Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cac buoc soan mot giao an tich hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.27 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÁC BƯỚC SOẠN MỘT GIÁO ÁN TÍCH HỢP</b>
<b>Bước 1: Thiết lập mục tiêu bài học</b>


Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu bài học. Ở bước này, giáo viên làm việc theo
nhóm hoặc cá nhân để xác định các mục tiêu dạy học dựa trên chuẩn chương trình của
mỗi mơn học mà chính mình phụ trách và mục tiêu mở rộng.


Sau đó, thiết lập sơ đồ mục tiêu chung cho nhiều môn học; chia sẻ sơ đồ, mục tiêu giữa
các giáo viên trong nhóm, thống nhất về những kết quả học tập mà học sinh cần đạt
được.


Cuối cơng đoạn này, nhóm giáo viên thống nhất được mục tiêu dạy học chung, cốt lõi.
<b>Bước 2: Xác định tâm điểm tổ chức tích hợp tiềm năng</b>


Đây là bước thứ hai trong quy trình thiết kế bài học. Ở bước này, nhóm giáo viên
thảo luận, đề xuất các tâm điểm tổ chức tích hợp có tính chất tiềm năng giúp đạt được
tất cả các kết quả học tập mà học sinh cần đạt được. Tâm điểm tổ chức tích hợp chính
là huyệt đạo của bài học, là sợi dây nối các phần trong đơn vị bài học.


Có nhiều loại tâm điểm tổ chức tích hợp bài học khác nhau, bao gồm các chủ đề, chủ
điểm, khái niệm, hiện tượng và vấn đề, các vấn đề thời sự. Đối với các mơn khoa học
tự nhiên, tâm điểm có thể là các khái niệm xun chương trình như mơ hình, năng
lượng...


Khi chọn tâm điểm tổ chức tích hợp, giáo viên cần dựa trên một số tiêu chí, như tính
phái sinh, tính có ý nghĩa, sự xác đáng và sự gắn kết.


<b>Bước 3: Xác định câu hỏi cốt lõi và các câu hỏi gợi mở</b>


Câu hỏi cốt lõi là trung tâm của việc thiết kế chủ đề tích hợp, liên mơn, thúc đẩy
việc hiểu tất cả các lĩnh vực môn học tham gia vào chủ đề tích hợp.



Câu hỏi cốt lõi mang tính phổ quát chứ không gắn với một môn học cụ thể nào, hướng
đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững, khơng nhằm mục
đích gợi ý cho học sinh đưa ra câu trả lời “đúng”, “sai”.


Giáo viên cần sử dụng các câu hỏi cốt lõi để thực hiện một đơn vị bài học lấy việc tìm
tịi làm hoạt động chính mà khơng phải đưa ra cho học sinh một câu trả lời đúng duy
nhất.


Nếu đơn vị bài học khơng địi hỏi học sinh phải có sự tìm tịi - tức là khi giáo viên
truyền đạt những thông tin cụ thể mà học sinh không cần phải đặt ra các câu hỏi hay
phải nghiên cứu thì khơng cần đặt ra câu hỏi cốt lõi.


Câu hỏi gợi mở còn được gọi là các câu hỏi liên quan đến bài học, xuất phát từ chương
trình mơn học cụ thể. Đó chính là những mục tiêu trong chương trình được cụ thể hóa
thành các câu hỏi.


Ví dụ, trong một dự án tìm hiểu về cơn trùng, học sinh đóng vai một cá thể cơn trùng
trong lồi. Cơng việc của học sinh là phải thuyết phục một thành viên trong gia đình
vốn rất sợ rệp, nhận ra tầm quan trọng của chúng đối với hệ sinh thái và khơng việc gì
phải sợ chúng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Điều gì khiến một cơn trùng chỉ là cơn trùng? Cơn trùng có thể phát triển và thay đổi
như thế nào? Lồi cơn trùng có lợi và có hại ở những mặt nào (câu hỏi nội dung).


<b>Bước 4: Thiết kế, sơ đồ hóa các hoạt động </b>


Thiết kế các hoạt động tiềm năng thuộc các mơn học, sơ đồ hóa các hoạt động đó và
thiết lập phân bổ thời gian.



Đối với việc tạo các dự án tích hợp, sẽ tiến hành làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để
xem xét lại mục tiêu học tập, tâm điểm tổ chức tích hợp và các câu hỏi; thảo luận,
thống nhất các dự án tích hợp cho học sinh; xác định các hoạt động khởi đầu, giai đoạn
giữa và giai đoạn đỉnh điểm.


Đối với việc tạo các hoạt động theo từng lĩnh vực môn học riêng, tiến hành làm việc cá
nhân, suy nghĩ về các hoạt động và dự án cho lớp học liên quan đến tâm điểm tổ chức
tích hợp và các dự án tích hợp chia sẻ các hoạt động đề xuất của giáo viên với nhóm.
Sau đó, cả nhóm lựa chọn các hoạt động cho bài học và phác họa các hoạt động đó.
Khi phác họa, cả nhóm cần lưu ý xác định các bài dạy và cách đánh giá cho từng ngày
trong tuần.


<b>Bước 5: Đánh giá bài học tích hợp</b>


Cuối cùng là đánh giá bài học tích hợp. Để thực hiện bước này, giáo viên cần xem
xét các nội dung câu hỏi liên quan đến sự tham gia của học sinh; câu hỏi cốt lõi và câu
hỏi gợi mở; các bài học và hoạt động xung quanh các q trình và nội dung...


*Dạy tích hợp là xu thế tất yếu trong đào tạo nghề để gắn liền giữa kiến thức lý
<b>thuyết và kỹ năng thực hành.</b>


Tại Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2015 thì 100% là bài giảng tích hợp.
Với mục tiêu nâng cao giờ giảng tích hợp của trường Cao đẳng nghề Cơng nghiệp
Thanh Hóa tác giả mong được nghiên cứu, trao đổi với thầy cô nhân kỷ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11 một số nội dung về biên soạn một giáo án tích hợp theo mẫu
đã được Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành.


<b>1. Phần dẫn nhập:</b>


Là phần giúp người học xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của bài học, thu hút sự


chú ý của người học vì vậy hoạt động của giáo viên nên bắt đầu bài dạy bằng việc nêu
một sự kiện bất thường liên quan đến bài học hoặc đưa ra một vài con số thống kê, một
hình ảnh kịch tích, tổ chức một trị chơi, hỏi một câu hỏi .. Điều đó tạo sự hấp dẫn cho
giờ học và phát triển mối quan hệ tốt trong lớp học dẫn đến kích thích động cơ học tập
của học sinh - sinh viên.


<b>2. Phần tái hiện chủ đề:</b>


Tên chủ đề được nêu rõ ràng và ngắn gọn trong đó nhấn mạnh đến hành động mà
người học phải thực hiện. Nêu rõ mục tiêu học tập là những yêu cầu và kiến thức, kỹ
năng, thái độ. Sau đó giáo viên giới thiệu tất cả dụng cụ và học liệu sử dụng để giải
quyết các công việc của bài học.


<b>3. Phần giải quyết vấn đề:</b>


Nội dung trọng tâm của phần này là hướng dẫn người học rèn luyện để hình thành và
phát triển năng lực. Mỗi bước công việc giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên
cứu kiến thức liên quan đến việc thực hiện các bước, trình tự thực hiện và hoạt động
luyện tập của học sinh để đạt được tiêu chuẩn nghề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

là những kiến thức cần trực tiếp đảm bảo cho thực hiện các bước cơng việc hiệu quả và
an tồn. Trên cơ sở phân tích nghề đưa ra các tiểu kỹ năng của bài học. Mỗi bài học có
thể có nhiều tiểu kỹ năng, giáo viên cần hướng dẫn theo thứ tự từng tiểu kỹ năng và
đảm bảo mỗi tiểu kỹ năng phải hướng dẫn 3 nội dung:


- Lý thuyết liên quan: Tổ chức và hướng dẫn người học nghiên cứu kiến thức liên quan
đến tiểu kỹ năng.


- Trình tự thực hiện: Hướng dẫn trình tự thao tác, động tác thực hiện



- Thực hành của người học: Hướng dẫn người học luyện tập cho đến khi đạt được tiêu
chuẩn của tiểu kỹ năng này.


Kết quả hoạt động giải quyết vấn đề là bản thiết kế gồm: Qui trình, cấu trúc - cấu tạo,
sơ đồ nguyên lý, chương trình phần mềm, sản phẩm vật chất thật hay mơ hình, mô
phỏng...


Hoạt động ở phần giải quyết vấn đề là tổ chức cho người học nghiên cứu kiến thức liên
quan đến thực hiện kỹ năng. Ngoài ra trang bị cho người học những kiến thức để xử lý
sự cố, sai hỏng và những lưu ý để tránh sai hỏng sản phẩm. Tổ chức cho người học tập
luyện theo qui trình.


<b>4. Kết thúc vấn đề:</b>


Tổng kết bài cũng là một việc mà người học phải tham gia. Những ý chủ chốt, những
liên hệ cốt yếu, những khái niệm hoặc giá trị có tính cơng cụ cần phải nhắc đến cô
đọng, rút gọn đặc biệt là những sơ đồ, mơ hình, cơng thức, qui trình cơng nghệ hoặc tái
hiện trực quan. Củng cố kiến thức, kỹ năng, đánh giá và hướng dẫn học sinh - sinh
viên tự đánh giá kết quả học tập.


<b>5. Hướng dẫn tự học:</b>


Việc này không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu nhất là
hướng dẫn cách học, khuyến khích tìm kiếm tư liệu. Những ý gợi mở nên có liên hệ
với bài học sau:


* Giao nhiệm vụ tự học


* Thông báo các yêu cầu gồm: Yêu cầu về sản phẩm, thời gian, cách thức tiến hành.
* Hướng dẫn cách thực hiện



* Giới thiệu tài liệu tham khảo, dụng cụ, thiết bị thực hiện bài tập.
<i><b>Tài liệu tham khảo</b></i>


1. Ngơ Đức Trí: Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây
<i><b>dựng tiêu chuẩn nghề. (Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp bộ mã số B93-38-24)</b></i>
2. Nguyễn Đức Tú - Hồ Ngọc Vinh: Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề - Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.


3. Mẫu giáo án tích hợp ban hành kèm theo Quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH
Giáo viên sưu tầm


</div>

<!--links-->

×