Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.93 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 6 ( Thời gian làm bài 90 phút) A. Phần trắc nghiệm khách quan (2 điểm) I. Hãy chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh vào 1 chữ cái đầu dòng. Câu1. Vì sao nói giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau : A. Cùng tả cảnh sông nước C. Cùng tả cảnh sông nước miền Trung B. Cùng tả người lao động D. Cùng tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc. Câu 2: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” nói lên tình thương bao la của Bác dành cho các chiến sĩ và đoàn dân công là đúng hay sai? A. Sai B. Đúng Câu 3:Trong văn bản “Buổi học cuối cùng”tại sao đây lại là buổi học cuối cùng các bạn học sinh vùng An-dát được học tiếng Pháp? A. Thầy giáo dạy tiếng Pháp chuyển trường. B. Vì thầy nghỉ hưu. C. Vì giặc Phổ cấm dạy tiếng Pháp. D. Vì chính phủ Pháp không cho dạy. Câu 4: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước cửa nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông...” Tác giả I. Ê-ren-bua muốn nói: A. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những lòng yêu gì gần gũi nhất. B. Lòng yêu nước là cao siêu mà người bình thường không thể có. C. Lòng yêu nước là chỉ yêu những gì của quê mình. D. Lòng yêu nước là chỉ yêu người thân nhà mình. Câu 5: Nối những thông tin ở hai cột A và B sao cho phù hợp. A Tác phẩm 1. Dế Mèn phiêu lưu kí 2. Bức tranh của em gái tôi 3. Sông nước Cà Mau 4. Lao xao 5. Vượt thác. B Tác giả a. Võ Quảng b. Đoàn Giỏi c. Duy Khán d. Tô Hoài e. Tạ Duy Anh. Câu 6. Yêú tố nào thường không có trong thể ký? A. Sự việc C. Người kể chuyện B. Lời kể D. Cốt truyện.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 7. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào? A. là + một cụm danh từ C. là + một cụm tính từ B. là + một cụm động từ D. là + một kết cấu chủ vị II. Phần tự luận. Câu 1:( 1 điểm) Cho câu văn sau: Bạn Lan, người giỏi nhất lớp 6A. - Chỉ ra lỗi sai - Sửa lại cho đúng Câu 2.(2 điểm) Bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu là một bài thơ hay viết về một thiếu niên liên lạc dũng cảm, hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu... em hãy ghi lại những câu thơ miêu tả hình ảnh đó của Lượm. Câu 3: ( 5 điểm) Hãy tả lại cảnh cơn mưa đầu mùa ở quê em .. Phô tô 35 đề.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: ngữ văn 8 (Thời gian làm bài 90 phút) I. Trắc nghiệm( 2 điểm): Chọn câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 7) Câu 1: Các văn bản “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”, “Chiếu dời đô”, “Bàn luận về phép học”trong chương trình Ngữ văn 8 được viết cùng một thể loại. A. Đúng. B. Sai. Câu 2: Mô-li-e nhà viết kịch nổi tiếng thế giới là người nước: A. Đan Mạch.. B.Trung Quốc.. C. Tây Ban Nha D. Pháp Câu 3: Luận điểm trong bài văn nghị luận là: A. Là ý chính của bài văn nghị luận. B. Là vấn đề được trình bày trong bài văn nghị luận. C. Là hệ thống dẫn chứng trong bài văn nghị luận. D. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. Câu 4: Tác phẩm nào sau đây không thuộc phong trào thơ mới: A. Đập đá ở Côn Lôn. B. Khi con tu hú.. C. Nhớ rừng. D. Quê hương. Câu 5: Chọn từ để điền vào chỗ trống trong câu: “Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại được gọi là một …..” A. Lượt lời B. Lời nói C. Câu nói D. Lần nói Câu 6: Giọng điệu chủ đạo của câu: “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu” những người “bạn hiền” của các quan phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa” là: A. Lạnh lung, cay độc C. Đay nghiến, cay độc.. B. Mỉa mai, châm biếm. D. Thân tình, suồng sã..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 7: Câu nghi vấn được dung theo lối gián tiếp là: A. Không cậu làm thì ai làm vào đây? B. Ai làm việc này vậy? C. Mai cậu có đi tham quan không? D. Bố cậu làm nghề gì?. Câu 8: Nối một kiểu câu ở cột A với một câu phù hợp ở cột B A 1. Câu nghi vấn 2. Câu cảm thán 3. Câu trần thuật 4. Câu càu khiến. Nối 1234-. B a. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! b. Hồn ở đâu bây giờ? c. Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút! d. Hôm nay, tôi đi học.. II.Tự luận (8đ) Câu 1(2 điểm) Cho câu thơ: “ Khi con tu hú gọi bầy”. …………………………………. Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trên và cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Viết trong hoàn cảnh nào? Câu 2 (1 điểm): Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới đây: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1) - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2) Câu(1).............................. Câu(2)............................... Câu 3 (4 điểm) Câu nói của M. Go-rơ-ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>