Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận quản lý giáo dục nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm chất gì để đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.84 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN
MODULE 5: KỸ NĂNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
Chương trình bồi dưỡng Nghiệp vụ Quản lý giáo dục

Họ và tên:…………………….
Ngày sinh:…………….,
Nơi sinh:
Đơn vị công tác: Công ty CP ĐT và PTXD Thăng Long - Trường
Mầm Non Con Đường Mới (TIMEWAY PRESCHOOL)

Câu hỏi:
Câu 1: Câu 1: Anh/chị hiểu lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo trong
các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm
chất gì để đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục? Liên hệ
với bản thân.
Câu 2: Anh chị hãy bình luận quan điểm cho rằng: Tất cả chúng
ta đều đưa ra quyết định, sự khác biệt là cách thức và thời điểm
chúng ta đưa ra quyết định- Catherine Pulsifer

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Câu 1: Câu 1: Anh/chị hiểu lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo trong


các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm
chất gì để đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục? Liên hệ
với bản thân

1
2
2

1.1.

Khái niệm về lãnh đạo

2

1.2.

Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có
những kỹ năng và phẩm chất gì để đáp ứng được yêu cầu của
cải cách giáo dục

3

1.3.

Liên hệ với bản thân

7

Câu 2: Anh chị hãy bình luận quan điểm cho rằng: Tất cả chúng
ta đều đưa ra quyết định, sự khác biệt là cách thức và thời điểm

chúng ta đưa ra quyết định (Catherine Pulsifer)
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
10
11


MỞ ĐẦU
Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đóng vai trị quyết định trong việc
đảm bảo thực hiện thành cơng chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt
động giáo dục. Vai trò của nhà lãnh đạo thay đổi một cách căn bản, nếu Nhà lãnh
đạo trong các cơ sở giáo dục trước đây hướng tới ổn định và trật tự thì cán bộ
quản lý giáo dục ngày nay hướng tới đổi mới và phát triển. Nhà lãnh đạo trong
các cơ sở giáo dục trước đây quản lý bằng mệnh lệnh, còn cán bộ quản lý giáo
dục ngày nay phải đóng vai trị nhà chính trị để tạo được sự đồng thuận trong
đội ngũ và tổ chức. Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục trước đây khơng biết
đến sức ép tài chính, cịn cán bộ quản lý giáo dục ngày nay phải xoay sở như
một doanh nhân. Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục trước đây thường chỉ
huy, ra lệnh và kiểm soát thì ngày nay cần hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều
kiện… Tất cả những sự thay đổi trên đòi hỏi nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo
dục phải được chuẩn bị chu đáo và thường xuyên về chuyên môn - nghiệp vụ,
đặc biệt là những kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Do đó nghiên cứu vấn đề về
lãnh đạo? Những kỹ năng và phẩm chất của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo
dục từ đó liên hệ với bản thân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bên cạnh
đó, việc đưa ra các quyết định đúng thời điểm có ý nghĩa quan trọng trong nâng
cao hiệu quả quản lý.

1



NỘI DUNG
Câu 1: Câu 1: Anh/chị hiểu lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo trong các cơ
sở giáo dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm chất gì để đáp
ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục? Liên hệ với bản thân.
1.1. Khái niệm về lãnh đạo
Lãnh đạo. Theo Từ điển tiếng Việt “Lãnh đạo: Đề ra chủ trương, đường
lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó” [5, tr.698].
“Lãnh đạo là người biết đặt ra chương trình và cùng với nhân viên của
mình phấn đấu tới mục tiêu đã đề ra theo một cách xác định” (Cowley, 1928).
“Lãnh đạo là khả năng quyết định cái gì cần phải làm và sau đó làm cho
mọi người muốn làm việc đó” (Eisenhower).
“Đó là nghệ thuật ảnh hưởng một tổ chức bằng sự thuyết phục hay là tấm
gương để mọi người noi theo hành động” (Copeland, 1942) [1, tr.190]
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc
một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều
kiện nhất định.
Lãnh đạo là quá trình một người ảnh hưởng đến những người khác để
thực hiện mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.
Người lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: Khả năng tạo tầm nhìn, khả năng
truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một
nhà lãnh đạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:
Hồn cảnh lịch sử mơi trường cơng tác. Đây chính là yếu tố đầu tiên tác
động tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách
làm việc tại mơi trường làm việc trước đó vào mơi trường làm việc hiện tại. Bởi
khi làm việc tại môi trường trước đó đã tạo cho nhà lãnh đạo những thói quen về
nghề nghiệp và điều này rất khó thay đổi.
Môi trường đào tạo. Nếu như được làm việc trong một mơi trường tốt và

có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ hoặc tự do hoặc
độc đốn thì nhà lãnh đạo sẽ mang phong cách lãnh đạo đó. Bởi họ đã có một
2


khoảng thời gian dài tiếp xúc trong môi trường đào tạo như vậy nên nó sẽ góp
phần vào việc tạo nên phong cách của các nhà lãnh đạo.
Tâm lý của nhà lãnh đạo. Tâm lý của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố
quan trọng tác động tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn mọi người khi mới bắt
đầu với cơng việc đều có phần e ngại và khơng dám bộc lộ hết phong cách lãnh
đạo của mình. Tuy nhiên sau một thời gian dài làm việc, mọi việc tiến triển tốt
đẹp thì họ mới thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình [2, tr.181].
Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo. Tùy thuộc vào trình độ và năng
lực của mình mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn cho mình một phong cách khác nhau.
Chẳng hạn đối với những người có năng lực cao, trình độ chun mơn tốt
thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đốn nhằm mang tới hiệu
quả cơng việc nhanh chóng. Ngược lại đối với những nhà lãnh đạo khơng có kỹ
năng chuyên môn tốt sẽ không dám tự đưa ra quyết định trong công việc. Họ
thường phải tham khảo thêm ý kiến của cấp dưới. Do đó những nhà lãnh đạo
này thường mang phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ.
Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Quản lý
Lãnh đạo
Lập kế hoạch và ngân sách
Phát triển tầm nhìn và chiến lược
Tổ chức và bố trí nhân sự
Gắn kết mọi người
Điều hành và giải quyết vấn đề
Động viên và khuyến khích hoạt động
Ít liên quan đến tình cảm

Liên quan nhiều đến tình cảm
Phản ứng trong giải quyết vấn đề
Hình thành các ý tưởng
Hạn chế các lựa chọn
Mở rộng các lựa chọn
1.2. Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có những
kỹ năng và phẩm chất gì để đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục
* Những kỹ năng của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay
Thứ nhất, người cán bộ quản lý giáo dục phải có bản lĩnh chính trị ln
kiên định với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết giữ
gìn kế thừa và phát triển những truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc;
ln cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư.
Thứ hai, phải có tầm nhìn xây dựng chiến lược, chính sách giáo dục: Người
cán bộ quản lý giáo dục cần phải được trang bị về kiến thức, kỹ năng và thái độ
3


để xác định vị trí, vai trị, tầm nhìn, sứ mệnh của giáo dục và của cơ sở giáo dục,
từ đó có thể xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và cơ
sở giáo dục.
Thứ ba, phải có năng lực quản lý nguồn nhân lực giáo dục: Cán bộ quản lý
giáo dục cần phải thay đổi trong tư duy về vai trò và nội dung của các chính
sách phát triển và quản lý nguồn nhân lực giáo dục và cơ sở giáo dục.
Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý giáo dục là biết vận dụng lý luận, cơ sở
pháp lý để triển khai các nội dung quản lý nguồn nhân lực ở cơ sở mình từ tuyển
dụng, bố trí cơng việc, phân cơng nhiệm vụ, đánh giá, khen thưởng kỷ luật,
chính sách đãi ngộ...
Thứ tư, phải có năng lực chun mơn thể hiện ở: Khả năng phân tích và
giải quyết các vấn đề tình huống, phát hiện thách thức, cơ hội, nguy cơ, đề xuất
các giải pháp tận dụng cơ hội và tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề

xung yếu, đột phá của hệ thống hoặc tổ chức; Khả năng xác định đúng phương
hướng phát triển hệ thống hoặc tổ chức.
Phải có năng lực đổi mới tư duy; năng lực thích ứng hoà nhập và hội
nhập; năng lực hợp tác; năng lực kiểm tra đánh giá; nắm vững luật giáo dục và
hiểu biết pháp luật có liên quan; có kỹ năng phân tích tổng hợp; có lịng nhân ái,
tính trung thực và khiêm tốn; có tác phong cơng nghiệp; có tính quyết đoán; biết
ứng dụng ngoại ngữ, tin học giúp cho việc quản lý.
Thứ năm, phải có năng lực lãnh đạo ưu việt, vận dụng các phương pháp
chuyển đổi để đáp ứng vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo nhà trường
ngày càng lớn hơn, theo kịp các mục tiêu đổi mới của nhà trường.
Thứ sáu, phải có khả năng phát triển nhà trường lấy người học làm trung
tâm, trong đó tạo điều kiện đề người học ln nỗ lực đạt được kết quả cao nhất
và không ngừng đổi mới đến cùng. Cần có tầm nhìn tồn cảnh và hệ thống để
đảm bảo các chương trình chuyến đổi của nhà trường phải bám sát mục tiêu phát
triển quốc gia ở cấp độ cao hơn.
Người cán bộ quản lý giáo dục phải bền bỉ, kiên trì và quyết tâm trên con
đường giáo dục toàn diện học sinh, tạo điều kiện để các em phát huy được năng
4


lực giải quyết các vấn đề trong đời sống, có kỹ năng sống tích cực, có kỹ năng
định hướng nghề nghiệp tương lai, nhằm tham gia vào nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Thứ bảy, phải có năng lực liên hệ giữa tầm nhìn quốc gia với trường học
và quá trình thay đổi. Bối cảnh xã hội hiện nay là vạn vật kết nối internet, mọi
sự vật, hiện tượng hay con người đều dễ dàng kết nối, liên hệ với nhau.
Vì vậy, người cán bộ quản lý giáo dục phải có một cái nhìn tổng quan,
khách quan và so sánh giữa hệ thống giáo dục Việt Nam với giáo dục của thế
giới, từ đó có những định hướng phát triển hợp lý cho giáo dục nước ta.
Thứ tám, phải có các kỹ năng khác nhau trong điều hành, giải quyết công

việc như: Tổ chức công việc của bản thân, các phương pháp, q trình, quy trình
làm việc hàng ngày, kết hợp cơng việc trước mắt và lâu dài;
Biết cách làm việc với mọi người, hợp tác và tạo ra môi trường phát huy
khuyến khích mọi người làm việc phát huy sáng tạo cá nhân; Biết kiểm tra, đánh
giá và sử dụng đúng năng lực của từng người; Phát hiện được vấn đề tổng quát
và chi tiết, nhận biết nhân tố động lực.
* Những phẩm chất của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay
Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo
dục phải có đạo đức trong sáng, thực sự là người tiêu biểu về phẩm chất chính
trị, lối sống trong sáng, giản dị, có lịng nhiệt tình cách mạng, bởi lẽ: đó là yêu
cầu phẩm chất cơ bản, chủ đạo, cốt lõi định hướng chính trị, đạo đức cho mọi
hoạt động của người lãnh đạo, đồng thời giúp người lãnh đạo thực sự trở thành
tấm gương mẫu mực, chân thành, có tác phong đúng đắn, khoa học, dân chủ,
gần gủi quần chúng nhân dân để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường học
tập, noi theo. Trong thực tế, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng có tính
quyết định và chi phối rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của nhà lãnh
đạo trong các cơ sở giáo dục.
Tri thức, kinh nghiệm thực tiễn. Tri thức là cơ sở quan trọng để hình thành
phong cách, là “chìa khóa” để người lãnh đạo thích nghi với sự tiến bộ của khoa
5


học và cơng nghệ mới. Để có phong cách lãnh đạo hoàn thiện nhất, nhà lãnh
đạo trong các cơ sở giáo dục phải là người có tri thức lý luận và tri thức kinh
nghiệm. Nghĩa là bản thân nhà lãnh đạo ngồi kiến thức chun ngành, cần
phải có các loại tri thức ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật... đặc
biệt là tri thức lý luận, thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Khí chất, sức khỏe của cá nhân. Khí chất là thể hiện mặt động thái của
phong cách như: cường độ, tốc độ, nhịp độ của các kiểu hoạt động. Khí chất là
yếu tố không quyết định nội dung tâm lý của phong cách lãnh đạo, nhưng khí

chất có ảnh hưởng rất rõ trong giải quyết cơng việc, xử lý các tình huống của
người lãnh đạo. Hoạt động của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục là hoạt
động lãnh đạo, chỉ đạo tồn diện mọi hoạt động có tính chất quyết định đến tổ
chức và cá nhân, đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Dù là khí
chất nóng, trầm, ưu tư, hay hoạt bát… đều có những ưu điểm và hạn chế nhất
định, đòi hỏi nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục phải biết vận dụng, phát huy
những mặt mạnh, mặt tích cực trong khí chất nổi trội của mình, kiên quyết khắc
phục những mặt hạn chế, khiếm khuyết gây ảnh hưởng tới việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ. Có như vậy, nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục mới từng
bước hoàn thiện được phong cách lãnh đạo của mình [3, tr.201].
Cùng với đó, sức khỏe của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục cũng là
một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng, phong cách lãnh đạo.
Do vậy, nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục phải tự nhận biết khí chất, sức
khỏe của bản thân để tự điều chỉnh thái độ, rèn luyện và phát huy những ưu
điểm, khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết để ngày càng hồn thiện phong
cách lãnh đạo của mình.
Phương pháp, tác phong công tác. Phương pháp làm việc, lề lối, tác
phong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, xem xét, quyết định, tổ
chức thực hiện các nghị quyết, công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ một
cách dân chủ, khách quan, chặt chẽ, toàn diện..., tức là làm việc gì cũng phải có
6


kế hoạch, xem xét thận trọng, trong công việc vừa có tính định hướng vừa cụ
thể tỉ mỉ, trong làm việc giữ vững nguyên tắc nhưng phải thấu tình, đạt lý.
Phong cách làm việc khoa học của nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục là
phẩm chất đặc biệt quan trọng bởi vì phong cách làm việc khoa học là tổng hợp
những phương pháp, biện pháp cách thức riêng, tiêu biểu ổn định mà nhà lãnh đạo
trong các cơ sở giáo dục phải sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình.
1.3. Liên hệ với bản thân

Trên cương vị là lãnh đạo trường mầm non, bản thân tơi ln nhận thức
được vị trí, vai trị của nhà lãnh đạo, thường xuyên tự học, tự nghiên cứu trang
bị tri thức và kĩ năng cần thiết, nhất là kỹ năng “quản lý sự thay đổi” để có thể
thích ứng với sự thay đổi đang diễn ra bên trong và bên ngồi nhà trường…
Có phương pháp, tác phong làm việc đổi mới và sáng tạo trong cách nghĩ
và cách làm. Biết cách tìm hiểu chương trình giáo dục cấp học để hiểu rõ mục
tiêu, nội dung và yêu cầu thực hiện chương trình để có thể hướng dẫn cho giáo
viên thực hiện.
Trên cương vị công tác thường xuyên rèn luyện các kĩ năng làm việc khoa
học, tổ chức thực hiện các hoạt động. Đôn đốc thực hiện và kiểm tra đánh giá
kết quả công việc với học, tạo ra môi trường đồng thuận với cha mẹ học sinh và
cộng đồng trong việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học giáo dục
của nhà trường để thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Thường xuyên rèn luyện năng lực tự học, chủ động tìm kiếm cách làm thích
hợp để lãnh đạo quản lý nhà trường sáng tạo và hiệu quả. Thực hiện tốt mục tiêu
và nội dung đổi mới giáo dục, tạo dựng môi trường trường học thân thiện, tích
cực, có tính đột phá trong q trình thực hiện sự thay đổi.
Trên cương vị công tác luôn chủ động tự học, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
hay để đưa nhà trường phát triển – thực hiện tốt vai trò của giáo dục trong sự
phát triển nguồn lực con người, phát triển đất nước.

7


Câu 2: Anh chị hãy bình luận quan điểm cho rằng: Tất cả chúng ta
đều đưa ra quyết định, sự khác biệt là cách thức và thời điểm chúng ta đưa
ra quyết định (Catherine Pulsifer)
Một trong những chức năng của quản lý là ra quyết định quản lý. Quyết
định quản lý liên quan đến thành bại, đến hiệu quả cao thấp của tồn bộ q
trình quản lý. Quyết định quản lý được coi là sản phẩm của người lãnh đạo quản

lý, người lãnh đạo thể hiện tài năng của mình là ở khâu ra quyết định và tổ chức
thực hiện quyết định quản lý. Vì vậy, để có quyết định chính xác, đúng đắn, khả
thi và hiệu quả, người quản lý phải nắm vững các đặc điểm, vài trò và yêu cầu
của quyết định quản lý, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quyết định
một cách khoa học và đặc biệt là phải có cách thức và thời điểm đúng, phù hợp
khi đưa ra quyết định.
Một quyết định đúng có thể trở thành một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp
của bạn và cho cả tổ chức. Nhưng mọi quyết định để xác định được đúng hay sai
đều cần các hành động sau đó của nó. Tại sao chúng ta lại có những nhà lãnh
đạo tài năng như Mark Zuckerberg (Facebook), Bill Gates (Microsoft), Steve
Jobs (Apple),… Đơn giản bởi họ là những người có cách thức đúng để đưa ra
được các quyết định và đúng thời điểm. Một quyết định đúng được hiểu là một
quyết định mà ở đó người lãnh đạo đánh giá được rủi ro và cơ hội của quyết
định. Từ đó liên kết với các cam kết về mục tiêu cần đạt được để đưa ra một
quyết định chính xác nhất [4, tr.34].
Thực tiễn chỉ ra rằng, trong cuộc sống có rất nhiều các quyết định được
đưa ra, nhưng không phải quyết định nào cũng đúng và mang lại thành công.
Quyết định chỉ đúng, mang lại thành cơng khi người lãnh đạo có “cách thức” để
đưa ra quyết định. “cách thức” ra quyết định cho thấy sự thành thạo của bạn
trong việc lựa chọn giữa hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế. Bạn có thể đưa ra
quyết định một khi bạn xử lý tất cả thông tin bạn có sẵn cho bạn và nói với đúng
điểm liên hệ liên quan đến một tình huống nhất định. Nhìn chung, điều quan
trọng là xác định các “cách thức” giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn thay mặt
8


cho tổ chức và nỗ lực phối hợp để khám phá những thành kiến có thể ảnh hưởng
đến kết quả của nó.
Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng các “cách thức” khác nhau để giải quyết
vấn đề của họ để đưa ra quyết định quan trọng cho công ty của họ. Bạn cần phải

tính đến các “cách thức” khác nhau để xem xét nhiều biến số cần thiết để đưa ra
quyết định chu đáo. Bản chất của việc có “cách thức” giải quyết vấn đề lão
luyện là bạn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, vì vậy bạn cần
nghiên cứu và chú ý đến chi tiết để phù hợp với thực tế với tình huống bạn đang
giải quyết. Do vậy, sự khác biệt chính là ở “cách thức” đưa ra quyết định.
Bên cạnh việc cần có “cách thức” thì “thời điểm” cũng rất quan trọng, có
ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của quyết định. Vì các quyết định cần phải được
đưa ra nhanh chóng, bạn phải phác thảo lượng thời gian bạn phải đưa ra quyết
định. Bạn luôn phải làm việc trong giới hạn của tình huống của mình,
nhưng quản lý thời gian cho phép bạn cấu trúc cách bạn có thể đưa ra quyết
định. Nếu bạn phải quyết định vào cuối tuần, bạn có thể dành thời gian cho từng
giai đoạn của quá trình ra quyết định bao gồm các hành động có thể và các giải
pháp có mục đích bạn có thể thực hiện.
Mọi vấn đề đều có “thời điểm” để đưa ra quyết định. Quyết định q
nhanh có thể khơng được cân nhắc kỹ, q chậm có thể khơng cịn giá trị áp
dụng. Vì vậy, kỹ năng lựa chọn “thời điểm” địi hỏi người quản lý phải có kế
hoạch thời gian cụ thể, liên tục theo dõi và điều chỉnh để đảm bảo thời hạn đúng
kỳ vọng đặt ra.
Như vậy, kỹ năng ra quyết định là khả năng của cán bộ lãnh đạo, quản lí
biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống
gặp phải trong cơng tác quản lí, lãnh một cách kịp thời. Ra quyết định là khâu
mấu chốt trong quản lí, lãnh đạo. Kỹ năng ra quyết định là thành phần quan
trọng của nhân cách quản lí. Đây là sự thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất
của nhà quản lí. Để có kỹ năng ra quyết định, người cán bộ phải học tập lâu dài,
hiểu biết sâu sắc lí luận, phải trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm liên tục và đặc
biệt cần phải có “cách thức” và “thời điểm” đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
9


KẾT LUẬN

Ra quyết định trong những tình huống phức tạp không bao giờ là dễ dàng,
nhưng những nhà lãnh đạo trong tình huống đó cũng khơng thể để ra sai sót
trong việc ra quyết định. Để trở thành một nhà lãnh đạo với nhiều quyết định
chính xác, bạn cần nắm vững và áp dụng nhiều kỹ năng, phẩm chất cần thiết. Ra
quyết định chính xác, được mọi người ủng hộ và đem lại chất lượng công việc
tốt nhất là cả một nghệ thuật mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải học hỏi và rèn
luyện. Điều cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn là nhà lãnh đạo cần có cách
thức và thời điểm đúng để đưa ra quyết định.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Xuân Anh (2013), Phương pháp và phong cách lãnh đạo của các
nhà lãnh đạo công ty trong nền kinh tế hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bính (2011), Các yếu tố tạo thành phong cách lãnh
đạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Minh Hùng (2018), Kỹ năng lãnh đạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Thắng (2019), Lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo của nhà
quản trị, Tạp chí Giáo dục, số 212/2019.
5. Trung tâm ngôn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.

11



×