Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quy che lam viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.1 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ NGUYÊN GIÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 / QC-THCS.VNG. An Trạch, ngày. tháng 9 năm 2016. QUY CHẾ Quy định chức năng nhiệm vụ của CBQL, GN, NV và thời gian làm việc năm học 2016-2017 Thực hiện việc đổi mới công tác giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, kết hợp cuộc vận động hai không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp”, thực hiện chủ đề năm học “Tập trung nâng cao công tác quản lý, điều hành của cán bộ quản lý từ Ban giám hiệu trường đến các tổ chuyên môn, các bộ phận, giáo viên; chấn chỉnh việc thi hành công vụ, nêu cao ý thức tự học, tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; quan tâm giáo dục đạo đức, hạnh kiểm, kỹ năng, ý thức tự rèn luyện học tập của học sinh, nhằm tích cực góp phần làm cho các hoạt động giáo dục vươn tới đạt mục tiêu “Dạy tốt - Học tốt” và các phong trào khác do ngành GD&ĐT phát động. Để trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của CBQL, GV, NV trên cơ sở cải tiến lề lối làm việc và tham gia cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường THCS Võ Nguyên Giáp ban hành Quy chế quy định chức năng nhiệm vụ của CB-GV-NV và học sinh năm học 2016-2017 như sau: I. Quy định về thời gian học và hiệu lệnh trống trường 1. Quy định về thời gian học - Khối 6, 9 học buổi sáng. - Khối 7, 8 học buổi chiều. Buổi sáng. Buổi chiều. - Sinh hoạt chủ nhiệm: 6 giờ 45 phút – 7 giờ.. - Sinh hoạt chủ nhiệm: 12 giờ 30 phút – 12 giờ 45.. - Tiết 1: 7 giờ – 7 giờ 45 phút; ra chơi 10 phút.. - Tiết1: 12 giờ 45 – 13 giờ 30 phút; ra chơi 10 phút.. - Tiết 2: 7 giờ 55 phút – 8 giờ 40; ra chơi, tập - Tiết 2: 13 giờ 40 – 14 giờ 25; thể dục giữa giờ, phát thanh măng non 20 phút. (Tiết ra chơi, tập thể dục giữa giờ, phát thanh măng - Tiết 3: 9 giờ – 9 giờ 45 phút; ra chơi 10 phút. non 20 phút). - Tiết 4: 9 giờ 55 – 10 giờ 40 phút; ra chơi 10 - Tiết 3: 14 giờ 45-15 giờ 30 phút; ra chơi 10 phút. phút. - Tiết 4: 15 giờ 40 phút – 16 giờ 25phút; ra chơi 10 - Tiết 5: 10 giờ 50 phút – 11 giờ 35 phút. phút. - Tiết 5: 16 giờ 35 phút – 17 giờ 20phút. 2. Quy định hiệu lệnh trống trường - Đánh trống đầu giờ vào lớp (đầu giờ SHL): 1 hồi dài. - Đánh trống vào tiết: 03 tiếng - Đánh trống ra tiết: 01 tiếng - Đánh trống tan ca (hết tiết 5): 1 hồi dài..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Quy định chế độ cho điểm, vào điểm 1. Thực hiện nghiêm túc chế độ cho điểm 10, song song giữa sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớp, đảm bảo số lần kiểm tra cho điểm theo quy định của phân môn.(vào sổ điểm lớn 01 lần/tháng). 2. Đánh giá xếp loại học sinh thực hiện theo thông tư số 58/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/12/2011; Văn bản số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04/5/2012 v/v trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện thông tư 58. 3. Chấm trả bài kịp thời và vào điểm đúng quy định (vào sổ gọi tên – ghi điểm của lớp), nhập điểm trên phần mềm Smax từ ngày 25 đến ngày 28 hàng tháng. III. Về phân công chức năng, nhiệm vụ 1. Hiệu trưởng a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường. b. Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ trường học. c. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. d. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. đ. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. e. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh. g. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường. h. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường. i. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường. 2. Phó hiệu trưởng a. Quản lý công tác chuyên môn, thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn hội thảo, hội giảng, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhỡ các tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của đơn vị. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công. b. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; c. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> d. Phụ trách phần việc do hiệu trưởng phân công, phó hiệu trưởng giải quyết các công việc của mình quản lý cũng như chỉ đạo công tác chuyên môn, các bộ phận trong phạm vi quản lý sau khi đã thống nhất quan điểm với hiệu trưởng. 3. Các bộ phận 3.1.Văn thư : Bao gồm các phần việc - Hành chính : Cùng với lãnh đạo tiếp nhận và giải quyết các loại giấy tờ, công văn đi và đến … - Tổng hợp : Tập hợp, báo cáo, lưu trữ….. - Quản trị : Quản lý tài sản cơ quan. - In ấn : Phục vụ các nội dung công việc hàng ngày, vệ sinh cơ quan. - Tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng xử lý thông tin, văn bản, xây dựng kế hoạch... 3.2. Kế toán, thủ quỹ Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính, kế toán, báo cáo cho lãnh đạo nắm về tình hình thực hiện ngân sách theo hàng tháng, quý và cả năm cụ thể là: a. Kế toán - Quản lý, xây dựng kế hoạch, dự toán thu chi các loại quỹ, theo dõi và kiểm tra chứng từ thanh toán trước khi trình lãnh đạo phê duyệt, ra phiếu thu, chi ngân sách. Duyệt các chứng từ trong phạm vi được phân công. Theo dõi và lũy kế các khoản thu, chi và tạm ứng ngân sách. - Tổng hợp các khoảng thu, chi theo phần việc được phân công. - Quyết toán thu, chi. Theo dõi kiểm tra đôn đốc thu các loại quỹ như: Xã hội hóa giáo dục, học phí …. - Quyết toán và lưu trữ : Tập hợp các chứng từ kế toán. Thanh, quyết toán với phòng tài chính, kho bạc và phòng GD&ĐT sau đó lưu trữ các loại chứng từ trên theo quy định của pháp luật hiện hành. - Tham mưu đề xuất kịp thời các chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. - Tổng hợp thu, chi các loại quỹ trong, ngoài ngân sách và báo cáo trực tiếp cho hiệu trưởng vào cuối tháng bằng văn bản (có chữ ký xác nhận). - Ra phiếu thu vào thứ 2 hàng tuần, kết hợp thu quỹ kiểm tra công tác thu của giáo viên chủ nhiệm. - Kiểm tra các chứng từ đảm bảo phù hợp mới ra phiếu chi, các chứng từ đảm bảo thanh toán thời gian trong một tháng, nếu để quá trong một tháng thì thì trình hiệu trưởng cho ý kiến, nếu không lý do chính đáng sẽ không thanh toán. b. Thủ quỹ - Hàng tháng liên hệ kho bạc, rút ngân sách theo định mức dự toán, sau đó lập kế hoạch cấp phát kịp thời các nội dung chi hoạt động theo quy định, cùng với kế toán nhận các khoản thu vào thứ 2 hàng tuần khi kế toán ra phiếu thu, phối hợp với kế toán tổng hợp thu, chi các loại quỹ trong, ngoài ngân sách và báo cáo trực tiếp cho hiệu trưởng vào cuối tháng bằng văn bản (có chữ ký xác nhận). . - Có trách nhiệm quản lý ngân sách và chịu trách nhiệm về các khoản ngân sách mà mình đã rút, đã thu từ các khoản theo quy định. - Thường xuyên phối hợp với BGH, Kế toán để bàn bạc thống nhất trong việc quản lí, chi tiêu ngân sách. - Chi trả các chế độ kịp thời khi có phiếu chi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Thư viện, thiết bị - Thư viện + Theo dõi việc nhập, xuất kho các loại sách, hóa đơn, văn phòng phẩm … + Tổ chức giới thiệu sách, cho học sinh đọc sách, mượn sách. + Theo dõi đôn đốc việc cho mượn sách, trả sách theo quy định, cập nhật và trình duyệt các loại hồ sơ theo quy định. Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định. Tổ chức thanh lý sách theo định kỳ. + Sắp xếp các loại sách ngăn nắp khoa học. - Thiết bị + Theo dõi việc sử dụng ĐDDH của giáo viên, ký mượn, ký trả, thực hiện các loại hồ sơ, trình ký hàng tháng theo quy định. Kịp thời đề xuất những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. + Tổ chức lao chùi các loại ĐDDH, trang thiết bị, sắp xếp các loại đồ dùng ngăn nắp khoa học. + Báo cáo với BGH nhà trường về tình trạng thiết bị, lập kế hoạch mua sắm sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Thanh lý những tài sản không còn đủ phẩm chất, hư hỏng không còn khả năng sửa chữa để sử dụng. + Báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định. Tổ chức thanh lý các loại đồ dùng theo định kỳ. + Thường xuyên nghiên cứu học tập để nắm vững công tác chuyên môn liên quan. d. Công tác tổ chức, tuyển sinh, giải quyết lên lớp, ở lại, thi lại và xét tốt nghiệp - Tổ chức: Tham mưu với lãnh đạo trong việc phân công, điều động, thuyên chuyển công tác, quản lý biên chế, thực hiện các chế độ nâng lương, phụ cấp. Giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo. Thi hành kỷ luật ….. Quản lý hồ sơ của cán bộ, giáo viên, cùng với Công đoàn giải quyết vụ việc có liên quan tronng công tác tổ chức . - Tuyển sinh giải quyết lên lớp, ở lại, thi lại và xét TN.THCS + Thông báo tuyển sinh, hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ và thông báo kết quả tuyển sinh, thực hiện đúng nguyên tắc trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, của các cơ quan quản lý… + Thực hiện công tác tuyển sinh trên cơ sở căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; + Trên cơ sở đánh giá xếp loại về học lực, hạnh kiểm để xét lên lớp, ở lại, thi lại … + Thực hiện việc xét TN.THCS theo quyết định số 11/2006/QĐ-BGH &ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ GD& ĐT về việc ban hành quy chế xét TN.THCS. + Học sinh bỏ học môn thể dục không có lý do chính đáng sẻ không tổng kết môn học và cho ở lại lớp. e. Công tác PCGD.THCS - Rà soát các đối tượng trong độ tuổi, phân công CB.GV quản lý theo từng địa bàn về số đối tượng thuộc diện phổ cập . - Thống kê các số liệu theo các loại biểu mẫu. - Có kế hoạch thực hiện công tác phổ cập như: Vận động các đối tượng trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, tăng cường và nâng cao chất lượng giờ dạy nhằm đảm bảo thu hút học sinh hăng say học tập. 4. BCH Công đoàn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chỉ đạo các công đoàn viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục, thực hiện giờ giấc, nền nếp chuyên môn. - Giải quyết các chế độ, chính sách, trợ cấp và các quyền lợi khác của người lao động theo quy định hiện hành . - Thực hiện mọi nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng phân công, phân cấp quản lý. - Đăng ký thi đua, phát động thi đua trong công đoàn viên, theo dõi kết quả thi đua, cùng với BGH đánh giá, xếp loại của từng thành viên theo từng thời điểm, từng học kỳ và từng năm học. - Phối hợp với BGH trường trong việc chi vay từ các khoản của công đoàn viên, đảm bảo sự thống nhất chung và có con dấu của BCH công đoàn và nhà trường. 5. Tổng phụ trách – Đoàn TNCS.HCM - Thực hiện công tác thanh thiếu niên, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em theo từng chủ điểm, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương , đất nước.Thông qua các hoạt động hướng các em vận dụng và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Thực hiện lồng ghép các nội dung như : An toàn giao thông, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, lao động hướng nghiệp…. trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp . - Phát động các đợt thi đua nhân các ngày lễ lớn. Tổ chức tốt các phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “ Sạch trường, đẹp lớp”, “ Vở sạch chữ đẹp”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Điểm 10 dâng Bác”… - Duy trì các buổi phát thanh măng non, chủ đề tập trung chủ yếu vào các hoạt động dạy và học của trường, các ngày lễ truyền thống, các hoạt động của địa phương… - Thực hiện các loại hồ sơ đoàn đội theo quy định. - Tăng cường đôn đốc thu quỹ đội, trong quá trình mua sắm hoặc hoạt động đội thì làm tờ trình xin ý kiến của hiệu trưởng chi từ quỹ đội thi mới được chi, các chứng từ phải thực hiện kịp thời đúng quy định. - Định kỳ báo cáo về nhà trường và bộ phận đoàn đội phòng GD-ĐT, xây dựng và treo kế kế hoạch kịp thời. 6. Các tổ chuyên môn - Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trinh môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia, đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của các cấp. - Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên. - Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt cụm, thao giảng. - Mạnh dạng đề xuất với BGH các hoạt đông chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác của tổ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Định kỳ báo cáo kịp thời theo quy định, thực hiện có hiệu quả các loại hồ sơ, kế hoạch, trình ký và treo kế hoạch kịp thời chậm nhất là ngày 10 hàng tháng. 7. Giáo viên bộ môn - Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của giáo viên trung học được quy định tại các điều từ 30 đến 36, chương IV Điều lệ trường trung học. - Trình ký giáo án vào sáng thứ 7 lúc 8 giờ hàng tuần, trường hợp thứ 7 không có tiết thì trình ký thứ 6 hàng tuần, soạn bài theo mẫu quy định chung của trường, bài soạn phải thể hiện sự phân hóa trong đó nếu câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi thì chữ nghiên, in đậm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án phải thể hiện tình chi tiết, không sao chép từ các giáo viên khác dạy cùng khối lớp và sao chép để nguyên từ các nguồn thông tin khác. - Trong quá trình đánh giá học sinh phải công tâm, đúng các văn bản quy định, phải luôn tạo điều kiện cho học sinh trong học tập, thân thiện, luôn là người thầy, người cô mẫu mực, không hăm he, dọa nạt, không tìm cách làm khó học sinh, cha mẹ học sinh để đòi hỏi những vấn đề khác. - Thực hiện kịp thời các loại hồ sơ khác, nếu trong quá trình công tác gặp khó khăn về chuyên môn thì phối hợp cùng tổ chuyên môn, BGH trao đổi. tháo gỡ, không tự ý che giấu, hoặc cố tình làm sai lệch nội dung. 8. Giáo viên chủ nhiệm - Ngoài các khoản được quy định tại khoản 1 điều 31, Điều lệ trường trung học, còn có những nhiệm vụ sau : - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS.HCM, Đội TNTP.HCM, các tổ chức chính trị, xã hội có liên quan trong giảng dạy và các hoạt động vui chơi giải trí của lớp do mình chủ nhiệm. - Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối tháng, mỗi học kì và cả năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, ở lại, thi lại và các danh hiệu thi đua. Hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng về tình hình thực hiện các nội quy, quy định của ngành, của trường và của lớp. - Đôn đốc các khảo thu theo quy định, liên hệ kế toán ra phiếu thu và đăng nộp kịp thời về thủ quỹ, chấm dứt tình trạng cuối năm không đăng nộp còn nợ kéo dài. - Thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường, bồi dưỡng tinh thần thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập. Khi học sinh vi phạm thì mời học sinh trao đổi động viên kịp thời, ghi nhận biên bản, viết kiểm điểm...để làm hồ sơ lưu. Kiên quyết đề xuất xử lý học sinh cố tình vi phạm. 9. Học sinh - Thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ , quyền hạn của học sinh được quy định từ điều 37 đến điều 42 chương V của điều lệ trường trung học, ngoài ra còn thực hiện tốt các nội quy quy định của trường, của lớp. IV. Xây dựng kế hoạch - Sau khi lãnh đạo triển khai kế hoạch, hàng tuần mỗi tổ, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân phải xây dựng kế hoạch hoạt động và được cụ thể hóa thành các hoạt động hàng ngày, tuần, tháng học kỳ và cả năm học cho cá nhân và tập thể do mình phụ trách. - Kế hoạch cần được ghi thành lịch, được trình bày theo cuốn và tuỳ theo yêu cầu của từng loại và của từng thành viên. V. Quy định giờ giấc làm việc 1. Đối với BGH, NV - Buổi sáng : 07h đến 11h - Buổi chiều : 13h đến 17h 2. Đối với giáo viên: Thực hiện giờ làm việc dựa trên tiết dạy theo thời khóa biểu. 3. Các ngày nghỉ: - Chủ nhật hàng tuần. - Các ngày lễ theo quy định của chính phủ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nghỉ theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ và được nhà trường cụ thể hóa trên thời khóa biểu nghỉ luân phiên cho từng cá nhân trong tuần. Lưu ý: Khi có công việc đột xuất của trường, của ngành hoặc của các cơ quan quản lý thì sẽ được triệu tập làm việc hoặc hội họp theo nội dung đột xuất đó (không từ chối với mọi lý do). VI. Hội họp, báo cáo - Họp HĐSP vào đầu tháng sau khi dự hội nghị Hiệu trưởng hàng tháng . - Họp HĐCN vào ngày 28 hàng tháng (có thể tuỳ vào điều kiện cụ thể mà có sự điều chỉnh). Ngoài ra có thể có những buổi họp đột xuất tuỳ theo tính chất từng vụ việc, lãnh đạo trường sẽ có thông báo cụ thể. - Họp giao ban gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các bộ phận....vào sáng thứ 2 hàng tuần có ghi biên bản. - Các tổ chuyên môn họp 2 lần/tháng - Các bộ phận, CB-GV báo cáo định kỳ theo yêu cầu của từng loại báo cáo, chủ yếu báo cáo các số liệu, tình hình lớp, tình hình thực hiện nhiệm vụ vào kì họp HĐSP, ngoài ra có thể báo cáo theo yêu cầu đột xuất. VII. Mối quan hệ làm việc - Các bộ phận có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. - Các bộ phận, các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm phối hợp và điều chỉnh chung đồng thời là đầu mối quan hệ giữa các bộ phận, các tổ chuyên môn với lãnh đạo trong việc giải quyết công việc . - Quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ phối hợp do vậy cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Quan hệ giữ các bộ phận, các tổ chuyên môn với lãnh đạo trường là quan hệ chỉ đạo, cấp dưới phục tùng cấp trên, trên cơ sở đoàn kết tôn trọng lẫn nhau . - Quan hệ giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ đặc biệt trên cơ sở tình Thầy Trò, quan hệ giữa người dạy và người học nên cần phải tôn trọng lẫn nhau, giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập. Học sinh phải ngoan ngoãn, chăm chỉ biết vâng lời thầy cô. - Quan hệ với PHHS khi tiếp xúc và làm việc, phài ân cần, niềm nở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết hài hoà trước những công việc mà họ yêu cầu. - Quan hệ với các cấp lãnh đạo cần tôn trọng lắng nghe sự chỉ đạo, tiếp thu ý kiến chỉ đạo, những vấn đề chưa hiểu, chưa thỏa đáng cần có ý kiến đề xuất. Trước khi làm việc cần chuẩn bị chương trình, kế hoạch cụ thể và phải báo cáo trung thực những vấn đề có liên quan khi được yêu cầu . VIII. Xây dựng tác phong mẫu mực - cải tiến lề lối làm việc - Bản thân CB-GV-CNV phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Đồng thời tuyên truyền vận động những người khác cùng thực hiện . - Luôn luôn tạo cho mình một lối sống giản dị, lành mạnh, bên cạnh đó cần xây dựng tác phong mẫu mực, chỉnh tề, không nhậu nhẹt say sưa làm ảnh hưởng đến giờ giấc làm việc, ngoại trừ tiếp khách và những khi cần thiết nhưng phải có ý kiến của lãnh đạo. - Mỗi CB-GV-CNV luôn phát huy ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết và bảo vệ nội bộ, qua đó phát huy quyền làm chủ, mạnh dạn đóng góp ý kiến và đấu tranh xây dựng để tập thể ngày càng tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Bản thân CB-GV-CNV cần nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Trên đây là những quy định cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ làm việc của từng thành viên trong đơn vị, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục và cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng CB-GV-CNV và học sinh Nơi nhận: - Chi bộ, BCHCĐ (Để phối hợp); - Các bộ phận, tổ CM, CB-GV-CNV trường: (để t/h); - Lưu: VT.. HIỆU TRƯỞNG. Trần Văn Quýt. PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ NGUYÊN GIÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Số:. /Q Đ-THCS.VNG. An Trạch, ngày. tháng 9 năm 2016. QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ CBQL, GV, NV và thời gian làm việc năm học 2016-2017 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VÕ NGUYÊN GIÁP Căn cứ thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 ban hành kèm theo điều lệ trường THCS, THPT, THPT có nhiều cấp học của Bộ GD&ĐT, điều 19 nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Căn cứ kế hoạch năm học 2016-2017 của nhà trường; Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và thời gian làm việc của CBQL-GV-NV trường Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp, năm học 2016-2017. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày tháng 9 năm 2016. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Tổ văn phòng, các tổ chuyên môn, các bộ phận và các cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thực hiện. 3. Nơi nhận : - Phòng GD-ĐT (Để báo cáo ); - Như điều 3 (Để thực hiện ); - Lưu: VT.. HIỆU TRƯỞNG. Trần Văn Quýt.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×