Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

De cuong on hoc sinh gioi sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.2 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC Câu 1 : Nêu sự khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội, NST thường với NST giới tính, NST kép và cặp NST tương đồng. Trả lời: NST giới tính Số lượng Có 1 cặp NST Đặc -NST giới tính khác nhau ở điểm cá thể đực, cái - NST giới tính có thể + tương đồng : XX + Không tương đồng : XY Chức NST giới tính mang gen quy năng định giới tính. NST thường Có nhiều cặp - NST thường giống nhau giữa cá thể đực, cái - NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng. NST lưỡng bội ( 2n) - là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. NST đơn bội (n) - Là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. NST kép - NST kép là NST được tạo thành từ sự nhân đôi NST, gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất 1 nguồn gốc: từ bố hoặc từ mẹ. NST thường mang gen quy định tính trạng thường. NST tương đồng - Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng, kích thước, mang tính chất 2 nguồn gốc. + 1 chiếc nguồn gốc từ bố + 1 chiếc nguồn gốc từ mẹ. Câu 2. Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại ? Trả lời: Điều kiện nghiệm đúng cho mỗi quy luật: - Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: + Bố mẹ phải thuần chủng, số lượng cá thể phải đủ lớn + Quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường, - Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: + Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. + Các cặp bố mẹ phải thuần chủng, mỗi gen quy định một tính trạng. + Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3: Phương pháp nghiên cứu của Menđen? Trong thí nghiệm của Menđen ở đậu Hà Lan, vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau? Trả lời: - Phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai. - Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau vì: Xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. Câu 4: So sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân ? Trả lời: - Giống nhau: + Đều có thoi phân bào. + Lần phân bào II của giảm phân diễn biễn giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyền trên thoi phân bào về hai cực của tế bào ở kì sau. + Nhiễm sắc thể đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn. + Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. + Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản( vô tính và hữu tính) - Khác nhau Nguyên phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi. - Có thể xảy ra tiếp hợp nhưng không trao đổi chéo. - Là quá trình phân bào nguyên nhiễm từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n - là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật. - Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cơ thể.. Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. - Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi. - Có xáy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo. - Là quá trình phân bào giảm nhiễm từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n. - Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật. - Giảm phân cùng với thụ tinh là phương thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ cá thể.. Câu 5. a. Nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. b. Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào? Trả lời a. Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân là:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kì đầu 1 của giảm phân xảy ra sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể trong từng cặp tương đồng sau đó chúng tách nhau ra. - Kì giữa 1 các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau 1 của giảm phân xảy ra sự phân li của các nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng về 2 cực tế bào.Các nhiễm sắc thể phân li độc lập và tổ hợp tự do. b.Sự khác nhau: Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân - Mang bộ NST lưỡng bội 2n. - Bộ NST trong các tế bào con giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ. Các tế bào con tạo ra qua giảm phân - Mang bộ NST đơn bội n. - Bộ NST trong các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.. Câu 6 a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân ? b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II ? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm ? Trả lời: a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I khác với trong nguyên phân - Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có. - Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - Ở kì sau I: + Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn. + Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân là sự phân li đồng đều. b. - Qua giảm phân I, số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép. - Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn. - Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm.. Câu 7 a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> b) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn (b). Cho cây đậu hạt trơn F1 (có kiểu gen Bb) tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ. Xác định tỷ lệ tính trạng hình dạng hạt đậu Hà Lan ở trên cây F 2. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau. Trả lời: a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn. - Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo. b) Hạt ở trên cây F2 thuộc thế hệ F3. Do đó hình dạng hạt ở F3 có tỷ lệ như sau: 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn. Câu 8 a. Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà là trội không hoàn toàn thì quy luật phận li của menđen có còn đúng hay không ? Tại sao? b. Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, dòng hai có thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các ặp tính trạng trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng. Trả lời: a. Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của menđen chỉ đề cập đến sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân tính về tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen. b. Phương pháp xác định - Cho dòng 1 lai với dòng 2 được F1 đồng tính thân xám, mắt đỏ mang 2 cặp gen dị hợp tử ( Aa, Bb). Quy ước: gen A: thân xám, a: Thân đen, B: Mắt đỏ, b: Mắt trắng - Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai phân tích. + Nếu Fa gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1:1:1:1 thì các cặp gen Aa, Bb nằm trên các cặp NST khác nhau( phân li độc lập) + Nếu Fa gồm hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 thì các cặp gen Aa, Bb nằm trên cùng một cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau.. Câu 9: Hãy so sánh kết quả phép lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết khi lai hai cặp tính trạng ? Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật di truyền men đen ở điểm nào ? Trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Di truyền độc lập - Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. - Ở F1 các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. - Kết quả lai phân tích tạo ra 4 kiểu gen và 4 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1.. Di truyền lien kết - Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST. - Ở F1 do các cặp gen liên kết và cùng di truyền nên khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử. - Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1.. - Di truyền liên kết là hiện tượng các nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Sự phân li độc lập làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì lien kết gen lại không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Sự di truyền cùng nhau của các nhóm gen lien kết đảm bảo cho sự bền vững của các nhóm tính trạng được quy định bởi các nhóm gen trên từng NST Câu 10 a. Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi của ADN? b. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN và cơ chế tổng hợp ARN ? Trả lời a. Quá trình tự nhân đôi của ADN - Thời gian, địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian, khi đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn. - Quá trình: + Phân tử ADN tháo xoắn + Hai mạch đơn tách nhau dần dần. + Các Nu trên mỗi mạch đơn lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A-T, G- X và ngược lại để hình thành mạch mới. + Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của các enzim - Kết thúc: Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ. b. Khác nhau Cơ chế tổng hợp ADN - Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN - Nguyên liệu A, T, G, X - Nguyên tắc tổng hợp : + NT bổ sung A - T , G - X + NT giữ lại 1 nửa. - en zim xúc tác : ADN - pôlimeraza - Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ. - Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt. Cơ chế tổng hợp ARN - Xảy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn - Nguyên liệu A, U, G, X - Nguyên tắc tổng hợp : + NT bổ sung A - U, T - A, G - X + NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen. - en zim xúc tác : ARN - Pilimeraza - Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN. - Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thông tin di truyền cho thế hệ sau.. cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin. Câu 11 a. Nêu bản chất, mối liên hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ : Gen( 1 đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → tính trạng. b. ADN và prôtêin khác nhau về cấu trúc ở những điểm cơ bản nào? Trình bày những chức năng cơ bản của prôtêin ? Trả lời a. Mối liên hệ - ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN - mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin - Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể * Bản chất -Trình tự các Nu trong mạch ADN quy định trình tự các Nu trong mạch ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. - Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể b. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin: ADN. Prôtêin. - Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn. Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđrô. - Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân. - ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học: C, H. O, N. P. - Mỗi phân tử AND gồm nhiều gen. - Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4.. - Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin. - Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học: C, H. O, N. - Mỗi phân tử Proteein gồm nhiều chuỗi pôlipeptit - Khối lượng lớn - Khối lượng nhỏ - ADN quy định cấu trúc của protein - Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào tương ứng cấu trúc hóa học của ADN. Câu 12 a.Trình bày quá trình nhân đôi của ADN ? b.So sánh quá trình tổng hợp AND với quá trình tổng hợp ARN ? Trả lời a. Quá trình nhân đôi ADN - Qúa trình nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào - Khi bắt đầu nhân đôi 2 mạch ADN tách nhau dần ra - Các Nu trên mạch đơn ( mạch khuôn) sau khi được tách ra liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS ( A-T,G-X và ngược lại)-->Hai mạch mới của ADN con dần được hình thành - Nguyên tắc: Khuôn mẫu, NTBS, Giữ lại 1 nửa. b. * Giống nhau giữa quá trình tổng hợp ADN và ARN.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đều là 1 loại axit nu, được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O,N,P - Đều là đại phân tử , có kích thước và khối lượng lớn - Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân * Khác nhau tổng hợp và ARN Tổng hợp ADN Enzim ADN-Polimeraza Nguyên Nuclêôtít: A,T,G,X liệu Cơ ADN tháo xoắn toàn bộ, tự nhân chế đôi cả 2 mạch đều là khuôn mẫu Kết 2n phân tử ADN giống nhau quả Ý -Truyền đạt thông tin di truyền nghĩa -Tạo ra các phân tử ADN giống nhau qua các thế hệ tế bào. Tổng hợp ARN ARN-Polimeraza Ribônuclêôtít:A,U,G,X ADN tháo xoắn từng đoạn, chỉ 1 mạch làm khuôn mẫu n phân tử ARN -Truyền đạt thông tin di truyền -Điều khiển sự tổng hợp prôtêin. Câu 13: ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền ? Trả lời ADN có cấu trúc 2 mạch có ý nghĩa: - Cấu trúc bền vững, ổn định, - Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN ( Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian. - Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai. - Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền…. Câu 14: Tại sao AND ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền ? Trả lời * Cần ARN trung gian vì: - Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung gian - Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thong tin di truyền. - AND có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã. Câu 15: a. Giải thích vì sao hai phân tử AND con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử AND mẹ . b. Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của AND. Trả lời : a. Do quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc : + Nguyên tắc bổ sung : mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ .Các Nuclêôtít ở mạch khuôn liên kết với các muclêôtí trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T và G liên kết với X và ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại 1 nửa( bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtí tạo nên đây là 1 bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính và đặc thù của các loài sinh vật. Câu 16. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? Trả lời: - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a) => Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai mà là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp (AA): AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử (Aa): Aa x aa → Aa : aa Câu 17: Vì sao tỉ lệ con trai con gái sinh ra 1:1 ? tỉ lệ này trong điều kiện nào? Việc sinh con trai hay con gái là do bố hay mẹ quyết định ? Trả lời: - Tỉ lệ con trai con gái sinh ra 1:1 vì 2 loại tinh trùng X và Y tạo ra có tỉ lệ ngang nhau. Xác xuất tham gia thụ tinh 2 loại tinh trùng ngang nhau - Tỉ lệ con trai , con gái trên nghiệm đúng trong trờng hợp số lợng cá thể đủ lớn và qu¸ tr×nh thô tinh gi÷a tinh trïng víi trøng lµ hoµn toµn ngÉu nhiªn. - Sinh con trai hay con gái do bố quyết định. Câu 18: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến ? Làm thế nào để nhận biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến ? Trả lời: - Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến là : Thường biến - Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biển đổi kiểu gen. - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định thích ứng với môi trường. - Thường có lợi. - Không di truyền được.. Đột biến - Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình. - Xuất hiện cá biệt ngẫu nhiên không định hướng. - Thường có hại. - Di truyền được.. - Cách nhận biết 1 biến dị là thường biến hay đột biến dựa vào đặc điểm biểu hiện để nhận biết. Câu 19. Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiêu chí SS Nguyên nhân Cơ chế. Biến dị tổ hợp. Biến dị đột biến. Xuất hiện nhờ quá trình giao phối. Phát sinh do cơ chế PLĐL, tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.. Xuất hiện do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể. Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn qúa trình tái sinh NST đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền (ĐB NST, ĐB gen) Tính BD tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp Thể hiện đột ngột, ngẫu nhiên, chất biểu lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ cá biệt không định hướng. hiện tiên, vì thế có thể làm xuất hiện Phần lớn có hại. các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước, do đó có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ. Vai trò - Là nguồn nguyên liệu BD di - Là nguồn nguyên liệu BD di truyền thứ cấp cung cấp cho quá truyền sơ cấp cung cấp cho trình tiến hoá. quá trình tiến hoá. - Trong chọn giống dựa trên cơ - Trong chọn giống, người ta đã chế xuất hiện các BD tổ hợp đề xây dựng các phương pháp gây xuất các phương pháp lai giống ĐB nhằm nhanh chóng tạo ra nhằm nhanh chóng tạo ra các những ĐB có giá trị, góp phần giống có giá trị. tạo ra các giống mới có năng suất cao, thích nghi tốt.. Câu 20. Phân biệt những điểm cơ bản trong hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. Cơ sở Nội dung. Phương pháp phân tích các thế hệ lai - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích. Phép lai phân tích - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai là.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mục đích Ý Nghĩa. các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. - Là phương pháp khoa học nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền. Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền. phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. - Là phép lai để phát hiện kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội Dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Câu 21. Nêu những điểm giống và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và cái ? * Giống nhau + Các tế bào mầm( noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. + noãn nguyên bào bậc 1 và tinh nguyên bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra các giao tử. * Khác nhau Phát sinh giao tử cái - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn. - noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ hai có kích thước bé và 1 tế bào trứng - Kết quả; mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và một tế bào trứng trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh. Phát sinh giao tử đực - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2. - mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho hai tinh tử, các tinh tử phát sinh hình thành tinh trùng. - Kết quả: từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử hình thành tinh trùng đều tham gia vào thụ tinh.. Câu 22. Phương pháp nghiên cứu của Menđen? Trong thí nghiệm của Menđen ở đậu Hà Lan, vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau? - Phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai (Nếu HS nêu 4 bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen vẫn cho điểm) - Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau vì: Xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.. Công thức tổ hợp của Menđen: n là số cặp gen dị hợp. + Sè lo¹i giao tö lµ: 2n + Sè hîp tö lµ: 4n + Sè lo¹i kiÓu gen: 3n.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Sè lo¹i kiÓu h×nh: 2n + TØ lÖ ph©n li kiÓu gen lµ: (1+2+1)n + TØ lÖ ph©n li kiÓu h×nh lµ: (3+1)n Ví dụ: cặp gen AaBb có hai cặp gen dị hợp + Sè lo¹i giao tö lµ: 22 = 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. + Sè hîp tö lµ: 42= 16 + Sè lo¹i kiÓu gen: 32= 9 + Sè lo¹i kiÓu h×nh: 22= 4 + TØ lÖ ph©n li kiÓu gen lµ: (1+2+1)2= (1+2+1)(1+2+1)= 1: 2: 1: 2: 4 :2 : 1:2:1 + TØ lÖ ph©n li kiÓu h×nh lµ: (3+1)2=(3+1)(3+1)= 9: 3: 3: 1 Cách giải bài tập di truyền: - Các tỉ lệ lai hai cặp tính trạng: + (3:1)(3:1)= 9:3:3:1 + 100% hoặc (1:1)(1:1)=1:1:1:1 là kết quả lai phân tích + (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 cặp tính trạng có tỉ lệ (3:1) tuân theo quy luật phân li, cặp tính trạng có tỉ lệ 1:1 tuân theo kết quả lai phân tích. + 6,25% = 1/16, 12,5%= 1/8, 18,75% = 3/16, 56,25% = 9/16 đây là tỉ lệ từng cặp tính trạng trong lai hai cặp tính trạng menden. - Lai hai cặp tính trạng có liên kết gen P thuần chủng  F1 thu được 100% , F1 X F1  F2 KG: 1:2:1, KH: 3:1 hoặc 1:2:1 * Bài tập nguyên phân và giảm phân Số NST tự do cung cấp cho quá trình nguyên phân = 2n ( 2k – 1 ) K là số lần nguyên phân: VD: một tế bào có 2n = 8. nguyên phân 2 lần. Số NST cần cung cấp cho 2 lần nguyên phân là: 8.( 22 -1 ) = 24 Số NST tự do cung cấp cho x tế bào mầm = x ( 2k – 1 ) 2n * Công thức tính ADN - Đường kính của ADN là 20 Å - Chiều dài 1 chu kì xoắn (10 cặp bazo): 34 Å - Chiều dài 1 Nu 3,4 Å - A = T; G = X (A, T, G, X là số lượng các Nu tương ứng trên cả đoạn ADN đang xét) - A1 = T2; A2 =T1; G1 =X2; G2 = X1 (A1, A2... là các Nu từng loại trên mạch 1, mạch 2) - A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro => Số liên kết Hidro được tính: H = 2A+3G hoặc H= 2T+3X 1/ Kích thước ADN - Gen - Phân tử ADN cấu tạo từ 4 loại đơn phân nuclêôtit (Nu) là (A, T, G, X). Mỗi nuclêôtit có kích thước 3,4Ao và 300 đ.v.C - Phân tử ADN gồm có 2 mạch đơn dài bằng nhau và có cấu trúc xoắn. Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit dài 34Ao.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Gen là một đoạn xoắn kép của phân tử ADN, qui định tổng hợp 1 phân tử ARN - Qui ước: N là số lượng nuclêôtit trên 2 mạch đơn của ADN hoặc gen 1A0 = 10-8 cm = 10-7 mm = 10-4 µm LADN =. N 2. . 3,4Ao. LADN = Số vòng xoắn . 34Ao. MADN = N . 300 đvc Số vòng xoắn = N : 20 - Hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo thành do bazơ nitric trong các nuclêôtit đứng đối diện nhau liên kết theo NTBS (A=T, GX N = A + T + G + X = 100% A + G = 1/2 N = T + X * A = T và G = X => A + G = N / 2 = 50% * A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 * G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 * %A = %T = (%A1 + %A2) / 2 = (%T1 + %T2) / 2 * %G = %X = (%G1 + %G2) / 2 = (%X1 + %X2) / 2 Số lượng bộ ba mã hóa = N/6 hoặc NARN /3 - 1 lần nhân đôi, 1 phân tử ADN tạo ra 2 phân tử ADN con. Do vậy sau k lần nhân đôi, 1 phân tử ADN tạo ra 2k phân tử ADN con; n phân tử ADN ban đầu, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra: n x 2k phân tử ADN con. - (Số Nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN) = (số Nu có trong tổng phân tử con) - (số Nu có trong ADN ban đầu) Tổng số AND con = 2k ( k là số lần nhân đôi ) Tổng số Nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua k đợt tự nhân đôi: Ntd = N ( 2k – 1) Ntd là số nu tự do môi trường cung cấp N là số nu ban đầu. Phương pháp giải bài tập quy luật Menđen thường qua 4 giai đoạn cơ bản : - Quy ước gen - Xác định quy luật di truyền - Xác định kiểu gen của bố mẹ - Lập sơ đồ lai Bước 1 - Quy ước gen : Nếu đề bài chưa quy ước gen, cần phải xác định tính trội, tính lặn rồi quy.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ước gen. Thông thường để thực hiện bước này, có thể tiến hành một trong ba cách sau đây : - Nếu từ giả thuyết, ta biết được hai cơ thể P mang các tính trạng tương phản và F1 đồng tính (không có tính trạng trung gian); thì tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội. Từ đó quy ước gen. - Phân tích ở con lai định tỷ lệ của từng cặp tính trạng tương phản. Nếu xác định được tỷ lệ 3 : 1 thì tỷ lệ 3 thuộc về tính trạng trội và 1 thuộc về tính trạng lặn. Từ đó quy ước gen. - Xét riêng từng cặp tính trạng, P cùng tính trạng, F có tính trạng khác, suy ra tính trạng của F là lăn Ở một số bài toán, việc quy ước gen có thể xuất phát từ một tỷ lệ kiểu hình nào đó. Bước 2 – Xác định quy luật di truyền: Xác định quy luật di truyền dựa vào 1 trong 2 cách sau đây: - Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con, nhân tích tỉ lệ kiểu hình, nếu đúng với đề bài suy ra quy luật di truyền phân li đọc lập - Kiểu gen của P dị hợp về n cặp gen, cho 2n giao tử, suy ra phân li đọc lập Bước 3 – Xác định kiểu gen của P: - Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ. Thường là từ việc phân tích riêng từng cặp tính trạng, chúng tác xác định kiểu gen của từng cặp tính trạng. Phân tích chung các tính trạng để xác định kiểu gen của các cặp tính trạng. - Từ tỷ lệ kiểu hình ở đời con (F2) tìm ra kiểu gen của F1 từ đó suy luận để tìm ra kiểu gen của P. - Việc biện luận để xác định kiểu gen, cần căn cứ vào dữ kiện của từng bài để tiến hành. Bước 4 – Lập sơ đồ lai: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài I. XÁC ĐỊNH LOẠI GIAO TỬ a) Xác định số giao tử   . Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân cho ra hai loại giao tử Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho ra 1 tế bào trứng Một cơ thể dị hợp n cặp gen, các gen nằm trên các NST khác nhau thì giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau . Ví dụ 1: Kiểu gen Aa có 1 cặp dị hợp => 21 = 2 loại giao tử là A, a Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp dị hợp =>23 = 8 loại giao tử Kiểu gen AabbDdeeff có 2 cặp dị hợp =>22 = 4 loại giao tử b) Cách xác định các giao tử của thể dị hợp Xác định thành phần các giao tử của thể dị hợp bằng cách vẽ sơ đồ lưỡng phân , mỗi alen xếp về một nhánh , giao tử là tổng các alen của mỗi nhánh ( tính từ gốc lên ngọn) Ví dụ 2 : Xác định các loại giao tử của có kiểu gen AABbDDEe và AaBbDdEe:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> c) Xác định tỉ lệ giao tử được tạo ra Trong điểu kiện các gen phân li độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó Ví dụ 3: Cơ thể có kiểu gen AaBbccDd giảm phân bình thường không xảy ra đột biến. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ loại giao tử abcd ? Tỉ lệ giao tử a của cặp gen Aa là Tỉ lệ giao tử b của cặp gen Bb là Tỉ lệ giao tử c của cặp gen cc là 1 Tỉ lệ giao tử d của cặp gen Dd là =>Tỉ lệ giao tử abcd là. x. x1x. =. II. TÍNH SỐ TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH Ở THẾ HỆ LAI. 1- Số kiểu tổ hợp: Số kiểu tổ hợp = số giao tử đực × số giao tử cái * Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp à biết số loại giao tử đực, giao tử cái có thể suy ra số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ hoặc ngược lai Ví dụ 4: Xét phép lai ♂Aa Bb DDEe x ♀Aa bb Dd ee a) Xác định số giao tử đực và giao tử cái trong phép lai b) Ở đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp ở đời con Giải a) AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp 1 kiểu gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 2 3 AabbDdee có 2 cặp gen dị hợp 2 kiểu gen đồng hợp có số kiểu giao tử là 2 2 b) Số tổ hợp ở đời con là 23 x 22 = 25 = 32 kiểu 2- Số loại kiểu hình và số loại kiểu gen  . Trong điểu kiện các gen phân li độc lập thì ở đời con Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng. . Ví dụ 5 :Cho biết mỗi tính trạng do một kiểu gen quy định trong đó A quy định hạt vànga quy định hạt xanh , B quy định hạt trơn và b quy định hạt nhắn , D quy định thân cao d quy định thân thấp . Xét phép lai có AabbDd x AaBbdd cho bao nhiêu kiểu gen và kiểu hình ở đời con Giải : Xét từng phép lai :. Số cặp gen. Tỷ lệ KG riêng Số KG. Tỷ lệ KH riêng. Số KH. Aa x Aa. 1AA:2Aa:1aa. 3. 3 vàng : 1 xanh. 2. bb. x Bb. 1Bb:1bb. 2. 1 trơn : 1 nhăn. 2. Dd x dd. 1Dd:1dd. 2. 1 cao : 1 thấp. 2. Phép lai Aa x Aa cho ra 3 kiểu gen và hai kiểu hình Phép lai Bb x bb cho ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình Phép lai Dd x dd cho ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình => Số KG = 3 x 2 x 2 = 12. => Số KH = 2 x 2 x 2 = 8. III. XÁC ĐỊNH TỈ LỆ PHÂN LI KIỂU HÌNH , PHÂN LI KIỂU GEN Ở ĐỜI CON . Xét các cặp gen phân li độc lập thì   . Tỉ lệ kiểu gen của phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp gen Tỉ lệ phân li kiểu hình của một phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng Tỉ lệ của một kiểu hình nào đó thì bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó Ví dụ 6 : Xét phép lai có ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee. các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và gen trội là gen trội hoàn toàn . Hãy cho biết : a). Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?. b). Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là bao nhiêu ?. c). Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu ?. Giải : Xét từng cặp gen riêng rẽ. Tỷ lệ KG.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Aa :. BB :. aa. Bb :. Cc :. bb. cc. DD : Dd : dd Ee : ee. . Tỷ lệ KH trội về gen A là. . Tỷ lệ KH trội về gen B là. . Tỷ lệ KH trội về gen C là. . Tỷ lệ KH trội về gen D là. . Tỷ lệ KH trội về gen E là Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là = x. x x x = 9/128. b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = x. x x. x = 9/128. c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = x. x x. x = 4/128 = 1/32. III. XÁC ĐỊNH KIỂU GEN, KIỂU HÌNH CỦA P KHI BIẾT TỈ LỆ KIỂU HÌNH CỦA ĐỜI CON. Cách giải. Xác định tỉ lệ kiểu hình lặn ở đời con => Xác định tỉ lệ giao tử lặn ở hai bên bố mẹ => Xác định kiểu gen của cơ thể bố mẹ Ví dụ 7: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu xanh. Cho lai đậu Hà Lan có quả màu vàng với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 vàng : 1 xanh. 1.. Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2.. Nếu kết quả cho tỉ lệ 1 quả vàng : 1 quả xanh thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào? Giải 1. Xác định kiểu gen của bố mẹ: P:. A− x A−. F1: 3 vàng ( A−) : 1 xanh ( aa) Ở F1 thu được cây có quả màu xanh => Tỉ lệ kiểu hình lặn ( aa) = ¼ = ½ a x ½ a => Hai bên bố mẹ đều tạo ra giao tử a với tỉ lệ là 1/2 2.Kết quả có tỷ lệ 1 vàng : 1 xanh => lai phân tích => Kiểu gen, kiểu hình của P là Aa , quả màu vàng và aa quả màu xanh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×