Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 6 chủ đề 3 Tiết 10 11 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.12 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 07/10/2020 CHỦ ĐỀ 3: VUI ĐẾN TRƯỜNG I.MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS biết bài hát Hành khúc tới trường là bài dân ca Pháp- lời Việt do nhạc sĩ Phan Trần Bảng. - Thông qua bài hát học sinh biết rõ hơn về âm nhạc nước Pháp. - Bài hát miêu tả buổi sáng từng tốp hs đến trường với niềm tự hào về quê hương đất nước. - HS biết bài TĐN số 4 - của nhạc sĩ Mô-Da người Áo, được viết ở nhịp 2/4. - HS hát thuộc bài Hành khúc tới trường và thể hiện đúng tốc độ sắc thái và tính chất của bài hát. - HS biết được vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu phước và một vài sáng tác của ông thông qua bài hát Lên Đàng. - Học sinh có những hiểu biết sơ lược về dân ca Việt Nam 2. Về kĩ năng: - HS hát đúng giai điệu,lời ca của bài Hành khúc tới trường. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hất đuổi. - HS đọc đúng giai điệu ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài. - HS tập đọc nhạc, ghép lời ca, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài. 3. Về thái độ: - Qua bài hát giáo dục cho các em có tình yêu đối với những tác phẩm âm nhạc hay của nước ngoài, tình yêu mái trường, quê hương, đất nước. - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. - Qua bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch ( Lãnh tụ ca ) học sinh hiểu được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. - Giáo dục học sinh hiểu được về dân ca Việt Nam từ đó hình thành và phát triển lòng yêu mến, giữ gìn những làn điệu dân ca truyền thống. II- NỘI DUNG 1. Nội dung tiết 10: - Học hát: Bài Hành khúc tới trường 2. Nội dung tiết 11:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - ÂNTT: nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên Đàng. 3. Nội dung tiết 12 - Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - ÂNTT: Sơ lược về dân ca Việt Nam III-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Chuẩn bị của GV: + Nhạc cụ quen dùng.Organ, Máy tính và máy chiếu. + Đệm đàn thuần thục bài Hành khúc tới trường và bài TĐN số 4. + Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 4. +Ảnh và tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. + Băng hình, tranh ảnh vẽ sinh hoạt dân ca các miền,đĩa nhạc 1 số bài dân ca chọn lọc. - Chuẩn bị của HS: + Sách Âm nhạc 6, vở ghi bài. + Nhạc cụ gõ: thanh phách … IV.PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp luyện tập - thực hành kết hợp lí thuyết. - Phương pháp vấn đáp.. - Phương pháp trực quan. V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC Lớp. Ngày giảng. 6A. 10/11/2020. 6B. 11/11/2020. 6C. 12/11/2020. Vắng. Tiết 10 HỌC HÁT BÀI HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG 1. Ổn định lớp: (1’). Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Giảng bài mới: (40’) HĐ CỦA GV. NỘI DUNG. Gv ghi bảng. Học hát: Bài Hành khúc tới trường (30’) Nhạc: Pháp Lời việt: Phan Trần Bảng Lê Minh Châu GV cho học A.Hoạt động khởi động: sinh xem hình ? Nhìn những bức ảnh trên làm em liên tưởng tới ảnh điều gì? Gv mở nhạc. - Cho học sinh nghe mẫu bài hát Hành khúc tới. HĐ CỦA TRÒ Hs ghi bài. Hs trả lời Hs nghe. trường - GV giới thiệu. - HS xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới. HS xem. 1)Giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu. Trong nền ANVN có rất nhiều nhạc sĩ mà cả cuộc. HS nghe. đời của họ luôn gắn bó thân thiết với các em nhỏ thiếu nhi như nhạc sĩ Phạm Tuyên, Trương Quang Lục, Phong Nhã…đã có rất nhiều ca khúc viết cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Mỗi 1 ca khúc của các nhạc sĩ có đóng góp không nhỏ tới đời sống văn hoá, nghệ thuật của các em. Và hôm nay, chúng ta sẽ học bài hát Hành khúc tới trường Gv yêu cầu Gv hỏi. của Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu. - Quan sat bài hát *Hoạt động cả lớp - HS nghe bài hát Hành khúc tới trường (Nghe băng, đĩa hoặc GV trình bày), nêu những hình. Hs quan sát và đọc lời ca Hs trả lời.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ảnh(câu hát) mà em thấy thích. * Hoạt động cá nhân - HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: + Nội dung (hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì? Gv điều khiển Gv hỏi. + Chia các câu hát? C. Hoạt động thực hành. Hs nghe. * Hoạt động cả lớp. Hs trả lời. - HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát: - Tập hát từng câu: - GV đàn và hát + Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai mẫu điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tương tự với các câu còn lại * Hoạt động nhóm - Tập hát cả bài: + HS tập hát cả bài. + HS tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. + Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, tuyên dương khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. * Hoạt động cả lớp - Củng cố bài hát + HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhạc.. - HS nghe và thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + HS tập hát nối tiếp: HS nữ hát câu 1, HS nam hát câu 2, HS nữ hát câu 3, HS nam hát câu 4, câu số 5 GV điều khiển. cả lớp hát hòa giọng. D. Hoạt động ứng dụng. HS thực hiện. Hoạt động nhóm và cá nhân - HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau: + Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Hành khúc tới trường trong các sinh hoạt của GV hướng dẫn. lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. E. Hoạt động bổ sung HS thực hiện * Hoạt động nhóm Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động sau: - Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề nhà trường. - Sưu tầm một số bài hát thuộc thể loại nhạc nhẹ. Gv hỏi. Trả lời câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để giữ gìn mái trường? Giáo dục tư tưởng cho Hs: Ngày nay, các em may mắn, được sống và học tập trong một đất nước hòa bình. Bố me, thày cô, mọi ban nghành đoàn thể đều dành cho các em những điều kiện tốt nhất để các em tiếp thu tri thức, hoàn thiện bản thân. ... HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? em thấy bản thân mình phải có trách nhiệm gì đối với người thân và xã hội trong tương lai? ( Ra sức học tập tốt, sau này đền đáp công ơn cha mẹ, xây dựng đất nước ngày càng giàu đep...) ? Tìm những bài hát viết ở thể loại hành khúc mà em biết? ( Đội ca, Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh...) ? Học bài hát giúp gì cho em? ( Hiểu biết thêm về nước Pháp, Vận dụng lí thuyết vào thực hành, nắm được khái niệm về thể loại hành khúc...) 4 Củng cố. ( 4’ ) - Gv cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc đệm của đàn. 5. Hướng dẫn BTVN. ( 1’ ) - Học thuộc bài hát. - Làm bài tập trong sbt - Xem nội dung tiết 2. * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Lớp. Ngày giảng. 6A. 17/11/2020. 6B. 18/11/2020. 6C. 11/2020. Vắng. Tiết 11. Tập đọc nhạc: TĐN số 4. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng 1. Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV đàn câu hát 2 trong bài Hành khúc tới trường sau đó hỏi hs đó là câu hát nàoy/c hs trình bày. 3. Giảng bài mới: (40’) HĐ CỦA GV NỘI DUNG Gv ghi nội dung I.Tập đọc nhạc: TĐN số 4 (25’). HĐ CỦA HS Hs ghi bài. A. Hoạt động khởi động: Hoạt động cả lớp GV yêu cầu. GV đàn giai điệu bài TĐN số 4, HS lắng nghe và. HS thực hiện. quan sát bản nhạc. Hoạt động cá nhân HS nêu cảm nhận về bản nhạc. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Hoạt động cặp đôi HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: + Bài hát viết ở nhịp gi? Nhắc lại khái niệm? GV hướng dẫn + Về cao độ bài TĐN có sử dụng những hình nốt HS trả lời và đặt câu hỏi nhạc nào? + Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất? + Về trường độ bài TĐN có sử dụng những hình nốt nhạc nào? C. Hoạt động thực hành: Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN): GV yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV đàn giai điệu câu 1, HS tập đọc theo. Đọc câu tiếp theo tương tự. Tập đọc cả bài:. HS nghe và thực hiện. GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo. HS đọc cả bài TĐN và gõ phách. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS. GV yêu cầu. Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ phách. Ghép lời ca. GV đàn giai điệu, HS hát lời của bài TĐN, vừa hát. GV đàn. vừa gõ phách. Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong hát lời.. GV hỏi. Củng cố, kiểm tra: Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách. D. Hoạt động ứng dụng: * Hoạt động nhóm Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện. E. Hoạt động bổ sung:. GV yêu cầu. * Hoạt động cá nhân -. HS Đặt lời mới cho bài TĐN theo chủ đề. tự chọn.. II.Âm nhạc thường thức: (15’). HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhạc sĩ Lưu hữu Phước và bài hát Lên đàng GV yêu cầu - Gọi 1 Hs đọc phần 1 trong sgk. GV cho HS - Gv giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc xem hình ảnh sĩ Lưu hữu Phước. (12.9.1921 - 12.6.1989) Gv mở nhạc - Giới thệu trích đoạn bài gieo vang bình minh và bài Thiếu nhi thế giới liên hoan của nhạc sĩ -GV điều khiển, - Cho Hs nghe bài hát Lên đàng 1-2 lần Vf có thể mở nhạc cho HS hát nhẩm theo.. HS thực hiện. Hs nghe HS nghe và thực hiện.. 4. Củng cố: ( 3’) - Cho HS đọc lại bài TĐN số 4 kết hợp gõ phách. 5. Hướng dẫn cho học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.(1p’) - Đọc đúng, hát thuộc bài TĐN số 4. - Làm bài tập 1,2 trong SGK ( trang 24). - Xem trước bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Lớp. Ngày giảng. 6A. 25/11/2020. 6B. 26/11/2020. 6C. 27/11/2020. Vắng. Tiết 12. Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam 1. Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đan xen trong quá trình dạy 3. Giảng bài mới: (40’) HĐ CỦA GV NỘI DUNG Gv ghi nội dung I. Ôn tập bài hát (15’). HĐ CỦA HS Hs ghi bài. Hành khúc tới trường A. Hoạt động khởi động: -GV đàn, yêu * Hoạt động cả lớp : HS thực hiện cầu Cả lớp hát bài Hành khúc tới trường kết hợp gõ đệm theo phách. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới) C. Hoạt động thực hành: Hoạt động cả lớp : GV yêu cầu. -Hát bài Hành khúc tới trường, hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Hát bài Hành khúc tới trường, kết hợp gõ đệm : + Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. + Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. * Hoạt động nhóm : - Hát bài Hành khúc tới trường theo cách hát đuổi. - Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp vận động theo nhạc. D. Hoạt động ứng dụng:. HS thể hiện.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Hoạt động nhóm và cá nhân : GV yêu cầu. - Trình diễn bài Hành khúc tới trường trước lớp, HS thể hiện theo từng nhóm. - Trình diễn bài Hành khúc tới trường trước lớp, theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,... E. Hoạt động bổ sung: * Hoạt động cả lớp : + HS giới thiệu bức tranh minh hoạ cho bài hát đã chuẩn bị ở tiết trước.. GV yêu cầu. + HS hát một vài câu hát nói về thể loại hành khúc của các em nhỏ khi đến trường.. HS thể hiện. II.Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 4 (15’) A. Hoạt động khởi động: * Hoạt động cả lớp: GV đàn. Cả lớp nghe GV đàn, hoăc hát bài TĐN số 4.. HS nghe. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới) C.Hoạt động thực hành: * Hoạt động cả lớp: GV hướng dẫn. - Đọc bài TĐN số 4, đọc đúng tên nốt nhạc và giai HS thực hiện điệu bài TĐN. - Đọc bài TĐN số 4, kết hợp gõ đệm : Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. D. Hoạt động ứng dụng: * Hoạt động nhóm:. GV yêu cầu. + Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Đọc bài TĐN số 4, kết hợp đánh nhịp . - Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng. HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện. * Hoạt động cá nhân: Một vài cá nhân trình bày lời mới của bài TĐN số 4. E. Hoạt động bổ sung: * Hoạt động cá nhân: Hãy đặt lời cho câu 1,2 trong TĐN số 4 vừa học. III.Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam (15’) A. Hoạt động khởi động: - Cho Hs nghe 1 số trích đoạn các bài dân ca các vùng miền. GV mở băng + Trống cơm - Đồng bằng Bắc Bộ. đĩa + Ví dặm - Nghệ Tĩnh.. HS nghe. + Hò ba lí - Quảng Nam. + Lí dĩa bánh bò, Lí ngựa ô - Nam Bộ. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Hoạt động cả lớp: ? Dân ca do ai sáng tác? Gv ghi bảng GV hỏi. Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. - Cho Hs xem 1 số trích đoạn sinh hoạt văn hoá âm nhạc. * Hoạt động cá nhân:. GV Ghi bảng. Hs ghi bài. - ? Tại sao dân ca của mỗi dân tộc hay mỗi vùng, miền lại có âm điệu, phong cách riêng biệt?. Hs ghi bài. => Do có các sinh hoạt văn hoá khác nhau và đặc biệt là âm điệu tiếng nói của người dân ở các vùng, miền trên đất nước có những khác biệt. C. Hoạt động thực hành: HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tập hát một vài câu trong bài hát dân ca D. Hoạt động ứng dụng: GV hướng dẫn. Sử dụng bài hát dân ca trong các sinh hoạt của. HS ứng dụng. lớp, của trường và sinh hoạt Đoàn, Đội, văn hóa tại cộng đồng. E. Hoạt động bổ sung: * Hoạt động cả lớp: Trả lời câu hỏi :. HS trả lời. Hãy kể tên một vài bài hát dâ ca mà em biết? GV hỏi. Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca? Cảm nhận của em sau khi nghe những bài hát dân ca ? Khi nghe và tìm hiểu vềcác làn điệu dân caViệt. GV chốt và ghi Nam chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về bảng nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh. Hs ghi bài. thần quí giá của ông cha ta đẻ lại, cần trân trọng, giữu gìn, học tập và tiếp thu. GV điều khiển. - Gv cho hs nghe 1- 2 bài dân ca ( Lí dĩa bánh bò,. Hs lắng nghe. Lí cây đa) 4.Củng cố: (3’) - Khái quát lại nội dung bài học. - Chỉ định một HS nhắc lại đôi nét về làn điệu dân ca. - Cả lớp hát lại bài Hành khúc tới trường. 5. Hướng dẫn cho học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.(1’) - Học thuộc, nắm vững các nội dung tiết học hôm nay. - Xem trước bài mới * RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×