Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.83 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC *---*---*---*--*. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4 – 5 TUỔI THỰC HIỆN TỐT VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Sơ yếu lý lịch: - Họ và tên: Cấn Thị Bình - Ngày sinh: 10/08/1969 - Chức vụ: Giáo viên - Ngày vào đảng: - Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Phú Kim -Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hà Nội – Hệ đào tạo từ xa - Khen thưởng: lao động tiên tiến cấp huyện trong 4 năm.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC NỘI DUNG. TRANG. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4 – 5 TUỔI THỰC HIỆN TỐT VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2. I/ Lý do chọn đề tài. 2. 1/ Cơ sở lý luận. 3. 2/ Cơ sở thực tiễn. 3-4. II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. 4. III. Đối tượng nghiên cứu. 4. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. 4. V. Phương pháp nghiên cứu. 5. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 5. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 5. I. Cơ Sở lý luận. 5. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 5. 1. Thuận lợi. 5. 2. khó khăn. 5. 3. Số liệu điều tra. 6. III. Những biện pháp thực hiện IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 6-7 8. Kết quả so sánh đối chứng. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 9. 1. Kết luận: 2. Một số ý kiến đề xuất. 9. 2.1/ Đối với nghành giáo dục. 9. 2.2/ Đối với nhà trường. 9. 2.3/ Đối với giáo viên. 9. 9.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT. KÝ HIỆU LQVMTXQ STT BGH. NỘI DUNG Làm quen với môi trường xung quanh Số thứ tự Ban giám hiệu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 -5 tuổi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường”. I.. Lý do chọn đề tài.. 1/ Cơ sở lý luận Môi trường là một môn học ứng dụng nó nghiên cứu cơ sở lý luận, mục đích nhiệm vụ và các nguyên tắc, nội dung và các phương pháp, biện pháp và hình thức cho trẻ LQVMTXQ ở trường mầm non Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng cuộc sống, sản xuất sự tồn tại phát triển con người và thiên nhiên Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như là vật lý, sinh học, hóa học tồn tại ngoài ý muốn của con người. môi trường tự nhiên gồm các yếu tố vô cơ ( đất, nước…) các yếu tố hữu cơ ( động vật, thực vật, con người) các yếu tố vật lý ( nhiệt độ) Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên làm thành tiện nghi trong cuộc sống như: Nhà ở, công trình văn hóa du lịch đều xuất phát từ các dạng vật chất tồn tại. Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề việc môi trường bị ô nhiễm gây hại lên sức khỏe con người cộng đồng Việt Nam, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường sống. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường trở lên rất cần thiết với toàn bộ xã hội Viêt Nam. Riêng đối với bậc học Mầm Non môi trường của bé là môi trường ở gia đình và môi trường ở trường Mầm Non. Môi trường ở trường Mầm Non là môi trường trong lớp học và ngoài lớp học bao quanh cuộc sống vui chơi học tập sinh hoạt của trẻ. Môi trường ở trường Mầm Non sạch đep thì cần giáo dục trẻ bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi. Vấn đề bảo vệ môi trường rất rộng lớn nhưng rất gần gũi với các bé. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm Non là rất cần thiết, dần dần hình thành ở trẻ có thói quen nếp sống văn minh và có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn bé. Trẻ em là mầm non của đất nước, muốn quê hương, đất nước luôn xanh – sạch – đẹp thì giáo dục BVMT cho trẻ là điều cần thiết đối với tất cae người dân Việt Nam nói chung và các bé ở trường mầm non nói riêng Cơ sở lý luận là quan niệm đúng đắn về trẻ em và môi trường sự nhận biết của trẻ mầm non về môi trường có những quy luật và đặc điểm riêng môi trường có tác dụng giáo dục toàn diện cho trẻ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tất cả các vấn đề trên chính là đối tượng để trẻ mầm non hình thành và rèn luyện có ý thức bảo vệ môi trường 2/ Cơ sở thực tiễn Đặc điểm của địa phươngVới sự phát triển kinh tế rất mạnh, đời sống của con người về mọi mặt ngày càng được nâng cao( ăn uống, may mặc, mua sắm…). Bên cạnh đó thì nhiều người còn chưa có ý thức về bảo vệ môi trường, rác thải còn vứt ở khắp mọi nơi. Vì vậy xã Phú Kim rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường nên đã tuyên truyền tới mọi người thông điệp:” Hãy chung tay.bảo vệ môi trường”. Đó là điều mong muốn của tất cả mọi người được sống trong môi trường xanh- sạch- đẹp để con người luôn khỏe mạnh Về giáo dục Là giáo viên với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, tích cực trong việc nghiên cứu phương pháp, biện pháp để giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng tính cấp thiết của việc giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất và phù hợp nhất với địa phương và với trẻ để đạt đực kết quả tốt nhất trong việc giáo dục trẻ có ý trong thức trong việc bảo vệ môi trường. Xuất phát từ tình hình thực tế, cái chung của toàn xã hội và cái riêng của các cháu 4-5 tuổi lớp tôi phụ trách. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè đồng nghiệp nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: ”Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường”. II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm - Trong cuộc sống hàng ngày muốn tồn tại và phát triển trẻ em phải tiếp cận với môi trường. trong quá trình tiếp cận ấy, các sự vật và hiện tượng xung quanh là những đối tượng cho trẻ tìm hiểu, nhận xét và mở mang hiểu biết. Quá trình hiểu biết này nếu trẻ được người lớn và cô giáo hướng dẫn một cách khoa học thì quá trình nhận biết ấy sẽ phát triển cả về chất lượng và số lượng nhu cầu hiểu biết của trẻ về môi trường sẽ được thỏa mãn. - Sử dụng môi trường thông qua môi trường để phát triển các mặt toàn diện ở trẻ Ví dụ: Tổ chức cho trẻ nhận biết về một số loại cây cối, hoa quả, nhờ đó trí tuệ của trẻ được phát triển, trẻ có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường tinh thần trẻ sảng khoái, trẻ nhận ra cái đẹp, bắt chước người lớn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và biết bảo vệ cái đẹp. III. Đối tượng nghiên cứu.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Do thời gian không cho phép Tôi chỉ nghiên cứu về “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường - Thời gian nghiên cứu và viết đề tài: Từ 15/09/2012 đến ngày 10/05/2013 - Địa điểm: Trường Mầm Non Phú Kim – Thạch Thất – Hà Nội - Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Đối tượng khảo sát đối với trẻ 4 – 5 tuổi ( Khu Thúy Lai ) Trường Mầm Non Phú Kim. V. Phương pháp nghiên cứu - Trẻ còn nhỏ, muốn giáo dục cho trẻ có ý thức vào bất cứ 1 công việc gì không phải là một sớm một chiều, mà phải là quãng thời gian dài. Phương pháp giáo dục trẻ phải nhẹ nhàng, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ để trẻ có thể ghi nhớ và khắc sâu và thực hiện tốt lời dạy của Cô - Ví dụ: Trong lớp khi đồ chơi chưa sắp xếp gọn gàng, có một số bạn biết thu dọn đồ chơi gọn gàng Cô đọc tên và khen các bạn đó trước cả lớp và thưởng các bạn lên cắm cờ bé ngoan. Cả lớp đềunhận thức được việc làm của bạn là rất tốt có ý thức BVMT của lớp sạch đẹp và từ đó các bạn thi đua nhau làm việc tốt. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Do thời gian không cho phép Tôi chỉ nghiên cứu về “ Một số biện pháp giáo dục giúp trẻ 4 – 5 tuổi thực hiện tốt việc BVMT”. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lý luận - Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ có thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép chưa đủ mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học. thông qua các môn học để giáo dục trẻ có ý thức BVMT qua đó đã hình thành nhân cách, đạo đức tốt cho trẻ II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu - Trong quá trình giáo dục trẻ bảo vệ môi trường Tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Được sự giúp đỡ của phòng GD và ĐT huyện Thạch Thất cùng Ban Giám Hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ Tôi về việc giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi biết bảo vệ môi trường - Phòng học rộng rãi thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động - Năm học 2012 – 2013 Tôi được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường Tôi dạy lớp 4– 5 tuổi. học theo chương trình Mầm Non Mới với sỹ số là 30 trẻ. Độ tuổi đồng đều cũng là thuận lợi cho việc giáo dục trẻ biết BVMT - Lớp học lại được xây dựng ở khu trung tâm và đặt ở giữa làng văn hóa. Cha mẹ học sinh cũng biết được việc giáo dục trẻ có ý thức BVMT là rất cần thiết đối với tất cả các cháu và toàn thể mọi người 2. Khó khăn - Trong năm học 2012 – 2013 Tôi nghiên cứu tìm hiểu được các cháu 100% các cháu là con em nông thôn nên sự giáo dục trẻ có ý thức BVMT còn hạn chế. Trẻ chưa được mạnh dạn và tự nhiên 3. Số liệu điều tra - Quá trình điều tra thực tế kết quả học sinh đầu năm học khi chưa thực hiện đề tài - Tổng số học sinh là 30 trẻ STT Nội dung. 1. Khả năng nhận thức của trẻ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % thức 1 3,3 7 23 20 67 2 6,7. -Trẻ có ý BVMT 2 - Trẻ có thói quen 2 6,7 8 26,6 18 60 2 6,7 hành vi văn minh - Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó cho nên việc giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi có ý thức BVMT là 1 điều cần thiết và cấp bách. Chính vì động cơ đó mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi thực hiện tốt việc BVMT”. III. Những biện pháp thực hiện - Qua việc nghiên cứu khảo sát trên tôi rút ra 1 số biện pháp sau: * Biện pháp 1: - Giáo dục trẻ BVMT qua giờ đón trẻ * Biện pháp 2: - Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động khám phá khoa học * Biện pháp 3:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động ngoài trời * Biện pháp 4: - Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động góc * Biện pháp 5: - Giáo dục trẻ BVMT thông qua giờ ăn, giờ ngủ * Biện pháp 6: - Kết hợp với phụ huynh để cùng có biện pháp giáo dục trẻ có ý thức tốt về việc BVMT xanh – sạch – đẹp. * Biện pháp 1: Giáo dục trẻ BVMT thông qua giờ đón trẻ - Khi Bố Mẹ đưa đón trẻ đến trường cô ân cần niềm nở đón trẻ vào lớp. Trẻ chào cô, khi ấy trẻ còn đang ăn quà sáng cô nhắc trẻ khi ăn xong nhớ bỏ vỏ hộp bánh, sữa, kẹo… vào thùng rác, cất dép vào giá dép, lâu chân và đi vào lớp * Biện pháp 2: Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động khám phá khoa học - Tôi thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào các tiết dạy VD: Cô dạy trẻ tìm hiểu về ngôi nhà của mình. Hỏi trẻ kể về các đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết. Khi sử dụng các đồ dùng các con phải làm gì? Rửa sạch sẽ và cất gọn gang đúng nơi quy định. Muốn cho ngôi nhà được sạch sẽ, gọn gang các Bé phải làm gì? Phải quyét dọn hàng ngày, không vẽ bẩn lên tường, lau bàn ghế sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp không vứt rác bừa bãi * Biện pháp 3: Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động ngoài trời - Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo. Nhờ có hoạt động ngoài trời mà trẻ được quan sát cảnh vật thiên nhiên, thời tiết và được chơi với đồ vật ngoài trời 1 cách nhẹ nhàng thoải mái. Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ tái tạo lại kiến thức đã học - Ví dụ: Cô đang dạy trẻ ở chủ đề thực vật. Cô cho trẻ ngồi dưới gốc cây quan sát cây xanh và môi trường sống, cô chỉ cho trẻ từng bộ phận của cây để trẻ nói về đặc điểm, màu sắc và tác dụng của cây xanh, muốn có nhiều cây xanh phải làm gì? * Biện pháp 4: Giáo dục trẻ BVMT thông qua hoạt động góc - Tôi nhắc nhở trẻ chơi và giao tiếp vơi nhau, không ồn ào, không vứt ném đồ chơi, để nhiều bạn chơi và chơi được lâu bền, không bị hỏng. Chơi xong phải cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định - Ví dụ: + Như ở góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây xanh , trẻ hiểu được muốn cây tốt tươi thì các bé phải là người làm vườn, phải vất vả nhưng cũng rất vui. Từ đó trẻ yêu lao động và những người lao động.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Như ở góc xây dựng: Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng không làm hỏng đồ chơi, khi xây dựng các công trình nên trồng nhều các cây xanh để môi trường trong sạch + Như ở góc nghệ thuật: Hướng trẻ tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên làm tranh để trang trí lớp vừa sáng tạo vừa BVMT + Như góc phân vai: Ở nhóm bé tập làm nội trợ, trẻ biết để phần thừa của rau, củ, quả vào thùng rác, khi chơi xong xếp gọn gang đồ chơi vào rổ + Như ở góc thư viện: Nhắc trẻ xem sách báo cẩn thận không làm nhàu nát, hỏng sách, báo Cho trẻ xem tranh ảnh những hành vi tốt xấu đối vơi môi trường * Biện pháp 5: Giáo dục trẻ BVMT qua giờ ăn, giờ ngủ - Trong giờ ăn cô nhắc trẻ kê bàn ngay ngắn, lấy khăn lau bàn cho sạch. Khi trẻ ngồi ngồi vào nhóm ăn cô giới thiệu các món ăn và trẻ nói lên được các chất dinh dưỡng có trong các nhóm thực phẩm, khi trẻ ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn ngon miệng và hết xuất. Cô nhắc nhở trẻ khi ăn không làm rơi vãi thức ăn ra bàn, nếu rơi ra bàn phải nhặt ngay vào đĩa, sau đó dùng khăn lau sạch để giữ cho phòng lớp được sạch sẽ - Trong giờ ngủ cô nhắc nhở trẻ lấy đúng gối của mình, nằm xuống nhẹ nhàng, gối đầu ngay ngắn, không nói chuyện. khi ngủ dậy biết cất gối đúng nơi quy định, biết dọn dẹp đồ dùng và quyét lớp giúp cô. Từ đó trẻ đã có ý thức BVMT trong lớp học gọn gàng sạch sẽ. * Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh để cùng có biện pháp giáo dục trẻ có ý thức tốt về việc BVMT xanh – sạch – đẹp. - Kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo môi trường và bảo vệ môi trường - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục BVMT cho trẻ, cùng nhà trường giáo dục trẻ có hành vi văn minh BVMT xanh đẹp - Thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh và học sinh qua bảng tuyển truyền, tranh ảnh giáo dục BVMT - Kết hợp với phụ huynh thu gom nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi - Động viên phụ huynh tìm biện pháp giảm bớt bụi bẩn, tiếng ồn để tránh làm ô nhiễm môi trường - Vận động phụ huynh khơi thông cống rãnh xung quanh nhà và xung quanh trường để cho môi trường không bị ô nhiễm, môi trường xanh – sạch – đẹp hơn. IV. HIệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Kết quả so sánh đối chứng.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Qua gần một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 -5 tuổi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường” qua các hoạt động đã thu được kết quả sau: T Nội dung Khả năng nhận thức của trẻ T Đầu năm Cuối năm Tốt Khá Trung Yếu Tốt Khá Trung bình bình SL %. 1. 2. - Trẻ có ý 1 thức tham gia BVMT - Trẻ có thói 2 quen hành vi văn minh. 3,. SL %. SL %. SL %. SL %. 7. 23. 20. 67. 2. 6,7 8. 8. 27. 18. 60. 2. 6,7 10. SL %. SL %. 26,7. 18. 60. 4. 13,3. 33. 18. 60. 2. 6,7. 3 6, 7. - Như vậy qua bảng đối chứng ta thấy kết quả của học sinh cuối năm 2012 – 2013 so với đầu năm chuyển biến rõ dệt. Tỉ lệ yếu trong việc có ý thức qua việc BVMT, có thói quen hành vi văn minh ở cuối năm không còn nữa. Tỉ lệ tốt khá tăng lên rõ dệt vào cuối năm, tỉ lệ trung bình giảm đi. - Có được kết quả tốt đó là nhờ sự quan tâm của phòng Giáo Dục – đào tạo và sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự phấn đấu nỗ lực của bản. C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Từ những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để Tôi rút ra những kết luận sau: Việc giáo dục cho trẻ 4 – 5 tuổi có ý thức BVMT là 1 việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Qua việc đó trẻ đã dần hình thành cho mình 1 hành vi đạo đức trong sáng, lành mạnh. Trẻ biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên và biết giữ gìn, chăm sóc và có ý thức bảo vệ nó. Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp giáo dục trẻ có ý thức BVMT đã thu được kết quả rất tốt của trẻ + Trao đổi với phụ huynh một cách tích cực + Luôn luôn trau dồi kiến thức, nắm chắc phương pháp giảng dạy. Yếu. SL %.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp để trẻ được tiếp xúc thường xuyên từ đó có ấn tượng sâu sắc. + Luôn tích cực bảo vệ môi trường bằng cách cụ thể hành động để trẻ noi theo. + Đặc biệt tích cực làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu, phế thải, phế liệu + Nhận thức của trẻ chưa cao nên nội dung giáo dục BVMT cần phải dễ hiểu và gần gũi trong hoạt động hàng ngày của trẻ + Cô cần có phương pháp giáo dục nhẹ nhàng mà lôi cuốn có như vậy trẻ mới ấn tượng ghi nhớ và khắc sâu lời cô dạy. Cô cần phải thường xuyên giáo dục trẻ BVMT 2. Đề xuất và khuyến nghị * Đối với phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường - Bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh cho việc “giáo dục trẻ về BVMT” nói riêng và các môn học khác nói chung để phục vụ trẻ học tập tốt hơn - Tổ chức các buổi tập huấn về công tác giáo dục BVMT cho giáo viên được học tập - Tổ chức các tiết kiến tập cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Phú Kim, ngày. tháng năm 2013 Người viết. Cấn Thị Bình. Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON PHÚ KIM.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …… Phú kim ngày……tháng……năm 2013 Chủ tịch hội đồng. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………….. Thạch thất, ngày….tháng……năm Chủ tịch hội đồng.
<span class='text_page_counter'>(14)</span>
<span class='text_page_counter'>(15)</span>