Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi hsg van nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.06 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN THI: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 29/ 3/ 2016. Thời gian làm bài: 120 phút. Câu 1 (4 điểm): Cho đoạn văn sau: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. (Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) a. Tìm các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ đó. b. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 2 (6 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: T " ự học là chìa khóa của thành công" Câu 3 (10 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Ca dao là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta." Dựa vào những bài ca dao đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ____________________ Hết ________________________ (Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .......... Giám thị 1: ...................................................... Giám thị 2: .......................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN. BẢN CHÍNH. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. NĂM HỌC: 2015-2016 HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN 7 NGÀY THI: 29/ 3/ 2016 Hướng dẫn gồm có 02 trang. CÂU. NỘI DUNG. ĐIỂM 1 1. 1. a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng - Công dụng: xác định thời gian, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ. b. Trong câu cuối, tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ: Tinh thần ấy (tinh thần yêu nước) như làn sóng... - Tác dụng : giúp người đọc hình dung cụ thể được sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.. 2. 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn sáng rõ, dẫn chứng linh hoạt. 2. Yêu cầu về nội dung: Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn vấn đề. Thân bài: * Giải thích vấn đề: - Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình, những kiến thức do mình tự nghiên cứu, lĩnh hội. - Thành công là những thành quả mà con người đạt được sau những nỗ lực phấn đấu của mình. => Câu nói khẳng định vai trò của việc tự học trên bước đường thành công của mỗi người. * Bàn luận: - Tự học giúp con người chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá...giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. - Tự học giúp chúng ta tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài, giúp ta nhanh chóng hình thành các kĩ năng. - Lấy dẫn chứng chứng minh (dẫn chứng linh hoạt): Lương Thế Vinh nhờ tự học ...sau này sáng tạo ra bảng cửu chương. Mạc Đĩnh Chi- tấm gương tự học sáng ngời được vinh danh "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên". Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta .... * Mở rộng và lật lại vấn đề.. 1 1. 0.5 0.5 0.5. 1 1 1. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thực tế ngày nay đa số các bạn học sinh còn quá phụ thuộc vào những kiến thức mà thầy cô cung cấp, việc học thêm tràn lan lại thêm quá nhiều sách tham khảo nên dẫn đến tiếp thu tri thức một cách thụ động, thiếu sáng tạo, hiệu quả công việc thấp. - Tuy nhiên, ngoài việc tự học thì chúng ta không phủ nhận vai trò của việc tiếp thu kiền thức được truyền thụ trên lớp, hoặc những tri thức sẵn có trong sách vở. Kết bài: - Khẳng định vai trò của tự học. - Suy nghĩ của bản thân. 3. 0.5. 0.5. 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (ca dao). - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng. Biết phân tích dẫn chứng. - Trình bày sạch đẹp, từ ngũ chính xác, diễn đạt chuẩn, lời văn trôi chảy, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu về nội dung: a) Mở bài:. 1. - Dẫn dắt vấn đề hợp lí. - Trích dẫn nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. b) Thân bài: * Ca dao thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú, xuất phát từ trái tim của nhân dân lao động; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà"- Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ..... 1. * Ca dao "là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.": - Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng): rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…; Đường vô xứ Nghệ …;Đứng bên ni đồng…; gió đưa cành trúc la đà… - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: Dù ai đi... mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương... một giàn; Nhiễu điều phủ lấy... nhau cùng; .... 3 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tình cảm gia đình: + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ... có nguồn; Ngó lên nuột lạt... bấy nhiêu; ). + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như ... là đạo con; Ơn cha ... cưu mang; Chiều chiều ra đứng ... chín chiều; Mẹ già như ... đường mía lau...). + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân ... đỡ đần; Anh em một họ một nhà...; Anh em hiếu thảo thuận hiền...). + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm ... khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua... càng hơn vua;...).. 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5. - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ... nhớ trời; Cái cò cái vạc... giăng ca ...).. 0,5. - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…). 0,5. - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cới… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….).. 1. c) Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề. - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.. Lưu ý: Trến đây là những gợi ý chấm. Trong quá trình chấm, giám khảo cần có sự vận dụng linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm một cách thuần túy. _____________________________.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×