinh và xã hội...(có số liệu, dẫn chứng cụ thể). Không đồng tình hoặc chỉ đồng tinh một phần: hiện tượng học không biết đế làm gì, hoặc học đẻ thi nhưng thi rỏi cũng không biêt âẻ làm gì vân đang diên ra ở một bộ phận HS, sinh viên hiện nay nhưng không phải là đa số để tạo nên ẹam màu chú đạo của giáo dục hiện thời. Vân có nhiêu HS có mục đích học tập rõ ràng, tự giác, say mê, sáng tạo. Ngoài học tập các môn khoa học cơ bản, HS hiện nay còn tham gia rất nhiều sân chơi trí tuệ, thể thao văn hoá và đạt những thành tích rực rỡ. Học để thi không hoàn toàn là một mục đích xấu. Một số HS do hạn chế về năng lực, học đối với họ chỉ để có tấm bàng tốt nghiệp làm tấm giấy thông hành trên đường đời, thì mục đích học đê thi cũng là điều không đáng trách. Học không chỉ để thi, và học để thi cũng không đáng phê phán vì thi đối với nhiều bạn cũng là một cơ hội thử thách bản thân, chiếm lĩnh các đỉnh cao... Từ các cuộc thi, kì thi này, nhiều bạn đã khẳng định được bản thân, tìm kiêm được nhiêu cơ hội đê vươn cao, bay xa trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hoá,........(có số liệu, dẫn chứng cụ thể). Cách cho điểm: -Điểm 1,75-2,0: Nêu rõ ý kiến, có lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đàm bảo hình thức đoạn văn có dung lượng 200 chữ (có thể hơn kém không đáng kể 20 chữ), trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng - phân - hợp; đúng quy tắc dùng từ, đặt câu. Có thể mẳc 1-2 lỗi chính tả, diễn đạt. -Điểm 1,0 - 1,5: Nêu rõ ý kiến, biết lập luận, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đảm bảo hình thức đoạn văn có dung lượng 200 chữ (có thể hơn kém không đáng kể 20 chữ), trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng - phân - hợp; đúng quy tắc dùng từ, đặt câu. Có thể mắc 3-5 lỗi chính tả, diễn đạt. -Điểm dưới 1,0: Nêu ý kiến không rõ ràng, chưa biết lập luận, dẫn chứng thiếu cụ thể, chưa tiêu biêu hoặc chỉ có lí lẽ chung chung. Không đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng quá nhiều hoặc quá ít so với yêu cầu 200 chữ; mắc lỗi về liên kết câu, văn rời rạc, lủng củng. Mắc trên 5 lỗi chính tả, diễn đạt.. 2.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Câu 2 (5,0 điểm) Yêu cầu chung: HS vận dụng kiến thức đọc hiểu về bài thơ Sóng cùa Xuân Quỳnh đê tạo lập văn bản nghị luận văn học bày tỏ quan điêm của mình vê một ý kiên cho răng: “Bài thơ Sóng cùa Xuân Quỳnh là một cách phát biểu quan niệm vê tình yêu”. Bài viêt cân có bô cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, không măc lôi chính tả, diên đạt. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận; (giới thiệu tác giả, tác phẩm có thể ở phần mờ bài hoặc đầu thân bài). (0, 5 điêm) b) Xác định đúne vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Sóng cùa Xuân Quỳnh là một cách phát biểu quan niệm về tình yêu. (0, 25 điểm) c) Trình bày ý kiến của bản thân một cách rõ ràng: đông tình hoặc đông tình một phần (không hoàn toàn đồng tình) với câu nói ở đề bài. cần phân tích bài thơ một cách thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm của mình, theo một trong hai phương án sau: (3,5 điểm) Phương án 1: Đồng tình hoàn toàn với ý kiến cho rằng “Bài thơ Sóng cùa Xuân Quỳnh là một cách phát biểu quan niệm về tình yêu” vì: + Bài thơ thể hiện quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: tình yêu là khát vọng muôn đời cùa tuổi trẻ (Nồi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ); tình yêu bao giờ cũng song hành với nỗi nhớ (Con sóng dưới lòng sâu. Con sóng trên mặt nước, ôi con sóng nhớ bờ. Ngày đêm không ngủ được. Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức...); tình yêu gắn với lòng thuỷ chung (Dầu xuôi về phương bắc. Dầu ngược về phương nam. Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh một phương.Ờ ngoài kia đại dương. Trăm ngàn con sóng đó. Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn ngàn cách trờ); tình yêu đôi lứa bất tử cùng thời gian, hoà trong tình yêu cuộc đời, tình yêu con người (Cuộc đời tuy dài thế. Năm tháng vẫn qua đi. Như biển kia dẫu rộng. Mây vẫn bay về xa. Làm sao được tan ra. Thành trăm con sóng nhỏ. Giữa biển lớn tình yêu. Để ngàn năm còn vỗ). (2,0 điểm) + Đây là quan niệm tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại, mang tính nhân văn sâu sắc, còn nguyên giá trị với đương thời (bằng cách liên hệ, mở rộng hoặc so sánh Sóng với bằng vài ví dụ cụ thể về nỗi nhớ trong tinh yêu, về khát vọna tình yêu gan với hôn nhân). (0,5 điểm) + Cách phát biểu quan niệm tinh yêu độc đáo, giàu nữ tính: thể thơ 5 chữ, tạo nhịp điệu cùa những con sóng; cặp hình tượng sóng và em khi song hành, khi quấn quýt hoà nhập làm một; giọng điệu trữ tinh nhẹ nhàng mà nồng nàn, giản dị mà sâu lắng; táo bạo (trực tiếp bày tỏ) mà tinh tế (bằng hình ảnh ẩn dụ). (0,75 điểm) + Quan niệm tình yêu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn hồn hậu, tinh tế, giàu khát vọng của nhà thơ Xuân Quỳnh. (0,25 điểm) Phương án 2: Đồng tình một phần (không hoàn toàn đồng tình) với ý kiến cho rằng “Bài thơ Sóng cùa Xuân Quỳnh là một cách phát biểu quan niệm về tình yêu” vì: + Bài thơ trước hết là sự trải lòng cùa người phụ nữ trong tình yêu: khi giãi bày gián tiếp qua hình tượng con sóng, khi bộc bạch trực tiếp bằng lời cùa chù thể trữ tình em. Đó là những khát vọng khám phá chính mình trong tình yêu; là nỗi nhớ cồn cào, choán ngợp cả không gian và thời gian; là khát vọng thuỷ chung như nhất; là khát vọng tình yêu bất tử với thời gian... (phân tích cụ thể bài thơ để sáng tò những nhận xét trên). (2,0 điểm). 3.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Qua lời bộc bạch giãi bày trên, tác giả bộc lộ quan niệm về tình yêu. Đó là quan niệm tình yêu vừa truyên thống vừa hiện đại, mang tính nhân văn sâu sấc, còn nguyên giá trị với đương thời; thể hiện vẻ đẹp tâm hồn hồn hậu, tinh tế, giàu khát vọng của nhà thơ Xuân Quỳnh. (0,75 điểm) + Cách phát biểu quan niệm tình yêu độc đáo, giàu nữ tính... (trình bày như Phương án 1) (0,75 điểm) . d) Sáng tạo: (0,25 điểm) Văn viết có hình ảnh, cảm xúc; cách mở bài hoặc kết bài độc đáo; có những phát hiện riêng trong cảm nhận bài thơ Sóng, có những liên hệ, so sánh bất ngờ thú vị thuyết phục. e) Chính tả, dùng từ đặt câu (0,5 điểm) Đảm bảo không sai lỗi chính tà, dùng từ, đặt câu hoặc chỉ mắc 1-2 lỗi. Sau khi cho diêm theo các yêu cầu cụ the trên, giám kháo cộng tổng điểm và đối chiếu với các mức điếm dưới đây để đàm bảo đánh giá chính xác năng lực tạo lập văn bàn nghị luận qua tong thể bài viết cùa HS, tránh cách đánh giá phiến diện hoặc cảm tính. Cách cho điểm: Điểm 4,5 - 5,0: Trình bày quan điểm rõ ràng, thuyết phục; phân tích bài thơ đúng hướng làm rõ quan điểm của cá nhân; diễn đạt lưu loát, văn mượt mà, có hình ảnh, cảm xúc; không mắc hoặc mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 3,0 - dưới 4,5: Có quan điểm rõ ràng, biết phân tích bài thơ đúng hướng làm rỗ quan điểm, tuy chưa thật sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc; mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 2,0 - dưới 3,0: Không có quan điểm rõ ràng về ý kiến cùa đề bài; phân tích bài thơ chung chung, qua đó rút ra được một số quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh; hoặc chỉ phân tích bài thơ một cách dàn trải; diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc; mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0,25 - dưới 2,0: Không có quan điểm rõ ràng về ý kiến của đề bài; phân tích bài thơ sơ sài; hoặc chi diên xuôi lại bài thơ; diễn đạt mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không trả lời.. ------------------HẾT----------------------. 4.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×