Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài phân tích SIÊU KỸ DIỄN BIẾN TÂM TRANG BÀ CỤ TỨ KHI GẶP NÀNG DÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.84 KB, 6 trang )

Đề bài: Cho đoạn trích "Bà lão phấp phỏng... Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng
ròng" (Vợ nhặt - Kim Lân). Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tác giả.
- Xác định ba yêu cầu của đề bài:
 Yêu cầu về nội dung: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong bài Vợ nhặt và nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả.
 Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích nhân vật để từ đó bình luận đúng vấn đề mà đề bài đưa
ra.
 Yêu cầu về phạm vi tài liệu, dẫn chứng:
+ Giới hạn của đoạn văn Vợ nhặt: "Bà lão phấp phỏng... Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống
rịng rịng"
+ Tích hợp, liên hệ, mở rộng với những tác phẩm liên quan.

I - Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: đoạn thơ trích trong “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc” của nhà thơ Văn Cao:
"Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
Đi vào ngõ khói cơng n
Thấy bâng khng lối cỏ hư huyền
Hương nha phiến chập chờn mộng ảo"
+ Giới thiệu tác giả: Kim Lân - một cây bút truyện ngắn vững vàng đã viết về cuộc sống và con người ở nông thơn
bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
+ Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm phản ánh tình cảnh thảm khốc, thê lương của những người nơng dân trong nạn
đói và thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, sự cưu mang đùm bọc lẫn nhau của
những con người đói khổ trong tình cảnh khốn cùng
- Nêu vấn đề:
+ Giới thiệu nhân vật: Bà cụ Tứ là một trong những nhân vật tiêu biểu cho hoàn cảnh nạn đói lúc bấy giờ.
+ Giới thiệu vấn đề cần bình luận: nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
+ Giới thiệu đoạn trích: "Bà lão phấp phỏng... Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng
ròng"

II - Thân bài


1. Tổng quan kiến thức: Khung cảnh nạn đói
* Nguyên nhân


- Đầu năm 1940 Phát Xít Nhật nhảy vào Đơng Dương mở rộng căn cứ đánh Đồng Minh, với tư cách bảo
hộ Việt Nam, lẽ ra thực dân Pháp phải đứng lên chống lại phát xít để bảo hộ ta, vậy mà chẳng những Pháp khơng
đánh đổ phát xít, ngược lại còn đầu hàng, mở cửa và bán nước ta hai lần cho Nhật. Từ đó dẫn đến việc nhân dân ta
phải chịu một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân ta nhổ lúa trong đay, khiến nhân dân ta chết vì đói.
Bên cạnh đó, Pháp cịn tăng nhiều thứ thuế vô lý áp bức bốc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ.
*Hậu quả
-Mùa xuân năm Ất Dậu năm 1945 từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, nhân dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có
trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm. Có làng chết gần hết, nhiều người chết lả trên đường đi nơi
gốc cây ven đường, hè nhà quán chợ... Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cám, ăn rau, củ chuối,... thay
cơm.
- Nạn đói được tác giả miêu tả tại xóm ngụ cư nhưng đã khái qt tồn bộ nạn đói của đất nước ta trong
suốt những tháng ngày nó hồnh hành. Chỉ bằng vài đường nét chấm phá, nhưng Kim Lân đã phát hoạ đầy đủ
những yếu tố cần thiết để giúp người đọc có thể hình dung được nạn đói và số phận của những con người trong
nạn đói lúc bấy giờ.
- Nạn đói đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao đẹp của con người trong tác phẩm này là đại diện cho
phẩm chất của con người, của nông dân nghèo khổ trên đất nước Việt Nam tiêu biểu là Bà Cụ Tứ - người mẹ
nghèo khổ, lam lũ, giàu đức hy sinh và tình yêu thương con.


2. Phân tích nhân vật
*Dẫn dắt: Trong ba nhân vật chính của truyện thì bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc
hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân trọng. Giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu thiếu vắng nhân
vật này.
a) Giới thiệu khái quát về nhân vật:
 Hoàn cảnh:
- Dân ngụ cư, cuộc sống nghèo khổ, vất vả

- Xuất hiện trong hoàn cảnh nạn đói Ất Dậu 1945
 Ngoại hình: Sự xuất hiện của bà cụ Tứ qua ngòi bút của Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc những
ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người mẹ già nua, gầy gị, ốm yếu, thường xuyên đau bệnh,người mẹ lam
lũ, tần tảo vì mưa nắng cuộc đời, chịu thương, chịu khó, vun vén cho chồng con.
Hình ảnh người mẹ nơng dân chân chất, thân thương, mang vẻ đẹp của hàng triệu người mẹ Việt Nam , gợi trong ta bao
tình yêu thương và sự trân trọng.
b) Phân tích nhân vật: Người mẹ nhân hậu,giàu tình thương ,giàu đức hy sinh chủ yếu được khắc hạo qua
diễn biến tâm trạng của người mẹ khi nhận con dâu
b1) Người mẹ đau xót khi con trai phải nhặt vợ
- Trước thái độ khác thường của đứa con trai – hơm nay Tràng đón mẹ ngay từ ngoài ngõ khiến bà cụ “phấp phổng” vừa
hồi hộp, vừa lo âu, khơng biết chuyện gì đang xảy ra nhưng tấm lòng của người mẹ yêu thương con mách bảo bà là đã có
chuyện gì bất thường xảy ra trong nhà này.
- Khi thấy có người đàn bà xa lạ ngồi trong nhà, bà lão “sững lại” và hàng loạt câu hỏi tu từ được đặt ra trong đầu bà “
Quái,sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ?”, ”Sao lại chào mình bằng u ?”, ”Người đàn bà này lại đứng ngay
đầu giường thằng con mình thế kia?”, ”Ai thế nhỉ?”. Bà không tin vào mắt mình nữa,”bà hấp háy cặp mặt cho đỡ
nhoèn”, bà sợ rằng đôi mắt này đã già nua,mờ quáng rồi nên khơng sao nhìn rõ được. Lịng bà ngổn ngang những bất ngờ
bởi trong cái nạn đói này cái ăn cịn chả đủ, cái chết chỉ chực vồ lấy con người thì thời gian đâu để đến thăm hỏi ai.
- Sau khi nghe Tràng phân trần mọi việc “Bà lão cúi đầu nín lặng.Bà lão hiểu rồi.Lịng người mẹ nghèo ấy hiểu ra biết
bao nhiêu cớ sự “, lòng bà giờ đây chất chứa biết bao suy nghĩ. Bà đau xót cho số phận của con mình”Chao ơi,người ta


dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi,những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.Cịn mình thì...”, thán từ
”chao ơi” xuất hiện cùng câu văn liền kề chỉ vỏn vẹn ba chữ và dấu chấm lửng đã diễn tả dịng cảm xúc tn trào là cơn
bão lịng đang cuộn xốy với tình thương con vơ bờ bến, nó làm nghẹn thắt lại trong trái tim người mẹ. Bà lão chua chát,
tự trách bản thân mình càng thương con bao nhiêu bà lại càng tủi phận bấy nhiêu.
- Bà lão kìm nén xúc động, cố nuốt những giọt nước mắt mặn đắng vào cõi lòng vốn đã chất chứa đầy đau khổ của một
đời tủi cực. Nhưng bà đã khóc, những giọt nước mắt vẫn lặng lẽ “rỉ xuống” từ đôi mắt đục mờ của người mẹ già tội
nghiệp. Dòng nước mắt hiếm hoi trên gương mặt già nua của một người dường như đã cạn khơ nước mắt vì cuộc đời. Bà
khơng chỉ hiểu, mà còn thấy được những tháng ngày khổ cực,lam lũ sắp tới khi gia đình có thêm một miệng ăn. Tâm
trạng bà đan xen vui mừng, buồn tủi. Mừng vì con đã tìm được một cơ vợ nhưng nghĩ đến cảnh nhà quá nghèo, bổn phận

người làm mẹ không lo được cho con,niềm vui của bà không sao cất cánh lên được.
b2) Bà quyết định nhận người con gái xa lạ làm con dâu
- Một nhà văn đã thốt lên trước dịng sơng Thames rằng “thứ kì diệu nhất trong cuộc đời vơ nghĩa chính là tình người.
Chỉ cần có một chút nước thì nó nhất định vươn lên xanh tốt”. Tình người phát triển từ những tâm tư trắc ẩn đơn thuần,
chính là những suy nghĩ, cảm xúc chân thành và đẹp đẽ nhất của nhân loại. Dù là trong tối hay ngồi sáng, tình người vẫn
giống như một mầm cây tiềm tàng mạch sống mãnh liệt. Và có lẽ tình người đẹp đẽ ấy tỏa sáng rực rỡ trong quyết định
nhận người con gái xa lạ làm con dâu của bà cụ Tứ.
- Trong hoàn cảnh hiện tại - nạn đói mùa xuan Ất Dậu năm 1975, cái đói đang dồn con người đên chân tường của cái
chết. Rước một người về nhà lúc này cũng đồng nghĩa đẩy gia đình bà đến gần hơn với cái chết. Là người từng trải, từng
chứng kiến cảnh chồng và con gái bị chết đói, người mẹ có q nhiều lí do để từ chối con dâu , không chấp nhận yêu cầu
của Tràng. Nhưng không,bà đã gật đầu đồng ý mối nhân duyên này, cách nói giản dị, đầy thân thương”Ừ ,thơi thì các con
đã phải dun phải kiếp với nhau,u cũng mừng lịng”. Thương con thương cho hồn cảnh của người vợ nhặt, xót xa vì
mình chưa trịn bổn phận với con, không tạo dựng được hạnh phúc cho con. Bà đã bất chấp cả cái đói và cái chết đang đe
dọa, dang rộng đơi tay nhân từ đón nhận con dâu. Rõ ràng quyết định của bà cụ xuất phát từ tấm lòng cao cả của người
mẹ từ tình yêu thương, sự bao bọc chở che
- Bà lão cảm thương cho hoàn cảnh của người con gái xa lạ ấy “Người ta có gặp bước khó khăn,đói khổ này,người ta mới
lấy đến con mình vợ”. Bà hiểu vì cái đói người con gái ấy mới bất chấp sĩ diện theo không con bà,cũng nhờ thế mà con bà
mới có được vợ. Hồn cảnh của thị thật đáng thương. Tình thương của bà cụ xuất phát từ lịng thương người trong hồn
cảnh khốn cùng và tấm lịng nhân hậu cao cả của người mẹ. Bà đã chấp nhận nàng dâu khơng chỉ bằng tình mẫu tử thiêng
liêng mà cịn bằng tình thương người, bằng sự đồng cảm giữa những người phụ nữ.
b3) Lo lắng cho tương lai của con nhưng bà vẫn động viên con vượt lên nghịch cảnh vững niềm tin trong cuộc sống
- Sự lo lắng của bà hiện lên trong từng câu nói “nhà ta nghèo”,”năm nay thì đói to đấy”, trong từng dịng suy nghĩ về
quá khứ “nghĩ đến ông lão,nghĩ đến con gái út,nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình” và bà tự hỏi lịng mình
“Vợ chồng chúng nó lấy nhau,cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia khơng?...”. Nhưng lịng người mẹ đã giấu
kín tất cả, thay vào đó bà động viên các con ”Biết thế nào hở con,ai giàu ba họ,ai khó ba đời ?“. Bà đã tiếp thêm niềm
tin, sức mạnh cho đôi vợ chồng trẻ này, bà tin tưởng chúng, tin tưởng vào tương lai chúng sẽ cùng nhau tạo dựng “Có ra
thì rồi con cái chúng mày về sau”
- Người mẹ ấy thể hiện tình yêu thương chân thành tha thiết và sự cảm thơng sâu sắc đối với hồn cảnh của con “Năm
nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này,u thương q…”. Lịng người mẹ nghẹn lại khơng cất được thành lời và
”nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”, những giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài trên đơi mắt đã mờ hoen vì gian trn,

sóng gió của đời người.
- Nghi thức đã xong người mẹ nghèo khổ ấy khơng có sính lễ cho con nhưng chính tình u thương chân thành sự cảm
thơng sâu sắc tấm lòng rộng lượng vị tha của người mẹ là lễ vật vô giá bạn đã dành cho con trong ngày cưới ngay trong
hồn cảnh đói kém, chết chóc mẹ con Tràng vẫn gầy dựng được một mái ấm gia đình vẫn tin yêu cuộc sống hướng tới
tương lai .Điều này chứng tỏ trong cái chết sự sống vẫn nảy mầm trong nghèo đói hạnh phúc vẫn tồn tại trong bế tắc
tương lai luôn mở lối dù trong bất cứ nghịch cảnh nào người dân lao động vẫn luôn lạc quan tình yêu cuộc sống.
*Đánh giá nhân vật:


- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: bà cụ Tứ dù là một nhân vật phụ xuất hiện ở
cuối tác phẩm nhưng đã khắc họa nên hình tượng người mẹ Việt Nam, mang đến cho tác phẩm một giá trị nhân đạo sâu
sắc, đồng thời phản ánh tình cảnh thê thảm của của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng
thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và sự cưu mang đùm bọc. Đó cũng chính là
phẩm chất tốt đẹp của nhân dân.
- Nghệ thuật xây dưng nhân vật: Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết hợp với những chi tiết chân thật cảm động và
khả năng diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế. Kim Lân đã miêu tả thành cơng hình ảnh người mẹ rất mực thương con. Bà cụ
Tứ là người mẹ vừa truyền thống, vừa hiện đại: giàu đức hy sinh, lòng vị tha, lam lũ tần tảo, rất mực thương yêu con,
đồng thời luôn tin tưởng ở tương lai, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
3. Bình luận vấn đề
a) Tìm:

b) Bình luận
- Nhận xét: Tài năng xây dựng nhân vật được tác giả thể hiện trong đoạn trích vừa quen thuộc, vừa mới lạ, tuy không đi
sâu vào chi tiết, chỉ dừng lại như những nét bút ký họa đơn giản nhưng hình ảnh những người nơng dân hiện lên rất ấn
tượng, khó gỡ ra trong tâm trí người đọc. Đồng thời, tâm lý các nhân vật được miêu tả không phải là tâm trạng lụi tàn mà
theo chiều hướng phát triển. Bà cụ Tứ từ tâm trạng lo âu hồi hộp khi thấy thái độ khác lạ của đứa con trai, đến ngạc nhiên
khi có người đàn bà xuất hiện trong nhà mình, lại đến mừng lo xáo trộn và nghẹn ngào xót thương. Dẫu chỉ là một nhân
vật phụ nhưng chính những câu nói, những cử chỉ đầy tình cảm thấm sâu trong lịng đã làm sáng bừng thiên truyện sau
cái tối tăm, bế tắc của đói nghèo làm bật lên những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp của người dân trong nạn đói
1945 mà tác giả muốn gửi gắm tác phẩm, dù trong cảnh đói nghèo cơ cực nhưng họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và

hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.
- Tác dụng:
+ Đối với văn học Việt Nam: Vợ Nhặt là truyện ngắn xuất sắc tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Kim Lân. Bằng
cách viết nên những trang giấy về thân phận tủi nhục của những người lao động nghèo từ đó làm nổi bật lên phẩm chất tốt
đẹp của người nơng dân trong hồn cảnh khốn cùng, tác phẩm đã góp phần khơng nhỏ vào việc hồn thiện và hiện đại
hóa một thể loại văn học vẫn cịn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX.
+ Kim Lân đã viết lên một câu chuyện đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của
người mẹ, đặc biệt là người mẹ Việt Nam vất vả, tảo tần, đồng thời gửi gắm đến mỗi độc giả lời nhắc nhở về công lao
sinh thành, dưỡng dục như trời bể của người mẹ kính yêu.
III - Kết bài
- Khẳng định vai trị của nhân vật, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả, khẳng định sức sống
của tác phẩm với thời gian và trong lòng bạn đọc: Bà cụ Tứ tuy chỉ là nhân vật phụ xuất hiện cuối tác phẩm, nhưng
nếu thiếu nhân vật này, tác phẩm sẽ cơ hồ mất đi chiều sâu nhân bản. Đặt bà trong thiên truyện của mình, Kim Lân đã cho
ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói, từ đó tơ đậm giá trị hiện thực và nhân đạo mà ông muốn gửi gắm
đến đọc giả. Và dù cho lớp bụi thời gian có phủ mờ tất cả thì tác phẩm “Vợ nhặt” vẫn sẽ sống mãi cùng non sông đất
nước, như là một minh chứng cho lịch sử đau thương cùng bài học sâu sắc về tình người trong nạn đói.
- Bài học giáo dục:
+ Từ nhân vật ta có thể học được sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau ngay cả trong hồn cảnh khốn cùng. Đó mới chính là
phẩm chất của con người Việt Nam mà ta luôn tự hào.
+ Là một thế hệ trẻ ta phải có niềm tin vào cuộc sống, sự lạc quan để có thể vượt qua được hết những khó khăn, gian khổ


- Mở rộng: Giống như một chân lý đã được Nguyễn Khải thể hiện trong “Mùa lạc”: “Sự sống nảy sinh từ trong lịng cái
chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh.”

*Ví dụ về kết bài:
Bà cụ Tứ tuy chỉ là nhân vật phụ xuất hiện cuối tác phẩm, nhưng nếu thiếu nhân vật này, tác phẩm sẽ cơ hồ mất đi
chiều sâu nhân bản. Đặt bà trong thiên truyện của mình, Kim Lân đã cho ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn
đói, từ đó tơ đậm giá trị hiện thực và nhân đạo ông muốn gửi gắm đến đọc giả. Và dù cho lớp bụi thời gian có phủ mờ tất
cả thì tác phẩm “Vợ nhặt” vẫn sẽ sống mãi cùng non sông đất nước, như là một minh chứng cho lịch sử đau thương cùng

bài học sâu sắc về tình người trong nạn đói. Từ nhân vật bà cụ Tứ, ta có thể học được sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
ngay cả trong hồn cảnh khốn cùng. Đó mới chính là phẩm chất của con người Việt Nam mà ta ln tự hào. Chính vì thế,
là thế hệ trẻ, đơng thời là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực vươn lên, phải ln
có niềm tin vào cuộc sống, sự lạc quan để có thể vượt qua được hết những khó khăn, gian khổ. Giống như một chân lý đã
được Nguyễn Khải thể hiện trong “Mùa lạc”: “Sự sống nảy sinh từ trong lịng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian
khổ hy sinh.”



×