Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ke chuyen ve cong tac chu nhiem lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.36 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD&ĐT huyện Thạnh Trị Trường THCS Phú Lộc 2. KỂ CHUYỆN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Câu chuyện: “Vận động học sinh ra lớp” Kính thưa Hội đồng giám khảo, quý thầy cô cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp thân mến, xin tự giới thiệu tôi là Quách Mỹ Kiều, hiện đang công tác tại trường THCS Phú Lộc 2. Đến với cuộc thi hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi là một trong những thành viên đại diện cho tập thể sư phạm trường THCS Phú Lộc 2 đến đây giao lưu, học tập những kinh nghiệm hay từ các quý đồng nghiệp. Qua đó giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để công tác chủ nhiệm của mình ngày một được hoàn thiện hơn. Kính thưa quý vị ! Khi còn là học sinh Tôi không nghĩ và không dám mơ mình trở thành một giáo viên, nhưng vì lòng yêu thương trẻ thơ, quý mến thầy cô nên tôi phải gắng học để thi đậu vào trường CĐSP và phấn đấu thành người hữu ích cho xã hội, chăm lo và kế thừa những gì thầy cô đã dạy cho Tôi. Rất mai mắn khi học xong 3 năm cao đẳng Tôi được phân công về giảng dạy ngôi trường cấp 2 mà Tôi đã từng học tập và trưỡng thành từng ngày – ngôi trường mà Tôi xem là ngôi nhà thứ 2 của mình. Nhưng năm học 2014 – 2015 Tôi được chuyển sang công tác trường THCS Phú Lộc 2; ngôi trường mới thành lập đi vào hoạt động năm học 2014-2015. Hơn 12 năm tuổi nghề Tôi được BGH nhà trường THCS Phú Lộc và trường THCS Phú Lộc 2 tin tưởng và giao trách nhiệm quan trọng là quản lý học sinh, mà không phải công việc nào khác đó là công tác chủ nhiệm lớp. Là giáo viên – nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp không những đơn thuần là giáo dục các em học tốt, trở thành con ngoan trò giỏi và uốn nắn học sinh khi các em chưa ngoan... mà còn phải duy trì giữ vững sĩ số học sinh của lớp mình phụ trách để tỉ lệ bỏ học ở địa phương ngày càng giảm. Ngôi trường mà Tôi đã và đang giảng dạy thuộc là một huyện nghèo của Tỉnh Sóc Trăng, đa số học sinh ở đây là người dân tộc khmer và các em có hoàn cảnhgia đình đặc biệt khó khăn. Nên không thể tránh khỏi nhiều trường hợp các em bỏ học nửa chừng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh nên nhiều em bỏ học đi làm thuê để giúp gia đình, chấp nhận đánh mất tương lai của chính mình. Câu chuyện mà bản thân Tôi muốn chia sẽ với những ai đã làm và đang làm công tác chủ nhiệm hiện nay đó là vấn đề vận động học sinh ra lớp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đó là năm mà Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7/7, sĩ số lớp là 42 học sinh. Trong đó có 10 hộ nghèo và cận nghèo, 5/42 dân tộc khmer trong đó có em Tiền Văn Chí, gia đình sống tại ấp Nàng Rền, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị. Ở học kì I, em đi học rất đều, kết quả học tập được xếp loại trung bình. Bước qua học kì II … (biểu hiện vi phạm…)gia đình đặc biệt khó khăn, mồ côi cha, mẹ thì bị bệnh tim, ông bà ngoại ngoài 70 nhưng phải chăm sóc 03 đứa cháu và đứa con gái mình. và sau khi nghỉ tết Nguyên đán vào thì Tôi nhận được tin từ một em học sinh trong lớp báo bạn Chí nghỉ học rồi. Trưa ngày hôm đó, sau khi kết thúc buổi dạy, tôi chạy xe tới nhà để gặp phụ huynh em, thì được biết là em đã bán chiếc xe đạp làm phương tiện đi học của mình để mua thuốc cho mẹ, buổi trưa em phải đi nhổ bông súng để chiều đi bán kiếm tiền tiếp ông ngoại lo cho mẹ và hai đứa em. Thấy hoàn cảnh của em mà tôi chạnh lòng và rất yêu quý em vì tuổi em còn rất nhỏ mà đã biết hi sinh và biết gánh vác gia đình. Tôi kêu em lại ngồi gần và động viên em trở vào học. Em hứa sẽ vào học, tôi cảm thấy rất vui. Khi về đến nhà tôi liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp trình bày hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em Chí, vận động mua xe đạp cho em để em được đi học trở lại, Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất cao. Sáng hôm sau, tôi xuống nhà đưa em đến trường học. Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp sau tiết 5 đã giao cho em chiếc xe đạp làm phương tiện đến trường. Riêng lớp, hàng tháng trích tiền heo đất của lớp để hỗ trợ thêm bạn Chí vượt khó. Sau đó em đi học rất đều, kết quả học tập từ loại trung bình đã nâng lên…. Câu chuyện tôi kể chỉ là một chuyện nhỏ trong cuộc sống đời thường quanh ta, nhưng thiết nghĩ đôi khi ta không dùng tình thương và lòng trắc ẩn của con tim và tinh thần trách nhiệm để tìm hiểu thì không bao giờ ta biết được để chia sẻ. Câu chuyện nhỏ nhưng là kỷ niệm sâu sắc mà bản thân tôi (một người chưa phải sống trong gia đình gặp nhiều khó khăn như em Chí) không thể quên về hình ảnh một cậu học trò nhỏ biết hi sinh cho gia đình và biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Qua câu chuyện này, tôi muốn chia sẻ với những ai đang làm công tác chủ nhiệm: chúng ta cần phải nhớ rằng làm công tác chủ nhiệm không đơn thuần quản lí, giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi và đạt nhiều thành tích về học tập, phong trào, mà nó còn đòi hỏi mỗi giáo viên còn phải cố gắng và vượt qua khó khăn trong trình làm công tác chủ nhiệm lớp – đặc biệt là công tác duy trì sĩ số học sinh lớp mình phụ trách. (Bổ sung kinh nghiệm, lời kêu gọi tinh thần trách nhiệm, yêu thương, quan tâm học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) Câu chuyện tôi kể đến đay là kết thúc, cuối lời xin chúc Hội đồng giám khảo, quý thầy cô và toàn thể các bạn đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, may mắn, chúc hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện năm học 2014 – 2015 thành công tốt đẹp. Kính chào!.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Duyệt của HT. Người kể. Quách Mỹ Kiều.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×