Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sang kien kinh nghiem cong tac QL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU A- ĐẶT VẤN ĐÊ I.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ ĐÒI HỎI PHẢI CÓ GIẢI PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT. 1. THUẬN LỢI a. Tình hình địa phương Xã Lương Tài nằm trên trục đường sắt Hà – Hải, thuộc xã cuối của huyện Văn lâm, có 14 thôn xóm. Tổng diện tích khoảng 822 ha, dân số năm 2016 gần chín nghìn người. Địa lý xã Lương Tài có đặc điểm dài trên 5 km. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh và Phòng GD&ĐT huyện Văn Lâm nên trong những năm gần đây, hệ thống trường lớp ổn định và không ngừng được củng cố, nâng cao về chất lượng. Trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngu giáo viên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giáo viên đứng lớp được đảm bảo theo quy định, có đủ các giáo viên dạy các môn chuyên. Chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường được nâng lên rõ rệt. Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học; thiết bị được trang bị được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại. Đặc biêt, trường chỉ có một điểm trường và đặt tại khu trung tâm xã, vì vậy rất thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động ngoại khóa. Hội Khuyến học được thành lập và phát huy vai trò trong công tác khuyến học, khuyến tài. Hội đồng giáo dục xã hoạt động tương đối tốt, góp phần động viên cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác giảng dạy và học tập. b. Tình hình nhà trường * Về đội ngũ: Năm hoc 2015-2016 tông sô co 29 can bô; giao viên va nhân viên. Trong đo: CB Quản lý:. 02. Trình độ Đại học: 13. Giáo viên:. 24. Trình độ Cao đẳng: 12. 03. Trình độ TCCN: 04. Nhân viên. Đang theo học Đại học: 05 Cơ bản giáo viên có phương pháp giảng dạy tương đối tốt, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, đời sống ổn định, gắn bó với nghề nghiệp..  Số lớp, số học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Số HS Khối 1 2 3 4 5 Cộng. Số lớp 4 4 3 3 3 17. Số HS 142 123 112 96 118 591. nữ 77 46 55 49 47 274. Ghi chu. * Về cơ sở vật chất Số phòng học : 16 phòng Bàn ghế chuẩn: 300 bộ Đánh giá chung: Cơ sở vật chất đủ, chất lượng tốt, đáp ứng cho học sinh học 2 buổi/ ngày. Sự nghiệp giáo dục của xã trong những năm gần đây phát triển khá tốt; hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất được đầu tư; đội ngu giáo viên có chiều sâu, giáo viên tâm huyết với nghề; chất lượng giáo dục đạt tỷ lệ cao. Cụ thể: năm 2014-2015 tỷ lệ lên lớp đạt 99,4%; học sinh tham gia thi cấp Huyện, cấp Tỉnh luôn đứng tốp đầu của huyện; có 01 giải Quốc gia môn Toán và Tiếng Anh; được nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ về công tác Công đoàn; … 2. KHÓ KHĂN * Tình hình địa phương Lương Tài là một xã thuần nông, địa bàn xa trung tâm huyện, đại đa số phụ huynh học sinh phải đi làm công ty xa gia đình từ 7 đến 15 km. Vì vậy, phần lớn học sinh phải tự lập hoặc do ông bà chăm sóc. Năm học 2015-2016, có 25 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó có nhiều em có hoàn cảnh hết sức éo le như: mẹ bị động kinh, không có bố; bố thị tâm thần nên thường xuyên đốt sách vở của con; mẹ mắc bệnh hiểm nghèo; bố mẹ bỏ nhau phải ở với ông bà ngoại; …Phần lớn những học sinh có hoàn cảnh trên học lực kém, sợ học và sinh tắt mắt lấy trộm đồ của bạn bè, thậm trí của cả giáo viên. Là một xã xa trung tâm huyện, địa bàn giao thông không thuận tiện; trình độ dân trí thấp; có rất ít các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn; đời sống kinh tế còn khiêm tốn. Vì vậy, rất khó để thực hiện công tác xã hội hóa. Trong những năm qua, công tác Xã hội hóa Giáo dục (XHHGD) ở địa phương chưa phát huy được hết sức mạnh của nó, mới chỉ đơn thuần về mặt tài.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chính, huy động cơ sở vật chất. Nhiều người dân còn thờ ơ với giáo dục, cho rằng giáo dục là của các nhà trường. Nguyên nhân của những tồn tại đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác XHHGD còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo XHHGD cung chưa thực sự có chiều sâu và đạt hiệu quả cao..  Về cơ sở vật chất: Sân chơi cho học sinh quá chật hẹp, các phòng học đang dần xuống cấp. Trời mưa trong phòng thiếu ánh sáng tự nhiên. Mùa hè, tiết trời nóng quạt điện không đủ mát , … đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Nguồn nước sử dụng là nguồn nước giếng khoan, chưa có hệ thống nước sạch. Các phòng học, phòng chức năng phục vụ cho hoạt động giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu học của học sinh (vì sĩ số nình quân trên 35 học sinh/lớp). Những điều kiện cơ sở vật chất trên chưa thực sự thu hut học sinh ham thích đến trường học tập. Hơn thế nữa, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy, muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện, ngoài kinh phí nhà nước cấp, nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh (PHHS), các nhà hảo tâm thì khó có thể thực hiện được theo tiêu chí “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đề ra. Chỉ có chủ trương XHHGD mới có thể khắc phục nhanh về yếu kém CSVC. Tuy nhiên, việc huy động sức mạnh của toàn xã hội quan tâm cho sự nghiệp giáo dục không phải là không ít khó khăn. Với đặc điểm là một xã kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao. Vì vậy, việc nhận thức về công tác XHHGD còn có nhiều hạn chế. Nhiều PHHS có tư tưởng khoán trắng, ỷ lại vào nhà trường. Các buổi họp PHHS, tỷ lệ phụ huynh đi hop PHHS, chỉ đạt 50 – 60%. Vấn đề cần được đặt ra là: Làm thế nào cho PHHS và các tổ chức xã hội hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong sự nghiệp “Vì lợi ích mười năm trồng cây” và làm thế nào để mọi người hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Từ những trăn trở suy nghĩ ấy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm thu hut các tổ chức xã hội, PHHS cùng với nhà trường thực hiện tốt công tác XHHGD trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI. 1.Ý nghĩa: Xã hội hóa không phải là một hiện tượng đổi mới giáo dục. Trước khi đặt ra chính sách XHH thì bản thân nó đã tồn tại trong thưch tế làm giáo dục ngay từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ, …) và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Đến nay, XHHGD đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo dục. XHHGD không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác XHHGD là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giup cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc, góp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2 Điểm mới Từ kinh nghiệm của bản thân và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, sáng kiến đề ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất sau đó tiến hành thực hiện vào trong quá trình quản lý để viết thành kinh nghiệm. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm: Giup người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình để chỉ đạo công tác XHH một cách linh hoạt, nhạy bén, đạt kết quả cao. Sau khi vận dụng đề tài, công tác XHHGD nhà trường sẽ được nâng lên, góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp và đưa chất lượng giáo dục có hiệu quả. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động XHHGD trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của trường tiểu học Lương Tài..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo viên, học sinh trường tiểu học Lương Tài; phụ huynh, các đoàn thể, doanh nghiệp, …. Đóng trên địa bàn xã Lương Tài. - Nghiên cứu các đối tượng có liên quan đến giáo viên, phụ huynh và học sinh. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong vai trò là một cán bộ quản lý, tôi đi sâu nghiên cứu công tác XHHGD trường tiểu học Lương Tài – nơi tôi đang công tác. IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 1.CƠ SỞ LÝ LUÂNH VÀ THỰC TIẾN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. a. Cơ sở lý luận: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Trong từng giai đoạn, ngành giáo dục của cả nước (nói chung), huyện Văn Lâm (nói riêng) đã phát động nhiều phong trào thi đua: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; …. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và của nha trường. Đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phu và thiết thực được thực hiện trên diện rộng. Trong 5 nội dung, trong đó có nội dung thứ nhất là xây dựng trường lớp xanh – sạch- đẹp, đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu. Điều này nói lên tầm quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục mà bất cứ bậc học nào cung cần quan. tâm.. Bậc tiểu học là giai đoạn nền tảng giup học sinh hình thành nhân cách, vì vậy cần phải có sự giáo dục một cách hợp lý và mềm dẻo. Nhưng thực tế hiện nay, cơ sở vật chất trường lớp bậc tiểu học (nói chung), trường tiểu học Lương Tài (nói riêng) còn hạn chế so với yêu cầu. Vì vậy, muốn xây dựng tốt phhong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> học sinh tích cực” (XDTHTT,HSTC) đạt hiệu quả, nhà trường cần phải làm tốt công tác XHHGD, có như vậy cơ sở vật chất (CSVC) của nhà trường mớ nhanh chóng khắc phục khó khăn. 2. Cơ sở thực tiễn Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước, của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân. Việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước là vô cùng cần thiết. Trong những năm qua, phong trào XHHGD xã Lương Tài nói chung và trường tiểu học Lương Tài nói riêng đã được quan tâm. Song cung còn nhiều khó khăn bất cập. Đó là sự thờ ơ của một bộ phận nhân dân, cho rằng giáo dục là sự nghiệp riêng của các nhà trường. Nguyên nhân của việc tồn tại đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo XHHGD chưa thực sự có chiều sâu. Với nhận thức đung tầm quan trọng của Chỉ thị 40/CT-BGD & ĐT về phong trào XDTHTT,HSTC. Là một cán bộ quản lý, bản thân tôi đã suy nghĩ: làm sao xây dựng trường tiểu học Lương Tài thật sự là một trường sư phạm thân thiện giup học sinh hoàn thiện nhân cách, CSVC khang trang góp phần nâng cao chất lượng và đi vào ổn định trong những năm tiếp theo. 2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP a. Phương pháp nghiên cứu: Với đặc điểm của nội dung sáng kiến và điều kiện nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau. 1.Phương pháp lập kế hoạch: Lập kế hoạch để nghiên cứu và thực hiền đề tài một cách phù hợp, có hệ thống khoa học. 2.Phương pháp đọc tài liệu: Đọc tài liệu có lien quan đến các Văn bản, Chỉ thị hướng dẫn của ngành có lien quan đến phong trào XDTHTT,HSTC, từ đó có cơ sở thực hiện sáng kiến. 3.Phương pháp thống kê đối chứng: Thực hiện ghi chép, tập hợp, thống kê số liệu để so sánh đối chứng kết quả hoạt động XHHGD của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Phương pháp phỏng vấn điều tra: Trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các đoàn thể, cán bộ địa phương, ….. để nắm bắt tâm lý trẻ và quan điểm của mọi người về công tác XHHGD. b. Biện pháp tiến hành * Bước 1: Nghiên cứu văn bản có liên quan đến XDTHTT,HSTC. Điều tra thực trạng CSVC của nhà trường, thực trạng quan điểm, độ hiểu biết của giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo địa phương, …. Về công tác giáo dục và XHHGD. * Bước 2: Kiểm tra, tổng hợp số liệu đã điều tra và đánh giá nhận xét. * Bước 3: Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hoạt động XHHGD còn hạn chế. * Bước 4: Tìm ra các biện pháp để khắc phục những tồn tại. * Bước 5: Áp dụng các biện pháp chỉ đạo * Bước 6: Kiểm tra sau thực nghiệm và thu kết quả, so sánh, đối chứng. * Bước 7:Đề ra những bài học kinh nghiệm và nêu ý kiến đề xuất. * Bước 8: Viết sáng kiến kinh nghiệm. c. Thời gian hoàn thành: Để hoàn thành sáng kiến này, tôi đã nghiên cứu trong bốn năm học: 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015, năm học 2015 – 2016 các biện được áp dụng trên cơ sở tiền đề đã được áp dụng từ những năm học trước. Đề tài được hoàn thành tháng 2 năm 2016. PHẦN II: NỘI DUNG A. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1.Mục tiêu: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Nội dung: a. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh địa phương, giup các em trong học tập. c. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. d. Tổ chức các hoạt động vui chơi, lành mạnh. e. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Năm học 2015-2016, Bộ GD&Đttiếp tục phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Là một cán bộ quản lý, bản thân tôi nhận thấy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn giáo dục hiện nay, nó góp phần làm cho xã hội quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, thuc đẩy sự phát triển của đất nước. Ngược lại, cung nhờ có phong trào này, khi giảng dạy, giáo viên có nhiều thuận lợi thực hiện áp dụng phương pháp mới giup học sinh động não suy nghĩ, giup phụ huynh học sinh cùng đồng hành với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Giới hạn của đề tài: Đề tài này được áp dụng cho các trường học bậc THCS; Tiểu học; Mầm non. B. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN MANG TÍNH KHẢ THI 1.Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch về công tác XHHGD. Để kế hoạch chỉ đạo XDTHTT, HSTC có khả thi và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Trước khi xây dựng kế hoạch, nhà trường đã tiến hành rà soát, đối chiếu với 5 nội dung quy định của tiêu chí XDTHTT, HSTC xem nội dung nào đạt yêu cầu, những nội dung nào chưa đạt yêu cầu, cần xây dựng. Họp, tổ chức lấy ý kiến thống nhất trong nhà trường về nội dung kế hoạch xây.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> dựng, sau đó mới báo cáo các cấp, các ngành có lien quan. Từ kế hoạch chung, nhà trường xây dựng kế hoạch năm, học kì cho phù hợp từng giai đoạn. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo phong trào THTT, HSTC. Cùng với đó là công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện vào cuối mỗi kì học. Cụ thể: Năm học 2011-2012: Phát động phụ huynh học sinh ngày công lao động tổng vệ sinh toàn bộ khu vực trường tiểu học; san lấp hố rác ngoài cổng trường, tạo cảnh quan sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Năm học 2012-2013: Tiếp tục phát động phụ huynh học sinh đóng góp cây cảnh, xây bồn hoa, trồng cây tạo bóng mát cho học sinh khi ngồi học. Năm học 2013-2014: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch huy động và phối hợp với phụ huynh học sinh, mỗi phụ huynh đóng góp theo khả năng của mình để cải tạo khu nhà vệ sinh; mua sắm bàn ghế đung tiêu chuẩn thay thế bàn ghế cu nát; trang trí lớp học; … Năm học 2014-2015: Sửa trần các phòng học bị thấm; làm thêm lán xe cho học sinh; quét vôi ve phòng học; tiếp tục phát động phụ huynh trang trí lớp học và bổ sung cây cảnh; Giao cho tổ chức Công đoàn tìm nguồn hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ đồ dùng học tập. Năm học 2015-2016: Rut kinh nghiệm những năm học trước, để thực hiện tốt công tác XHH trong phong phong trào XDTHTT, HSTC, nhà trường đã kiện toàn Ban chỉ đạo ngay từ đầu tháng 8 và làm tốt công tác tuyên truyền trên các hội nghị như: họp phụ huynh học sinh; tiếp xuc cử tri; Khuyến học; Chữ thập đỏ, ….. nhằm giup các cá nhân, đoàn thể, tổ chức hiểu về công tác giáo dục là của toàn dân và phải dựa vào sức mạnh của toàn dân mới có hiệu quả cao. Ban chỉ đạo XDTHTT, HSTC gồm 7 thành viên đại diện các tổ chức chính trị trong nhà trường như: Ban Giám hiệu; Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Ban đại diện phụ huynh học sinh (PHHS); UBND xã Lương Tài. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và tổ chức. - Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu xây dựng CSVC..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Công đoàn: Thực hiện tốt cuộc vận động, cụ thể hóa các nội dung trong quy chế dân chủ thành các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong trường, tạo môi trường thân thiện gần gui cho học sinh để học sinh cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; chịu trách nhiệm tìm nguồn tài trợ, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. - Tổ chuyên môn:Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo ướng “Lấy học sinh làm trung tâm” và thực hiện tốt Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đoàn đội: Xây dựng và thực hiện chương trình hành động của công tác Đội trong trường học.Trọng tâm là kết hợp với các lực lượng giáo dục làm tốt công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng hoạt động Ngoài giờ lên lớp, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Phụ huynh học sinh: Biết xây dựng mối quan hệ thân thiện trong gia đình để học sinh học tập. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Sẵn sàng hỗ trợ cơ sở vật chất khi trường, lớp cần. Ban chỉ đạo thảo luận và đề ra kế hoạch phát động XHHGD hoàn thành cơ sở vật chất cho phong trào XDTHTT, HSTC như sau: + Thay thế đường dây điện đã xuống cấp không an toàn cho học sinh. + Lắp thêm hệ tống quạt mát và đèn chiếu sáng cho học sinh trong phòng học. + Làm rèm chống nắng. + Làm sân khấu giup học sinh hoạt động các ngày Lễ hoặc hoạt động ngoại khóa. + Tìm nguồn hỗ trợ giup đỡ 25 học sinh hộ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách vở và đồ dùng học tập. + Tiếp tục trang trí lớp học, trường học theo mô hình trường học mới, trường học thân thiện. + Mua sắm dù che cho học sinh trong các buổi Lễ. + Tổng kết phong trào và khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực vào phong trào XDTHTT, HSTC. 2. Biện pháp thứ hai: Làm tốt công tác tuyên truyền, cùng chăm lo xây.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> dựng CSVC phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy của thầy và học của tro. Muốn làm tốt công tác XHHGD trước hết việc làm quan trọng và cần thiết nhằm đẩy mạnh cuộc vần động XHHGD là công tác tuyên truyền. Tuyên truyền trong cán bộ; giáo viên; nhân viên, phụ huynh và các tổ chức xã hội. Cần phải tuyên truyền để các đối tượng đó nhận thức được cần thiết phải xây dựng THTT, HSTC. Vì đây là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương và các mạnh thường quân đóng trên địa bàn: Nhà trường tạo mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử tốt với địa phương, các nhà tài trợ. Xây dựng kế hoạch, lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm có ý nghĩa. Tận dụng triệt để những cuộc họp của các ngành có liên quan, tranh thủ những giờ nghỉ giải lao trò chuyện về tình hình trường lớp để các đồng chí lãnh đạo hiểu và chia sẻ những khó khăn của nhà trường, …. Từ đó, khi nào nhà trường làm tờ trình cần sự giup đỡ, luc đó lãnh đạo các cơ quan sẵn sàng hỗ trợ nhà trường. Đối với giáo viên, nhân viên: Thông qua các cuộc họp của nhà trường hàng tháng, đưa ra các Chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc thực hiện Chủ trương XHHGD, học tập các tiêu chí, nội dung XDTHTT, HSTC. Thống nhất cùng nhau xây dựng , …. Trên cơ sở đó, ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện. Đối với phụ huynh học sinh: Qua cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban ĐDCMHS), họp phụ huynh đầu năm, học kì, …. Nhà trường đưa ra dự thảo kế hoạch XDTHTT, HSTC về nội dung xây dựng cơ sở vật chất để PHHS bàn bạc đi đến thống nhất. Sau khi thông suốt về Chủ trương, phụ huynh sẽ hưởng ứng nhiệt tình và khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, nhà trường tranh thủ vào các ngày Lễ hội trong năm như: Khai giảng năm học; tổng kết năm học; ngày Nhà giáo Việt Nam, …. Vì đy là những thời điểm tốt nhất. Nên chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ngắn gọn vui tươi. Trong thành phần tham dự, ngoài đối tượng chính là cán bộ; giáo viên; học sinh, nhà trường còn mời thêm các vị đại biểu của các cơ quan hữu quan, phụ huynh học sinh cùng dự nhằm làm cho mọi người cùng hiểu được một mặt của nôi dung chương trình, thấy được kết quả giáo dục học sinh. Ngoài ra, nhà trường sử dụng hình thức tuyên truyền thông qua bảng tin của trường, của lớp, qua loa đài phát thanh của thôn, xã..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nhà trường xác định XHHGD thực sự là phong trào mang tính tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội, trong đó có lực lượng PHHS làm nòng cốt. Đây là lự lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác XHHGD. Vì vậy, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho PHHS là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho PHHS về công tác XHHGD. Từ đó, PHHS thấy được việc làm có ý nghĩa của trường, của giáo viên, phụ huynh sẽ yên tâm và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng nhà trường, sẽ vui vẻ ủng hộ khi nhà trường đề nghị xây dựng CSVC. 3. Biện pháp thứ ba: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, phát huy vai tro của giáo viên chủ nhiệm lớp. Như chung ta biết, đội ngu giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định về chất lượng giáo dục. Vì vậy, nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực hỗ trợ giup giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngu giáo viên, nhà trường thực hiện những giải pháp như: Tập trung làm tốt công tác rà soát, phân loại năng lực chuyên môn của từng giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngu sao cho phù hợp. Phát huy tối đa năng lực sở trường của đội ngu giáo viên, tập trung chăm lo và tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng đội ngu dưới nhiều hình thức như: a. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong chuyên môn: Hàng năm, nhà trường bố trí và tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng, Sở GD& ĐT tổ chức để giáo viên tiếp thu và cập nhật những kiến thức và thông tin mới về chương trình đổi mới, hình thức giáo dục và các chuyên đề trọng tâm trong năm. b. Thông qua các tiết dạy mẫu, các buổi chuyên đề: Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoachhj dự giờ, thăm lớp cho giáo viên. Tổ chức các đợt thi đua Thông qua đó, chọn ra các tiết dạy mẫu, dạy chuyên đề, đăng ký tiết dạy tốt, … tổ chức dự giờ góp ý bổ sung, trước khi đưa ra triển khai toàn trường. c. Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn: Nội dung sinh hoạt chuyên môn được nhà tường thống nhất trước khi triển khai đến các tổ, do đó buổi sinh hoạt chuyên môn rất thiết thực bổ ích. Giáo viên được trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất trước khi thực hiện những vấn đề còn băn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> khoăn vướng mắc. d. Bồi dưỡng gắn với hoạt động ngoài giờ, tham quan trường bạn Hoạt động trong nhà trường không chỉ đơn thuần là dạy và học mà bên cạnh đó còn phải có những hoạt động ngoài giờ học cho học sinh như cá buổi ngoại khóa, các cuộc thi như: Rung chuông vàng; thi thể thao; văn nghệ qua các trò chơi như: kéo co; đá cầu; nhảy dây; … được tổ chức dưới nhiều hình thức dành cho học sinh. Qua những hoạt động này, đã phát huy tính rất cao tính tích cực của học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức đi tham quan học tập vào dịp 26/3 để từ đó làm giàu thêm vốn kiến thức chuyên môn cho cán bộ giáo viên, cung như vốn hiểu biết của các em học sinh. Làm tốt xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, tăng cường kiểm tra đôn đốc nghiêm tuc có chất lượng nền nếp, kỷ luật, kỷ cương sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà tường, là cầu nối đồng đồng thuận giữa nhà trường; gia đình và xã hội. Do vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Nhà trường đã biết chọn giáo viên có kinh nghiệm, năng lực trong giảng dạy, có uy tín với nhà trường, PHHS, đồng nghiệp, đó là yếu tố quan trọng để PHHS sẵn sàng hưởng ứng ttham gia đóng góp về xây dựng CSVC… khi trường, lớp cần. 4. Biện pháp thứ tư: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo và các cơ quan hữu quan Nhà trường đã chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tranh thủ và tạo nhiều cơ hội để các cấp lãnh đạo đến thăm trường, xem cơ sở vật chất nhân các ngày lễ trong năm như: Ngày lễ khai giảng; Tổng kết năm học; Ngày nhà giáo Việt Nam; … Chủ động tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Trong công tác tham mưu, cần phải kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước, tranh thủ mọi luc, mọi nơi sao cho phù hợp. Trong công tác tham mưu cung phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Mỗi khi được bố trí làm việc, nhà trường phải chuẩn bị kĩ về nội dung để trình bày một cách có khoa học, hệ thống, toàn diện, trọng tâm vấn đề. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, việc thực hiện xong phải bao cáo kết quả để.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> có hướng tham mưu tiếp theo. Thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin về nhà trường, các chủ trương của ngành, …. Đến lãnh đạo chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương biết để kịp thời có phương hướng chỉ đạo cho nhà trường. Công tác tham mưu của nhà trường phải trở thành “Ý Đảng lòng dân” có như vậy mới được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của cấp ủy, Văn bản, Chỉ thị để thực hiện. 5. Biện pháp thứ năm: Làm tốt công tác XHHGD từ PHHS và cộng đồng Nhà trường nắm chắc phương châm “Dựa vào dân”, cùng với giáo viên dần dần từng bước giải quyết từng việc, nhằm đảm bảo những yêu cầu thiết yếu phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. Trước hết nhà trường đã tìm cách thuyết phục làm cho giáo viên và PHHS cùng thông suốt, nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng CSVC. Nhà trường chỉ ra những tác hại đối với nhiệm vụ giáo dục học sinh, những thiệt thòi cho học sinh và những vất của giáo viên khi thiếu điều kiện về cơ sở vật chất. Do xuất phát từ thực tế nên ý kiến của nhà trường đề ra đã tạo được sự thống nhất cao từ trong giáo viên và PHHS. Nhà tường tiếp tục phát động đề xuất giáo viên, PHHS suy nghĩ, đề ra những giải pháp tốt hơn. Chính đội ngu giáo viên và PHHS sau khi thông suốt về chủ trương xây dựng CSVC theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đề ra đã cùng với nhà trường đề ra nhiều giải pháp tốt. Yêu cầu về điều kiện CSVC thì nhiều, khả năng lại không cho phép giải quyết tất cả trong cùng một thời gian, vì vậy nhà trường thống kê tất cả những yêu cầu cần giải quyết, những yêu cầu cần sự hỗ trợ của phụ huynh, sau đó tính toán, xếp loại những công trình xây dựng trước đưa vào kế hoạch cụ thể. - Tổ chức lấy ý kiến PHHS qua thư ngỏ, phiếu trưng cầu ý kiến PHHS. - Tổ chức họp PHHS định kì 2 lần/năm. Trong những lần tổ chức họp, nhà trường đưa ra kế hoạch cùng phụ huynh học sinh bàn bạc thống nhất và thông qua ý kiến của phụ huynh qua thư lấy ý kiến. 6. Biện pháp thứ sáu: Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn tham mưu..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sau đợt tham mưu nhà trường tổ chức kiểm điểm, đánh giá lại những gì đạt được, những gì chưa đạt được để tìm biện pháp khắc phục. Lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của lãnh đạo, đồng nghiệp, PHHS để xây dựng kế hoạch tiếp theo được tốt hơn. Thông báo kịp thời kết quả đã thực hiện được cho PHHS và Ban đại diện cha mẹ học sinh biết số tiền đã huy động, công khai rõ ràng, minh bạch các khoản thu từ PHHS, các nhà hảo tâm hỗ trợ.Nguồ thu, chi từ công tác XHHGD đều có chứng từ lưu lại. Viết thư cảm ơn hoặc điện tới PHHS, các nhà hảo tâm kịp thời, đung luc, nhằm động viên tuyên dương họ để họ thấy được sự đóng góp của họ là vinh dự, trách nhiệm, tạo thuận lợi cho những đợt thực hiện XHHGD tiếp theo. Làm tốt công tác nhân điền hình, tuyên dương nhân dịp sơ tổng kết năm học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, …. 7. Biện pháp thứ bảy: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh con em gia đình chính sách. Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra thật kĩ hoàn cảnh học sinh, lập danh sách diện học sinh nghèo để có kế hoạch hỗ trợ quần áo đồng phục; sách vở; đồ dùng học tập; … Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều kiện cho các em có đủ đồ dùng học tập khi đến trường. Tổ chức tốt phong trào: “Giup bạn đến trường”; “Đôi bạn cùng tiến”; … để nâng cao chất lượng giáo dục. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau nhiều nỗ lực phấn đấu, phong trào XDTHTT,HSTC của nhà trường được Phòng GD& ĐT Văn Lâm đánh giá cao. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Chất lượng học tập của học sinh cung từng bước được cải thiện, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Cụ thể: 1. Chất lượng học sinh: a/ Phẩm chất Học kì I Năm học 2014-2015 Xếp loại Số lượng Tỷ lệ % Đạt 529/529 100% Chưa đạt 0 0%. Năm học 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ % 591/591 100 0 0%.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> a. Năng lực Học kì I Xếp loại Đạt Chưa đạt. Năm học 2014-2015 Số lượng Tỷ lệ % 518 96,0% 11 4,0. Năm học 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ % 582/591 98,4 9 1,6. 2. Đội ngũ giáo viên Học kì I. Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. Tốt. 08/24. 33,3. 10/24. 41,6. Khá. 14/24. 58,3. 13/24. 54,2. TB. 02/24. 8,4. 01/24. 4,2. Phân loại tay nghề. Với nhận thức tư tưởng đung đắn, đến nay 100% giáo viên đều yên tâm công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, thực hiện nghiêm tuc các quy định về chuyên môn. 3. Cơ sở vật chất: Sau một thời gian thực hiện đề tài, nhà trường đã nhận được sự giup đỡ từ công tác XHHGD bổ sung thêm về cơ sở vật chất cho năm học 2015-2016 như sau: - PHHS đã trang trí phòng học theo hướng THTT, giup học sinh thêm gần gui và yêu quý trường lớp. các phòng học được trang trí theo mô hình VINEN với hình thức đẹp mắt, sinh động. Tổng trị giá PHHS đã huy động đóng góp để trang trí các phòng học là 25 000 000 đồng. Hiện tại, có 13 phòng học (từ khối 2 đến khối 5) được trang trí theo mô hình trường học mới. Có đủ 10 bước học tập; Hội đồng tự quản; Hộp hư góp ý; Thư viện lớp học; mẫu chữ; 5 Điều Bác Hồ; Ảnh Bác; Đồng hồ treo tường; Điều em muốn nói; …. Còn lại 04 phòng học (khối 1) cung được trang trí đẹp mắt. Ngoài các biểu mẫu thống nhất chung, các phòng học đều có trang trí cây xanh do chính các em trồng và chăm sóc..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Các phòng học cơ bản trang tri theo mô hình VINEN. Tuy nhiên, với sự sáng tạo của học sinh và PHHS, mỗi lớp có một nét sáng tạo riêng.. Trước khi con em tạm biệt bậc tiểu học, phụ huynh học sinh khối 5 đóng góp cho phong trào XDTHTT, HSTC bằng một việc làm đầy ý nghĩa. Đó là trang trí hai khu vực cầu thang những hình ảnh đẹp mắt. Trị giá kinh phí trang trí trên hai chục triệu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, nhà doanh nghiệp chăm lo cho hoạt động giáo dục. Đây là hình ảnh nhà thuốc Phú Bần đã tặng 40 bộ quần áo Đội, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và thiết kế bảng hoạt động. Tổng trị giá trên hai chục triệu..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Nhờ sự tham mưu tốt với lãnh đạo UBND xã nên nhà trường có có thêm 50 bộ bàn ghế mới (đủ 100% HS ngồi học bàn ghế đúng quy định); thay thế 3 bảng chống lóa; sắm bộ trống đội cho học sinh tập Nghi thức; sửa tủ đựng đồ dùng giáo viên và.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> học sinh; …. Trị giá gần sáu chục triệu.. Nhiều phụ huynh đi làm kinh tế xa nhà, khi trở về trường thấy cảnh quan luôn xanh, sạch đẹp, đã tình nguyện đóng góp chậu hoa cây cảnh..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bà Nguyễn Thị Hậu – PHHS lớp 5C tặng chậu cây cảnh trị giá trên hai triệu. Đặc biệt, hội cha mẹ học sinh đã họp bàn và phát động XHHGD để thay thế.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đường dây điện; lắp thêm quạt tường; thay thế bóng điện compắc chuyển sử dụng bóng tròn đảm bảo ánh sáng chuẩn cho học sinh ngồi học; làm rèm; làm sân khấu; tặng quà cho học nghèo trong dịp khai giảng. Tổng trị giá trên sáu chục triệu.. Nhà trường còn tham mưu và nhận được sự hỗ trợ của Quỹ bảo trợ trẻ em huyện Văn Lâm một bộ thể chất đa năng..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Ngoài ra, nhân dịp Lễ khai giảng, hội từ thiện Trí Thiện Gia Lâm – Hà Nội và một số cá nhân, đoàn thể đã tặng hơn bốn mươi suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên bốn chục triệu. Đặc biệt, nhà trường đã tham mưu và được nhận trang thiết bị , CSVC từ Phòng tài chính trị giá Năm trăm triệu. Bảng tổng hợp kết quả công tác XHHGD (Từ tháng 7/2015 - 3 năm 2016) Năm học 2015-2016 ST T 1 2 3. Tên cá nhân hoặc tập thể Ông: Nguyễn Văn Bần (PHHS) Hội từ thiện Trí Thiện (Gia Lâm). Nội dung ủng hộ. Trị giá thành tiền. Tặng HS quần áo Đội; làm bảng H Đ; Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.. 22 500,000 đ. Ủng hộ học sinh nghèo vượt khó. 15,500,000 đ. HLHPN xã Lương Tài. Ủng hộ HS nghèo vượt khó. 600,000. Hội cha mẹ học sinh. 1,000,000. Hội nông dân. Ủng hộ HS nghèo vượt khó Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn Tặng học bổng cho 1 HS có hoàn cảnh khó khăn học giỏi. Bà Nguyễn Thị Hậu. Tặng chậu cây cảnh. 2,100,000 đ. Phụ huynh HS khối 5. Tặng vẽ tranh. 21,800,000 đ. PHHS các lớp. Trang trí phòng học. 25,000,000 đ. Công ty Hải Anh Hợp tác xã dịch vụ. 3,000,000 1,000,000 9,000,000. Ghi chu.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> UBND xã Lương Tài. 59,800,000 đ. Hội cha mẹ HS. Mua sắm bàn ghế HS, bảng Mua sắm quạt; thay dây điện; làm rèm chống nắng; làm sân khấu; cắt tỉa cây; .. Quỹ Bảo trợ trẻ em. Bộ thể dục đa năng (trị giá khoảng). 6,000,000 đ. Tổng. 63,700,000 đ. 231,000,000 đ. 4. Bài học kinh nghiệm: Qua một thời gian thực hiện công tác XHHGD trong việc XDTHTT, HSTC, nhà trường đã rut ra được một bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện như sau: - Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định được bước đi thích hợp. Kế hoạch xây dựng cần cụ thể, có chọn lọc. Nhất là các chỉ tiêu hàng năm cần phải cân nhắc xem xây dựng cái gì trước, cái gì sau, sao cho phù hợp và có tính khả thi cao. - Việc tham mưu công tác XHHGD không phai một lần có ngay được kết quả mà phải tham mưu nhiều lần. Vì vậy người quản lý phải thật khéo léo, biết chọn lợi ích tập thể lên trên, không ngại ngùng “Xin cho học sinh”, không phải cho mình. Vì vậy người quản lý phải có lòng kiên trì nhẫn nại, nắm bắt được thời cơ thích hợp để tham mưu mới có hiệu quả. Công tác tham mưu phải được thực hiện thường xuyên, chủ động tích cực, dứt điểm, tránh hình thức. - Phải biết làm công tác tuyên truyền tốt từ trong nhà trường, gia đình và xã hội, có như vậy mới tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc huy động nguồn lực, vật lực xây dựng CSVC đảm bảo theo các tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đề ra. - Vận động phù hợp trên quan điểm thống nhất chủ trương và cử đại diện Hội cha mẹ học sinh trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh ở từng nhóm lớp. Công khai minh bạch, rõ ràng các khoản thu chi để phụ huynh giám sát, theo dõi, nhằm tránh tiếng cho nhà trường. - Nhà trường cần phải tập trung nâng cao chất lượng, tập trung phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để cấp ủy, chính quyền và nhất là PHHS thấy được kết quả chất lượng giáo dục của con em mình. Từ đó sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng khi nhà trường đề xuất..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Cần phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề. Đuc rut kinh nghiệm, tổng kết công tác, phong trào đã làm là việc quan trọng. Có như vậy việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng XHHGD mới được duy trì và thường xuyên. PHẦN BA: KẾT LUẬN 1. ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH CÔNG Khi áp dụng sáng kiến trên, nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân và đặc biệt là sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, của hội cha mẹ học sinh và cán bộ; giáo viên; nhân viên trong nhà trường. Từ khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác XHHGD đã nhận được kết quả như: huy động được 231,000,000 đồng (Hai trăm, ba mươi mốt triệu đồng) để cải tạo, tu sửa mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ học sinh có hoàn canh khó khăn. Ngoài ra, cái được lớn nhất là: đông đảo phụ huynh, các cá nhân và các nhà doanh nghiệp hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện XHHGD trong phong trào XDTHTT, HSTC để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường. III. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; các chuyên viên bậc tiểu học và nhìn nhận lại việc làm từ các hoạt động (thành công; thất bại) trong từng nội dung để có biện pháp hữu hiệu nhất. Lắng nghe ý kiến góp ý của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, đồng nghiệp, nhân dân, lãnh đạo các cấp, …. Để rut kinh nghiệm và tìm ra giải pháp áp dụng cho công tác XHHGD trong phong trào XDTHTT, HSTC cho các năm học sau. IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Với ngành Giáo dục – Đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào chiều sâu; tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp tăng cường công tác XHHGD; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện- lành mạnh. Hàng năm tổng kết việc thực hiện phong trào và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> hay cho các trường nghiên cứu, áp dụng và phát triển sâu rộng hơn. 2. Với địa phương: Quan tâm hơn nữa tới các hoạt động giáo dục của các nhà trường. Tập trung vào một số công việc cụ thể là: Chăm lo đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng đủ cho các hoạt động của nhà trường; đẩy mạnh công tác HHGD; tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp; phát triển và nâng cao tác dụng của công tác khuyến học, khuyến tài. Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện công tác “XHHGD trong trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm XHHGD trong xây dựng phong trào THTT, HSTC” đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong quý lãnh đạo các cấp cùng đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Lời cam đoan: Đây là Sáng kiến kinh nghiệm của chính bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Lương Tài, ngày 25 tháng 3 năm 2016 Người viết. Nguyễn Thị Lan Anh. MỤC LỤC. MỤC. NỘI DUNG. TRANG. Phần 1. Phần mở đầu. 1. A. Đặt vấn đề. 1. I. Thực trạng của vấn đề. 1. II. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. 3.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> III. Phạm vi nghiên cứu. 4. B. Phương pháp nghiên cứu. 4. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4. II. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. 6. Phần II. Nội dung. A. Mục tiêu. 7. B. Mô tả giải pháp của đề tài. 8. I. Điểm mới của SKKN. 8. II. Các biện pháp cụ thể. 8. III. Khả năng ứng dụng, triển khai hiệu quả SKKN. 16. IV. IV.Kết quả đối chiếu. 17. Phần III. Kết luận. I. Đánh giá sự thành công của SKKN. 22. II. Một số kinh nghiệm bước đầu. 22. III. Đánh giá sự thành công của SKKN. 23. III. Phương hướng tiếp tục nghiên cứu. 23. V. Những đề xuất, kiến nghị ứng dụng. 24.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường Tiểu học Lương Tài. Tổng điểm: ...................................Xếp loại:............................... TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Chủ tịch – Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Phòng GD&ĐT Văn Lâm. Tổng điểm: ...................................Xếp loại:............................... TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Chủ tịch – Trưởng phòng.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

×