Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ke hoach boi duong HSG theo cau truc moi cua So GDDT Tay Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 62 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƢƠNG  MỤC TIÊU:   -. Kiến thức: Biết được vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất. Nắm được khái niệm bản đồ và hiểu được vai trò quan trọng của bản đồ trong giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí. Biết được những bước cần thiết để vẽ một bản đồ, một số phương pháp chiếu đồ cơ bản. Nắm được khái niệm về tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, kinh – vĩ độ và tọa độ địa lí. Đặc điểm cơ bản và hệ quả của hai vận động cơ bản của trái đất. Nắm được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ khí ; đặc điểm cơ bản của các đới khí hậu. Kĩ năng: Tính toán được tỉ lệ bản đồ và khoảng cách trên bản đồ so với thực địa. Xác định được phương hướng trên bản đồ, tìm tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. Tính được giờ trên trái đất..  NỘI DUNG: A. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƢỚC CỦA TRÁI ĐẤT 1. Trên quả địa cầu, nếu cứ 10o, ta vẽ 1 kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến ? Nếu cứ 10o, ta vẽ 1 vĩ tuyến, thì có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam ? TL: - Trên quả Địa Cầu, nếu cứ 10o, ta vẽ 1 kinh tuyến, thí có tất cả 36 kinh tuyến. - Nếu cứ 10o, ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có 9 vĩ tuyến Bắc và 9 vĩ tuyến Nam. Đường xích đạo là vĩ tuyến 0o, chung cho cả hai bán Cầu. Vĩ tuyến 90o Bắc và Nam chỉ là 2 điểm, đó là cực Bắc và cực Nam. 2. Hãy cho biết: a. Độ dài bán kính của xích đạo và độ dài đường xích đạo là bao nhiêu ? b. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt Địa Cầu là những đường gì ? Những vòng tròn vuông góc với các đường trên là những đường gì ? TL: a. Độ dài bán kính xích đạo: 6.370km ; độ dài đường xích đạo là 40.076km. b. Các đường nối liền cực Bắc và cực Nam là những đường kinh tuyến. Những vòng tròn vuông góc với các đường kinh tuyến trên là các vĩ tuyến. 3. Thế nào là kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc ; kinh tuyến đông và kinh tuyến tây ? TL: - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở nước Anh. - Đường xích đạo là vĩ tuyến dài nhất và là vĩ tuyến gốc. - Những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc là kinh tuyến đông. - Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến tây. B. BẢN ĐỒ 1. Bản đồ là gì ? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí ? Nguyễn Phúc Tánh. Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. 2.. 3.. a. b. 4. 5.. C. 1.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập Địa lí, bản đồ có vai trò rất quan trọng. Nhờ có bản đồ, chúng ta có khái niệm chính xác về vị trí, về sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên Trái Đất mà chúng ta chưa thể đặt chân đến. Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ (trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2). TL: Vì bề mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phẳng. Để vẽ bản đồ, người ta phải dùng phương pháp chiếu đồ để chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. Bản đồ này dùng phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là hình trụ bao quanh quả địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa quả địa cầu và hình trụ là vòng xích đạo. Các kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng song song và theo phép chiếu này chỉ có đường xích đạo là giữ được độ dài, còn các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra cả về khoảng cách lẫn độ dài, các vĩ tuyến ở gần xích đạo thì dãn ra ít, các vĩ tuyến càng xa xích đạo dãn càng nhiều. Vì vậy, đảo Grơnlen trong thực tế, diện tích chỉ là 2 triệu km2 nhưng trong bản đồ lại gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ (18 triệu km2). Hãy quan sát hình 5 và 6 SGK Địa lí 6 trang 10, nhận xét sự khác biệt về các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hai hình. Tại sao có sự khác biệt đó ? TL: Sự khác biệt: Hình 5: Các đường kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng vuông góc. Hình 6: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là các đường thẳng còn các kinh tuyến và vĩ tuyến khác đều là đường cong. Có sự khác biệt trên là do sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau. Để vẽ bản đồ, người ta cần phải làm những việc gì ? TL: Thu thập các thông tin (đến tận vùng cần vẽ để đo đạc, tính toán, ghi chép đặc điểm các đối tượng). Tính tỉ lệ. Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ. Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến là đường thẳng ? TL: Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến là đường thẳng chứng tỏ bản đồ sử dụng phép chiếu hình trụ đứng. Theo phép chiếu này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài ; càng xa xích đạo càng kém chính xác ; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa, ở phép chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên Địa Cầu. Vì vậy, các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng. TỈ LỆ BẢN ĐỒ Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau: 1:200.000 và 1:6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: - Nếu bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5 cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa. - Nếu bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 5 cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa. 2. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó là 15cm. Vậy, bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? TL: 15 1 - 105km = 10.500.000cm. Vậy  10500000 700000 - Tỉ lệ bản đồ đó là 1:700.000. 3. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào ? Cho ví dụ. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào ? TL: a. Có hai dạng: - Tỉ lệ số, ví dụ: tỉ lệ 1:1.000.000 nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với 1.000.000cm trên thực địa. - Tỉ lệ thước, ví dụ:. b. 4.. D. 1. a. b. c. a. b. 2. -. Tỉ lệ thước là 1:100.000. Mỗi đoạn 1cm tương ứng với 1 km ở thực địa. Ý nghĩa: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa. Em hãy cho biết tỉ lệ bản đồ, biết rằng: Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B trong thực tế là 1.000 km (theo đường chim bay) và khoảng cách đo được trên bản đồ là 10 cm. Trình bày cách tính. TL: Tỉ lệ bản đồ là 1:10.000.000, vì 1 cm trên bản đồ ứng với 1.000 km thực tế. 1000km  10.000.000cm thực tế. 1cm trên bản đồ ứng với 10cm PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12 trang 16 SGK Địa lí 6, hãy cho biết các hướng bay từ: Hà Nội đến Viêng Chăn. d. Cua-la-lăm-pơ đến Băng Cốc. Hà Nội đến Gia-các-ta. e. Cua-la-lăm-pơ đến Ma-ni-la. Hà Nội đến Ma-ni-la. f. Ma-ni-la đến Băng Cốc. TL: Tây Nam. c. Đông Nam. e. Đông Bắc. Nam. d. Tây Bắc. f. Tây Nam. Quan sát hình 13 SGK địa lí 6, cho biết các hướng đi từ điểm O đến điểm A, B, C, D. TL: Đầu tiên xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hình.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Đường song song với kinh tuyến là đường chỉ hướng Bắc – Nam ; đường song song với vĩ tuyến là đường chỉ hướng Đông – Tây. Ta thấy AOC là đường song song với kinh tuyến, DOB là đường song song với vĩ tuyến, vì vậy: OA: hướng Bắc. OC: hướng Nam. OB: hướng Đông. OD: hướng Tây. 3. Hãy đọc toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D trong hình vẽ sau: -. TL:. 4. Cho biết cách xác định toạ độ địa lí của một điểm. hãy xác định toạ độ địa lí của các điểm G, H trên hình 12 SGK Địa lí 6. TL: - Để xác định toạ độ địa lí của một điểm, từ điểm đó chiếu thẳng lên để xác định kinh độ và chiếu sang ngang để xác định vĩ độ của điểm. - Như vậy, điểm G và H có toạ độ như sau:. 5. Hãy điền tiếp hướng trong các hình vẽ sau:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường THCS Bàu Đồn. E. 1. -. 2. F. 1.. 2.. 3. 4.. a. b. a. b. 5.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: OA, OB, OC, OĐ, OE, OG, OH, OI đều là hướng Bắc. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? TL: Vì trong bảng chú giải có giải thích đầy đủ về quy ước của các kí hiệu. Ví dụ hình  trên bản đồ thể hiện cái gì, hình # trên bản đồ kí hiệu cái gì ? Bảng chú giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. Như vậy, khi hiểu được tính quy ước của các kí hiệu thì chúng ta mới đọc được bản đồ và tìm thấy các thông tin trên bản đồ. Người ta biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào ? TL: Kí hiệu điểm dùng để biểu hiện các đối tượng như sân bay, cảng biển, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện… Kí hiệu đường dùng để biểu hiện các đối tượng như ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô… Kí hiệu diện tích dùng để biểu hiện các đối tượng như vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp… CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất ? TL: Do vận động tự quay quanh trục chính của Trái Đất. Vận động này làm cho mọi nơi trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì cho sinh hoạt và đời sống ? TL: Trên Trái Đất, giờ ở mỗi kinh tuyến đều khác nhau. Nếu dựa vào đó mà tính giờ thì trong sinh hoạt quá phức tạp, vì vậy khi chia Trái Đất ra 24 khu vực giờ, mỗi khu vực rộng 15o có một giờ thống nhất thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, các hoạt động của mọi người dân trong khu vực sẽ được thống nhất về thời gian. Quan sát hình 19 SGK, trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. TL: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng quay quanh trục là từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục hết 24 giờ. Một bức điện được đánh từ Mát-xcơ-va đến Hà Nội lúc 12 giờ, sau 2 phút thì ở Hà Nội nhận được điện. 30 phút sau, Hà Nội đánh điện trả lời Mát-xcơ-va, cũng mất thời gian 2 phút (biết rằng, Hà Nội ở khu vực giờ thứ 7, Mát-xcơ-va ở khu vực giờ thứ 3). Hỏi: Hà Nội nhận được điện lúc mấy giờ ? (GMT). Mát-xcơ-va nhận được điện lúc mấy giờ ? (GMT). TL: Hà Nội nhận được điện lúc 16 giờ 02 phút. Mát-xcơ-va nhận được điện lúc 12 giờ 34 phút. Giả sử Trái Đất là hình cầu nhưng lại không quay quanh trục và quanh Mặt Trời thì có ngày và đêm không ? Tại sao ?. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: - Vẫn có ngày và đêm. - Vì Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng được toàn bộ bề mặt mà chỉ chiếu sáng được một nửa. 6. Hãy căn cứ vào chú giải, vẽ hướng chuyển động thực của vật so với hướng ban đầu ở hình vẽ sau:. Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất TL:. 7. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai bán cầu trong một năm ? TL: - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa nóng của bán cầu đó. Bán cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa lạnh của bán cầu đó. - Ngày bắt đầu mùa nóng của bán cầu Bắc là 21 tháng 3 và ngày kết thúc là 23 tháng 9. Ngày bắt đầu mùa nóng của bán cầu Nam là 23 tháng 9 và kết thúc ngày 21 tháng 3. 8. Vào những ngày nào trong năm, hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ? Vì sao ? TL: - Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. - Vì vào những ngày này, hai bán cầu Bắc và Nam có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau, nhận được ánh sáng và nhiệt như nhau. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 9. Tại sao mùa ở hai bán cầu lại trái ngược nhau ? TL: Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luông nghiêng và không đổi hướng nên các bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời. 10. Trái Đất chuyển động liên tục quanh trục là một trong những nguyên nhân tạo nên sự sống trên bề mặt Trái Đất. Câu này đúng hay sai, tại sao ? TL: Đúng, vì chuyển động quanh trục sẽ góp phần điều hoà nhiệt trên bề mặt Trái Đất. 11. Giả sử Trái Đất không quay quanh trục mà chỉ quay quanh Mặt Trời thì ngày, đêm có kế tiếp nhau không ? Độ dài ngày, đêm như thế nào ? Điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Tại sao ? TL: Ngày, đêm có kế tiếp nhau, nhưng ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng. Trái Đất sẽ không có sự sống vì khu vực là ngày sẽ có nhiệt độ rất cao, khu vực là đêm có nhiệt độ rất thấp, không thể tồn tại sự sống. 12. Tại sao ở nước ta, sự phân hoá bốn mùa lại không rõ rệt ? TL: Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, có nhiệt độ cao quanh năm, vì vậy 4 mùa không rõ rệt. Miền bắc có bốn mùa nhưng mùa xuân và mùa thu chỉ mang tính chuyển tiếp, còn miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. 13. Giả sử thời gian quay quanh trục của Trái Đất là một năm thì trên Trái Đất có sự sống không ? Tại sao ? TL: Không có sự sống, vì thời gian ngày đêm không phải là 24 giờ nữa mà là 1 năm nên không điều hoà được nhiệt trên bề mặt Trái Đất. G. HIỆN TƢỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA 1. Dựa vào hình 24 SGK Địa lí 6, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12. TL: - Do trục Trái Đất nghiêng 66o33’, vào ngày 22/6 bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Nam ngả về phía đối diện. Vì vậy, ở bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm, ngược lại ở bán cầu Nam được chiếu sáng ít hơn, có đêm dài hơn ngày. - Tương tự, vào ngày 22/12 bán cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Nam ngả về phía đối diện. Vì vậy, ở bán cầu Nam được chiếu sáng và có ngày dài hơn đêm, ngược lại, ở bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn nên có đêm dài hơn ngày. 2. Dựa vào hình 24 SGK Địa lí 6, hãy cho biết: a. Đâu là đường phân chia sáng tối, đâu là trục Trái Đất ? b. Ngày 22/6 bán cầu nào sẽ được chiếu sáng nhiều hơn. Điều đó có liên quan gì tới lượng nhiệt ? Độ dài ngày, đêm ở bán cầu đó như thế nào ? c. Ngày 22/12 bán cầu nào sẽ được chiếu sáng nhiều hơn. Độ dài ngày, đêm ở bán cầu đó như thế nào ? d. Tại một điểm ở xích đạo thì độ dài ngày, đêm như thế nào ? e. Càng xa xích đạo thì độ dài ngày, đêm như thế nào ? TL: a. ST là đường phân chia sáng tối, BN là trục của Trái Đất. b. Ngày 22/6 bán cầu bắc được chiếu sáng nhiều hơn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn nên ngày dài hơn đêm. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Ngày 22/12 bán cầu Nam được chiếu sáng nhiều hơn nên ngày dài hơn đêm. Tại một điểm trên xích đạo thì độ dài ngày, đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo thì độ dài ngày, đêm càng chênh lệch. Dựa vào bảng sau đây, hãy nêu nhận xét và giải thích số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ. Vĩ độ 66o33’B 70oB 75oB 80oB 85oB 90oB Số ngày có ngày dài 1 65 103 134 161 186 suốt 24 giờ TL: - Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ từ vòng cực đến cực ở bán cầu Bắc tăng dần. Ở vòng cực Bắc chỉ có một ngày dài 24 giờ nhưng ở cực Bắc kéo dài tới 6 tháng. - Vì: Trái Đất có hình cầu, trục Trái Đất lại luôn luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66o33’. Từ ngày 21/3 đến 23/9, mọi địa điểm từ 66o33’ vĩ độ Bắc đến cực Bắc là khu vực nằm trước đường phân chia sáng tối, các địa điểm ở khu vực này đều được Mặt Trời chiếu sáng, số ngày chiếu sáng tăng dần lên đến cực thì nửa năm là ngày. Nhưng ở 66o33’B thì chỉ có 1 ngày dài suốt 24 giờ đó là ngày 22/6. H. LỚP VỎ KHÍ 1. Khi nào thì khối khí bị biến tính ? TL: Các khối khí luôn di chuyển. Khi di chuyển, chúng chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm, địa hình… nơi đó mà thay đổi tính chất. 2. Dựa vào đâu mà người ta phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa ? TL: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm. - Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh. - Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa. 3. Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu ? TL: - Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Lớp vỏ khí được chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu vàv các tầng cao của khí quyển. Mỗi tầng có những đặc điểm riêng. - Tầng đối lưu có chiều dày 16 km, luôn luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm chớp ; các hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình cứ 100 m thì giảm 0,6oC. 4. Lớp ôdôn nằm ở độ cao nào ? Trong tầng nào ? Vai trò của lớp ôdôn ? TL: Lớp ôdôn nằm ở độ cao từ 25 – 30 km, nằm trong tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật. 5. Cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất ? c. d. e. 3.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường THCS Bàu Đồn. 6. I. 1. -. 2.. 3.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: Lớp vỏ khí có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên bề mặt Trái Đất. Trong lớp vỏ khí có chứa 78,1% nitơ (theo thể tích) và 20,9% ôxi, với một lượng nhỏ 0,9% acgon, 0,035% cacbon điôxít, hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Căn cứ vào đâu mà các nhà khoa học lại chia khí quyển thành 5 tầng ? TL: Căn cứ vào đặc điểm khác nhau của các lớp không khí gần mặt đất và xa mặt đất. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT Sự phân hoá các vành đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào ? TL: Sự phân hoá các vành đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất. Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đâu thì nơi ấy sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Trong một năm, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo hai lần (21/3 và 23/9), chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc một lần (22/6), chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam một lần (22/12). Vùng ở giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao quanh năm gọi là vành đai nhiệt đới, luôn có góc chiếu sáng lớn. Hai vùng cực có góc chiếu sáng Mặt Trời nhỏ, nhiệt độ quanh năm thấp gọi là vành đai lạnh. Giữa vành đai nóng và vành đai lạnh ở hai bán cầu là nơi có góc chiếu Mặt Trời trung bình, được gọi là hai vành đai ôn hoà. Coi 5 vành đai nhiệt là 5 đới khí hậu theo vĩ độ có được không ? Tại sao ? TL: 5 vành đai nhiệt được gọi là 5 đới khí hậu theo vĩ độ vì: 5 vành đai nhiệt được xét trên cơ sở nhiệt độ, mà nhiệt độ là một yếu tố của khí hậu nhưng là yếu tố chính. Tuy nhiên, ranh giới của 5 vành đai khí hậu không phải là đường thẳng như 5 vành đai nhiệt. Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới ? Lượng mưa trong năm của đới này là bao nhiêu ? TL: Giới hạn là khu vực quanh năm có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít giữa các tháng. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông chỉ là lúc có nhiệt độ giảm đi chút ít so với các mùa khác. Lượng mưa trung bình năm lên đến 1.000 đến 2.000 mm. ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC.  MỤC TIÊU:  -. Kiến thức:. -. Hiểu được tính chất nhiệt đới gió mùa của vùng biển Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn do vùng biển nước ta mang lại.. Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. Biết được những đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ châu Á ; nắm vững và giải thích được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và đặc điểm kinh tế - xã hội các nước Châu Á.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường THCS Bàu Đồn.  -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Nắm được đặc điểm cơ bản và giá trị của sông ngòi Việt Nam ; tình trạng ô nhiễm và những giải pháp hạn chế ô nhiễm nước sông. Nắm vững những đặc điểm cơ bản và nét độc đáo của khí hậu nước ta cùng những thuận lợi và khó khăn do khí hậu đem lại. Kĩ năng: Nhận dạng được các kiểu môi trường đới nóng. Có kĩ năng vẽ và phân tích sơ đồ địa lí. Phòng chống ô nhiễm sông ngòi và biển ; khai thác lợi thế do sông và biển đem lại. Bước đầu tiếp cận với cách phòng chống lũ lụt. Vận dụng tri thức để giải thích nguyên nhân của một số hiện tượng tự nhiên có liên quan đến khí hậu, sông ngòi và biển nước ta..  NỘI DUNG: J. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CHÂU Á: - Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương (Phía bắc), Ấn Độ Dương (Phía nam), Thái Bình Dương (Phía đông). - Giáp 2 châu lục: Châu Á, châu Phi. K. LÃNH THỔ CHÂU Á: - Là một bộ phận của lục địa Á- Âu, ngăn cách với châu Âu qua dãy U-ran, với châu Phi qua kênh đào Xuy- ê. - Kích thước khổng lồ, rộng bậc nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41 triệu km2, kể cả các đảo thì rộng tới 44,4 triệu km2. - Trải dài trên 76 độ vĩ tuyến. Nơi lãnh thổ rộng nhất: 8.500km.  Câu hỏi: Vị trí, kích thước châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? TL: Vị trí và kích thước lãnh thổ làm cho khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng và mang tính lục địa cao. Vị trí: Trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. - Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông – tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Ví dụ, đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa. - Vùng nằm sâu trong đất liền có khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh. L. ĐỊA HÌNH CHÂU Á: - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao và đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. - Núi chạy theo 2 hướng chính: B-N hoặc gần B-N, Đ-T hoặc gần Đ-T làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. -. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm, trên các núi cao có băng tuyết bao phủ quanh năm..  Câu hỏi: Địa hình Châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi?  Địa hình làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng. - Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông - tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Ví dụ, ôn đới phân hoá thành ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa. - Ngoài ra, trên núi và sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo độ cao.  Địa hình có ảnh hưởng đến sông ngòi. - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên sông ngòi châu Á có mạng lưới khá phát triển. - Địa hình nhiều núi, sơn nguyên cao, sông có độ dốc lớn nên có giá trị thuỷ điện và mùa lũ gây thiệt hại lớn. M. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU: Gồm 2 đặc điểm chính. - Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng: o Phân thành nhiều đới (Ví dụ....). o Phân thành nhiều kiểu (Ví dụ …). - Phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa: o Nhiệt đới gió mùa: Đông Nam Á, Nam Á. o Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa: Đông Á. o Các kiểu khí hậu lục địa: Tây Nam Á, Trung Á.  Câu hỏi: Câu 1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các miền khí hậu của châu Á. Giải thích vì sao châu Á có nhiều loại khí hậu? TL: a. Đặc điểm và phân bố: - Miền khí hậu lạnh (ở phía bắc): Gồm toàn bộ miền Xibia của Nga. Về mùa đông rất lạnh, nhiệt độ trung bình từ -2 đến -500C. - Miền khí hậu gió mùa ẩm (ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): Mùa đông có gió từ lục địa thổi ra, lạnh và khô. Mùa hè có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm. - Miền khí hậu lục địa (ở trong vùng nội địa): Mùa đông lạnh, khô. Mùa hạ nóng khô. - Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (ở phía tây): Mùa đông mưa nhiều, mùa hạ nóng khô. b. Giải thích: - Châu Á có kích thước khổng lồ. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Vị trí trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Địa hình nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao ngăn chăn ảnh hưởng của biển vào đất liền và làm cho khí hậu phân hoá theo chiều cao. Câu 2. Vì sao nói châu Á có khí hậu phân hoá đa dạng? Hãy giải thích. TL: - Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới từ bắc xuống nam. Gồm đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. Vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo. - Phân thành nhiều kiểu theo chiều đông - tây (Ví dụ: Đới cận nhiệt có cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục đia). Nguyên nhân: Do kích thước lãnh thổ rộng lớn, các núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển. - Ngoài ra ở vùng núi, sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo độ cao. Câu 3. Khí hậu gió mùa ẩm ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á có đặc điểm chung gì? TL: - Mùa hạ: Gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. - Mùa đông: Gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh. Câu 4. Châu Á có mấy loại khí hậu phổ biến? Nêu đặc điểm và vùng phân bố của chúng? TL: Có 2 loại khí hậu phổ biến. + Khí hậu gió mùa: Ôn đới gió mùa và cận nhệt gió mùa ở Đông Á, nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, Nam Á. Đặc điểm: Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh. + Khí hậu lục địa: Gồm cận nhiệt lục địa, ôn đới lục địa, nhiệt đới khô. Phân bố ở Tây Nam Á, Vùng nội địa. Đặc điểm: Mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh khô. Lượng mưa chỉ khoảng 200500mm, lượng bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí rất thấp. Câu 5. Gió mùa là gì? Nêu nguồn gốc hình thành gió mùa châu Á. Trình bày sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu Á. TL: - Gió mùa là gió thổi theo từng mùa, có cùng phương nhưng ngược hướng và tính chất trái ngược nhau.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Nguồn gốc hình thành: Sự chênh lệch khí áp theo mùa giữa lục địa châu Á với 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, làm phát sinh gió thổi thường xuyên và đổi hướng theo mùa. - Sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu Á: Mùa đông, gió từ áp cao Xibia thổi về hạ áp xích đạo và Nam TBD, tính chất lạnh khô. Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD, Nam TBD về hạ áp Iran, tính chất nóng ẩm mưa nhiều. Câu 6. Nêu đặc điểm gió mùa ở Đông Nam Á, Nam Á. Vì sao chúng có đặc điểm khác nhau như vậy? TL: - Đặc điểm: Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD về hạ áp Iran với đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều ; mùa đông gió từ áp cao Xibia về hạ áp XĐ nên lạnh khô. - Nguyên nhân: Mùa hạ gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước. Mùa đông gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi về. Câu 7. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở I-an-gun: a) Nêu nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa. Cho biết biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? b) Giải thích vì sao I-an-gun lại mưa rất nhiều vào mùa hạ? TL: a) Nhận xét: - Nhiệt độ cao quanh năm. Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 250c (tháng 1). Nhiệt độ cao nhất khoảng 320C (tháng 4, 5). Có 2 lần nhiệt độ cực đại (tháng 4,5 và tháng 10,11). - Mưa: Lượng mưa lớn, mưa phân bố theo mùa. Mùa hạ mưa nhiều (tháng 5-10), mùa đông mưa ít. Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. b) Giải thích: Do mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào mang nhiều hơi nước. E- ri- at: - Nhiệt độ: Chênh lệch nhiệt độ lớn (biên độ nhiệt năm lớn). Tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 380C (tháng 7). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 130C (tháng 1). - Lượng mưa: Mưa rất ít, mưa chỉ xuất hiện vào các tháng mùa đông, tháng mưa cao nhất cũng chỉ khoảng 200mm (tháng 2). Một số tháng không có mưa (tháng 7,8,9). => Kết luận: Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới khô. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. U- lan-ba-to: - Nhiệt độ: Nhiệt độ chênh lệch rất lớn trong năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 240C (tháng 6). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng – 120C (tháng 1). - Lượng mưa: Rất ít. Mưa tập trung vào các tháng mùa hạ. Tháng mưa nhiều nhất khoảng 500 mm (tháng 6). Một số tháng hầu như không có mưa (tháng 10,11,12). => Kết luận: Ôn đới lục địa. Câu 8: Dựa vào bảng : Nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc) Tháng Yếu tố Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm). 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 3,2. 4,1. 8,0. 13,5. 18,8. 23,1. 27,1. 27,0. 22,8. 17,4. 11,3. 5,8. 59. 59. 83. 93. 93. 76. 145. 142. 127. 71. 52. 37. Hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào? N. SÔNG NGÒI CHÂU Á: Có 3 đặc điểm chính. - Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. Ví dụ: sông Tigơrơ, Ơphrat, Ấn, Hằng, Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang. - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Các sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thuỷ điện, còn sông ở các khu vực khác có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Đặc điểm Khu vực. BẮC Á. ĐÔNG NAM Á, NAM Á, ĐÔNG Á. Nguyễn Phúc Tánh. Mạng lƣới sông. Hƣớng chảy. Có mạng lưới sông Nam lên bắc ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: Sông Ô bi, sông I-nê-nit-xây, sông Lê Na… Có mạng lưới sông - Đông - tây ngòi dày đặc với nhiều - Bắc - nam sông lớn: Sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông. Chế độ nƣớc + Mùa đông: Sông bị đóng băng kéo dài. + Mùa xuân: Nước sông lên nhanh (do băng tuyết tan) gây ra lũ băng lớn. Chế độ nước phụ thuộc chế độ mưa. + Mùa mưa: Sông có nước lớn. + Mùa khô: Nước sông cạn. Trang 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường THCS Bàu Đồn. TÂY NAM Á TRUNG Á. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Mê Kông, sông Hằng… Sông ngòi kém phát Gần đông - + Mùa khô: Nước sông cạn triển tây hoặc kiệt. + Mùa mưa: Nước không lớn (do mưa, tuyết và băng tan từ các núi cao)..  Câu hỏi: Câu 1. Vì sao nói sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp? - Sông Bắc Á: + Khá phát triển. + Chảy theo hướng nam lên bắc. + Mùa đông sông đóng băng, lũ lớn vào mùa xuân. + Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan. - Sông Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: + Rất phát triển. + Lũ cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu xuân. + Nguồn cung cấp: Phụ thuộc vào chế độ mưa mùa. - Sông Tây Nam Á, Trung Á: + Kém phát triển. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm, có một số sông “chết” giữa hoang mạc. + Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan. Câu 2. Cho biết giá trị và những bất lợi của sông ngòi châu Á? - Các sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thuỷ điện, còn sông ở các khu vực khác có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. - Bất lợi: Lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của. O. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU Á: - Thuận lợi: Nguyễn Phúc Tánh. Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. + Nhiều khoáng sản có trữ lượng rất lớn (Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc...). + Các tài nguyên: Đất, nước, khí hậu, rừng, biển rất đa dạng, các nguồn năng lượng (địa nhiệt, mặt trời, gió, nước) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra tính đa dạng của sản phẩm. - Khó khăn: + Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn, các vùng lạnh giá chiếm diện tích lớn gây trở ngại cho giao thông, mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi của các dân tộc. + Các thiên tai (động đất, núi lửa, bão, lũ...) gây thiệt hại lớn về người và của. P. ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI CHÂU Á: 1. Châu á là một châu lục đông dân:  Câu hỏi: Giải thích vì sao Châu Á có dân số đông nhất thế giới? TL: a. Đặc điểm: - Dân số châu Á chiếm trên 60% dân số thế giới (năm 2002). - Gấp 5 lần dân số châu Âu, gấp 117 lần dân châu Đại Dương, gấp 4 lần châu Mĩ và châu Phi. - Có các nước đông dân nhất, nhì thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. b. Nguyên nhân: - ĐK tự nhiên thuận lợi cho sinh sống và sản xuất: + Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều chiếm diện tích lớn. + Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. + Nguồn nước dồi dào. + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản phong phú. - ĐK kinh tế – xã hội: + Tập quán trồng lúa nước cần nhiều lao động. + Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nhiều nền văn minh. + Hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều lao động. + Quan niệm con trai con gái còn nặng nề. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 2. Dân cƣ thuộc nhiều chủng tộc: Môngôlôit, Ơrôpêôit, Ôxtralôit, người lai. 3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn: - Ấn Độ giáo: Ra đời thế kỉ đầu, thiên niên kỉ thứ nhất Tr.CN ở ấn Độ. - Phật giáo: Thế kỉ 6, Tr.CN ở Ấn Độ. - Kitô giáo: Đầu CN tại Palestin. - Hồi giáo: Thế kỉ 7 sau CN, tại Ảrậpxêút. * Ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống, xã hội Châu Á: - Tạo ra sự đa dạng, độc đáo trong văn hoá, kiến trúc, phong tục tập quán. - Các giáo lí tốt đẹp góp phần giáo dục con ngưòi hướng thiện. - Tuy nhiên, tục ăn kiêng, các giáo lí khắt khe, sự đa dạng tôn giáo sẽ gây khó khăn cho sản xuất, dễ xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lẫn nhau. 4. Phân bố dân cư: Dân cư châu Á phân bố không đồng đều. - Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển thuộc Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. (Một số nơi mật độ dân số trên 100ng/ km2 như phía đông Trung Quốc, đồng bằng ven biển Việt Nam, Ấn Độ...) do ở đây địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. - Thưa thớt: Vùng núi, cao nguyên thuộc Tây Nam Á, vùng trung tâm nội địa (phía tây Trung Quốc, Irắc,Ảrậpxêút.. chưa đến 1ng/km2), vùng lạnh giá phía bắc. Nguyên nhân: Ở đây đi lại khó khăn, khí hậu khô hạn, lạnh giá. 5. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội châu Á: Các nước Châu Á có quá trình phát triển sớm và trải qua nhiều giai đoạn. - Thời cổ và trung đại, kinh tế - xã hội châu Á phát triển đạt trình độ cao so với thế giới. + Có nhiều nền văn minh nổi tiếng, nhiều dân tộc đạt trình độ phát triển cao của thế giới. + Người dân biết khai thác, chế biến khoáng sản, nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. + Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được phương Tây ưa chuộng (như Gốm, sứ, tơ lụa của TQ, đồ thuỷ tinh, trang sức vàng, bạc của Ấn Độ, thảm len, đồ da, vũ khí của Tây Nam Á, ...) và nhờ đó thương nghiệp phát triển, đã xuất hiện con đường tơ lụa từ TQ sang các nước phương Tây, các con đường trên biển, cũng nhờ việc tìm đường sang buôn bán với Ấn Độ mà Côlômbô đã tìm ra Châu Mĩ. - Thế kỉ 16-19: Nguyễn Phúc Tánh. Trang 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. + Hầu hết các nước châu Á bị thực dân xâm chiếm và phong kiến kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài, tụt hậu so với thế giới. + Riêng Nhật Bản nhờ cải cách Minh Trị nên phát triển nhanh chóng. - Sau chiến tranh TG thứ 2 đến nay: + Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước đều kiệt quệ, người dân cực khổ. + Nhưng từ nữa cuối thế kỉ XX đến nay, kinh tế các nước châu Á vươn lên mạnh mẽ nhưng phát triển không đều.  Câu hỏi: Câu 1. Vì sao nói sau chiến tranh thế giới 2, kinh tế các nước châu Á vươn lên mạnh mẽ nhưng phát triển không đồng đều? TL: Sau thế chiến II, kinh tế các nước châu Á rơi vào kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ. Đến nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á vươn lên mạng mẽ nhưng phát triển không đều, có thể chia ra các nhóm nước như sau: - Nước phát triển: Nhật Bản. Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 TG. - Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NICS): Có trình độ công nghiệp hoá cao và nhanh. Như Xingapo, Đài loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. - Các nước Công – nông nghiệp: Công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng. (Trung quốc, Ấn độ, Thái Lan, Malaixia, Việt nam). - Các nước Nông nghiệp: Mianma, Lào, Campuchia. - Các nước giàu lên nhờ dầu mỏ nhưng kinh tế xã hội phát triển chưa cao như: Brunây, Ảrậpxêút, Cô-Oét. Hiện nay, ở châu Á, các nước có thu nhập thấp, đời sống người dân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. 6. Tình hình phát triển kinh tế châu Á: a. Nông nghiêp: * Thành tựu của nền nông nghiệp châu Á: - Chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì của thế giới.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới đã cung cấp đủ lương thực cho người dân và còn thừa để xuất khẩu. - Thái Lan, Việt Nam từ chỗ là nước phải nhập khẩu lương thực, thì nay xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới. - Các vật nuôi rất đa dạng: Vùng khí hậu gió mùa nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt. Vùng khô hạn nuôi dê, bò, ngựa, cừu. Vùng lạnh nuôi tuần lộc. - Châu Á nổi tếng với các loại cây công nghiệp như bông, chè, cao su , cà phê, dừa, cọ dầu... * Nhờ những điều kiện nào giúp châu Á sản xuất lúa gạo nhiều nhất thế giới? TL: - ĐK tự nhiên: + Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ (Ấn Hằng, ĐB. Lưỡng Hà, ĐB. sông Cửu Long...) + Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đặc biệt là ở vùng khí hậu gió mùa thuộc Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á ; thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước. + Sông ngòi phát triển, nguồn nước dồi dào vừa bồi đắp phù sa màu mỡ vừa cung cấp nước cho tưới tiêu. - ĐK Kinh tế – xã hội: + Lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. + Dân số đông thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Người dân có tập quán ăn nhiều lương thực, đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm. b. Công nghiệp: * Vì sao nói công nghiệp của châu Á đa dạng nhưng phát triển chưa đều? TL: - Cơ cấu CN của châu Á đa dạng gồm: CN khai khoáng, CN luyện kim, Cơ khí chế tạo, Điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng... - CN khai khoáng phát triên ở hầu hết các nước. - CN luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử: phát triển ở các nước có trình độ KHKT như Nhật , Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. - CN sản xuất hàng tiêu dùng: Phát triển ở hầu hết các nước. * Vì sao các nước châu Á phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ? Nguyễn Phúc Tánh. Trang 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: - Các ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng), phát triển ở hầu hết các nước châu Á. Với rất nhiều ngành khác nhau như: dệt may, giày da, chế biến lương thực thực phẩm... - Sở dĩ các nước châu Á ưu tiên phát triển nhóm ngành này vì: + Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ là các ngành cần nhiều lao động, vừa phát triển sản xuất vừa tạo được nhiều việc làm cho người dân. + Châu Á có nguồn nguyên liệu từ trồng trọt, chăn nuôi, từ rừng, biển rất dồi dào thuận lợi cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. + Phần lớn các nước châu Á ở trình độ đang phát triển, vốn ít cần quay vòng vốn nhanh, trình độ KHKT chưa cao nên chủ yếu họ đầu tư cho CN nhẹ. ĐỊA LÍ CÁC KHU VỰC CHÂU Á 1. TÂY NAM Á.  Câu hỏi: Câu 1. Đặc điểm vị trí địa lí Tây Nam Á? Ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH? TL: - Vị trí: Nằm giữa các vỹ tuyến: khoảng từ 120B - 420B. Giáp nhiều biển, vịnh biển: Vịnh pecxích, biển Aráp, biển Đen, biển Đỏ, biển Caxpi, Địa Trung Hải. Giáp Nam Á, Trung Á, ngăn cách với châu Phi qua kênh đào Xuy-ê. - Ý nghĩa: Vị trí chiến lược quan trọng. Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế, ngả 3 châu lục Âu- Á- Phi. Nằm trên túi dầu mỏ của thế giới (65% trữ lượng dầu mỏ TG). Vừa thuận lợi để phát triển công nghiệp hoá dầu, giao lưu kinh tế với thế giới nhưng cũng là địa bàn nhạy cảm, dễ xảy ra tranh chấp. Câu 2. Sự phân bố các miền địa hình của Tây nam Á? TL: - Địa hình Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. - Phía Đông Bắc có các dãy núi cao, chạy từ bờ Địa Trung hải, nối hệ An-pi với hệ hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran. - Phía tây nam là sơn nguyên A-ráp rộng lớn. - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Câu 3. Khí hậu Tây Nam Á có đặc điểm gì? TL: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, gồm các kiểu nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải. Khí hậu rất khô hạn, mưa rất ít, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm không khí thấp, vì vậy cảnh quan ở đây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc. Câu 4. Nêu đặc điểm sông ngòi Tây Nam Á. TL: Sông ngòi kém phát triển, 2 sông lớn nhất khu vực là Ti-gơ-rơ và ơphrat. Chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc rất lớn vào chế độ nước do băng tuyết tan từ các đỉnh núi cao. Câu 5. Tài nguyên Tây Nam Á có gì nổi bật? TL: Giàu tài nguyên dầu mỏ bậc nhất thế giới, nơi đây chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ, 25% trữ lượng khí đốt của thế giới. Dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Pec-xích. Các nước giàu dầu mỏ như Cô-oét, A-rập-xê-út, I-rắc. Câu 6. Nêu đặc điểm dân cư Tây Nam Á. TL: - Điều kiện tự nhiên khó khăn nên Tây Nam Á là khu vực ít dân của châu Á, dân số khoảng 286 triệu người. - Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, đồng bằng,vùng có nhiều mưa là những nơi có thể đào giếng lấy nước ngầm cho sinh hoạt và sản xuất. - Phần lớn người dân theo đạo Hồi. Câu 7. Trình bày đặc điểm kinh tế TNA. TL: Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch giữa các nước trong khu vực. Những nước giàu dầu mỏ là những nước có thu nhập rất cao. Dựa vào điều kiện tự nhiên, trước đây người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm. Ngày nay, nhiều nước đã phát triển công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là công khiệp khai thác và chế biến dầu khí. Mỗi năm khai thác được 1,1 tỉ tấn dầu, bằng 1/3 sản lượng dầu mỏ hằng năm của thế giới. Các nước có sản lượng dầu mỏ lớn là A-rập-xê-ut, Cô-oet, I-rắc. Câu 8. Chính trị TNA có gì đáng chú ý? TL: Nguyễn Phúc Tánh. Trang 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Tây Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở ngả 3 châu lục Âu-Á-Phi, nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế, có kênh đào Xuy-ê chạy qua nối biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, thông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Lại có nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có nên đây là địa bàn thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp, xung đột giữa các bộ tộc, đân tộc, trong và ngoài khu vực. Tình hình chính trị xã hội bất ổn định. Câu 9. Giải thích vì sao Tây Nam Á có nhiều biển bao quanh nhưng khí hậu lại khô hạn, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến? TL: - Nằm trên đường chí tuyến nam, là vùng áp cao động lực, nóng và khô. - Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển. - Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ trung tâm lục địa Á-Âu thổi ra. Câu 10. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở TNA? TL: a. Thuận lợi: + Tây Nam Á là khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Nơi đây chiếm 65% lượng dầu mỏ và 25% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới, cho phép khai thác hằng năm trên 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới. Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các nước vùng đồng bằng Lưỡng Hà và quanh vịnh pec-xích: I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập-xê-ut... + Vị trí chiến lược quan trọng, ngả 3 châu lục Âu - Á - Phi. Nằm trên đường giao thông đường biển quốc tế, có kênh đào xuy-ê nối Địa Trung Hải với biển Đỏ, thông Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương. b. Khó khăn: - Vị trí chiến lược quan trọng nên đây là địa bàn nhạy cảm, dễ xảy ra xung đột, tranh chấp, kinh tế- xã hội bất ổn định. - Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, ít đất canh tác nông nghiệp. - Khí hậu khô hạn, sông ngòi thưa thớt, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nơi đây thường xuyên phải nhập khẩu lương thực. 2. NAM Á: 2.1. Vị trí giới hạn: - Gồm các nước: Ấn Độ, Xi-ri-lan-ka, Man-đi-vơ, Băng-la-đét, Bu-tan, Nê-pan, Pa-kix-tan. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Vị trí nằm về phía Nam châu Á, có 3 mặt giáp biển: Biển A-rap, vịnh Ben-gan, Ấn Độ Dương. 2.2. Địa hình Nam Á: Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau: + Phía bắc: Hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ, hướng TB-ĐN, dài gần 2600km, rộng trung bình 320-400km. + Phía Nam: Cao nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía Tây và phía Đông là các dãy Gát Tây và Gát Đông. + Nằm giữa chân núi Hy-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-ráp đến vịnh Ben-gan hơn 3000km, rộng từ 250 - 350km. 2.3. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: - Đại bộ phận Nam Á nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, mùa đông có gió mùa đông Bắc với thời tiết lạnh khô, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, gió mùa Tây Nam nóng ẩm. - Trên các vùng núi cao, đặc biệt ở Hy-ma-lay-a, khí hậu phân hoá theo độ cao và hướng sườn. Trên các sườn phía Nam, dưới thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều, càng lên cao khí hậu mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ơ sườn phía Bắc, có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan thuộc khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hằng năm từ 200 - 500mm. - Lượng mưa phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. Nơi có mưa nhiều là phía Đông Nam và phía Tây dãy Gát Tây, nơi đây có những địa điểm lượng mưa dến 11.000mm/năm như Sê-raphun-ri. Nơi mưa ít ở Tây Bắc, có nơi chỉ khoảng 183mm/năm. - Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaput. - Nam Á nhiều kiếu cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao. 2.4. Địa hình tác động như thế nào đến khí hậu Nam Á? TL: Địa hình Nam Á phân làm 3 miền rõ rệt, địa hình có tác động lớn đến sự phân hoá lượng mưa Nam Á: - Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ, chạy theo hướng TB-ĐN, dài gần 2600km, rộng từ 320-400km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hymalaya có tác dụng như một bức tường thành chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam - nơi có cùng vỹ độ. Đồng thời, nó đón gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa TB 2.000 - 3.000mm/năm.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây của sơn nguyên là hai dãy Gát Đông và Gát Tây, 2 dãy núi này có tác dụng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền nên sơn nguyên Đê-can là khu vực ít mưa. - Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng, rộng và bằng phẳng, là hành lang hứng mưa từ gió mùa Tây Nam mang đến. - Trên các vùng núi cao, nhất là Hymalaya, khí hậu thay đổi theo chiều cao và phân hoá rất phức tạp. Các sườn phía Nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4.500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Sườn phía Bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. - Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa từ 200 - 500mm. 2.5. Dân cư: - Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông đúc của châu Á, mật độ dân số cao. - Ân Độ là nước đông dân nhất trong khu vực, xếp thứ 2 trên thế giới về dân số sau Trung Quốc, năm 2000 dân số Ấn Độ đạt hơn 1 tỉ người. - Phân bố dân cư không đều, các vùng đồng bằng và các vùng có mưa nhiều dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn-Hằng, đồng bằng ven biển nằm dưới chân núi Gát Tây, Gát Đông, khu vực sườn nam núi Hymalaya. - Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo... Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á. 2.6. Kinh tế-xã hội: - Nam Á là cái nôi của nền văn minh thế giới. - Trước 1947, toàn bộ Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho các công ty tư bản Anh. - Năm 1947, các nước Nam Á giành được độc lập và xây dụng nền kinh tế tự chủ. - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. + Sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đứng hàng thứ 10 thế giới, có nhiều ngành đạt trình độ cao: luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử... + Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu to lón, nhờ 2 cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng mà Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. 2.7. Cách mạng xanh là gì? Cách mạng trắng là gì? Trình bày những thành tựu của nông nghiệp Ấn Độ. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: - Cách mạng xanh là cuộc cách mạng trong nghành trồng trọt, được tiến hành bằng các biện pháp cải tạo, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, ứng dụng KHKT và trồng trọt, hoá học hoá, điện khí hoá... nông nghiệp, vì vậy đã cho sản lượng lương thực dồi dào. - Cách mạng trắng là cách mạng trong ngành chăn nuôi, được tiến hành bằng các biện pháp cải tạo giống vật nuôi cho năng suất thịt, trứng, sữa cao nhất, đặc biệt là giống trâu và dê khoẻ, cho sản lượng sữa có chất lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Ấn Độ, đặc biệt là những người ăn kiêng. Trước đây ấn độ thường xuyên thiếu lương thực, nhưng nhờ 2 cuộc cách mạng trong nông nghiệp, Ấn Độ đã có sản lượng lúa gạo nhiều thứ 2 châu Á, cung cấp đủ nhu cầu lương thực thực, thực thực phẩm cho số dân đông thứ 2 thế giới và còn thừa để xuất khẩu. 3. ĐÔNG Á: 3.1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á: - Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận khác nhau: Phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, Đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. - Đông Á giáp với Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, phia đông mở ra Thái Bình Dương rộng lớn. 3.2. Đặc điểm tự nhiên: * Phần đất liền: + Gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ Đông Á (83,7% diện tích lãnh thổ). + Có điều kiện tự nhiên đa dạng, phân thành 2 miền rõ rệt: ĐK tự nhiên. Địa hình. Sông ngòi. Nửa phía Tây Là miền núi và sơn nguyên cao hiểm trở, xen với các bồn địa rộng. - Núi cao: Thiên Sơn, Côn Luân, Hymalaya. - Sơn nguyên Tây Tạng, Thanh Hải. - Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim.... Nửa phía Đông Gồm các núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng rộng, bằng phẳng. - Đồng bằng: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.. Nơi bắt nguồn của các con sông lớn (Hoàng Hà, Trường giang). Nằm sâu trong nội địa, gió mùa không xâm nhập vào được nên khí hậu khô hạn.. Nơi các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang) đổ ra biển. Khí hậu gió mùa ẩm, một năm có 2 mùa gió, mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Mùa hè gió đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa. Khí hậu. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. nhiều.. Cảnh quan. Chủ yếu là thảo nguyên khô, hoang mạc và Rừng lá rộng ôn đới và cận bán hoang mạc. nhiệt đới.. * Các sông lớn ở phần đất liền: Hoàng Hà, Trường Giang đều phát nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông nhưng chế độ nước rất khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, Trường Giang có chế độ nước điều hoà. * Phần hải đảo: - Gồm quần đảo Nhật Bản và đảo Đài Loan. - Là miền núi trẻ nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp. - Sông ngắn, dốc, nhiều suối nước nóng. - Cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng ôn đới và cận nhiệt đới. 3.3. Kinh tế-xã hội khu vực Đông Á: a. Khái quát về dân cư và sự phát triển của khu vực Đông Á: - Đông Á là khu vực có dân số rất đông, hiều hơn dân số của các khu vực lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. - Các quốc gia Đông Á có nền văn hoá gần gũi nhau. - Sau chiến tranh tranh thế giới 2, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ. Ngày nay kinh tế xã hội Đông Á có đặc điểm: + Phát tiển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. + Từ san xuất để thay thế nhập khẩu, nay đã sản xuất để xuất khẩu. + Một số nuớc như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành các nền kinh tế mạnh của thế giới. b. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á: * Nhật Bản: + Nhờ cải cánh Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX), nề kinh tế Nhật phát triển nhanh, trở thành nước tư bản, nước đế quốc đầu tiên ở châu Á. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. + Bị thua trận trông thế chiến II, lãnh thổ bị tàn phá, kinh tế Nhật bị suy sụp. Nhờ lòng quyết tâm, tinh thần chịu khó của người dân Nhật và nhận được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài, kinh tế Nhật đã khôi phục và phát triển nhanh. + Hiện nay, Nhật là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì. + Nhật có các ngành công nghiệp mũi nhọn, đứng đầu thế giới như: Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + Thương mại, du lịch, dịch vụ cũng phát triển mạnh nhờ đó dân Nhật có thu nhập bình quân trên đầu người rất cao. * Trung Quốc: + Là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đay nền kinh tế TQ đã có những thay đổi lớn lao. - Thành tựu quan trọng nhất là: + Đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ dân. + Phát triển nhanh một nền công nghiệp hoàn chỉnh, có một số ngành hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (trên 7%). Sản lượng lương thực, điện, than đứng đầu thế giới. 34. Nêu tên các nước và vùng lãnh thổ Đông Á. Vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới? TL: - Đông Á gồm các nước: TQ, Hàn Quốc, Nhật, Triều Tiên, và lãnh thổ Đài Loan. Vai trò của các quốc gia Đông Á trên thế giới ngày càng lớn. - Nhật Bản là nước phát triển nhất châu Á, đứng thú 2 thế giới sau Mĩ. Nhật có các ngành công nghiệp hàng đầu, sản phẩm bán rộng rãi trrên thị trường thế giới như hàng điện tử, hàng tiêu dùng, chế tạo ô tô, tàu biển. - Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm. Nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như: than, lương thực, điện. Nay đang trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. - Hàn Quốc, Đài Loan là nước và lãnh thổ công nghiệp mới, tốc độ công nghiệp hoá rất nhanh. Q. BIỂN VIỆT NAM: Nguyễn Phúc Tánh. Trang 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 1. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố của khí hậu. TL: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua khí hậu vùng biển. - Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 23oC, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa hai mùa không lớn. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 18oC, cao nhất là 28oC ; tháng 7 có nhiệt độ thấp nhất là 28oC, cao nhất là 30oC. - Thể hiện qua chế độ gió. Trên biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4, gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Tây Nam. Riêng ở vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng Nam. - Thể hiện qua dòng biển. Hướng chảy của các dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chạy theo hướng Đông Bắc, mùa hè chảy theo hướng Tây Nam. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan chúng tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín. 2. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta ? TL: a. Thuận lợi: - Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải biển. - Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch. - Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu. - Biển còn tạo điều kiện phát triển nghề muối. b. Khó khăn: - Biển nước ta nhiều bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển. - Thuỷ triều phức tạp (nơi có chế độ nhật triều, nơi là chế độ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông. - Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển. - Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở duyên hải miền Trung. R. SÔNG NGÒI VIỆT NAM 1. Vì sao ? a. Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc. b. Sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt. TL: a. Nước ta có rất nhiều sông suối ; nhỏ, ngắn và dốc vì: - Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, địa hình lại bị chia cắt phức tạp. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa với chế độ mưa theo mùa tạo nên nhiều dòng chảy sông suối. - Hình thể lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ tây sang đông ; với hướng nghiêng (độ dốc) của địa hình nước ta phổ biến là nghiêng dần ra biển, tạo nên các hệ thống sông nhỏ, ngắn và dốc chảy từ đất liền ra biển. b. Sông ngòi có hai mùa khác nhau rõ rệt vì: - Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi nước ta là nước mưa.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. 2.. -. -. -. 3.. a. b. -. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mưa tập trung từ 70 – 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 – 30% lượng nước cả năm, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước. Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm ? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì ? TL: Miền núi là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông của nước ta, do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ dữ dội và đột ngột, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc và đe doạ tính mạng con người. Ở các vùng đồng bằng dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các làng mạc, đô thị, nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông. Tại các đồng bằng chuyên canh cây lương thực, việc sử dụng bừa phân hoá học, thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước của các dòng sông. Biện pháp: Vớt tất cả các vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy để nước lưu thông dễ dàng. Không đánh bắt thuỷ sản trên sông bằng hoá chất hay bằng điện. Tránh đưa vào dòng chảy sông ngòi nước thải, rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sinh hoạt chưa qua xử lí. Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, kiểm tra và xử lí nghiêm các hành vi làm ô nhiễm sông ngòi… Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt ? TL: Giá trị của sông ngòi nước ta: Giá trị về giao thông vận tải đường sông, dọc theo bờ biển có nhiều cửa sông đổ ra biển, đây là những địa điểm thuận lợi để xây dựng hải cảng. Giá trị cho nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, sông ngòi nước ta mang nặng phù sa bồi tụ nên hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và các đồng bằng nhỏ khác. Giá trị về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phần nào là các giá trị về phát triển du lịch. Sông ngòi nước ta còn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước tính tổng trữ lượng thuỷ năng trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng hệ thống sông Hồng là 11 triệu kW. Những biện pháp: Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, dọc theo hai bên bờ của nhiều hệ thống sông ở nước ta đã hình thành các làng chài, nhân dân còn tiến hành nuôi cá lồng, cá bè, nổi tiếng nhất là các lồng, bè cá trên sông Tiền và sông Hậu. Các đồng bằng châu thổ được khai thác để phát triển lương thực – thực phẩm. Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên một số hệ thống sông như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà ; nhà máy Trị An trên sông Đồng Nai ; nhà máy Yaly trên sông Xê Xan… Một số hải cảng quan trọng được xây dựng ở các cửa sông như cảng Hải Phòng, cảng Sông Hàn, cảng Sài Gòn…. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. 4.. -. 5.. 6. a. b. 7. a. b. S. 1.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Để hạn chế lũ lụt nhân dân ta đã tiến hành đắp đê hai bên bờ sông, tích cực trồng rừng đầu nguồn … Đắp đập, làm hồ chứa nước, xây dựng nhà máy thuỷ điện ở thượng nguồn một số hệ thống sông. Qua bảng thống kê 33.1 SGK Địa lí 8 về mùa lũ trên lưu vực sông. Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt về lũ ở các sông tại 3 miền. TL: Các sông ở Bắc Bộ: lũ từ tháng 6 đến tháng 10. Đây là giai đoạn mưa nhiều mùa hạ do gió Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Nam từ biển vào. Các sông ở Đông Trường Sơn: lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là thời kì cuối hạ sang đông. Gió Đông Bắc thổi qua biển trước khi vào các tỉnh Đông Trường Sơn nên mưa nhiều. Các sông ở Nam Bộ: lũ từ tháng 7 đến tháng 11. Đây là mùa tuyết tan ở thượng nguồn sông Mê Kông và là mùa hạ mưa nhiều cả vùng Đông Nam Á. Tóm lại: Mùa lũ trên các sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi khu vực khác nhau. Vì sao sông ngòi ở Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột ? TL: Các sông ở Trung Bộ có nguồn ở sườn phía đông rặng Trường Sơn. Rặng núi này ăn lan ra biển, sườn dốc, do đó sông ở Trung Bộ ngắn và dốc nên vào mùa mưa bão, lũ lên rất nhanh và đột ngột. Những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long là gì ? TL: Thuận lợi: Lũ bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng. Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng. Đánh bắt thuỷ sản tự nhiên trên sông, đồng ruộng. Giao thông đường thuỷ tiện lợi, phát triển du lịch trên kênh rạch và rừng ngập mặn. Khó khăn: Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài. Gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh. Gây thiệt hại nhân mạng, gia súc, nhà cửa, mùa mạng. Cách phòng chống lũ ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có gì khác nhau ? TL: Đắp đê chống lũ: Ở đồng bằng sông Hồng: Đê lớn được đắp dọc theo sông. Ở đồng bằng sông Cửu Long: Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ. Cách tiêu lũ: Ở đồng bằng sông Hồng: Xả lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ hay cho vào các ô trũng đã chuẩn bị hoặc bơm nước từ đồng ruộng ra sông. Ở đồng bằng sông Cửu Long: Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam. Sống chung với lũ như làm nhà nổi, làng nổi. Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ. KHÍ HẬU VIỆT NAM Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ? Nguyên nhân ? TL:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nét độc đáo của khí hậu nước ta: nhiệt độ quanh năm đều cao trên 21oC, lượng mưa lớn (1.500 – 2.000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy, khí hậu nước ta không nóng như nhiều nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi. - Nguyên nhân: do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới của bán cầu Bắc, lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 2. Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ? Nguyên nhân nào đã làm cho khí hậu nước ta đa dạng ? TL: Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện ở chỗ hình thành các miền khí hậu khác nhau và sự thay đổi của khí hậu theo độ cao. - Miền khí hậu phía Bắc: từ vĩ tuyến 18oB trở ra, có một mùa đông lạnh, cuối mùa đông thời tiết ẩm ướt do mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu Đông Trường Sơn: từ Hoành Sơn đến mũi Dinh, khô, mưa vào thu – đông. - Miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô rất sâu sắc. Các vùng núi cao nước ta, khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn. - Nguyên nhân: do ảnh hưởng của địa hình và hoạt động của các khối khí. - Khí hậu nước ta còn mang tính chất thất thường: năm rét sớm, năm rét muộn, năm lũ lụt, năm hạn hán… -. ĐỊA LÍ 9  MỤC TIÊU:  -.  -. Kiến thức: Tình hình gia tăng dân số của nước ta. Đặc điểm và nguyên nhân của sự phân bố dân cư ở nước ta. Một số vấn đề nổi bật về quá trình đô thị hóa, các loại hình quần cư của nước ta hiện nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Một số vấn đề nổi bật về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội, tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Kĩ năng: Vẽ và nhận xét được các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình địa lí 9. Đọc và phân tích bảng số liệu thống kê. Xử lí số liệu. Khái quát hóa, phân tích và so sánh các đối tượng địa lí để nhận ra các quy luật phân bố sản xuất. Vẽ sơ đồ mối quan hệ..  NỘI DUNG: T. SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì ? Nguyễn Phúc Tánh. Trang 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Trường THCS Bàu Đồn. 2.. 3.. a. b. a.. b.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả tới kinh tế, các vấn đề xã hội và cả tài nguyên, môi trường. Việc tăng nhanh dân số sẽ làm kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số. Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, gây ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở… Tăng nhanh dân số sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta. TL: Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ giảm bớt những khó khăn trong các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở…, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 – 1999 (‰) Tỉ suất Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Tỉ suất sinh 32,5 31,3 19,9 Tỉ suất tử 7,2 8,4 5,6 Tính tỉ lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên của nước ta các năm và nhận xét. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm. TL: Tỉ lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên: Tỉ lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên nước ta thời kì 1979 – 1999 Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 2,53 2,29 1,43 Vẽ biểu đồ: Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên nước ta thời kì 1979 - 1999. Nhận xét: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm có xu hướng giảm. Giai đoạn 1989 – 1999 giảm mạnh nhất. PHÂN BỐ DÂN CƢ Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta và giải thích. TL: a. Sự phân bố: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương. U. 1.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Trường THCS Bàu Đồn. b. 2.. 3. -. -. 4. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển (mật độ trung bình 600 người/km2), thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên (khoảng 50 người/km2). Nhiều ở nông thôn (74%) và ít ở thành thị (26%). Giải thích: Vùng đồng bằng và ven biển do điều kiện sinh sống như đất đai cho nông nghiệp, hải sản cho nghề biển. So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn khiêm tốn nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn quá ít so với dân sống ở nông thôn. Sự phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ nước ta còn nhiều điều chưa hợp lí ra sao ? Chúng ta cần phải giải quyết những gì ? TL: Hiện nay, sự phân bố dân cư giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn chưa phù hợp với điều kiện sống cũng như trình độ sản xuất, dù rằng chúng ta đã có khá nhiều tiến bộ trong vấn đề này. Do đó, trước mắt chúng ta cần phải giài quyết những vấn đề sau: Giảm nhanh sự tăng dân số bằng việc thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con. Nâng cao chất lượng con người cả về thể chất lẫn tinh thần qua việc nâng cao mức sống, giáo dục, y tế trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Phân công và phân bố lại lao động hợp lí nhằm khai thác thế mạnh về kinh tế miền núi, miền biển, đồng bằng và đô thị. Cải tạo và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nêu đặc điểm và chức năng của các loại hình quần cư. TL: Nước ta có hai loại hình quần cư. Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau. Ở đồng bằng và ven biển dân cư tập trung thành làng chuyên canh lúa phối hợp chăn nuôi, làm nghề thủ công, nghề cá. Ở miền núi, cao nguyên tập trung thành bản, buôn chuyên trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp. Quần cư thành thị: Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. Đây là hoạt động kinh tế chính của dân cư thành thị. Các đô thị, nhất là các đô thị lớn thường là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng. Nhìn chung, các đô thị có nhiều chức năng. Trong quy hoạch đô thị, các phân khu chức năng được hình thành ngày càng rõ nét như khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và khu công nghiệp… Phần lớn các đô thị nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Hãy nêu sơ lược về quá trình đô thị hoá của nước ta trong những năm gần đây. TL: Quá trình đô thị hoá của nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện qua việc mở rộng quy mô các thành phố và lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Phần lớn dân thành. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. thị tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. - Sự tập trung quá đông vào thành phố lớn hiện nay đã tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng, gây khó khăn cho việc giao thông, nhà ở, việc làm và công tác xã hội… V. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP 1. Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đã được học tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.. TL:. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. TL: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lấy nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nông, ngư nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp chế biến luơng thực, thưc phẩm. Ví dụ: - Việc phát triên các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như chè, cà phê sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến chè, cà phê ở nước ta phát triển. - Việc đẩy mạnh chăn nuôi bò sẽ cung cấp thịt, sữa cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Việc phát triển các vùng trồng mía sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp mía đường phát triển. 3. Chứng minh rằng, nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng. TL: Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như: công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí, điện tử, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng… 4. Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện ở nước ta. TL: - Thuỷ điện Hoà Bình, công suất 1,9 triệu kW. - Thuỷ điện Thác Bà, công suất 110 nghìn kW. - Thuỷ điện Yaly, công suất 700 nghìn kW. - Thuỷ điện Trị An, công suất 400 nghìn kW. - Thuỷ điện Đa Nhim, công suất 160 nghìn kW. - Nhiệt điện Hàm Thuận, công suất 300 nghìn kW. - Nhiệt điện Đa Mí, công suất 170 nghìn kW. - Nhiệt điện Thác Mơ, công suất 150 nghìn kW. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Nhiệt điện Uông Bí, công suất 150 nghìn kW. Nhiệt điện Phú Mĩ I, II và III ; công suất 1,8 triệu kW. Nhiệt điện Thủ Đức, công suất 165 nghìn kW. Nhiệt điện Phả Lại I, công suất 440 nghìn kW. Nhiệt điện Phả Lại II, công suất 600 nghìn kW. Cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm đó. TL: - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. - Cơ cấu ngành công nghiệp của 2 trung tâm: cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng là các ngành quan trọng. 6. Hãy nêu một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta với các nguồn tài nguyên tuơng ứng ? TL: Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là: - Công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thuỷ điện): than, dầu lửa, khí đốt, sức nước các sông suối. - Công nghiệp luyện kim (kim đen, kim màu): sắt, đồng, chì, kẽm, crôm, mangan… - Công nghiệp hoá chất: than, dầu, khí, apatit, pirit, phôtphorit. - Công nghiệp vật liệu xây dựng: đất sét, đá vôi… - Công nghiệp chế biến: nguồn lợi sinh vật biển, rừng ; các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp. 7. Dân cư và lao động có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta ? TL: Nước ta có dân số đông với nguồn lao động dôi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nên có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp nước ta. 8. Nêu đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước ta. TL: Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước ta có từ thời thuộc địa, đã bị tàn phá trong chiến tranh vừa có những cơ sở mới xây dựng với công nghệ hiện đại cho nên nói chung: - Trình độ công nghệ còn thấp. - Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao. - Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu lớn. - Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng. 9. Chính sách phát triển công nghiệp hiện nay của nước ta có gì mới ? TL: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại. 10. Thị trường có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp nước ta ? TL: Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường: - Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá lớn nhưng bị cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập, nhất là hàng lậu. 5.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Hàng công nghiệp nước ta cũng có lợi thế ở thị trường các nước công nghiệp phát triển nhưng hạn chế về mẫu mã, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. 11. Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của cả nước ? TL: - Tài nguyên tự nhiên về nông, lâm, ngư nghiệp nước ta rất phong phú. - Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các ngành thủ công chế biến thực phẩm. - Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây… - Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước ; ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản, thuỷ sản của nước ta. W. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ I. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng. Đánh giá ảnh hưởng vị trí của đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. TL: - ĐBSH nằm tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) – vùng giàu tiềm năng về khoáng sản, thuỷ điện nhất nước, trong quá trình phát triển kinh tế giúp cho đồng bằng có thể mở rộng được vùng nguyên liệu, vùng tiêu thụ sản phẩm. - Phía đông và đông nam tiếp giáp với vùng biển giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển: du lịch, giao thông, khai thác sa khoáng… - Vùng ĐBSH còn là vùng kinh tế năng động của nước ta, phần lớn các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong vùng. Vì vậy, sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế nước ta. - Trong vùng có thủ đô Hà Nội, vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ và ngoại giao của nước ta. 2. Kể tên các loại đất ở ĐBSH và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp. TL: - Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất vùng, tập trung ở trung tâm ĐBSH, các loại đất này là địa bàn quan trọng để quy hoạch vùng thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm trọng điểm. - Đất phù sa mặn có diện tích không lớn, tập trung thành một dải dọc theo bờ biển của vùng, loại đất này nhân dân quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản và trồng cói, trồng rừng ngập mặn. - Đất Feralit có diện tích không lớn, tập trung ở khu vực trung du, rìa phía bắc, tây bắc, tây nam của vùng, nơi tiếp giáp với TDMNBB. - Đất lầy thụt diện tích không lớn tập trung ở vùng trũng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Loại đất này có giá trị kinh tế nông nghiệp. - Đất phù sa cổ có diện tích không đáng kể, tập trung ở phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)… Loại đất này tuy đã bạc màu nhưng có ý nghĩa phát triển cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. 3. Nêu ý nghĩa của ĐBSH đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. a. Đối với phát triển nông nghiệp: -. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. b. 4. 5. a. b. -. -. 6.. a. . . Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Hệ thống sông Hồng bồi tụ nên đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng lớn, phì nhiêu. Đây là điều kiện để quy hoạch vùng thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của nước ta. ĐBSH cung cấp phù sa và nước tưới cho đồng ruộng. Là địa bàn để đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Đối với đời sống: ĐBSH là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ trên thế giới. Từ xa xưa, dân cư đã tập trung đông đúc dọc theo hai bờ sông. Kể tên các loại tài nguyên chính của ĐBSH. TL: Tài nguyên đất với các loại đất chính như đất phù sa, phù sa cổ, feralit, đất mặn, đất phèn. Tài nguyên khoáng sản như than nâu, khí tự nhiên, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng. Tài nguyên rừng: Vùng có một số vườn quốc gia như Cát Bà (Hải Phòng), Xuân Thuỷ (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội). Tài nguyên du lịch: Các hang động đá vôi ở Hà Tây cũ, Ninh Bình. Các bãi tắm ở Đồ Sơn, đảo Cát Bà… Hệ thống bãi tôm, bãi cá… Mật độ dân số cao ở ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ? TL: Thuận lợi: Làm cho ĐBSH có nguồn lao động dồi dào, cho phép phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và cả các ngành đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao. Mật độ dân số cao cũng tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, là động lực thúc đẩy các ngành sản xuất trong vùng phát triển. Cho phép vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ. Khó khăn: Mật độ dân số cao gây sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, làm cho vùng có bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp (chỉ bằng ½ bình quân cả nước), môi trường sống ở nhiều nơi bị ô nhiễm… Gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng với tốc độ cao mới đảm bảo được nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. Gây sức ép lên các vấn đề xã hội như tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, vấn đề thiếu nhà ở cho người dân, vấn đề giáo dục, y tế, vấn đề tệ nạn xã hội… Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ở ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? TL: Thuận lợi: Vị trí địa lí: ĐBSH nằm tiếp giáp với TDMNBB (nơi giàu tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện nhất nước), Bắc Trung Bộ (BTB) thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Phía đông và đông nam tiếp giáp với vùng biển giàu tiềm năng về du lịch, giao thông, khai thác sa khoáng… Tài nguyên thiên nhiên:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. -.  -. -. b. 7.. a.. b.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Tài nguyên đất với các loại đất chính như đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, với cơ cấu sản phẩm đa dạng và là cơ sở để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. Tài nguyên khoáng sản: Than nâu, khí thiên nhiên, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng. Thuận lợi cho vùng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng… Tài nguyên rừng: Vùng có một số vườn quốc gia như Cát Bà (Hải Phòng), Xuân Thuỷ (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội) ; vừa có ý nghĩa về bảo vệ môi trường và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Tài nguyên du lịch: Các hang động đá vôi ở Hà Tây cũ, Ninh Bình. Các bãi tắm ở Đồ Sơn, đảo Cát Bà… có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hệ thống các bãi tôm, bãi cá… Kinh tế - xã hội: Vùng dân cư tập trung đông đúc nhất nước, nguồn lao động dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Người lao động có trình độ thâm canh lúa nước cao nhất nước. Mặt bằng dân trí cao. Kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện, vừa tạo nên nền tảng phát triển các ngành kinh tế vừa có ý nghĩa là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Một số đô thị được hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội, được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ vào ra cho toàn đồng bằng và phần nào là cả Bắc bộ. Khó khăn: Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu. Dân số đông, bình quân đất đầu người thấp. Sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. Thời tiết và khí hậu thất thường, lắm thiên tai. Một số khu vực kết cấu hạ tầng đã bị xuống cấp. Dựa vào bảng sau: Đất nông nghiệp Dân số (nghìn ha) (triệu người) Cả nước 9406,8 79,7 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của ĐBSH và cả nước năm 2002. Nhận xét. TL: Xử lí số liệu: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và ĐBSH năm 2002 Vùng lãnh thổ Cả nước ĐBSH Bình quân đất nông nghiệp 0,12 0,05 theo đầu người (ha/người) Vẽ biểu đồ:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Trường THCS Bàu Đồn. 8.     9.. a. . . . Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Nhận xét: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và ĐBSH thấp. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của ĐBSH thấp hơn (2,4 lần) nhiều so với mức trung bình cả nước. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng ĐBSH thời kì 1995 – 2002. TL: Công nghiệp ĐBSH hình thành và phát triển sớm nhất nước ta, phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 55,2 nghìn tỉ đồng năm 2002, tăng gấp 3 lần và chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: Các ngành công nghiệp trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. Các sản phẩm công nghiệp quan trọng là máy nông cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc…). Phân bố: Công nghiệp phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhưng mức độ phân bố dày đặc hơn ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… Sản xuất lương thực ở vùng ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào ? ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực ? TL: Sản xuất lương thực ở vùng ĐBSH có vai trò quan trọng: Cung cấp cho nhu cầu nhân dân về lương thực – thực phẩm. Đây là vùng đông dân nhất nước ta, vì vậy đảm bảo đủ lương thực – thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế. Vùng ĐBSH với sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế khác, đảm bảo đủ nhu cầu lương thực – thực phẩm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các ngành kinh tế khác phát triển và góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế - xã hội của vùng. Giải quyết việc làm rộng rãi, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG.  Tạo ra nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến, phần nào các sản phẩm lương thực – thực phẩm trong vùng còn là mặt hàng để xuất khẩu. Là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. b. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm ở ĐBSH:  Thuận lợi: - Đất nông nghiệp phần lớn là đất phù sa, phì nhiêu màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Vùng có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn, khoảng 56% diện tích tự nhiên. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp sản xuất lúa nước. - Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và phù sa cho đồng ruộng. - Dân cư vả lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước. - Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện, các tiến bộ khoa học công nghệ được sử dụng rộng rãi vào sản xuất.  Khó khăn: - Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi đất đã bị bạc màu. - Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai… - Dân tập trung quá đông gây sức ép lớn đến vấn đề sản xuất lương thực – thực phẩm. 10. Chứng minh ĐBSH có điều kiện để phát triển du lịch. TL:  Điều kiện tự nhiên: - Phía đông và đông nam giáp với biển tạo nên nhiều tiềm năng phát triển du lịch như các bãi tắm nỏi tiếng: Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng)… - Các vườn quốc gia giúp cho hoạt động du lịch sinh thái rất phát triển như vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba vì (Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình)… - Hệ thống hang động đá vôi ở Hà Tây cũ (Hà Nội), Ninh Bình, … Hệ thống hồ nước ngọt ở Hà Nội, Hưng Yên…  Điều kiện kinh tế - xã hội: - Các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng, truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán trong đời sống nhân dân … là những tiềm năng để phát triển du lịch nhân văn. - Vùng có thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm văn hiến. 11. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy so sánh năng suất lúa của ĐBSH với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Năng suất lúa ở ĐBSH, ĐBSCL và cả nước qua các năm từ 1995 đến 2002 (tạ/ha) Vùng Năm 1995 Năm 2000 Năm 2002 ĐBSH 44,4 55,2 56,4 ĐBSCL 40,2 42,3 45,2 Cả nước 36,9 42,4 45,9 TL: - ĐBSH, ĐBSCL và cả nước có năng suất lúa các năm từ 1995 đến 2002 đều tăng, nhưng ĐBSH có năng suất lúa nhiều hơn cả, 12 tạ/ha (ĐBSCL tăng 6 tạ/ha và cả nước tăng 9 tạ/ha). - Giai đoạn gần đây năng suất lúa ở ĐBSH chững lại trong khi đó ĐBSCL và cả nước vẫn tăng mạnh. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - ĐBSH luôn có năng suất lúa cao nhất so với ĐBSCL và cả nước. II. TÂY NGUYÊN 1. Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ? TL: a. Thuận lợi:  Điều kiện tự nhiên: - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Có địa hình cao nguyên xếp tầng, với các cao nguyên có độ cao khác nhau và có mặt bằng rộng lớn tạo điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn. Đất badan với diện tích 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với trồng cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm. - Rừng có diện tích khoảng 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng cả nước), trong rừng có nhiều loại gỗ quý như pơ mu, sến, táu… Tây Nguyên còn có các vườn quốc gia như Chư Mom Rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk)… - Sông ngòi giàu tiềm năng về thuỷ điện, vùng là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Đồng Nai, Srêpôk, XêXan… , trữ năng thuỷ điện chiếm 21% cả nước. - Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển các cây trồng nhiệt đới, khí hậu ở các cao nguyên mát mẽ kết hợp với thiên nhiên phong cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại cùng các vườn quốc gia có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái. - Tây Nguyên nghèo khoáng sản, chủ yếu là bô xít với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn.  Điều kiện kinh tế - xã hội: - Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc, gồm người Kinh, Giarai, Êđê, Bana, Mnông, Cơho… có truyền thống đoàn kết, bản sắc văn hoá đa dạng, phong phú và giàu kinh nghiệm sản xuất. - Các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. b. Khó khăn: - Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. - Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi trước đây để lại hậu quả xấu về môi trường. Mùa khô có nguy cơ cháy rừng cao. - Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng còn lạc hậu. 2. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư Tây Nguyên. TL: - Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước. Năm 2003, mật độ dân số là 84 người/km2, cả nước là 246 người/km2, TDMNBB là 115 người/km2, ĐBSH là 1192 người/km2. - Dân cư phân bố không đều. Các đô thị, ven các trục đường giao thông, các nông – lâm trường có mật độ dân số cao và là nơi cư trú chủ yếu của người Kinh. Các khu vực miền núi và cao nguyên có mật độ dân cư thưa thớt hơn và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. 3. Dựa vào bảng số liệu sau: Nguyễn Phúc Tánh. Trang 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Lâm Đồng Độ che phủ rừng (%) 64,0 49,2 50,2 63,5 Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét. TL: a. Biểu đồ:. b. Nhận xét: - Độ che phủ rừng của Tây Nguyên tính bình quân chung cho cả 4 tỉnh là 56,7%. Đây là vùng có độ che phủ rừng cao nhất nước ta. - Tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất trong vùng là Kon Tum 64%, thấp nhất là Gia Lai 49,2%. 4. Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch ? TL: - Tây Nguyên giàu tiềm năng phát triển du lịch: Khí hậu cận xích đạo có sự phân hoá theo độ cao địa hình, khí hậu ở các cao nguyên mát mẽ kết hợp với thiên nhiên phong cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại cùng các vườn quốc gia có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái. Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc, gồm người Kinh, Giarai, Êđê, Bana, Mnông, Cơho… có truyền thống đoàn kết, bản sắc văn hoá đa dạng, phong phú và giàu kinh nghiệm sản xuất, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú. - Vị trí nằm gần các vùng kinh tế phát triển làm cho Tây Nguyên thu hút số lượng khách du lịch đông đảo hàng năm. - Vùng có nhiều thành phố là những trung tâm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku… 5. Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (giá so sánh năm 1994, nghìn tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tây Nguyên 1,2 1,9 2,3 Cả nước 103,4 198,3 261,1 a. Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%). b. Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên. TL: a. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp: (đơn vị: %) Nguyễn Phúc Tánh. Trang 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Năm 1995 2000 2002 Tây Nguyên 100 158,3 191,6 Cả nước 100 191,7 252,5 b. Nhận xét: - Từ năm 1995 – 2002, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, từ 100% lên 191%. Giai đoạn 2000 – 2002 tăng nhanh hơn giai đoạn 1995 – 2000. - Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên tăng chậm hơn giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. III. ĐÔNG NAM BỘ 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ (ĐNB) ? TL: a. Thuận lợi:  Về vị trí địa lí: - ĐNB là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông – lâm – thuỷ sản. Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.  Về tài nguyên thiên nhiên: - ĐNB có địa hình khá bằng phẳng, đất badan phân bố ở các vùng đồi thấp, đất phù sa cổ xám bạc màu, phân bố ở các đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta và phân bố các ngành kinh tế. - Khí hậu mang tính chất cận xích đạo với đặc điểm thời tiết, khí hậu khá ổn định. - Vùng biển ẩm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thuỷ điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp… b. Khó khăn:  Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.  Trên đất liền nghèo khoáng sản.  Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt cao, vấn đề bảo vệ môi trường luôn luôn phải quan tâm. 2. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ? TL: - ĐNB là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên ; cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt… - ĐNB là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta. - Sự phát triển kinh tế năng động, thu nhập bình quân đầu người cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp là những vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. -. Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ cùng với hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất… có ý nghĩa thu hút lao động cả nước. 3. Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số thành thị và nông thôn của thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1995 – 2002 (nghìn người) Vùng Năm 1995 Năm 2000 Năm 2002 Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Tp.HCM qua các năm và nhận xét. TL: a. Biểu đồ:. b. Nhận xét: - Từ 1995 – 2002, dân số nông thôn ở Tp.HCM giảm do mở rộng thành phố, các khu vực nông thôn lân cận thành phố được quy hoạch thành thành phố. - Tp.HCM có tỉ trọng dân thành thị cao và tăng nhanh, năm 1995 là 74,7% ; năm 2000 là 83,8% và năm 2002 là 84,4%. 4. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB ? TL: - Theo quan điểm phát triển bền vững thì đất và rừng là những điều kiện quan trọng hàng đầu. Rừng ở ĐNB có diện tích không lớn, song ý nghĩa về bảo vệ môi trường thì thật quan trọng, giữ đất, giữ nước để cung cấp nước cho cây công nghiệp vào mùa khô. - Đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn thuỷ sinh bị hạn chế. Vì vậy, việc bảo vệ đất rừng và nguồn thuỷ sinh là rất quan trọng. - Trong những năm gần đây, ĐNB có quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra rất mạnh, nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt lớn, làm cho phần hạ lưu của các dòng sông có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Vì vậy, cần phải quan tâm đến việc xử lí nước thải và các chất thải làm hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông. 5. Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ? TL: - Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng và trong cơ cấu công nghiệp của cả nước. - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực – thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Trường THCS Bàu Đồn. 6. -. 7..   8.. a.. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Có nhiều trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn, vừa và trung bình: Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà, Thủ Dầu Một… Hiện nay, vùng có số lượng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhiều nhất nước và là một trong hai vùng phát triển khu công nghệ cao của cả nước. Vì sao cao su được trồng nhiều nhất ở ĐNB ? TL: ĐNB có điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây cao su như địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất badan, đất phù sa cổ xám bạc màu, khí hậu cận xích đạo… Cây cao su có lịch sử phát triển từ rất sớm ở vùng và được quy hoạch thành các nông trường quốc doanh từ sau khi đất nước giải phóng, nhân dân có kinh nghiệm trồng cây cao su. ĐNB đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất nhất định cho việc phát triển cây cao su. Sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Phát triển cây cao su vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường. Nhờ điều kiện thuẫn lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ? TL: ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp: Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, đất phù sa cổ xám bạc. Khí hậu có tính chất cận xích đạo thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng. Vùng có một hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. Điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội: Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế của Tp.HCM năm 2002 (%) Nông, lâm, ngư Công nghiệp – xây Tổng số Dịch vụ nghiệp dựng 100 1,7 46,7 51,6 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Tp. HCM và nêu nhận xét. TL: Vẽ biểu đồ:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. b. Nhận xét: Trong cơ cấu kinh tế của Tp.HCM, tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất, đứng thứ hai là công nghiệp – xây dựng ; thấp nhất là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. 9. ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ ? TL: a. Vị trí địa lí: - ĐNB là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, DHNTB và ĐBSCL với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế. Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển du lịch và xây dựng hải cảng. b. Tài nguyên thiên nhiên: - ĐNB có trữ lượng dầu khí lớn, việc khai thác và chế biến dầu khí đòi hỏi phải phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo. - Vườn quốc gia Cát Tiên, khu sinh quyển Cần Giờ, nguồn nước khoáng Bình Châu… là những tiềm năng quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch. c. Các điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ. - Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật nhất định phục vụ sự phát triển của các ngành dịch vụ. - Các ngành kinh tế rất phát triển đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu phát triển. - Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta. 10. Vì sao ĐNB là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta ? TL: - Vùng có vị trí địa lí thuận lợi: ĐNB là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp biển, vùng biển nằm gần đường hàng hải quốc tế, cụm cảng Sài Gòn – Vũng Tàu của vùng là cửa ngõ ra vào quan trọng cho cả vùng và các vùng lân cận. - Với nguồn tài nguyên dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta, ĐNB đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài trong khai thác, tương lai gần là cả chế biến dầu khí. - Dân cư, nguồn lao động dồi dào, với đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng khác trong nước, đã đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ thuật cao. - ĐNB xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt hấp dẫn đầu tư nước ngoài. - Tp.HCM thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. 11. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) có vai trò như thế nào đối với cả nước ? TL:  Vùng KTTĐPN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước. - Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước năm 2002. - GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. - Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.  Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. 12. Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích Dân số GDP (nghìn km2) (triệu người) (nghìn tỉ đồng) Vùng KTTĐPN 28,0 12,3 188,1 Ba vùng kinh tế trọng điểm 71,2 31,3 289,5 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng KTTĐPN trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét. TL: a. Vẽ biểu đồ: - Tính tỉ trọng (%) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Diện tích Dân số GDP Vùng KTTĐPN 39,3 39,3 65,0 Ba vùng kinh tế trọng điểm 100 100 100 - Biểu đồ tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.. b. Nhận xét: - Vùng KTTĐPN chỉ chiếm 39,3% diện tích và 39,3% dân số của ba vùng kinh tế trọng điểm, nhưng GDP chiếm tới 65,0% GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm. - Đây là vùng kinh tế trọng điểm phát triển mạnh nhất so với các vùng kinh tế trọng điểm khác. IV. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL. - Đất đai: Đây là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước, diện tích gần 4 triệu ha. Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn và đất mặn 2,5 triệu ha. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. -. 2. 3.. a.   b. -. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. với địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước. Rừng tràm phong phú, trong rừng giàu nguồn lợi động – thực vật, nhiều loài động vật có giá trị cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Biển và hải đảo: Với nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, trữ lượng hải sản lớn (45% cả nước), ngư trường rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Vùng biển thuộc bán đảo Hà Tiên và đảo Phú Quốc có tiềm năng phát triển du lịch. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, thời tiết khí hậu ổn định hơn miền Bắc. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hệ thống sông Tiền, sông Hậu và các nhánh của nó (nằm trong hệ thống sông Mê Kông) tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước tưới để cải tạo đất phèn, đất mặn, là địa bàn đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải. Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, mặn ở ĐBSCL. TL: Cải tạo đất phèn, đất mặn có ý nghĩa quan trọng vì: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn: 2,5 triệu ha / 4 triệu ha diện tích của vùng, chiếm 62%. Việc cải tạo đất phèn, đất mặn góp phần đưa thêm diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác. Việc đẩy mạnh cải tạo đất phèn, đất mặn để nuôi thuỷ sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thuỷ sản của cả nước được nâng cao. Nêu những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này ? TL: Những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội: Đặc điểm dân cư: Vùng có số dân năm 2002 là 16,7 triệu người, mật độ dân số là 407 người/km2, cả nước là 233 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số năm 1999 là 1,4%, tuổi thọ trung bình 71,1 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước. Nhiều thành phần dân tộc như người Kinh, Hoa, Khơme, Chăm… Đặc điểm xã hội: Tỉ lệ hộ nghèo 10,2% (cả nước 13,3%), thu nhập bình quân đầu người 342 nghìn đồng/người/tháng (cả nước 295 nghìn đồng/người/tháng). Mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước, tỉ lệ biết chữ 88,1% (cả nước 90,3%), tỉ lệ dân thành thị chỉ chiếm 17,1% dân số toàn vùng (cả nước 23,6%). Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đối với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này vì: Vùng mới được khai phá cách đây khoảng hơn ba trăm năm, đã trở thành vùng chuyên canh lương thực – thực phẩm hàng đầu cả nước, nguồn tài nguyên chưa được khai thác còn khá phong phú. Người dân có mặt bằng dân trí chưa cao, trong phát triển kinh tế - xã hội thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. 4. 5.. a. -. -. -. -. b. -. 6. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, chỉ chiếm 17,1% dân số toàn vùng, trong đó của cả nước 23,6%. Việc phát triển đô thị được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hoá. Trình bày các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng. TL: Đất phù sa ngọt phân bố thành một dải dọc sông Tiền, sông Hậu, bao gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang… Đất phù sa phèn phân bố ở tây bắc và tây nam của vùng, gồm các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An… Đất phù sa mặn phân bố thành một dải chạy dọc theo bờ biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Ngoài ra, vùng còn có các loại đất khác phân bố rải rác ở một số khu vực. ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước ? TL: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Đất đai: Là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước, với diện tích gần 4 triệu ha,đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha (chiếm 30%), đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha. Ngoài ra, vùng còn có khoảng 50 vạn ha mặt nước để trồng thuỷ sản. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất lương thực – thực phẩm với quy mô lớn. Khí hậu có tính chất cận xích đạo ; thời tiết và khí hậu ổn định hơn miền Bắc. Điều kiện này giúp cho vùng đẩy mạnh sản xuất lương thực – thực phẩm, cho năng suất cao và có thể sản xuất được ba vụ lúa mỗi năm. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hệ thống sông Tiền, sông Hậu và các nhánh của nó (nằm trong hệ thống sông Mê Kông) tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước tưới để cải tạo đất phèn, đất mặn, là địa bàn đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước. Rừng tràm phong phú, trong rừng giàu nguồn lợi động – thực vật, nhiều loài động vật có giá trị cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Biển và hải đảo: Với nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, trữ lượng hải sản lớn (45% cả nước), ngư trường rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân đông, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng lúa và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Vùng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định. Các hệ thống chính sách của Nhà nước khuyến khích nhân dân hăng say sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Việc phát triển lương thực – thực phẩm trong vùng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước. Chứng minh rằng ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. TL: ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực – thực phẩm hàng đầu của cả nước. Diện tích lúa chiếm 51%, sản lượng lúa chiếm 51% diện tích và sản lượng lúa cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh trong đồng bằng.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. 7.. -. 8.  -.  9. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Bình quân lương thực đầu người đạt 1.066,3 kg/người, gấp 2,3 lần cả nước năm 2002. ĐBSCL trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dừa,cam, bưởi… Nghề chăn nuôi vịt cũng phát triển mạnh, chiếm 25% đàn vịt cả nước. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% sản lượng thuỷ sản cả nước. Tỉnh nuôi nhiều thuỷ sản nhất là Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ? TL: Phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực – thực phẩm. Giúp cho sản phẩm lương thực – thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế. Làm cho nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông – công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. ĐBSCL có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản ? TL: Về điều kiện tự nhiên: Biển và hải đảo: Với nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, trữ lượng hải sản lớn (45% cả nước), ngư trường rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Vùng còn có khoảng 50 vạn ha mặt nước để trồng thuỷ sản, trong đó có khoảng 10 vạn ha nuôi thuỷ sản nước lợ, nuôi tôm xuất khẩu. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hệ thống sông Tiền, sông Hậu và các nhánh của nó (nằm trong hệ thống sông Mê Kông), là địa bàn đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, các hoạt động đánh bắt thuỷ sản có thể hoạt động quanh năm, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cho năng suất cao. Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước ta. Rừng tràm phong phú, trong rừng giàu nguồn lợi động vật, tôm, cá, các loại thuỷ - hải sản khác. Về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân cư và nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Các cơ sở chế biến thuỷ - hải sản có năng lực sản xuất cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính sách của Nhà nước khuyến khích các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản như cho vay vốn, hỗ trợ về kĩ thuật, thu mua sản phẩm… Tại sao ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ? TL: Vùng có diện tích mặt nước lớn, đa dạng như nước mặn, nước lợ… Khí hậu ấm áp.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Nhân dân có kinh nghiệm nuôi tôm, vùng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất nhất định như các cơ sở chế biến sản phẩm, chế biến thức ăn cho tôm và quy hoạch các khu nuôi tôm. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. 10. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở ĐBSCL là gì ? Nêu một số biện pháp khắc phục. TL: a. Khó khăn: - Thiên tai, thời tiết và khí hậu thất thường, vấn đề suy giảm trữ lượng thuỷ - hải sản và ô nhiễm môi trường vùng nuôi thuỷ sản. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. - Khâu chế biến sản phẩm còn hạn chế, kéo theo chất lượng sản phẩm không cao. - Nuôi trồng thuỷ sản mới phát triển mạnh theo chiều rộng, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm sạch cần phải luôn đặt ra. b. Giải pháp: - Đầu tư tàu lưới, phương tiện thông tin để đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. - Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm sạch. - Nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… 11. Dựa vào bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL thời kì 1995 – 2002 (nghìn tấn) Năm 1995 2000 2002 ĐBSCL 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL và cả nước. Nêu nhận xét. TL: a. Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL và cả nước thời kì 1995 – 2002: -. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. b. Nhận xét: - Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ 1995 – 2002 và tăng 1,6 lần. - Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỉ trọng lớn, 51,7% năm 1995 và 51,1% năm 2002. X. BIỂU ĐỒ 1. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nướcta thời kì 1990 – 2002. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta thời kì 1990 – 2002 (%) Sản phẩm Phụ phẩm Năm Tổng số Gia súc Gia cầm trứng, sữa chăn nuôi 1990 100,0 63,9 19,3 12,9 3,9 2002 100,0 62,8 17,5 17,3 2,4 TL: Biểu đồ cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của nước ta thời kì 1995 - 2002. 2. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột kề bên nhau biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 – 2002. Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 TL: Biểu đồ sản lượng thuỷ sản nước ta thời kì 1990 - 2002. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 3. Dựa vào bảng số liệu “Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây” (nghìn ha), vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác. Nhận xét. Cây thực phẩm, cây ăn quả, Năm Cây lương thực Cây công nghiệp cây khác 1990 6474,6 1199,3 1366,1 2002 8320,3 2337,3 2173,8 TL: a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây nước ta thời kì 1990 – 2002. b. Nhận xét: - Quy mô diện tích cây lương thực tăng (8.320.300 – 6.474.600 = 1.845.700 ha), nhưng tỉ lệ so với tổng diện tích cây gieo trồng giảm (71,62 – 64,84 = 6,78%). - Quy mô diện tích cây công nghiệp tăng (2.337.300 – 1.199.300 = 1.138.000 ha) và tỉ lệ so với tổng diện tích cây gieo trồng tăng (18,22 – 13,27 = 4,95%). - Quy mô diện tích các cây khác tăng 807.700 ha, tỉ lệ so với tổng diện tích cây gieo trồng tăng thêm 1,83%.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 4. Cho bảng số liệu “Số lượng gia súc, gia cầm nước ta thời kì 1990 - 2002” (1990 = 100%), hãy vẽ đường biểu diễn tốc độ gia tăng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990 – 2002. Giải thích. Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4 1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1 2000 2897,2 4127,9 20193,8 196,1 2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3 TL: a. Xử lí số liệu: Gia súc, gia cầm Trâu Bò Lợn Gia cầm. Năm 1990. Năm 1995. Năm 2000. Năm 2002. 100 100 100 100. 103,8 116,7 133,0 132,3. 101,5 132,4 164,7 182,6. 98,6 130,6 189,0 217,2. b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta thời kì 1990 – 2002. c.   5.. Giải thích: Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh do: Diện tích gieo trồng lúa, hoa màu tăng cung ứng phần lớn thức ăn cho lợn và gia cầm. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trứng, thịt tăng. Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến, thuốc phòng dịch… Đàn trâu không tăng do: Số lượng máy cày, máy kéo dần thay sức trâu kéo, cày trong nông nghiệp. Nhân dân ta không có tập quán ăn thịt trâu. Cho bảng số liệu “Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002” (%): Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002. TL:. 6. Dựa vào bảng số liệu “Giá trị sản xuất công nghiệp ở TDMNBB” (tỉ đồng), hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 TL: a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc thời kì 1995 – 2002. b. Nhận xét:  Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1995 – 2002 bình quân của 2 tiểu vùng đều tăng: (696,2  302,5)  56,24 tỉ đồng. - Tây Bắc tăng 7 Nguyễn Phúc Tánh. Trang 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 14.301,3  6.197,2  1.157,73 tỉ đồng. 7  Vậy, trong cùng thời gian (7 năm) giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc tăng cao hơn Tây Bắc 20,69 lần (1.157,73:56,24) 7. Cho bảng số liệu “Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH” (%), hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực theo đầu người ở ĐBSH thời kì 1995 – 2002. Nhận xét. Năm 1995 1998 2000 2002 Tiêu chí Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2 Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1 Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2 TL: a. Vẽ biểu đồ: -. Đông Bắc tăng. Biểu đồ dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH thời kì 1995 – 2002:. b. Nhận xét: - Sự gia tăng dân số so với năm 1995 (100%) qua các năm 1998, 2000, 2002 thì mỗi năm tăng thêm bình quân khoảng 1,2% trong khi sản lượng lương thực cũng qua các năm trên bình quân mỗi năm tăng thêm 4,4% và bình quân lương thực đầu người tăng 3%. - Sản lượng lương thực so với dân số đã tăng thêm gần 3,8 lần trong cùng một thời gian. Điều này đã khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và chính sách kinh tế nước ta ở ĐBSH trong thời kì đổi mới. 8. Dựa vào biểu đồ sau, hãy tính tỉ lệ tăng trưởng (%) của sản lượng lương thực có hạt vùng Bắc Trung Bộ và cả nước giữa 3 thời kì: 1995 – 1998, 1998 – 2000, 2000 – 2002.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. TL: Tỉ lệ tăng trưởng (%) lương thực có hạt BTB Cả nước 251,6 100 407,6  100  106,84%  112,25% 1995 – 1998 235,5 363,1 302,1  100 444,8  100  120,07%  109,12% 1998 – 2000 251,6 407,6 333,7  100 463,8  100  110,46%  104,27% 2000 - 2002 302,1 444,8 9. Cho bảng số liệu “Sản lượng thuỷ sản ở BTB và DHNTB năn 2002” (nghìn tấn), hãy tính tỉ trọng (%) sản lượng thuỷ sản của từng vùng đối với toàn bộ Duyên hải miền Trung (DHMTr) năm 2002. Vùng BTB DHNTB Tiêu chí Nuôi trồng 38,8 27,6 Khai thác 153,7 493,5 TL: Theo bảng số liệu trên, ta có sản lượng: - Nuôi trồng: 38,8 + 27,6 = 66,4 nghìn tấn. - Khai thác: 153,7 + 493,5 = 647,2 nghìn tấn. Vậy, tỉ lệ % của từng vùng đối với toàn bộ DHMTr là: Tiêu chí Tỉ lệ nuôi trồng Tỉ lệ khai thác Vùng 38,8  100 153,7  100  58,43% 23,75% BTB 66,4 647,2 27,6  100 493,6  100  41,57%  72,27% DHNTB 66,4 647,2 Thời kì. 10. Cho bảng số liệu “Cơ cấu kinh tế của ĐNB và cả nước năm 2002” (%), hãy vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của ĐNB và cả nước năm 2002. Tiêu chí Nông, lâm, ngư Công nghiệp – xây Dịch vụ Vùng nghiệp dựng ĐNB 6,2 59,3 34,5 Nguyễn Phúc Tánh. Trang 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Cả nước TL:. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 23,0. 38,5. 38,5. 11. Cho bảng số liệu “Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB so với cả nước năm 2001” (cả nước = 100%), hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB so với cả nước năm 2001. Sản phẩm tiêu biểu Các ngành công nghiệp trọng điểm Tỉ trọng so với cả nước Tên sản phẩm (%) Khai thác nhiên liệu Dầu thô 100,0 Điện Điện sản xuất 47,3 Cơ khí – điện tử Động cơ điêden 77,8 Hoá chất Sơn hoá học 78,1 Vật liệu xây dựng Xi măng 17,6 Dệt may Quần áo 47,5 Chế biến lương thực thực phẩm Bia 39,8 TL:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 12. Cho bảng số liệu “Tình hình sản xuất thuỷ sản ở ĐBSCL, ĐBSH và cả nước năm 2002” (nghìn tấn). Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,2 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng các biển khai thác, cá nuôi và tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH so với cả nước (cả nước = 100%). b. Tính tỉ lệ (%) tổng sản lượng về sản xuất thuỷ sản năm 2002 của hai đồng bằng so với cả nước, sau đó vẽ biểu đồ khối biểu thị tỉ lệ trên. TL: a. Biểu đồ 1:  Xử lí số liệu: Tỉ trọng. ĐBSCL. ĐBSH. Cả nước. Cá biển khai thác. 41,5. 4,6. 100. 58,4 76,7. 22,8 3,9. 100 100. Cá nuôi Tôm nuôi  Vẽ biểu đồ:. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. b. Biểu đồ 2:  Xử lí số liệu: - Tỉ lệ tổng sản lượng cá biển khai thác của hai đồng bằng so với cả nước: 41,5 + 4,6 = 46,1%. - Tỉ lệ tổng sản lượng các nuôi của hai đồng bằng so với cả nước: 58,4 + 22,8 = 81,2%. - Tỉ lệ tổng sản lượng tôm nuôi của hai đồng bằng so với cả nước: 76,7 + 3,9 = 80,6%.  Vẽ biểu đồ:. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG  MỤC TIÊU:   -. Kiến thức: Đặc điểm sông rạch và nước ngầm của Tây Ninh. Đặc điểm, tình hình và phương hướng phát triển công nghiệp Tây Ninh. Những điều kiện phát triển và mạng lưới giao thông vận tải Tây Ninh. Kĩ năng: Bảo vệ hệ thống giao thông vận tải địa phương.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Trường THCS Bàu Đồn. -. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. Khai thác hiệu quả lợi thế từ sông ngòi và kênh rạch, phòng chống ô nhiễm..  NỘI DUNG: SÔNG RẠCH NƢỚC NGẦM TÂY NINH Đặc điểm chung: Mạng lưới sông, rạch được phân bố tương đối đồng đều, nhưng mật độ còn thấp. Chế độ dòng chảy, lưu lượng nước phụ thuộc vào tính chất mùa trong năm của khí hậu. Hệ thống sông, rạch ở Tây Ninh: Tây Ninh có hai con sông lớn: Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích ao, hồ trong tỉnh không nhiều. Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn, rất quan trọng đối với nền kinh tế. - Nước ngầm phong phú và có trữ lượng lớn. III. Vai trò của sông, rạch, ao hồ đối với kinh tế - xã hội: - Phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Giao thông vận tải. - Du lịch. Z. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP TÂY NINH I. Đặc điểm chung của công nghiệp Tây Ninh: 1. Khả năng: - Có nhiều tiềm năng phát triển. 2. Tình hình phát triển: - Chưa tương xứng với tiềm năng. - Phát triển với tốc độ cao. - Mạng lưới công nghiệp ngày càng mở rộng. 3. Hạn chế: - Tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc. - Chưa có các ngành then chốt. - Thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ. - Hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh. II. Địa lí một số ngành công nghiệp: 1. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm: - Có thế mạnh hàng đầu. - Chế biến mía đường phát triển nhất. 2. Các ngành công nghiệp khác: - Gồm: chế biến cao su, lâm sản ; vật liệu xây dựng ; năng lượng và sửa chữa cơ khí. - Chưa sử dụng hết nguồn lao động, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. III. Phƣơng hƣớng phát triển: 1. Quan điểm phát triển: - Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. - Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần. - Đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại. - Phát triển công nghiệp cơ khí. - Xây dựng công nghiệp cơ khí. - Thúc đẩy liên doanh, liên kết. - Chú trọng bảo vệ môi trường. Y. I. II. -. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Trường THCS Bàu Đồn. Kế hoạch Bồi dưỡng HSG. 2. Mục tiêu phát triển: - Nâng tỉ trọng lên 36%. - Tăng sức cạnh tranh. - Công nghiệp hoá nông – lâm gắn với công – nông nghiệp. 3. Các vấn đề cần giải quyết: - Tăng cường thăm dò và khai thác hợp lí khoáng sản. - Ổn định đầu vào cho các ngành công nghiệp. - Tăng cường đầu tư và đa dạng nguồn vốn. - Đầu tư theo chiều sâu. - Ổn định nguồn điện, mở rộng thị trường. AA. ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI TÂY NINH I. Những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải ở tỉnh ta: 1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải:  Vị trí: - Nằm trong tiểu vùng Đông Nam Bộ, giáp Thành phố Hồ Chí Minh. - Là cửa ngõ giao lưu quốc tế, là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm – Pênh.  Địa hình bằng phẳng.  Khí hậu thuận lợi.  Sông ngòi phân bố đều khắp, lượng nước đồi dào. 2. Những khó khăn trong việc phát triển giao thông vận tải của tỉnh Tây Ninh: - Thiên tai. - Thiếu vốn đầu tư và yếu kém về cơ sở vật chất kĩ thuật. II. Mạng lƣới giao thông vận tải: 1. Đường bộ: a. Quốc lộ: Quốc lộ 22 nối từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Tây Ninh sang Cam-pu-chia.  Quốc lộ 22A: Là tuyến đường huyết mạch, được nâng cấp thành đường xuyên Á từ Trảng Bàng đến cửa khẩu Mộc Bài (28km).  Quốc lộ 22B: Là tuyến đường có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ; nối quốc lộ 22A, qua Thị xã đến cửa khẩu Xa Mát (77km). b. Hệ thống đường tỉnh - Hệ thống đường huyện: - Có 23 đường tỉnh, 5 đường đô thị, 157 đường huyện và nhiều hệ thống đường nông thôn, phường với tổng chiều dài 2976,7 km. - Thuận lợi đi lại, buôn bán, giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội. 2. Đường thuỷ: - Sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài trong địa bàn 151 km với cảng Bến Kéo và 1 bến phà, thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hoá. - Sông Sài Gòn (135km) cùng nhiều hệ thống rạch cũng có vai trò lớn.. Nguyễn Phúc Tánh. Trang 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span>

×