Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HUONG DAN RA DE KIEM TRA THONG TU 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.04 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH ĐẮK LĂK SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 374 /SGDĐT-GDTH V/v tổ chức kiểm tra định kỳ và nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đắk Lắk, ngày 17tháng 4 năm 2015. Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật. Căn cứ Công văn số 1043 /SGDĐT-GDTH, ngày 28/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014 – 2015; Căn cứ Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học;44 Căn cứ Công văn số 1272 /SGDĐT-GDTH, ngày 14/10/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện việc tổ chức kiểm tra định kỳ và nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục như sau: I. Tổ chức đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh 1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. 2. Đề bài kiểm tra định kì học kỳ II 2.1. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh: a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. (đạt khoảng 60%). b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, vấn đề đã học (đạt khoảng 30%). c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống (đạt khoảng 10%). 2.2. Đề bài kiểm tra định kì phải đảm bảo yêu cầu điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT; đảm bảo.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> yêu cầu cần hoàn thành của từng môn học đối với từng khối lớp, đối với từng giai đoạn học tập đã được quy định trong chương trình cấp Tiểu học. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh theo đặc điểm từng vùng, miền; phù hợp với thời gian kiểm tra và góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh, tuyệt đối không ra đề nằm ngoài chương trình học và nội dung học sinh chưa được học. - Đối với những trường có điểm trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số có thể ra đề riêng cho điểm trường đó phù hợp với đối tượng học sinh, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh nhưng vẫn đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng. 2.3. Ra đề kiểm tra định kỳ theo ma trận. Đề bài kiểm tra định kì phải phân định tỷ lệ phù hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi của đề kiểm tra định kỳ phải được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. (Tham khảo Ma trận đề các môn học kèm theo công văn này) 2.4. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. - Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh (do Hiệu trưởng quyết định) và thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; - Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. 3. Cấu trúc đề theo từng môn học 3.1. Môn Tiếng Việt 3.1.1. Môn Tiếng Việt (Lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5) Kiểm tra định kì (KTĐK) môn Tiếng Việt đánh giá học sinh về kiến thức tiếng Việt và 4 kĩ năng: đọc, viết, nghe, nói. Nội dung và cách tiến hành kiểm tra, chấm điểm bài KTĐK như sau: a. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm) - Đọc thành tiếng (1,5 điểm) + Lớp 2,3 học sinh đọc một đoạn văn bản. Đảm bảo mức độ 1 (đọc đúng); Thời gian: 3-5 phút/HS..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Lớp 4,5 học sinh đọc một đoạn văn bản. Đảm bảo các mức độ 2 (đọc hay, đọc diễn cảm); Thời gian: 3-5 phút/HS. - Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (3,5 điểm) Cho một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài tập theo hình thức trắc nghiệm và tự luận kết hợp với trả lời câu hỏi kiến thức tiếng Việt (Luyện từ và câu). Thời gian: khoảng 15-20 phút. b. Bài kiểm tra kĩ năng viết (5 điểm) - Chính tả (2 điểm) Đối với học sinh từ khối lớp 2 đến khối lớp 5: giáo viên đọc cho học sinh viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (thơ) trích ở bài Tập đọc đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa phù hợp với chủ điểm đã học). Bài chính tả có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kĩ năng). Thời gian viết bài Chính tả khoảng 15 phút – 20 phút; đối với các điểm trường khó khăn, trường có đông học sinh dân tộc thiểu số có thể tăng thời gian khoảng 25 phút. - Tập làm văn (3 điểm): Học sinh viết đoạn văn, bài văn theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn thuộc nội dung chương trình đã học trong kì II, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi khối lớp. + Khối lớp 2, 3: Nói, viết đoạn văn ngắn theo chủ đề. Thời gian khoảng 25 phút (đối với các điểm trường khó khăn, đông học sinh là người dân tộc thiểu số có thể tăng thời gian trong khoảng 30 phút). + Khối lớp 4, 5: Viết đoạn văn, bài văn theo chủ đề. Thời gian khoảng 35 phút (đối với các điểm trường khó khăn, đông học sinh là người dân tộc thiểu số có thể tăng thời gian trong khoảng 40 phút). c. Cách tính điểm kiểm tra định kỳ Điểm kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt là tổng điểm của bài kiểm tra Đọc và bài kiểm tra Viết (làm tròn 0,5 thành 1). 3.1.2. Tiếng Việt Lớp 1 - Chương trình hiện hành: a. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm) - Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn bản. Đảm bảo mức độ 1 (đọc đúng); Thời gian: 35 phút/HS - Đọc hiểu: (2 điểm) Cho một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài tập theo hình thức trắc nghiệm và tự luận Thời gian: khoảng 15-20 phút b. Bài kiểm tra kĩ năng viết (5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Chính tả (3 điểm) Học sinh viết Chính tả nghe – viết hoặc tập chép một đoạn văn bản trích ở bài Tập đọc đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa phù hợp với chủ điểm đã học). Bài chính tả có độ dài khoảng 30 chữ, thời gian viết 15 phút - 20 phút. - Bài tập (2 điểm) Học sinh vận dụng các kiến thức đã được học để làm bài tập chính tả tẻeo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt được. 3.1.3. Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục Thực hiện theo Công văn số 1946/SGD ĐT-GDTH ngày 12/12/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra học kỳ I, môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, năm học 2014-2015. (Tham khảo Đề thi Học kỳ II của Bộ) 3.2. Môn Toán 3.2.1. Hình thức, thời gian kiểm tra - Kết hợp dạng bài tập/câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Thời gian kiểm tra: Lớp 1: 35 phút. Lớp 2, 3, 4, 5 : 40 phút 3.2.2. Cấu trúc đề kiểm tra - Cấu trúc: bao gồm các mạch kiến thức: + Số học ( khoảng 60%): Củng cố về các vòng số và các phép tính trên các vòng số. + Đại lượng và đo đại lượng (khoảng 10%): tập trung về các bảng đơn vị đo đại lượng. + Yếu tố hình học (khoảng 10%): các hình trọng tâm trong chương trình đã học. + Giải toán có lời văn (khoảng 20%) được tích hợp vào trong ba mạch kiến thức trên với mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ vận dụng. - Đề kiểm tra cần gắn với nội dung kiến thức đã học theo từng giai đoạn cụ thể. 3.3. Môn Khoa học Kiểm tra mạch kiến thức, kĩ năng được học trong học kì II. Là những kiến thức đời sống gắn liền giữa nhà trường, gia đình và xã hội mà học sinh có thể vận dụng được. + Mức 1: Trắc nghiệm khách quan khoảng 50%; + Mức 2: Trắc nghiệm khách quan khoảng 30%; tự luận 5% + Mức 3: Tự luận 15%; 3.4. Môn Lịch sử và Địa lý.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Môn Lịch sử và Địa lý là một bài kiểm tra chung (10 điểm) trong đó có 50% kiến thức Lịch sử; 50% kiến thức về Địa lý. Kiểm tra mạch kiến thức Lịch sử và Địa lý học sinh được học trong kì II. Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng khối lớp. + Mức 1: Trắc nghiệm khách quan khoảng 30%; + Mức 2: Trắc nghiệm khách quan khoảng 30%; tự luận 20%; + Mức 3: Tự luận 20%. 3.5. Môn Tiếng Anh Tiếp tục vận dụng Công văn số 3032/BGDĐT- GDTH ngày 09/5/2013 về việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh lớp 3, 4, 5 năm học 2012-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá kết quả học tập của học sinh học kỳ II năm học 2014-2015. 3.6. Tiếng dân tộc Giáo viên trực tiếp dạy môn tiếng Êđê phối hợp cùng tổ chuyên môn của trường bám sát nội dung Sách giáo khoa Tiếng Êđê và chương trình để ra đề kiểm tra theo định kì: - Đảm bảo mức độ cần đạt trong đề kiểm tra: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. - Nội dung đề đảm bảo mức độ chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định. - Nội dung kiểm tra theo từng khối lớp (Dạng đọc thành tiếng, chính tả, tập làm văn, số lượng câu hỏi theo từng phần, thời gian hoàn thành nội dung kiểm tra theo quy định…) 3.7. Môn Tin học - Giáo viên Tin học dạy khối lớp nào thì ra đề kiểm tra cho khối lớp đó. Đề kiểm tra bao gồm hai phần: phần lý thuyết và phần thực hành. Đề ra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Tin học của từng khối lớp. - Khuyến khích ra đề kiểm tra lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm, có thể sử dụng các phần mềm tạo trắc nghiệm để chuẩn bị sẵn cho học sinh làm bài trắc nghiệm ngay trên máy tính. - Đề kiểm tra thực hành bảo đảm có nhiều dạng bài tập từ cơ bản (thực hành theo mẫu cho sẵn) đến nâng cao (thực hành sáng tạo). - Kết quả kiểm tra là kết quả tổng cộng từ hai phần lý thuyết và thực hành với tỉ lệ 50% lý thuyết và 50% thực hành. - Thời gian kiểm tra: 40 phút (lý thuyết 15 phút, thực hành 25 phút). II. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh 1. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh như sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) Đối với học sinh lớp 1 (một), 2 (hai), 3 (ba), 4 (bốn), hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng dạy trong lớp và giáo viên sẽ nhận lớp vào năm học tiếp theo: - Cùng ra đề kiểm tra định kì cuối năm học và cùng tham gia coi, chấm bài kiểm tra; - Bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; trao đổi các nhận xét về những nét nổi bật hoặc hạn chế cần khắc phục về mức độ nhận thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; ghi biên bản nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; b) Đối với học sinh khối lớp 5 (năm): - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu). Trong quá trình thực hiện, nếu có ý kiến chưa thống nhất thì hiệu trưởng xem xét, quyết định và báo cáo phòng giáo dục và đào tạo biết để theo dõi, chỉ đạo; - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường. 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường trên địa bàn tổ chức nghiệm thu, nhận bàn giao chất lượng giáo dục học sinh lớp 5 (năm) hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 (sáu) phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương. Nhận được Công văn này, đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo, triển khai nghiêm túc việc tổ chức ra đề, kiểm tra định kỳ, đánh giá kết quả học tập và bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; báo cáo sơ kết việc triển khai đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 năm học 2014-2015 (trước 20/5/2015). Các trường tiểu học báo cáo kết quả học kì II theo mẫu tại phần mềm EQMS. Trong quá trình thực hiện nếu có gì chưa rõ liên hệ phòng Giáo dục Tiểu học, ĐT 05003 856704 để được giải đáp ./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VP, GDTH;. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Đã ký H’ YIM KĐOH.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×