Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ke hoach giao luu Tieng Viet cua chung em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD – ĐT NINH PHƯỚC TRƯỜNG TH THÀNH TÍN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. Số: 04 / KH-TT. Phước Hải, ngày 08 tháng 02 năm 2017. V/v Tổ chức Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học năm học 2016 - 2017. Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3, 4, 5 Thực hiện Công văn số 1944/SGDĐT-GDTH ngày 12/10/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ninh Thuận, nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt môn Tiếng Việt của các đơn vị trường học có đông học sinh dân tộc thiểu số, Phòng GDĐT cũng đã có văn bản hướng dẫn tổ chức Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) cấp tiểu học năm học 2016– 2017. Nay nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh lớp 3, 4, 5 cấp trường như sau: I. Mục đích - Tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích và cơ hội cho học sinh DTTS được giao lưu, mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt; khuyến khích các em yêu thích và sử dụng tiếng Việt trong học tập và sinh hoạt; bồi dưỡng lòng tự tin, tinh thần hợp tác và hướng phấn đấu trong tương lai cho học sinh DTTS. - Thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” trong nhà trường, quan tâm đến học sinh DTTS để phát triển tốt các kỹ năng của môn tiếng Việt và tạo động lực thúc đẩy việc giảng dạy, tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học. II. Đối tượng giao lưu Học sinh tham dự giao lưu phải là học sinh DTTS đang học từ lớp 3 đến lớp 5 của năm học 2016 – 2017 tại trường tiểu học Thành Tín. III. Hình thức tổ chức 1. Tổ chức giao lưu cấp trường - Học sinh khối lớp 3, 4, 5 của trường đều được tham gia Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp trường. - Thành phần và số lượng: Mỗi lớp thành lập 01 đội gồm 05 học sinh. - Thời gian: Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp trường được tổ chức vào ngày 25/02/2017. 2. Tổ chức giao lưu cấp trường 2.1. Thành lập đội tuyển - Mỗi lớp thành lập 1 đội tuyển gồm 05 học sinh để tham gia Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp trường. - Học sinh trong đội tuyển phải đạt kết quả đánh giá cuối học kì I, năm học 2016 – 2017: + Hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt; + Năng lực: Tốt + Phẩm chất: Tốt. 2.2. Nội dung, hình thức giao lưu: Gồm có 4 phần a) Phần “Chào hỏi”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Mỗi đội xây dựng tiết mục văn nghệ thể hiện khả năng ứng xử, năng khiếu của các thành viên trong đội với nội dung giới thiệu về nét văn hóa cơ bản đặc trưng của dân tộc mình, giới thiệu về mái trường, về quê hương thân yêu và các thành viên trong đội. - Yêu cầu tất cả học sinh trong đội đều tham gia và thể hiện khả năng sử dụng tiếng Việt, năng khiếu của từng thành viên. - Hình thức: Tiểu phẩm, đọc thơ, kể chuyện, múa hát, hò, vè, đố vui... Khuyến khích các tiết mục thể hiện mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền. - Các đội sẽ bốc thăm thứ tự biểu diễn. Mỗi đội có 5 phút để chuẩn bị. - Thời gian mỗi đội được trình bày từ 7 - 10 phút. - Tổng điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm (Nội dung: 30 điểm; hình thức thể hiện: 40 điểm; tính sáng tạo: 20 điểm; trang phục: 10 điểm). b) Phần “Tiếng Việt của chúng em”: Gồm 2 nội dung: Đọc hiểu văn bản - Sau khi kết thúc phần “Chào hỏi”, các đội sẽ bốc thăm thứ tự thể hiện nội dung Đọc hiểu văn bản. - Lần lượt theo thứ tự, các đội sẽ bốc thăm một bài văn hoặc bài thơ và 3 câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài văn hoặc bài thơ đó. Mỗi đội có 5 phút để chuẩn bị. - Mỗi đội cử 1 thành viên đọc diễn cảm bài văn hoặc bài thơ (50 điểm). - Các thành viên trong đội thảo luận, cử 1 thành viên trả lời câu hỏi (ngoài thành viên đã thể hiện bài đọc diễn cảm), các thành viên còn lại có thể trả lời bổ sung (nếu có). Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm. - Thời gian mỗi đội thể hiện nội dung Đọc hiểu văn bản không quá 10 phút. Viết đúng và đẹp - Thành viên của các đội sẽ cùng viết chính tả bài văn hoặc bài thơ do Ban Tổ chức yêu cầu. - Sau khi kết thúc nội dung Đọc hiểu văn bản của đội cuối cùng; các đội vào phòng học để thực hiện nội dung Viết đúng và đẹp. Một thành viên trong đội đọc cho các thành viên còn lại của đội mình viết chính tả bài văn hoặc bài thơ trên giấy vở học sinh (từng học sinh phải chuẩn bị bút để viết chính tả). - Điểm tối đa cho mỗi bài viết chính tả là 10 điểm. - Thời gian cho nội dung Viết đúng và đẹp không quá 30 phút. - Tổng điểm tối đa cho phần “Tiếng Việt của chúng em” là 200 điểm. c) Phần “Tuyên truyền viên măng non” - Các đội sẽ bốc thăm một trong các chủ đề về: Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, Quyền và bổn phận trẻ em. Sau đó mỗi đội sẽ phải hoàn thành 1 bức tranh vẽ cổ động (trên khổ giấy A0), kèm theo một bài thuyết trình giới thiệu tác phẩm của đội và nội dung tuyên truyền với chủ đề mà đội bốc thăm được. - Vật liệu và đồ dùng để vẽ tranh (giấy A0, giấy A4, bút bi, bút chì, sáp màu, bút dạ, tẩy …) do Ban Tổ chức cung cấp. - Thời gian để các đội thực hiện tranh vẽ và chuẩn bị bài thuyết trình không quá 90 phút. - Mỗi đội cử 1 hoặc 2 thành viên trong đội thuyết trình giới thiệu tác phẩm và nội dung tuyên truyền của đội. - Thời gian mỗi đội được trình bày không quá 5 phút. - Tổng điểm tối đa cho Phần “Tuyên truyền viên măng non” là 100 điểm (Tranh vẽ: 40 điểm; thuyết trình: 40 điểm; nội dung tuyên truyền: 20 điểm). d) Phần “Giao lưu văn nghệ và trò chơi”.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tất cả các thành viên của các lớp sẽ được phân chia thành 05 nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm có 09 người và đều có 1 thành viên của mỗi đội theo hình thức bốc thăm để giao lưu văn nghệ và tham gia các trò chơi. - Văn nghệ: Các nhóm sẽ tự chọn một bài hát trong chương trình Âm nhạc cấp tiểu học sau đó tự tập phần hát, múa phụ họa... để trình diễn. - Trò chơi: Các nhóm sẽ cùng tham gia trò chơi liên hoàn với những trò chơi dân gian quen thuộc. 4. Thời gian và địa điểm giao lưu (Dự kiến) a) Thời gian: 01 ngày, ngày 25/02/2017. - Sáng ngày 25/02/2017: Yêu cầu các đội có mặt trước 7 giờ 30. + 7giờ 30: Khai mạc. + 8 giờ 00 – 9 giờ 00: Phần “Chào hỏi”. + 9 giờ 15 – 11 giờ 00: Phần “Tiếng Việt của chúng em”. - Chiều ngày 25/02/2017 + Từ 14 giờ 00 – 15 giờ 30): Phần “Giao lưu văn nghệ và trò chơi”. - Từ 15 giờ 45 – 17 giờ 30: Phần “Tuyên truyền viên măng non”. - Từ 17 giờ 30 đến 18 giờ: Tổng kết, trao thưởng. b) Địa điểm: Tại trường Tiểu học Thành Tín. 5. Cơ cấu giải thưởng - Giải toàn đoàn: Cách tính điểm toàn đoàn là tổng điểm của 3 phần ở mục a), b) và c) (2.1. Nội dung, hình thức giao lưu) sau đó xếp thứ tự từ cao đến thấp để xét giải. Sẽ trao các giải: Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. Ngoài ra còn có các giải dành cho từng nội dung: + Đội có phần chào hỏi, giới thiệu về bản sắc văn hóa dân tộc ấn tượng nhất. + Đội có tranh vẽ cổ động tuyên truyền xuất sắc nhất. + Đội có bài thuyết trình xuất sắc nhất. + Đội có nhiều bài viết đúng và đẹp nhất. Căn cứ hướng dẫn tổ chức Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS năm học 2016 – 2017, các lớp bình chọn học sinh tham gia Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp trường. Những học sinh có năng khiếu sẽ được nhà trường tuyển chọn tham gia giao lưu cấp huyện. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Ban giám hiệu (Phó hiệu trưởng) để có hướng dẫn kịp thời./. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Phòng GD (CMTH); - Lưu: VT, CM.. HIỆU TRƯỞNG. Kiều Thị Phi Thoại.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC TRƯỜNG TIỂU HOC……………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA GIAO LƯU “TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG EM” CẤP HUYỆN Năm học 2016 – 2017 Stt. Họ và tên. Ngày tháng năm sinh. Người lập danh sách. Nữ. Dân tộc. Lớp. Trường. Ghi chú. ............, ngày .... tháng .... năm 2017 HIỆU TRƯỞNG (Kí tên, đóng dấu).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×