Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

de thi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.4 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. BÀI THI TÌM HIỂU VỀ “LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG BỘ, NHÂN DÂN VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG THÀNH TỰU SAU 25 NĂM TÁI LẬP TỈNH” Người viết: Đinh Hoài Phương Đơn vị: Chi bộ trường tiểu học Hòa Ân A Câu 1: Trình bày khái quát lịch sử hình thành vùng đất và con người Trà Vinh? Đồng thời nêu lên các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở Trà Vinh. Trải lời: 1. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất và con người Trà Vinh: Trải qua những thăng trầm vì bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần "biển tiến, biển lùi", vùng đất có tên gọi "Trà Vang" - tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã được hình thành từ lâu đời. Vào thời kỳ đó, Trà Vinh vẫn còn là một vùng đất rất hoang vu, các loại cây rừng trùm lên những giồng đất, những đầm lầy và sông rạch chằng chịt, dân cư thưa thớt. Vào thế kỷ XVII, các quốc gia phong kiến như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia….trong bối cảnh chung của thế giới đã không tránh khỏi sự khủng hoảng và suy yếu. Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1673) đã chia cắt đất nước thành hai xứ: Đàng trong và Đàng ngoài (lấy sông Gianh làm ranh giới). Điều này đã làm cho hàng vạn nông dân lâm vào thảm họa bị tiêu diệt, phải đi tìm cõi sống ở Phương Nam. Trước thực tế khách quan đó, vào cuối thế kỷ thứ XVII, các Chúa Nguyễn đã chủ động tổ chức di dân người Việt vào vùng đất Nam bộ, thực thi những chính sách chiêu mộ lưu dân và đưa quân đội vào Nam khai phá đất đai. Cùng với người Việt và người Khmer, người Hoa cũng được Chúa Nguyễn tạo điều kiện để cùng nhau khai phá và định cư trên vùng đất phía Nam này, trong đó có vùng đất Trà Vinh. Như vậy, vùng đất Trà Vinh, con đẻ của Biển Đông và sông Cửu Long, một vùng đất chứa đựng một hệ sinh thái đa dạng cùng với nhiều tiềm năng kinh tế khác nhau, vào thế kỷ thứ XVII đã có chủ nhân là một cộng đồng dân cư đa dân tộc (Việt, Khmer, Hoa…). Sự hình thành một cộng đồng dân cư đa dân tộc trên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. vùng đất này là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa cực kỳ trọng đại đối với sự hình thành và phát triển của tỉnh Trà Vinh sau này. Sự hình thành và phát triển của tỉnh Trà Vinh có thể được chia thành 2 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: từ năm 1732 đến năm 1900. Giai đoạn 2: từ năm 1900 đến năm 1992. 2. Các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở Trà Vinh. Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh được hình thành và phát triển trong lịch sử bằng sự hoà hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, Thái, Nùng, Mường, Dao… Trong đó, người Việt có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của tỉnh, trên 67%, người Khmer chiếm 32%, là tỉnh có người Khmer sinh sống đông thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước sau tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, còn có người Hoa và một số đồng bào khác như Chăm, Dao…chiếm tổng sốgần 1%.Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tỉnh Trà Vinh gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo.Mỗi dân tộc ở Trà Vinh có phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đặc thù của từng dân tộc, lại có những điểm chung, những đặc trưng văn hóa chung được hình thành do có sự cộng cư lâu đời của cộng đồng các dân tộc Khmer, Việt, Hoa, Chăm… Từ đó, tạo nên những phong tục tập quán rất phong phú và đa dạng của người dân Trà Vinh. Nơi đây tồn tại rất nhiều lớp văn hoá đa màu, đa sắc thái trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp. Đó là những tài nguyên quan trọng để tỉnh Trà Vinh phát triển du lịch văn hóa. Từ sự đa dạng về văn hóa, Trà Vinh có những tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, đáng chú ý như sau: Về di tích lịch sử: Trà Vinh còn có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa và lịch sử cách mạng gắn liền với các dân tộc, tôn giáo. Toàn tỉnh có 13 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia, 20 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, công trình kiến trúc cấp địa phương. Các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử kiến trúc như: Đền Thờ Bác Hồ, di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om, chùa Giác Linh, di tích kiến trúc chùa Âng; phế tích Lưu Cừ II xã Lưu Nghiệp Anh – Trà Cú. Trong đó, có nhiều di tích gắn với quá trình khai khẩn vùng đất Trà Vinh nói chung và vùng đất Nam Bộ nói riêng của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Mỗi lễ hội có sắc thái riêng nhưng đã trở thành di sản văn hóa chung của tỉnh. Lễ hội ở Trà Vinh là hình thức tiêu biểu trong phức hợp sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật – tôn giáo – tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trên.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. địa bàn, rất sống động và không ngừng phát triển theo chiều dài lịch sử. Lễ hội luôn có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc; các đặc điểm về tộc người và tôn giáo trong văn hóa, bộc lộ khá rõ nét trong các lễ hội.Các lễ hội rất độc đáo của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như lễ Giỗ Bác Hồ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Vu Lan thắng hội, lễ hội Nguyên Tiêu. Đặc biệt là lễ hội Ok Om - Bok gắn với hội đua ghe Ngo trên sông Long Bìnhcủa đồng bào Khmer được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Trong mỗi dịp lễ hội của người Khmer, bên cạnh những nghi lễ cổ truyền là những hình thức vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao của quần chúng... tất cả đều được tổ chức và diễn ra ở khuôn viên chùa, thậm chí trong các ngày tết nhiều gia đình còn vào hết trong chùa ăn tết.Đó là những tài nguyên văn hóa quan trọng để khai thác phục vụ cho phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh. Về tôn giáo, tín ngưỡng: Do có sự cộng cư của nhiều dân tộc trên địa bàn, nên tôn giáo, tín ngưỡng ở Trà Vinh cũng có sự phong phú, đa dạng. Riêngđối với người Khmer, hiện còn bảo lưu nhiều nghi thức cúng kiếng, có sự chi phối đến đời sống tinh thần của người Khmer nơi đây như các nghi lễ về nông nghiệp có lễ tết vào năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ cúng ông, bà (Sene Đôl-ta); lễ hội Ok-OmBok (lễ cúng trăng) … Đặc biệt, Trà Vinh có 142 trên tổng số 600 ngôi chùa Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được trải khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.Các ngôi chùa ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm tuổi với kiến trúc đẹp, độc đáo, có giá trị lịch sửlâu đời, văn hóa lớn. Bên cạnh đó, còn có nhiều chùa người Kinh, người Hoa có giá trị lớn đối với ngành du lịch. Về nghệ thuật: Các loại hình nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh không kém phần phong phú, đa dạng như: Đờn ca tài tử của người Kinh, múa Lân – Sư – Rồng của người Hoa. Đáng chú ý là các loại hình nghệ thuật của dân tộc Khmernhư điêu khắc, hội họa,trang trí mỹ thuật và kiến trúc trong các ngôi chùa Khmer rất đặc sắc.Kiến trúc truyền thống chủ yếu tập trung ở các công trình công cộng, đặc biệt là ngôi chính điện trong chùa được thiết kế để tạo vẻ uy nghi, lộng lẫy, đồ sộ. Múa, hát và nghệ thuật sân khấu là nét nổi bật trong nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer nơi đây. Trong đó, kịch hát Dù-Kê hay còn gọi là La khôn bassắc là một loại hình sân khấu độc đáo của người Khmer, rađời vào những năm 1920 -1930 bởi đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình nghệ thuật này có sự tiếp thu các tích tuồng của người Hoa và diễn chung với các vở cải lương của người Kinh. Hay các điệu múa dân gian như: Rôbam còn gọi là Rom Yăk (múa chằn), Râmvong, Rom khach, Rom sarawan và Lăm lêu...có những sắc thái văn hóa rất độc đáo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Về văn hóa ẩm thực: đến với Trà Vinh du khách có thể thưởng thức những đặc trưng về văn hóa ẩm thực của cộng đồng các dân cư với các đặc sản như Bún nước lèo, tôm khô Vinh Kim, dừa sáp Cầu Kè, quýt đường Long Trị, Bánh tét Trà Cuôn, nước mắm rươi Ba Động, rượu Xuân Thạnh. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống là những địa chỉ không thể thiếu trong bản đồ du lịch Trà Vinh. Đó là những tài nguyên nhân văn quan trọng để Trà Vinh phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với lễ hội truyền thống các dân tộc, nhất là tìm hiểu văn hóa dân tộc Khmer, văn hóa dân tộc Việt trong quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Tài nguyên du lịch Trà Vinh khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Câu 2: Hoạt động chống Pháp của Nhân dân Trà Vinh khi Pháp đặt chân vào Nam Bộ kể từ năm 1859 đến trước khi có Đảng lãnh đạo (Nêu 2-3 phong trào khởi nghĩa tiêu biểu). Trả lời: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Lực lượng quân viễn chinh phối hợp giữa Pháp và Tây Ban Nha do Phó Đô đốc Pháp là Rigon De Giơnuiy (Rigault de Genouilly) chỉ huy gồm 14 tàu chiến và 3.000 quân, tấn công Đà Nẵng. Gặp trở ngại bọn xâm lược đã chuyển vào tấn công thành Gia Định vào năm 1859. Ngày 05-6-1862, sau khi bị mất thành Gia Định và tỉnh Định Tường, Khâm sai đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp ký hòa ước năm Nhâm Tuất (ngày 09-51862) nhượng cho thực dân Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Ngày 20-6-1867, lực lượng quân viễn chinh Pháp vói 11 tàu chiến, 1.608 quân do Chuẩn đô đốc Đờla Gờrăngđie (De la Grandière) chỉ huy, uy hiếp chiếm thành Vĩnh Long. Khâm sai đại thần Phan Thanh Giản buộc phải giao nốt cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) rồi uống thuốc độc tự tử. Ngày 21-6-1867, thực dân Pháp đổ quân chiếm đóng Phủ Lạc Hóa. Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Càng Long dũng cảm đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương, làng xóm ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng bào tổ chức những toán dân dũng cảm kết hợp cùng các sĩ phu thành các đội nghĩa quân đánh giặc, giữ làng, theo phong trào kháng Pháp của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, hòa nhịp với các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc nổi dậy của nhân dân ở đây lại được phong trào chống Pháp do Phan Tôn, Phan Liêm con cháu của Phan Thanh Giản cổ vũ. Cuộc khởi nghĩa của Phó Mai (Trà Ôn), Ngãi Long,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Thông Hòa (Cầu Kè, Tiểu Cần) cũng ảnh hưởng đáng kể vào dân vùng Càng Long. Năm 1870, Thống sứ Nam Kỳ Pagiét (Pages) ra lệnh cho Trung tá Xalixétti (Salicesti) Chánh tham biện Vĩnh Long có Tôn Thọ Tường phụ tá tiến xuống bình định, chiếm đóng Càng Long đến Trà Vinh, tiến tới lập tỉnh Trà Vinh. Mai Đăng Độ (con Mai Đăng An) vốn là Cai tổng Bình Khánh cùng em trai trao đổi với Đốc binh Lê Công Cẩn huy động dân hai tổng Bình Khánh Thượng, Bình Khánh Hạ tham gia nghĩa quân đánh địch tiến chiếm Bình Khánh. Khẩu hiệu được đưa ra là: “Phải đánh quân Tây. Để nó chiếm ta mất hết ruộng đất!” Hầu hết nông dân trai tráng An Trường, Tân An, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Bình Phú, Phương Thạnh tham gia nghĩa quân, ở Tân An, người con trai út của Trương Công Định là Trương Công Nghi cùng trên 10 thanh niên từ làng Trường Định gia nhập nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân lên tới hàng ngàn người, do Đốc binh Lê Công Cẩn cùng Nguyễn Giao chỉ huy, có Phó Mai làm quân sư. Để có súng tốt trang bị cho nghĩa quân, tháng 11-1871, nghĩa quân Lê Công Cẩn tổ chức tấn công chớp nhoáng vào dinh quận ở Vũng Linh (ngã ba An Nhơn, Vũng Liêm) tiêu diệt chủ quận Hồ Thiện Thức và 6 tên lính, thu được hơn 10 khẩu súng và nhiều đạn. Có súng tốt, nghĩa quân thêm mạnh để đương đầu với quân Pháp. Sau trận tiến công diệt quận lỵ Vũng Linh, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân hòng tiêu diệt nghĩa quân và dùng kế mua chuộc, dụ Lê Công Cẩn ra đầu thú. Tương kế tựu kế, một kế hoạch trá hàng được vạch ra. Ngày 22-02-1872, nghĩa quân tập kết tại Đình Suối Cạn (An Trường), chuẩn bị vũ khí và lương thực, làm lễ xuất quân. Sáng 23-02-1872, thực hiện nghi binh, ta cử một số cụ già và rất nhiều chị em phụ nữ túc trực ở địa điểm Đốc binh Cẩn nơi hẹn ra đầu thú quan lớn (đoạn đường cầu Vong - Mây Tức). Trong khi đó, toàn nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Giao đã bí mật phục kích từ ngã ba An Nhơn đến cầu Vong. Đội quyết tử do Đốc binh Cẩn trực tiếp chỉ huy cùng 3 người giỏi võ nghệ là ông Hổ, ông Điều, ông Vàng phục kích ngay sát Cầu Vong. Đến 10 giờ, đoàn quân của Chánh tham biện Vĩnh Long tới. Đi đầu là một đội trinh sát gồm lính Pháp có mấy tên lính tập dẫn đường bảo vệ phía trước cho Xalixétti cưỡi ngựa có Tôn Thọ Tưòng đi theo. Tiếp sau là đoàn quân hộ tống gồm một trung đội lính Pháp và gần một trung đội lính tập. Khi Xalixétti tới cầu Vong, xuống ngựa để qua rạch cầu Vong, trận đánh bắt đầu. Lê Công Cẩn cùng 3 quyết tử quân bất thình lình xông lên đâm chém Xalixétti và mấy tên tay sai, toàn đội hình nghĩa quân phục kích cũng xông lên diệt địch. Đội quyết tử tiêu diệt cai tổng Yên. Lê Công Cẩn xông lên tiêu diệt Xalixétti. Địch hoảng hốt, chạy tán loạn, Tôn Thọ Tường xanh mặt run sợ chạy theo tàn quân. Nghĩa quân làm chủ trận địa đến chiều tối và cả ngày hôm sau. Bên ta, Đốc binh Lê Công Cẩn, Trương Công Nghi cùng một số nghĩa quân tử trận. Quân khởi nghĩa chặt đầu Xalixétti bêu lên cây quéo cạnh đầu cầu Mỹ Huê để tế chủ tướng và các chiến sĩ tử trận. Đây cũng là sự răn đe nghiêm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. khắc đối với bọn xâm lược. Trận Cầu Vong 23-02-1872 là một chiến thắng diệu kỳ, một chiến công vang dội, làm cho bọn thực dân Pháp ở Nam Kỳ và cả ở chính quốc khiếp sợ. Mấy ngày sau, thực dân Pháp ở Nam Kỳ huy động một lực lượng quân sự lớn, sử dụng những tên tay sai đắc lực nhất là Đốc phủ Cái Bè Trần Bá Lộc, Đội trưởng Huỳnh Văn Tấn (vốn là nghĩa quân của Trương Định ra đầu thú), xuống bao vây tiêu diệt nghĩa quân ở Bình Phú. Về phía nghĩa quân, binh sĩ tôn Nguyễn Giao làm chủ tướng tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Giao chỉ huy nghĩa quân đánh vào đội hình giặc hành quân. Một trận đánh ác liệt diễn ra tại ngã ba An Nhơn. Nhân dân Trung Ngãi và Vĩnh Trị hết lòng ủng hộ nghĩa quân đánh giặc. Quân địch bắt và giết hại 500 người không kể là dân hay nghĩa quân, thực hiện một cuộc khủng bố- trả thù man rợ. Trước lực lượng địch quá mạnh, nghĩa quân bị tổn thất phải rút sang phía vàm Cổ Chiên, nơi có địa hình phức tạp và bám vào vùng ven sông cổ Chiên chiến đấu chống giặc. Sau trận giao chiến quyết liệt ở vàm Cổ Chiên và sau khi Nguyễn Giao tử trận (10-5-1873), nghĩa quân rút về Bình Phú. Tại đây, nghĩa quân đánh địch ở cánh đồng Láng Thé gây cho chúng nhiều thiệt hại. Ngày 3 Tết năm Giáp Tuất (1874), tại Bình Phú, quân Pháp cùng đốc phủ Cái Bè Trần Bá Lộc và Đội Tấn mở cuộc càn quét, khủng bố giết hại 300 người dân. Pháp đóng quân ở Bình Phú để tiếp tục truy lùng nghĩa quân. Số nghĩa quân còn lại rút vào nơi địa hình lầy lội, rậm rạp vùng sông rạch chằng chịt, lại được nhân dân che chở đùm bọc, sư chùa nuôi dưỡng nên bảo tồn được lực lượng. Về sau khi điều kiện và thời cơ khởi nghĩa không còn, một số nghĩa quân ở lại Bình Phú, một số trở về ẩn trú và làm ăn ở các làng quê hương thuộc hai tổng Bình Khánh Thượng, Bình Khánh Hạ. Nhân dân Bình Phú đặt tên con rạch nơi nghĩa quân ẩn trú an toàn là rạch Bần Tăng (Bằng Tăng) để ghi công lao của sư chùa. Ngày 06-6-1884, trong thế bại trận và bị uy hiếp, triều đình nhà Nguyễn phải ký với Pháp Hòa ước Giáp Thân, công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đến đây, Càng Long và cả nước Việt Nam cùng hai nước Ai Lao và Cao Miên trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân Pháp đặt quyền cai trị trên toàn cõi Đông Dương với một chính quyền thuộc địa liên bang Đông Dương thuộc Pháp với người đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương. Sau khi bình định xong, thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy cai trị và bóc lột nhân dân ta. Hệ thống cai trị của chính quyền thuộc địa hoàn chỉnh dần từ trên xuống dưới. Tại Trà Vinh, đứng đầu chính quyền thuộc địa tỉnh là Chủ tỉnh người Pháp. Đứng đầu quận Càng Long có Đốc phủ sứ là Chủ quận người Việt Nam. Đứng đầu tổng có Cai tổng, phụ giúp Cai tổng có Ban biện. Bộ máy chính quyền ở xã là Hội đồng hương chức (Conseil des Notables) được gọi là Hội tề. Hội tề xã gồm 11 hương chức. 1. Hương cả: Hương chức đứng đầu làng, chủ tọa các buổi họp của hương chức, giữ các văn thư của làng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. 2. Hương chủ: Phụ tá người đứng đầu làng, thay thế hương cả khi vắng mặt, kiểm soát tất cả mọi công việc của làng. 3. Hương Sư: Cố vấn và giải thích cho dân làng biết các luật lệ. 4. Hương trưởng: Cùng hợp tác với 3 hương chức trên để kiểm soát các hoạt động của những hương chức khác, giữ ngân sách của làng. 5. Hương chánh: Hòa giải những bất hòa nhỏ giữa dân làng những khi có việc tranh tụng. 6. Hương giáo: Phụ trách về văn hóa, giáo dục đồng thời là thư ký của Hội đồng Hương chức. 7. Hương quản: Đứng đầu ban cảnh sát hành chính và tư pháp. 8. Hương bộ: Giữ các sổ sách và chương mục kế toán của làng, bảo quản công thư và vật liệu của làng. 9. Hương thân: Vị thứ nhất trong ba vị hương chức thừa hành; người trung gian giữa quyền tư pháp và hội tề. 10. Xã trưởng: Người trung gian giữa chính quyền trung ương và làng, giữ ấn tín của làng, thu các thứ thuế. 11. Hương hào: Cùng các hương chức thừa hành khác lo việc duy trì trật tự an ninh, thi hành các quyết định của cấp trên và hội tề. Bên cạnh 11 chức vị nêu trên, còn có một chức vị là Chánh lục bộ phụ trách công việc hộ tịch cũng được coi là hương chức nhưng không là thành viên của Hội đồng hương chức. Quá trình thực dân Pháp thiết lập hệ thống cai trị cũng là quá trình chúng thực hiện bước đầu khai thác thuộc địa. Ở Càng Long, để thuận tiện cho việc hành quân bình định và cho việc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp mở rộng và phát triển các đưòng giao thông trên bộ, nạo vét các đường giao thông thủy, đào kênh khơi nguồn. Liên tỉnh lộ 7 (1) nối liền Vĩnh Long với Trà Vinh qua Càng Long được xây dựng và mở rộng ngay sau trận Cầu Vong (1872). Ngày 01-4-1880, dự án mở đường thuộc địa số 3 (còn gọi là liên tỉnh lộ 3) nối liền tỉnh lỵ Trà Vinh với Bến Tre, Mỹ Tho về phía đông bắc, với Sóc Trăng về phía tây nam, bắt đầu được thi công. Đến cuối thế kỷ XIX, mạng lưới giao thông bộ gồm đường liên tỉnh, đường hàng tỉnh và hương lộ khá phát triển. Xe hơi có thể đi từ tỉnh đến quận và có thể đi tới các xã. Đến năm 1908, liên tỉnh lộ 7 được rải nhựa. Năm 1869 thực dân Pháp cho đào kênh Luro (Rạch Ếch) dài 9km rộng 17m nối liền sông Láng Thé với Trà Ngoa. Kênh Ven Turini (Trà Ếch) được đào năm 1869 thông dòng chảy từ Láng Thé vào Cần Chông qua sông Hậu. Kênh An Trường dài 11km rộng 17m đào năm 1871 nối rạch Cái Hóp với kênh đào Ven Turini. Các kênh mới đào vừa có giá trị về giao thông lại có giá trị về thủy lợi. Mục đích của thực dân Pháp mở rộng việc trồng lúa là để vơ vét, bóc lột của cải trong nhân dân. Sự phát triển của giao thông thủy bộ, cùng với thủy lợi tạo điều kiện trước mắt cũng như về sau cho kinh tế và văn hóa phát triển..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Về kinh tế, sản xuất lúa ở Càng Long tăng gấp bội. Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện tụ điểm thu mua lúa ở An Trường. Tại đây thương buôn thu mua lúa rồi dùng ghe bầu lớn chở về Vàm Trà Vinh - nơi có nhà máy xay, hoặc chở thẳng lên bến Bình Đông (Chợ Lớn); khi về thương buôn lại chở vải vóc, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và các loại thực phẩm để bán. Từ đó, thương mại mậu dịch gia tăng. Về giáo dục, để đào tạo người làm việc, chính quyền thuộc địa mở trường học. Đây cũng là một chiêu bài về sự “khai hóa” của chủ nghĩa đế quốc. Trường học đầu tiên được mở ở An Trường, sau đó mở ở quận và lần lượt các tổng, xã mỗi nơi mở một trường. Trường tổng, trường xã là trường sơ học (nhưng địa phương gọi là trường tiểu học) với 3 lớp: đồng ấu (Cours Eníatin), dự bị (Preparatoire), sơ đẳng (Elémentaire). Xã nào đã có trường tổng rồi thì không mở trường xã nữa. Trường quận là trường tiểu học (địa phương gọi là trường sơ học) có 6 lớp: đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, nhì nhất niên (Cours Moyen 1ère année), nhì nhị niên (Cours Moyen 2ère année), lớp nhất (Cours Supérieur). Ở cấp sơ học, tiếng Việt là ngôn ngữ chính, tiếng Pháp là thứ hai. Ở cấp tiểu học, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là một môn học. Mỗi năm vào đầu mùa hè, học sinh lớp sơ đẳng (lớp 3) các trường xã, tổng lên trường quận thi lấy bằng sơ học yếu lược. Học sinh nào đạt điểm trong thi tiếng Pháp được thêm chứng chỉ tiếng Pháp. Học sinh lớp nhất trường quận tập trung về trường tỉnh thi lấy bằng tiểu học (Primaire). Số học sinh ở các trường lúc đầu ít vì các cha mẹ không muốn cho con em học chữ quốc ngữ, càng không muốn cho học chữ Pháp mà mời thầy về nhà dạy chữ Nho (Hán tự), chữ Nôm cho con cháu, về sau do nhu cầu cần thiết của cuộc sống, các gia đình mới cho con đi học. Số học sinh đông dần nhưng cũng chỉ tới mức mỗi trường xã (tổng) cả 3 lớp mới có khoảng 60 học sinh, trường quận 150 đến 200 học sinh. Nông dân tá điền không có điều kiện cho con em đến trường. Về mặt y tế, chính quyền thuộc địa lập một nhà thương (bệnh xá nhỏ: Infirmerie) và một nhà hộ sinh ở quận. Nhà thương do một y tá phụ trách, không có giường bệnh, chỉ khám bệnh và cấp phát thuốc. Về thể thao, có làm được một sân banh ở quận lỵ và có một đội bóng nghiệp dư. Nhìn chung sau một thời gian, dưới tác động của chính sách khai thác của thực dân Pháp, trên địa bàn Càng Long, kinh tế và văn hóa có sự phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển này chỉ phục vụ cho công cuộc khai thác của thực dân Pháp, còn nhân dân thì bị bóc lột tới tận cùng với lệ đi phu và nghĩa vụ phải đóng hàng loạt thứ thuế: thuế thân, thuế muối, thuế đuôi chuột... Nhưng đắt nhất là “thuế máu”: rất nhiều thanh niên trai tráng Càng Long bị bắt đi lính khố xanh, lính khố đỏ để đưa sang Pháp làm bia đỡ đạn bảo vệ cho chế độ ở chính quốc. Đó là chưa kể các quan cai trị, các viên chức thuộc địa cướp bóc nhân dân, buộc nhân dân cung phụng cho mình. Một nghị sĩ Pháp viết: So với bọn viên chức thuộc địa thì.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. những tên cướp đường còn là những người lương thiện. Xã hội ở Càng Long phân hóa thành 2 giai cấp cách biệt rõ rệt. Giai cấp địa chủ chỉ với 2,5% dân số nhưng chiếm hữu 95% đất đai. Nông dân lao động hầu hết là tá điền chiếm tới 97,5% dân số chỉ là chủ sở hữu trên 5% ruộng đất. Dân số Càng Long lúc này vào khoảng 34.000 người. Địa chủ, nhất là địa chủ lớn như vua một vùng, chúng cấu kết với nhà cầm quyền, có khả năng chi phối đối với bộ máy chính quyền cấp tỉnh, quận. Họ nắm quyền bóc lột, đàn áp thậm chí sinh sát, bắt bớ, đem tù đày người nông dân tùy ý. Dưới ách áp bức của thực dân và địa chủ, đời sống người nông dân hết sức cơ cực. Lúa tô phải nộp 4 đến 5 giạ một công tùy loại đất xấu, tốt theo địa chủ định. Năm nào lúa trúng được 7, 8 giạ một công thì còn sống được, còn mất mùa được 4, 5 giạ một công coi như năm đó trắng tay, phải thiếu lại địa chủ, đi làm công ở đợ trừ dần. Hằng năm người nông dân tá điền phải bỏ ra một số ngày làm không công cho địa chủ như: cày, cấy, nhổ mạ; dù bận việc nhà đến đâu, con ốm, vợ đau, địa chủ kêu phải đi làm ngay. Ngày tết, ngày giỗ chạp, tá điền phải mang quà đến lễ: Nếp phải loại ngon thơm, gà phải gà trống thiến, vịt phải là vịt xiêm tơ; quà lễ không đựợc chủ vừa ý là bị ném ra sân, chửi vào mặt. Cá dưới sông, trên ruộng không thiếu, nhưng không ai dám bắt, nếu bắt thì bị đánh đập, đuổi đi. Đi ngang mặt địa chủ phải chắp tay xá và cúi đầu, không được nhìn thẳng mặt. Người chết muốn có miếng đất chôn, người nhà phải đến lễ lạt, cầu xin địa chủ. Ngày mùa, gặt sớm được ít lúa, nấu nồi cơm gạo mới, cho con cái, gia đình ăn, nếu tài công bắt được chưa nộp đủ lúa tô thì tai vạ giáng vào đầu. Xong mùa lúa, người nông dân không có việc làm phải chạy đi làm thuê ở chỗ khác, xin ở đợ cho địa chủ cũng không nhận; nếu vào làm thì cho ăn cơm thừa, canh loãng. Kiếp tá điền quanh năm suốt tháng mặc độc cái quần bằng bao bố tời, ít ai có được cái áo. Phụ nữ thì hầu hết chỉ được cái quần xà lỏn. Có nhà hai vợ chồng mặc chung một quần, chồng có chuyện đi ra thì vợ mang bố tời hoặc chung vào nóp. Trước sự tước đoạt ruộng đất và đàn áp, bóc lột của địa chủ, nhiều người nông dân tự phát đứng lên đấu tranh. Ông Ba Dữ ở Huyền Hội cầm ghế đẩu đập đầu địa chủ Lâm Quang Khương rồi trốn đi biệt xứ. Ông Nguyễn Văn Nhơn ở ấp Phú Hưng II, xã Bình Phú đấu tranh chống lại Nguyễn Tài Năng cướp không ruộng của mình. Nội vụ được đưa ra xét xử ở Tòa án tỉnh Trà Vinh, tòa xử ông bị thua, mất hết ruộng. Ông uất ức dùng dao xông vào đâm chết địa chủ Nguyễn Tài Năng ngay tại tòa án. Ông lãnh án tù 20 năm khổ sai đày ra Côn Đảo. Sự kiện này gây tiếng vang lớn và cũng là đòn cảnh báo bọn địa chủ ở Càng Long và Trà Vinh. Ở Huyền Hội - Tân An, bọn Lâm Quang quá quắt còn bắt nông dân phải kỵ húy, không được kêu tên của từng người vợ, chồng, anh em của chúng. Không được nói “trời sáng” mà phải nói “trời sớm” vì kỵ húy Lâm Thị Sáng, không được nói “Hoa” “Qua” mà phải nói “Huê” “Quơ” vì kỵ húy Nguyễn Thị Hoa vợ Lâm Quang Mân. Có người ở xa đến đậu ghe tại chợ Tân An vì kêu “trời sáng”, than “thời vận”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. bị đánh 2 lần 20 cây (Thời và Vận là hai em trai Lâm Thị Sáng). Chuyện này đến tai Huỳnh Văn Miêng (Hai Miêng)(2) . Một hôm, Hai Miêng cho thuyền đỗ tại chợ Tân An; sáng dậy, Hai Miêng ngực cởi trần, ra mũi thuyền la lớn: “Sáng rồi anh em ơi, dậy đi!”. Chỉ một lát sau, Lâm Thị Sáng xuất hiện cùng đám thuộc hạ, đứng chống nạnh, trỏ tay chỉ người cởi trần: “Lôi thằng già lên đây cho tao”. Hai Miêng co giò nhảy phắt lên bờ, đánh tan bọn tay chân, nắm đầu Lâm Thị Sáng lôi xuống ghe, ra lệnh cho đệ tử trói hai chân kéo lên cột buồm rồi cho ghe chạy về Bãi Xan. Dòng họ Lâm Quang kéo lên Trà Vinh khóc lóc, Tỉnh trưởng Trà Vinh bảo phải thương lượng. Cuối cùng cánh địa chủ Lâm Quang phải chuộc lại Lâm Thị Sáng với điều kiện: Dồn bạc cắc đầy một bao bố buộc dây thun. Câu chuyện được đăng tải trên hầu hết các báo ở Sài Gòn thời ấy. Sự cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nhân dân qua khai thác của thực dân và phong kiến đã đẩy nông dân Càng Long vào con đường bần cùng hóa. Sống cùng cực dưới ách đô hộ của thực dân đã làm cho lòng căm thù ngoại xâm của nhân dân ngày càng cao. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và kẻ xâm lược đô hộ cùng những thế lực tay sai của chúng trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của nông dân chống lại thực dân và địa chủ là tất yếu, là động lực cho sự phát triển các phong trào đấu tranh cách mạng ở Càng Long và trên cả nước. Câu 3: Các Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập vào năm nào, ở đâu ? Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập năm nào, ở đâu, thành phần và đồng chí nào là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên?. Trả lời: Trong mùa xuân năm 1930, có 2 Chi bộ được thành lập tại Trà Vinh là Chi bộ An Trường, Chi bộ tỉnh lị Trà Vinh. Chi bộ An Trường (quận Càng Long), lúc mới thành lập có các đồng chí: Nguyễn Phát Đạt, Đoàn Văn Quý, Lê Quang Lộc, Dương Háo Học, Mai Đăng Khóa, do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ tỉnh lị Trà Vinh (Tỉnh ủy Trà Vinh) khi mới thành lập có các đồng chí: Vinh (tên thật là Huỳnh Ngọc Trảng), Lệ, Nam, do đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng làm Bí thư Chi bộ. Câu 4: Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Trà Vinh có những trận đánh nào tiêu biểu nhất (mỗi một thời kỳ nêu từ 2-3 trận) ? Ý nghĩa của những trận đánh đó ? Trả lời: 1. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp Trà Vinh có những trận đánh tiêu biểu nhất là: - La Bang (16/12/1948). Ý nghĩa: Thắng lợi La Bang là một mốc son chói lọi của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống pháp. Đây là thắng lợi to lớn cả về mặt quân sự lẫn chính trị, là cơ sở để phát triển.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. thế cả lực để vượt qua những thử thách mới chuẩn bị cho tổng phản công của quân và dân ta. Qua đó, tiếp tục khẳng định năng lực của Đảng bộ và nhân dân Trà vinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. - Chiến dịch Cầu Kè (1949).. + Chiến thắng của chiến dịch Cầu Kè mang lại niềm phấn khởi, lòng tự tin và những điều kiện thuận lợi mới cho quân và dân Trà Vinh trong tiến trình tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Pháp . - Chiến dịch Trà Vinh (1950): + Với chiến dịch Trà Vinh, ta giải phóng gần 2 vạn dân trên một địa. bàn rộng lớn gồm 5 xã : Nhị Trường, Long Hiệp, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Hàm Giang . 2. Trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ Trà Vinh có những trận đánh tiêu biểu nhất là: - Đồng Khởi (1960). Ý nghĩa: + Phong trào đồng khởi là cao trao khởi nghĩa của quần chúng diễn ra một cách mạnh mẽ, có tổ chức chặt chẽ. Đó là cuộc tôi luyện, thử thách và khẳng định bước phát triển cùng sức mạnh của hệ thống chính trị và lực lượng cách mạng ở Trà Vinh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh theo đúng đường lối Trung ương Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Phong trào Đồng Khởi là sự ra quân thắng lợi của thế trận hợp đồng ba mũi giáp công phù hợp với điều kiện cụ thể của Trà Vinh. - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Ý nghĩa: + Khí thể Tổng tiến công nổi dậy đồng loạt và mạnh mẽ ở Trà Vinh Tết Mậu Thân 1968 đánh dấu sự trưởng thành nhiều mặt của Đảng bộ, các lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, góp phần xứng đáng vào chiến công chung của quân dân toàn Miền, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh chuyển hướng sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. - Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Ý nghĩa: Giải phóng Trà Vinh góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất tổ quốc,chấm dứt sự xâm lược hơn 20 năm của đế quốc mỹ trên đất nước ta đả nói lên cuộc chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập, tự do,mà nhân dân Việt Nam anh hùng đả toàn thắng .Trong đó có sự chiến đấu ngoan cường của toàn đảng ,toàn quân, toàn dân Trà Vinh một lòng theo đảng “Thà hy sinh tất cả để tổ quốc quyết sinh” đã góp phần hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền nam,thống nhất Tổ quốc. Câu 5: Các đơn vị bộ đội tập trung (tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh) được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ? Những tên gọi đầu tiên? Ngày,.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. tháng, năm và cấp công nhận ngày thành lập lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh; Trận thắng lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (cũng là trận đầu tiên của chiến trường Nam Bộ) ? Diễn biến, kết quả ? Trả lời: * Vào những năm 40 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng của quân dân miền Nam nói chung, quân dân tỉnh Trà Vinh nói riêng diễn ra với mọi hình thức tổ chức phong phú. Tại Trà Vinh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 5/1945, tổ chức “Thanh niên Tiền phong” ra đời, sau đó tổ chức “Thanh niên Cứu quốc” do Mặt trận Việt Minh lập ra được bố trí làm nòng cốt trong các hoạt động của “Thanh niên Tiền phong”, lợi dụng thế hợp pháp và công khai, thâm nhập hàng ngũ địch để binh vận, đồng thời luyện tập võ nghệ và chiến thuật quân sự, trang bị vũ khí thô sơ. Thanh niên Tiền phong Trà Vinh trở thành lực lượng bán võ trang của tỉnh. Chấp hành lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam kỳ, Tỉnh ủy Trà Vinh thành lập Ủy ban khởi nghĩa và tiến hành khởi nghĩa. Đêm 24 rạng 25/8/1945, các lực lượng quần chúng cách mạng, trong đó lực lượng Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc giữ vai trò nổi bật tiến hành khởi nghĩa ở tỉnh lỵ Trà Vinh, sau đó tiếp tục khởi nghĩa ở các quận lỵ, xã, làng. Đến chiều ngày 25/8, cuộc Tổng khởi nghĩa ở Trà Vinh giành thắng lợi hoàn toàn. Một chính quyền mới - chính quyền Nhà nước nhân dân được thiết lập. Để bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị chống thực dân Pháp xâm chiếm trở lại, Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu. Các tổ chức đoàn thể cứu quốc đều được hoạt động theo hướng quân sự hóa, đồng thời phát động phong trào “Vũ trang toàn dân”, củng cố và phát triển các đội “Tự vệ chiến đấu”. Ngày 28/8/1945, các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh được thành lập với tên gọi “Cộng hòa vệ binh” (tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh), phối hợp hoạt động với “Tự vệ chiến đấu”, “Quốc vệ đội”, “Quốc vệ tự vệ cuộc” và “Trinh sát đỏ” dù lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh còn non trẻ, vũ khí thô sơ nhưng anh dũng, kiên cường đánh địch, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, làm chậm sự tiến công xâm lược của thực dân Pháp vào Trà Vinh. * Ngày 22 tháng 10 năm 2014 đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định là ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. * Chiến dịch Cầu Kè (1949) Trận thắng lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (cũng là trận đầu tiên của chiến trường Nam Bộ). - Diễn biến:. Giữa tháng 11 năm 1949, Hội nghị cán bộ lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Liên trung đoàn 109-111 họp quyết định phương án cho một trận đánh lớn. Hội nghị đã nghe lực lượng quân báo và trinh sát của hai tỉnh và liên trung đoàn báo cáo kết quả điều nghiên và dự kiến địa bàn tác chiến. Có 3 địa bàn được đưa ra thảo luận là : khu vực Lộc Hòa, khu vực Cầu Ngang và khu vực Cầu Kè. Cuối cùng, hội nghị quyết định chọn Cầu Kè làm địa bàn mở trận đánh lớn. Bộ chỉ huy khu 8 (do đồng chí Nguyễn Văn Vịnh (22) làm Chính ủy) đồng ý với quyết định trên, đồng thời nêu ý kiến chỉ đạo và tăng cường lực lượng để đảm bảo cho trận đánh thắng lợi . Phương án tác chiến được xây dựng kỹ và rất cụ thể : - Khu vực tác chiến là Tiểu khu Cầu Kè (quartier de Cau Ke), gồm 3 cứ điểm : một là, dinh quận và hệ thống bót Com-măng-đô; hai là, khu nhà thương; ba là, khu ngoại vi gồm 31 đồn bót có lực lượng chốt giữ cấp trung đội và đại đội lính ngụy (phần lớn là người Khmer) . - Mục đích tác chiến là tiêu diệt và làm tan rã hệ thống đồn bót, tháp canh trong vùng; làm tan rã lực lượng bảo an và lực lượng phòng vệ tại chỗ; giải tán tề điệp, tiễu trừ ác ôn, tiêu diệt quân tiếp viện; phá thế kìm kẹp của địch, giải phóng nhân dân, tạo điều kiện để tăng cường củng cố hệ thống tổ chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể cách mạng làm cơ sở để phát triển phong trào chiến tranh nhân dân . - Lực lượng tác chiến gồm : toàn bộ Liên trung đoàn 109- 111 (có 3 tiểu đoàn 308, 310, 312) bộ đội chủ lực khu 8; Tiểu đoàn 307 bộ đội chủ lực cơ động khu 8; Tiểu đoàn 309 của Liên trung đoàn 105-120 từ Đồng Tháp Mười tới; Đại đội 885 thuộc Trung đoàn 999 từ Bến Tre sang; 1 trung đội vũ trang tuyên truyền; 1 trung đội biệt động quân; một trung đội công an xung phong; các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân địa phương tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh . - Ban chỉ huy chiến dịch gồm có : Ban chỉ huy Liên trung đoàn 109111; đại diện Tỉnh ủy Vĩnh Long; đại diện Tỉnh ủy Trà Vinh; Bí thư huyện ủy Cầu Kè . - Diễn biến chiến dịch, có 4 giai đoạn : Giai đoạn một, từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1949 ta diệt đồn Bát-sa-ma (do một đại đội địch canh giữ); tấn công bức hàng đồn Chông Nô,.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. bức rút các đồn Phong Phú, Ranh Hạt, Đại Trường, Nhà Thương, Ô Tà Tưng, Bót Cò, v.v... Tiếp đó, ta bao vây cô lập Tiểu khu Cầu Kè và chặn đánh quân cứu viện bằng đường thủy tại Bong Bót. Ngày 9 tháng 12, địch đưa một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh Ma Rốc số 2 (2 er Regiment Tirailleur Marocain) theo đường bộ từ thị xã Trà Vinh đến vàm Tiểu Cần rồi từ đó đi ứng cứu cho Cầu Kè. Ta chủ động rút khỏi Bát-sa-ma để cho địch đóng quân ở đó, đồng thời ta tổ chức lực lương phục kích trên đường từ Bát-sa-ma đi Cầu Kè để sẵn sàng tiêu diệt chúng . Giai đoạn hai, từ ngày 11 đến ngày 25 tháng 12 năm 1949, ta bố trí lực lượng tại Phong Phú; địch từ Bát-sa-ma tiến về Cầu Kè thì lọt vào ổ phục kích của ta ở đó; địch không quen thuộc địa hình lại bị chặn đánh bất ngờ nên bị động và hỗn loạn; toàn bộ tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 2 nói trên cùng một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu vào ngày 12 tháng 12 năm 1949. Chiến công này đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Khắp nơi phối hợp tác chiến giòn giã. Địch cho máy bay ném bom xuống nhiều khu vực mà chúng tình nghi là có quân ta ở đó, nhưng không uy hiếp được tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Tình hình ấy khiến cho quân Pháp dao động, hơn 700 lính ở thị xã Vĩnh Long và thị xã Trà Vinh đành phải án binh bất động. Phát huy thắng lợi này, dân quân du kích và đồng bào ở nhiều địa phương kết hợp uy hiếp vũ trang với địch vận, phá rã nhiều ban hội tề, giải phóng thêm nhiều ấp, xã, phum, srok. Nhiều binh lính địch đào ngũ, mang súng về giao nộp cho dân quân, du kích . Giai đoạn ba, từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 12 năm 1949 mở đầu bằng trận đánh viện binh địch vào sáng ngày 26 tháng 12 : lực lượng ta vận động tác chiến trên một tuyến dài hơn một kilômét quân địch dùng xe lội nước và xe bọc thép chở 2 đại đội bộ binh từ thị xã Trà Vinh đi ứng cứu cho Cầu Kè. Hơn một đại đội địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. địch cho máy bay oanh tạc và đổ quân nhảy dù. Ta bao vây đánh bắt quân nhảy dù, lực lượng dân công cũng tham gia bắt tù binh, thu vũ khí dưới làn bom đạn. Địch nếm đòn đau, không dám đổ quân tiếp. Lực lượng ta kiểm soát tiểu khu Cầu Kè và mở rộng đến huyện Tiểu Cần . Giai đoạn bốn, từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 16 tháng 1 năm 1950, ta mở rộng tác chiến ra ngoại vi tiểu khu Cầu Kè, sang địa bàn huyện Trà Cú và huyện Cầu Ngang rồi lấy trục lộ Cầu Ngang- thị xã Trà Vinh làm địa bàn tác chiến chính. Trong giai đoạn này, đồng chí Dương Minh Cảnh, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang tham gia Ban chỉ huy. Trong ngày 9 và ngày 10 tháng 1, quân.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. ta tấn công tiêu diệt 3 đồn địch (đồn Đôn Châu ở huyện Trà Cú và hai đồn ở huyện Cầu Ngang). Ngày 13 tháng 1, quân ta phục kích đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch ở ngã ba Nhị Trường. Trong giai đoạn này, ta tiêu diệt, bức hàng và bức rút gần 30 đồn bót địch, tan rã nhiều ban hội tề ngụy, mở rộng vùng nông thôn giải phóng trên địa bàn huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú . - Kết quả Chiến dịch Cầu Kè kết thúc với thắng lợi giòn giã : ta tiêu diệt 17 đồn, bức hàng và bức rút hơn 30 đồn bót, bắn chìm hai tàu thủy (một tàu chiến và một tàu chở quân), bắn hư 4 xe (2 xe bọc thép, 2 xe vận tải), diệt gọn một tiểu đoàn (thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 2), đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn (địch đưa từ Sóc Trăng và Bến Tre sang), đánh thiệt hại nặng một đại đội lính dù, tổng số gần 500 tên địch bị chết và bị thương, hơn 200 tên bị bắt làm tù binh, gần 2 nghìn lính bảo an và phòng vệ (trong đó phần lớn là người Khmer) bị giải giáp. Ta thu được hơn 300 khẩu súng các loại cùng nhiều đạn dược, quân trang quân dụng và phương tiện chiến tranh, v.v... Câu 6: Trong 2 cuộc kháng chiến (chống Pháp và Mỹ), Trà Vinh được khen thưởng những thành tích gì nổi bật ? Nêu những nét cơ bản của thành tích đó ? Trả lời: * Trong 2 cuộc kháng chiến (chống Pháp và Mỹ), Trà Vinh được Trung ương khen tặng nhiều danh hiệu cao quí như: “Tỉnh dẫn đầu phong trào nhân dân du kích chiến tranh toàn miền”. * Những nét cơ bản của thành tích đó: Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa quân dân Trà Vinh lại dũng cảm kiên cường, vượt qua muôn ngành hy sinh gian khổ, vì kẻ thù một mặt dùng đủ mọi loại binh khí, kỹ thuật hiện đại của chiến tranh nhằm hủy diệt sự sống và màu xanh trên quê hương Trà Vinh; mặt khác, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn; đóng đồn lấn chiến, bình định gom dân, đôn quân bắt lính, tù đày tra tấn những người yêu nước, nhằm đè bẹp ý chí chiến đấu của Nhân dân ta, có thể nói 21 năm chiến tranh, mỗi xóm làng, mỗi gia đình ở Trà Vinh đều bị Mỹ, ngụy gây tội ác hoặc gây mất mát, đau thương, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, gây cảnh con xa cha, vợ xa chồng…Nhưng giặc càng tàn phá, bắn giết, đàn áp thì tinh thần đoàn kết và ý chí căm thù của Nhân dân ngày càng thêm sâu sắc; tinh thần quật khởi đấu tranh ngày càng thêm mạnh mẽ, Nhân dân ta “quyết một tấc không đi, một ly không rời”, lực lượng vũ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. trang và bán vũ trang của ta “bám lấy thắt lưng địch mà đánh”, thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mà tiêu biểu và nòng cốt của phong trào nhân dân du kích chiến tranh là Tiểu đoàn 501, 509 đã cùng với các đơn vị chủ lực đánh những đòn quyết định, hỗ trợ lực lượng quần chúng nổi dậy tiến công. Trong kháng chiến, mỗi xóm làng quê hương Trà Vinh trở thành pháo đài diệt Mỹ, mỗi người dân là một chiến sĩ, ngay trong vùng địch kiểm soát cũng có nhiều phương thức thích hợp để đấu tranh với kẻ thù, nhiều gia đình, cơ sở tôn giáo là nơi nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng, nhiều người dân, lực lượng trí thức, công thương gia, học sinh, sinh viên… kể cả những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền cũng là cơ sở của cách mạng…quân dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, với phương châm 2 chân 3 mũi, kết hợp nhịp nhàng với phong trào đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận của quần chúng với tiến công bằng vũ trang, lần lượt góp phần cùng cả nước đánh bại hết chiến lược này đến chiến lược khác của đế quốc Mỹ. Từ những ngày đấu tranh chính trị đòi hiệp thương thống nhất đất nước đến Đồng Khởi năm 1960, cao trào phá ấp chiến lược năm 1961-1965, cuộc tổng khởi nghĩa xuân Mậu Thân năm 1968 và cuối cùng là hòa chung với khí thế của chiến trường miền Nam trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; quân dân Trà Vinh đã nắm lấy thời cơ, đoàn kết hiệp đồng tự lực tiến công giải phóng tỉnh nhà cùng lúc với Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với những chiến công đó, trong kháng chiến Trà Vinh được Trung ương khen tặng nhiều danh hiệu cao quí “tỉnh dẫn đầu phong trào nhân dân du kích chiến tranh toàn miền”; Câu 7: Tính đến cuối năm 2016 tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu tập thể và bao nhiêu cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Bao nhiêu Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Hãy kể tóm tắt thành tích của một tập thể và một cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang mà anh (chị) biết ? Trả lời: Tính đến cuối năm 2016 tỉnh Trà Vinh có: - 77 tập thể và 55 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. - 3.149 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quí “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” - Tóm tắt thành tích Tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang : + Tiểu đoàn bộ binh 501 được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 1959, tại ấp La Ghi, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị “ Xây dựng Tiểu đoàn vững mạnh đủ sức chiến đấu, tiêu diệt Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn địch. Tiểu đoàn là đơn vị nồng cốt của phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang tỉnh Trà Vinh từ những năm 1960 đến 30/4/1975. + Từ khi ra đời đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1959 – 1975), Tiểu đoàn đã có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, với những trận đánh vang vội, những chiến công hiển hách, Tiểu đoàn đã tiêu diệt từng cứ điểm, đồn bót, phân chi khu tề xã, chi khu Quận lỵ và những tên ác ôn gây nhiều nợ máu với cách mạng như: Quản Hiển – chợ Bến Đái, xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang; tiêu diệt tên Trưởng ấp Đẩu, ấp Hồ Thùng, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; tên Quản An – xã Hàm Giang, huyện Trà Cú; Quản Xê – xã Ngủ Lạc, huyện Duyên Hải… Tiểu đoàn có nhiều trận đánh tiêu diệt địch, đặc biệt có 2 trận đánh mang tính lịch sử là đều đánh vào Dinh Tỉnh trưởng ngụy quân, ngụy quyền Trà Vinh. - Tóm tắt thành tích Cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang: Nguyễn Thị Út (1931 - 1968) Nguyễn Thị Út , sinh ngày 19/04/1931 , tại xã Tam Ngãi, quận Cầu Kè, tỉnh Cần thơ (nay là xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh). Cha chị, ông Nguyễn Văn Xương, sinh năm 1899, người làng Tích Thiện, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Vì gia đình nghèo, ông phải đi làm mướn, ở đợ, trôi dạt đến vùng Rạch Lá, Tam Ngãi. Tại đây, ông đã gặp bà Lê Thị Mười, là người cùng cảnh ngộ. Khi đã thành vợ chồng, ông bà Xương vẫn tiếp tục cuộc sống ở đợ cho địa chủ Hàm Giỏi. Chị Út và hai chị của mình (chị Hai Keo, chị Ba Cao) sinh ra và lớn lên trong nhà địa chủ Hàm Giỏi. Cuộc đời của ba chị em, vì thế không thể vượt qua số kiếp tôi đòi. Ngay từ nhỏ, họ phải làm việc cho địa chủ để kiếm miếng ăn, hết Hàm Giỏi đến con y là Hội đồng Thanh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Năm 1944, ông Nguyễn Văn Xương lâm trọng bệnh, phải ra tận Cầu Kè chữa trị, nhưng bệnh không giảm. Lo lắng trước bệnh tình của con rể, ông ngoại chị Út kêu cả gia đình về cất nhà ở đầu ấp Ngãi Nhất, giáp ấp Ngọc Hồ (chỗ chị ở thường gọi là Cây Sanh) với hy vọng đổi chỗ ở may ra ông Xương khỏi bệnh. Mặc dù rất nghèo, nhưng gia đình nội, ngoại vẫn dốc sức chữa trị, song bệnh ngày một trầm trọng hơn. Ông mất năm 1944, lúc này chị Nguyễn Thị Út vừa tròn 13 tuổi. Mười ba tuổi nhưng chị Út đã qua 5 năm ở đợ. Trong ba chị em, Út là đứa “rắn mắt”, cứng cỏi và gan dạ nhất. Năm 12 tuổi Nguyễn Thị Út đã dám đánh trả lại địa chủ (ném dao cau vào tay vợ Hàm Giỏi, ném ớt bột vào mắt vợ Hội đồng Thanh). Hành động ấy, khí chất ấy tuy rất hồn nhiên và tự phát của tuổi thơ ngây nhưng cũng dự báo một tính cách anh hùng quả cảm của chị Nguyễn Thị Út sau này. Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời. Mặt trận Việt Minh đã ra tuyên ngôn, kêu gọi toàn thể đồng bào cùng nhau đoàn kết phá xiềng xích nô lệ, giải phóng đất nước. Năm 1944 phong trào cách mạng lớn mạnh, lan rộng khắp các địa phương. Cũng năm cha chị qua đời, chị được các anh em cách mạng giải phóng cuộc đời nô lệ cho chị, và cả gia đình, bằng việc trả 1 đồng bạc nợ cho Hàm Giỏi, mà nếu không, chị không bao giờ trả nổi. Từ đây, cuộc đời ở đợ của chị đã chấm dứt. Sau Cách mạng tháng Tám, phong trào cách mạng của Tam Ngãi ngày càng sôi động hơn. Không khí vui tươi, tưng bừng của ngày độc lập phải tạm lắng vì thực dân Pháp bắt đầu trở lại xâm chiếm nước ta. Những tấm gương chiến đấu anh dũng, ngoan cường của chú Chín Luông, anh Tịch và nhiều anh em khác đã khơi dậy trong lòng chị lòng cảm phục, ngưỡng mộ. Cá tính tinh nghịch, táo tợn thời tuổi nhỏ nay có dịp phát triển theo một hướng mới, ý thức về nỗi đau, nỗi nhục của cuộc đời ở đợ, muốn được đấu tranh đòi lại những gì đã bị địa chủ bóc lột, tước đoạt: Ý thức được trả thù cho mình và những người bị áp bức. Chị Út đến với cách mạng, với kháng chiến thật đơn giản, như câu nói của chị “nó đánh mình, mình đánh nó…” (theo tác phẩm”Người Mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi). Bên trong câu nói đơn giản đó là một ý thức giai cấp rạch ròi, là một ý chí chiến đấu không ngoan nhượng trước kẻ thù của chính chị, gia đình chị và của đồng bào chị. Chị dấn thân vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với lòng đầy thanh thản, không sợ gian khổ, hy sinh. Khi cuộc chiến đến thời kỳ ác liệt, thế ta và địch không cân bằng, chị đã nói :”Còn cái lai quần cũng đánh!”. Lời nói đó như một lời thề.hTháng 12/1949, ta mở chiến dịch Cầu Kè, chị Út đảm trách công tác giao liên, trinh sát của tổ chức Công an xung phong do ông Chín Luông chỉ huy. Chị theo dõi, nắm vững tình hình địch,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. báo tin kịp thời với lực lượng quân sự địa phương và bộ đội chủ lực để phối hợp tác chiến (trận Rạch Cách, trận bót Bến Cát) gây nhiều tổn thất cho địch. Đầu năm 1950, Nguyễn Thị Út xây dựng gia đình với Lâm Văn Tịch (người Việt gốc Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương. Có gia đình nhưng chị vẫn tham gia công tác. Vừa đảm đang việc nhà, vừa đảm bảo công tác giao liên, trinh sát địch tình. Chị hoàn thành nhiệm vụ trao kế hoạch của chú Chín Luông cho cơ sở bí mật để tổ chức cứu một đồng chí lãnh đạo Ban binh vận tỉnh bị bắt, bí mật đưa vũ khí qua Cầu Kè cho anh em giết tên quận Hùm khét tiếng ác ôn lúc bấy giờ. Năm 1953, chị sanh con đầu lòng, cháu Lâm Thị Bé. Tình hình chiến trường Cầu Kè lúc này quá căng thẳng, chú Chín Luông và một số anh em khác hy sinh. Bị giặc lùng ráo riết, chị phải bồng con qua Sa Đéc lánh mặt. Tại đây, chị bắt liên lạc với cơ sở nội tuyến, cùng đồng đội đi phá cầu, lấy bót Cây Châu. Tình hình bớt căng thẳng, chị lại bồng con về Tam Ngãi. Sau Hiệp định đình chiến năm 1954, vợ chồng chị được phân công ở lại, hoạt động hợp pháp. Chính quyền ngụy Sài Gòn không tôn trọng Hiệp định, ra sức bắt bớ, đàn áp, trả thù những người kháng chiến cũ. Trong số người bị bắt, có anh Tịch - chồng chị. Chính chị đã trực diện đấu tranh với Quận trưởng Cầu Kè, đòi thả anh Tịch và những đồng chí khác cùng bị bắt, chống lệnh bắt dân xây dựng khu trù mật. Thời gian sau đó (1955 – 1959) gia đình chị tạm lánh về Kế Sách làm ăn, vì ở quê phong trào tố cộng quá ráo riết. Lúc này chị đã sinh thêm được 2 cháu. (Cháu thứ hai là Lâm Thị Thanh, cháu thứ ba là Lâm Thị Tho). Tại đây, chị móc nối với cơ sở cách mạng địa phương là anh Tám Tháo, tiến hành công tác binh vận, lấy được 6 thùng đạn. Trong thời kỳ này, có trong tay 6 thùng đạn thật là quí. Cuối năm 1959, hai vợ chồng trở về Tam Ngãi, sinh thêm người con thứ tư là Lâm Thị Kim Anh. Năm 1960, trong cuộc Đồng Khởi, anh Lâm Văn Tịch tham gia phong trào quân sự địa phương, chị Út hoạt động trinh sát. Cũng năm 1960, bằng phương pháp binh vận, chị tham gia lấy đồn Tám Thế mà không tốn một viên đạn. Chiến công nối tiếp chiến công, mặc dù bụng mang dạ chửa, chị cũng đã chỉ huy chặn đánh lính đồn ấp Chông Nô Ba trên đường chúng đi về Cầu Kè, diệt 6 tên; Đánh bót ấp Chông Nô Ba (tại Chòm Dừa) đang lúc có Quận trưởng Cầu Kè tại đó. Đang lúc có thai bảy tháng, chị cùng đồng đội đánh bót Đường Trâu của sếp Mách. Đồng đội và bà con rất ái ngại, khuyên chị nghỉ dưỡng thai đợi ngày sinh nở. Chị trả lời thản nhiên: “Có ai đánh giặc mà chờ sinh xong mới đánh, còn gà mái là con gà giò. Cứ đánh!”. Gương đánh giặc của chị khiến cho đồng đội hết sức thương yêu và kính phục..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Năm 1961, người con thứ năm là Lâm Văn Hiển ra đời. Chưa đầy một tháng sau ngày sinh, trước tình trạng thiếu đạn, chị Út đã khéo léo làm công tác binh vận, lấy nhiều đạn địch cho cách mạng. Đồng thời tham gia trực tiếp trận tấn công ấp chiến lược Chông Nô 2 - một lá chắn quan trọng bảo vệ huyện lỵ Cầu Kè của kẻ thù. Noi gương chiến đấu dũng cảm của chị Nguyễn Thị Út, chị em phụ nữ tham gia lực lượng quân sự ngày một đông. Do vậy, lãnh đạo cấp trên cho phép xã Tam Ngãi thành lập đội du Kích nữ - Nguyễn Thị Út được cử làm tiểu đội trưởng. Cùng với đơn vị du kích của chồng, chị đã tổ chức nhiều trận đánh, góp phần làm tiêu hao sinh lực địch. Đồng thời, chị còn tổ chức đấu tranh chính trị bằng cách vận động các mẹ, các chị rải truyền đơn, công tác binh vận. Tháng 5/1964, chị được Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh tuyên dương. Tháng 7/1964 lực lượng du kích xã Tam Ngãi đánh bót Bà Mi, Thạnh Phú, trong khi chị đang có thai lần thứ sáu. Ba ngay sau khi sinh người con thứ sáu là Lâm Văn Hùng, chị phải gượng tập đi vì chiến trường đang nóng bỏng, đồng đội đang cần chị. Chị ngồi xuồng cho con chèo đi đến các cơ sở binh vận để tiếp đạn. Bất ngờ một cơn mưa lớn ập đến, bị trúng nước, chị sốt mê man, buộc phải qua bên kia sông Hậu điều trị. Ba tuần sau, người con thứ sáu vừa tròn một tháng tuổi, dù đang còn rất yếu, chị đã trở về cùng đồng đội dự trận đánh lớn lấy bót Bà My. Sau đó, chị tham gia chặn đánh một trung đoàn giặc đổ bộ vào ấp Tân Dinh. Quân ta thắng lớn. Thế là Tam Ngãi được giải phóng.Với thành tích chiến đấu dũng cảm và quên mình, năm 1964 chị vinh dự được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng (nay là Đảng cộng sản Việt Nam). Tháng 4/1965, Mỹ dùng trực thăng đổ quân và 4 cố vấn Mỹ xuống Thị trấn Cầu Kè. Chúng nã pháo liên tục vào Tam Ngãi, gây thiệt hại cho ta. Chị Nguyễn Thị Út cải trang ra Thị trấn nắm tình hình tìm cách tiêu diệt cụm pháo của địch. Nhờ mưu trí, chị đã tổ chức được anh Năm, người Khmer tiếp cận, điều tra kỹ nên đạn cối của bộ đội ta đã trúng đích, tiêu diệt 2 khẩu đại pháo của địch. Sau chiến công vang dội đó, chị Nguyễn Thị Út được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền. Tại Đại hội chị được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tăng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì, với thành tích: “Đã tham gia 23 trận lớn nhỏ (có 8 trận thời kháng chiến lần I)” góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm và mưu trí, một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn”.Lúc này chị là xã đội phó. Không bao lâu sau chị được điều về Quân khu công tác. Chồng chị cùng các con cùng thuyên chuyển theo. Năm 1965, chị sinh ngươì con thứ bảy là Lâm Thị Đồng Xuân. Năm 1968, Chị sinh người con út tên là Lâm Thị Hồng. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, chính quyền Sài Gòn tiến hành nhiều cuộc phản kích với quy mô lớn, nhằm tiêu diệt cơ sở và lực lượng cách mạng. Trong một trận công kích bằng máy bay B52 của Mỹ vào vào 27/11/1968 xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang) nữ anh hùng Nguyễn Thị Út đã hi sinh cùng với người con là Lâm Thị Thoa. Anh Lâm văn Tịch được điều về Trà Vinh, năm 1971 làm huyện đội phó huyện Cầu Kè, anh đã hi sinh vào tháng 5/1974. Chị Nguyễn Thị Út đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xứng đáng là cháu con của Bà Trưng, Bà Triệu, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang, cho chị em phụ nữ và cho dân tộc Việt Nam hôm nay và mai sau. Với những thành tích đó chị đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Câu 8: Từ khi tái lập tỉnh đến nay (1992 - 2017), tỉnh Trà Vinh trãi qua mấy kỳ Đại hội Đảng bộ; Thời gian tiến hành Đại hội; Tiêu đề Báo cáo chính trị của các kỳ Đại hội lần thứ VII; VIII; IX và X; Nêu họ tên các đồng chí được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy và Phó Bí thư Tỉnh ủy ? Trả lời: - Từ khi tái lập tỉnh đến nay (1992 - 2017), tỉnh Trà Vinh trãi qua 6 kỳ Đại hội Đảng bộ: + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ V (nhiệm kỳ 1992 - 1995). + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VI (nhiệm kỳ 1996 - 2000). + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2000 - 2005): Đồng chí Nguyễn Thái Bình được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Văn Dơn và đồng chí Trần Văn Vẹn giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy. + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 2010): Đồng chí Nguyễn Thái Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Hoàn Kim và đồng chí Thạch Hel giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015): Tiêu đề báo cáo chính trị là: Đồng chí Trần Trí Dũng được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy (đến Đại hội lần thứ XI của Đảng diễn ra từ ngày 12-19/01/2011, đồng chí Trần Trí Dũng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương), các đồng chí Thạch Hel, Trần Khiêu và Dương Hoàng Nghĩa giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy. + Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020): Tiêu đề báo cáo chính trị là: “Tăng cường đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đổi mới; phấn đấu đưa Trà Vinh trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Đồng chí Trần Trí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ngô Chí Cường, Sơn Thị Ánh Hồng, Đồng Văn Lâm được Ban Chấp hành khóa mới tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa X, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Câu 9: Những thành tựu chủ yếu về kinh tế - xã hội qua 25 năm tái lập tỉnh (1992 - 2017). Trả lời: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Trà Vinh lần thứ X cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã đạt được một số kết quả sau: GDP bình quân 5 năm tăng 11,53%, khu vực I tăng 2,90%; khu vực II tăng 13,68% và khu vực III tăng 17,45%; GDP bình quân đầu người từ 14,9 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 tăng lên 33,425 triệu đồng/người/năm vào năm 2015, tăng 123,95% (tương đương 1.533USD - tỷ giá quy đổi 21.800 đồng=1USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Giáo dục đào tạo phát triển theo hướng toàn diện: Quy mô trường, lớp học, phòng học được kiên cố hóa, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên. Tỷ lệ đi học trong độ tuổi bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt kế hoạch (29). Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được chuẩn hóa; đổi mới phương pháp dạy và học, chất lượng giáo dục được nâng lên. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, có 30/105 xã - phường - thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học. Giáo dục đại học có sự phát triển về quy mô, ngành nghề, nâng chất lượng đào tạo. Giáo dục và đào tạo trong vùng có đông đồng bào Khmer tiếp tục phát triển. Tạo được sự chuyển biến tích cực trong phong trào xã hội hóa giáo dục, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp. Khoa học - công nghệ, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng: Lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ có nhiều.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. đổi mới và đi vào chiều sâu; triển khai nhiều đề tài, công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất và tái cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chú trọng các đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ (30), tạo thuận lợi cho người sản xuất tiếp cận và ứng dụng các mô hình, quy trình công nghệ vào sản xuất và đời sống. Triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên nước, khoáng sản, đất đai, đất bãi bồi ven sông, ven biển theo quy hoạch, ổn định diện tích đất trồng lúa, bảo vệ và phát triển đất rừng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 98% diện tích. Thực hiện các giải pháp khắc phục và giảm thiểu các yếu tố tác động xấu đến môi trường đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; có những chuyển biến tích cực trong quản lý và xử lý chất thải. Thực hiện điều tra, thống kê và nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học; kiểm soát chặt chẽ sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen; bảo vệ các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, ven biển. Đánh giá yếu tố biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất và đời sống, xây dựng các giải pháp ứng phó giảm thiểu rủi ro. Thực hiện các dự án truyền thông nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đến cộng đồng. Đầu tư hệ thống đê biển, đê sông, trồng rừng phòng hộ nâng cao khả năng thích ứng. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao có nhiều tiến bộ: Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa cộng đồng. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhu cầu giải trí của Nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được sự quan tâm, công nhận và được công nhận 33 di tích, di sản văn hóa (16 cấp quốc gia, 17 cấp tỉnh). Chú trọng chất lượng trong xét công nhận và tái công nhận xã - phường - thị trấn văn hóa, cơ quan, trường học, cơ sở tín ngưỡng văn minh(32). Các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao được đầu tư, nâng cấp. Hoạt động thể dục - thể thao phát triển, chú trọng việc xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, đồng thời tập trung có trọng điểm cho thể thao thành tích cao. Hạ tầng thông tin - truyền thông được đầu tư, an toàn, an ninh thông tin cơ bản được đảm bảo, đưa sóng truyền hình lên vệ tinh VINASAT, tăng thời lượng phát thanh - phát hình, tăng trang và số kỳ phát hành Báo Trà Vinh. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên báo, đài, đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh. Thông qua hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình, Cổng thông tin điện tử của tỉnh (bằng 03 ngôn ngữ: Việt, Khmer, Anh), cùng với sự nỗ lực của các văn nghệ sĩ đã góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, định hướng các giá trị tốt đẹp của cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động, công tác dạy nghề được chú trọng, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% lao động trong độ tuổi, trong đó qua đào tạo nghề đạt 39%, đã giải quyết việc làm cho gần 300.000 lượt lao động (vượt 21% so nghị quyết), tỷ lệ thất nghiệp còn 3,09%, lao động nông thôn thiếu việc làm khoảng 6%. Cơ cấu lao động bước đầu chuyển dịch tích cực, giảm tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Công tác giảm nghèo đã được tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực, đã xây dựng và thực hiện Đề án “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020”. Bằng nhiều biện pháp như đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo tạo điều kiện phát triển sản xuất; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm, tạo thuận lợi cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các chính sách miễn giảm học phí, viện phí, sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng, nhất là sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, người nghèo, đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 23,63% (đầu năm 2011), xuống còn 7,66% (cuối năm 2015), bình quân hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,13%, vùng có đông đồng bào Khmer giảm 5,23%(36). Đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 1.859 Bà mẹ (nâng toàn tỉnh có 2.873 Bà mẹ Việt Nam anh hùng); 07 tập thể và 08 cá nhân Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (nâng toàn tỉnh có 84 tập thể và 58 cá nhân Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân). Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội, chăm sóc và nâng mức sống của người có công cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh(37); huy động được sự đóng góp của cộng đồng xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và bàn giao 5.574 căn, sửa chữa 2.781 căn nhà tình nghĩa và trên 800 căn nhà đồng đội cho các đối tượng chính sách; hỗ trợ xây dựng mới 22.314 căn nhà cho hộ nghèo; triển khai thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người cao tuổi và đối tượng bảo trợ xã hội(38). Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân có chuyển biến tích cực, mạng lưới khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được củng cố và mở rộng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng số giường bệnh nội trú, cung cấp dịch vụ y tế đa dạng và chất lượng tốt hơn. Công tác đào tạo cán bộ y tế được quan tâm(39), chú trọng kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, phát hiện và khống chế dập dịch kịp thời, giảm tỷ lệ mắc/chết do các bệnh truyền nhiễm; các chỉ tiêu về y tế dự phòng đều đạt. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cho trẻ em dưới 05 tuổi đạt 95%. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đạt 83%. Duy trì mức giảm sinh, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống mức.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. hợp lý, nâng cao tuổi thọ và chất lượng, cơ cấu dân số; quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15%, giảm tỷ suất tử vong người mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 01 tuổi và dưới 05 tuổi. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh: Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân; có 90/106 xã - phường - thị trấn vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 16.229 cán bộ, đảng viên; 5.356 chức sắc, chức việc; 117.230 học sinh, sinh viên, hơn 4.000 lượt công nhân, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiện toàn lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên về tổ chức, biên chế và nâng cao chất lượng(43). Hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu và tuyển quân hàng năm. Lực lượng Công an được quan tâm xây dựng đủ số lượng, nâng cao về chất lượng. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố và phát triển, phát huy được sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của tỉnh; đấu tranh làm thất bại các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị. Chủ động phòng ngừa, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; hoạt động tội phạm hình sự được kiềm chế; vi phạm trật tự xã hội giảm; tai nạn giao thông được kéo giảm cả 3 mặt (số vụ, số người bị thương và số người chết). Lực lượng biên phòng phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực biên giới biển. Giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc nảy sinh về trật tự xã hội, xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, với mục tiêu: “Tăng cường đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm; xây dựngĐảng bộ trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đổi mới; phấn đấu đưaTrà Vinh trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ”. Câu 10: Hãy cho biết trong 25 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đã có những Nghị quyết, Chỉ thị gì đối với công tác dân tộc? Nêu một số kết quả cơ bản việc thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) “về chuyển biến vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2011-2015” ? Trả lời: Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy có Nghị quyết số 01 (năm 1992), Nghị quyết số 06 (năm 2003), Nghị quyết số 03 (năm 2011) “về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer”. Ban thường vụ Tỉnh ủy có Kế hoạch số 02 (năm 1996) “Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. Đảng (khóa VII) về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới ”; Chỉ thị số 04 (năm 2002) “Về tăng cường công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer, Hoa”; Kế hoạch số 48 (năm 2013) về xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng người Hoa… * Kết quả: Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ trong vùng đồng bào Khmer, trong 5 năm qua, toàn tỉnh cũng đã đầu tư 26 tỷ đồng tổ chức gần 800 lớp dạy nghề cho gần 29.000 lao động nông thôn, với trên 70% người có việc làm ổn định tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ đất ở cho trên 2.000 hộ và 434 hộ được hỗ trợ đất sản xuất với tổng kinh phí gần 77 tỷ đồng; hỗ trợ cho gần 1.300 hộ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, với số tiền trên 10 tỷ đồng; bộ mặt nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày thêm khởi sắc. Song song đó, công tác y tế, giáo dục tiếp tục phát triển; hiện toàn tỉnh có 54/64 trạm Y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh Khmer đi học trong độ tuổi bậc Tiểu học đạt 99%, Trung học cơ sở đạt 97%, Trung học phổ thộng đạt 79%; tiếng nói và chữ viết của đồng bào Khmer được quan tâm giữ gìn và phát huy tại các điểm trường; 134 điểm chùa và 7 điểm Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện tiếp tục được đầu tư nhằm tạo điều kiện cho trên 2.000 em học sinh theo học hàng năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ Khmer nghèo đến cuối năm 2015 giảm còn 55,64% và 43,% hộ cận nghèo so với tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh. Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết về phong trào xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh ta: - Mục tiêu xây dựng nông thôn mới; - Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; - Các tiêu chí xã nông thôn mới; + Đến cuối năm 2016, có bao nhiêu xã được công nhận ? Tên của các xã. + Hãy viết một vài cảm nhận của đồng chí (Anh, Chị) về phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình (nếu địa phương là phường, thị trấn thì viết về phong trào xây dựng phường, thị trấn văn hóa, văn minh đô thị - Bài viết không quá 3 trang giấy A4). Trả lời: - Mục tiêu xây dựng nông thôn mới: Xây dựng xã nông thôn mới nhằm đạt được được những mục tiêu cơ bản như sau: + Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. + Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. + Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức. - Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới: Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau: + Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành. + Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. + Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn. + Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá. + Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. - Các tiêu chí xã nông thôn mới: Tiêu chí “Xã nông thôn mới”: Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy định tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Đinh Hoài Phương. Trường tiểu học Hòa Ân A. + 5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm 5: Hệ thống chính trị. + 19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội. + Đến cuối năm 2016, Trà Vinh đã có 20 xã được công nhận xã Nông thôn mới là: Long Đức, Phú Cần, Hiếu Trung, Tập Ngãi, Tân Hùng, An Phú Tân, Hưng Mỹ, Long Hữu, Dân Thành, Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Tân Sơn, Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Mỹ Long Bắc, Nhị Long Phú, An Trường, Ninh Thới, Tân Bình. + Một vài cảm nhận về phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 12: Nhân kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh, căn cứ tình hình thực tế hiện nay, anh (chị) cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn đề xuất cùng lãnh đạo tỉnh góp phần để Trà Vinh phát triển bền vững ? (Bài viết không quá 3 trang giấy A4). Trả lời: ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Người viết. Đinh Hoài Phương.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×