Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án lịch sử 9 tuần 11 tiết 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.55 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày sọan: 12/11/2020 Tiết 11 Bài 9: NHẬT BẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. -Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản. - Biết được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh. - Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn. Quan sát hình 18, 19, 20 trong SGK và nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản. 2. Kỹ năng -Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ … 3. Thái độ - HS nhận thức rõ ý chí vươn lên tự cường, lao động hết mình và tôn trọng kỷ luật của người Nhật Bản. Hiểu được quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Nhật ngày nay. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn. Quan sát hình 18, 19, 20 trong SGK và nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản. + Vận dụng kiến thức về những nguyên nhân giúp nền kinh tế Nhật Bản để rút ra được bài học cho bản thân cũng như của Việt Nam. II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp … IV. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh về Nhật Bản. - Bản đồ châu Á. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Nhật Bản. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp 9A 9B. Ngày giảng 17/11/2020 19/11/2020. Sĩ số. Vắng. 2. Kiểm tra bài cũ (linh động) 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về đất nước Nhật Bản qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn. - Thời gian: 3 phút. - Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào? + Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế Nhật Bản ra sao? + Em hiểu gì về đất nước Nhật Bản? - Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về Nhật Bản, Nhật Bản có nhiều thiên tai, đất nước giàu có, con người cần cù…... Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế, đứng thứ 2 TG (sau Mĩ). Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Bản?... Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức *Hoạt động 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh - Mục tiêu: Trình bày được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm. - Thời gian: 10 phút - Tổ chức hoạt động - GV dùng bản đồ thế giới giới thiệu về Nhật bản. - HS đọc mục I ? Hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau khi CTII kết thúc?. I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. 1. Hoàn cảnh: - Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, khó khăn bao trùm: thất nghiệp, thiếu lương thực... - Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - HS trả lời. - GV chiếu hình ảnh nước Nhật bị ném bom nguyên tử.. ? Trước hoàn cảnh đó chính phủ Nhật đẫ làm gì? - HS trả lời ? Nêu nội dung, ý nghĩa của những cải cách đó? - GV gợi ý: Kinh tế, hiến pháp, quân đội.. - HS tiến hành thảo luận và trả lời. - GV phân tích sự giải tán các công ty độc quyền chính là yếu tố quyết định sự thay đổi chế độ chính trị của Nhật Bản( CĐ chuyên chế-> CĐ dân chủ…) - Gv nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh - Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì"của kinh tế Nhật Bản. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm. - Thời gian: 15 phút. - Tổ chức hoạt động - HS đọc mục II. ? Kinh tế Nhật phát triển dựa trên những yếu tố thuận lợi nào? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh nhờ hai cuộc chiến tranh của Mĩ ở Triều Tiên và Việt Nam...... ? Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế NB phát triển như thế nào? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh đến một số số liệu thể hiện sự phát triển của NB. - GV trình chiếu trên mấy chiếu hình ảnh về những thành tựu kì diệu của nền kinh tế Nhật Bản. - HS quan sát.. 2. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản: - Nhật Bản tiến hành một loạt cải cách dân chủ: Ban hành Hiến pháp mới (1946), thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949), Xóa bỏ các công ty độc quyền, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ... * Ý nghiã:- Là luồng sinh khí mới đối với nhân dân Nhật Bản. - Cải cách là nhân tố quan trọng giúp Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế.. II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.. 1. Thành tựu: - Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong năm 1950 đến đầu những năm 70 (gọi là giai đoạn thần kì của Nhật Bản), với những thành tựu: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân là 15%(1950) những năm 60 là 13,5%; GDP năm 1950 là 20tỉ USD, Năm 1968 là 183 tỉ USD. - Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. 2. Nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản phát triển: + Khách quan: - Do sự phát triển của kinh tế thế giới..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV đưa ra câu hỏi để HS thảo luận: - Thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn học - kĩ thuật hiện đại. đến sự phát triển của kinh tế NB? + Chủ quan: - HS thảo luận, trả lời. - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu - GV nhận xét. đời. ? Trong những nguyên nhân trên, theo - Hệ thống quản lí hiệu quả. em đâu là nguyên nhân quan trọng - Nhà nước đề ra chiến lược phát triển nhất? năng động, hiệu quả. - GV phân tích vai trò của nhà nước và - Người lao động được đào tạo chu đáo, con người Nhật Bản. cần cù tiết kiệm, kỉ luật cao. - GV liên hệ HS thấy rõ Việt Nam cần vươn lên nhiều, xác định trách nhiệm * Tuy nhiên đến trong thập kỉ 90, kinh tế của thế hệ trẻ. Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng ? Tuy nhiên nền kinh tế Nhật cũng có trưởng âm( 1997- âm 0,7%; 1998khó khăn và hạn chế gì? âm1,0%) - HS trả lời. - GV mở rộng: “một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là chú lùn về chính trị”. - GV nêu mối quan hệ NB – VN, về sự hỗ trợ qua ODA. - GV sử dụng máy chiếu chiếu hình ảnh về mối quan hệ Nhật- Việt. Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Nhật Bản. - Thời gian: 4 phút - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu hỏi 1 Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Nguyên nhân chủ yếu. Vì sao? Câu hỏi 2: Nền kinh tế Nhật Bản có những khó khăn và hạn chế gì? Dự kiến sản phẩm 1.Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỉ XX là: – Truyền thông văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật — sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế^giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. – Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. – Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> – Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 2. Những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là: – Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài. – Bị Mĩ và nhiều nước khác cạnh tranh và chèn ép. 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng (3 phút) ? Sau sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay? 3.5. Hướng dẫn về nhà (1’) + Học bài cũ, soạn bài 10: Các nước Tây Âu. Nắm khái quát tình hình các nước Tây Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về các nước Tây Âu và mối quan hệ giữa các nước Tây Âu với Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×