Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.37 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỪ LOẠI. Thực từ. Danh Động Tính từ từ từ. Số từ. Hư từ. Lượng từ. Đại từ. Phó từ. Quan hệ từ. Trợ từ. Thán từ. Tình thái từ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chủ đề : NGỮ PHÁP – TỪ LOẠI Tiết 23, 27 :Tiếng việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I/Kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu rõ thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ -Đặc điểm, các loại thán từ, tình thái từ -Nắm được chức năng ngữ pháp của trợ từ,thán từ và tình thái từ. II/ Kĩ năng: -Biết cách sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ phù hợp trong tình huống giao tiếp cụ thể cũng như viết. -Rèn kĩ năng nhận biết các từ loại vừa học. -Rèn kĩ năng làm bài tập, thực hành. -Tích hợp với phần từ loại ở lớp 6, 7 và có kĩ năng phân biệt trợ từ với lượng từ và tính từ. -Thực hành kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định. III/Thái độ: - Có ý thức yêu quý và trân trọng sự trong sáng của Tiếng Việt. -Giáo dục hs sự lễ phép trong giao tiếp và cách ứng xử IV/ Năng lực, phẩm chất: Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực hợp tác. + Năng lực tư duy sáng tạo. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực giao tiếp. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> B/BẢNG MÔ TẢ CÁC MỰC ĐỘ CẦN ĐẠT Mức độ Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. - Nhớ được khái niệm về các kiểu từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Trình bày các loại thán từ, tình thái từ. -Xác định đúng các trợ từ,thán từ, tình thái từ trong câu, trong đoạn, trong văn bản.. -Chỉ ra được mục đích sử dụng của các kiểu từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ trong câu, trong đoạn, văn bản. -Phân biệt được các loại thán từ,tình thái từ. -So sánh,lí giải về điểm giống và khác nhau để thấy được tính ưu việt hoặc hạn chế của việc sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ. -Đặt câu có sử dụng một trong các trợ từ,thán từ, tình thái từ.. Đưa ra được những bình luận,nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm riêng về việc sử dụng các từ loại. -Lựa chọn sử dụng các trợ từ,thán từ, tình thái từ để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống thực tiễn. -Tạo lập văn bản có sử dụng các trợ từ, thán từ,tình thái từ.. Chủ đề Ngữ pháp. Từ loại: Trợ từ Thán từ Tình thái từ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ ngữ địa phương,biệt ngữ xã hội ? Chỉ ra từ ngữ địa phương,biệt ngữ xã hội trong câu sau và giải thích nghĩa của nó: Đồng chí mô nhớ nữa, Kể chuyện Bình Trị Thiên, Cho bầy tui nghe ví. Trả lời: *Hs trả lời đúng 2 khái niệm sgk trang 56, 57 *Các từ ngữ địa phương là:Mô,bầy tui,với. *Giải nghĩa: -mô: nào,đâu -bầy tui: chúng tôi -ví: với.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ: a.Nó ăn hai bát cơm. Thông báo sự thật khách quan (mức độ bình thường).. b.Nó ăn những hai bát cơm. Nhấn mạnh đánh giá, ăn hai bát cơm là nhiều( có từ những).. c.Nó ăn có hai bát cơm. Nhấn mạnh đánh giá ăn hai bát cơm là ít( có từ có). ? Nghĩa của các câu trên đây có gì khác nhau?Vì sao có sự khác nhau đó? ? Các từ “những” và “có” trong các câu trên đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ :Những ,có ,chính ,ngay…...
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài tập củng cố : Trong các từ in đậm dưới đây từ nào là trợ từ,từ nào không phải là trợ từ? a.Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.. Chính là trợ từ. b.Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”. Chính là tính từ. c.Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.. Những là số từ. d.Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.. Những là trợ từ.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ: a, Này! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng: “ A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” ( Nam Cao, Lão Hạc) b, - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ.Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. -Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Câu hỏi: 1.Các từ “này”, “a” và “vâng” trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì? 2.Nhận xét về cách dùng từ “này”, “a” và “vâng”? (nó đứng ở vị trí nào trong câu; có khả năng tách thành 1 câu độc lập không) Trả lời: a,- “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại (tạo lập quan hệ). - “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra 1 điều gì đó không tốt. b, - “Này” là tiếng gọi (gây sự chú ý) - “ Vâng” tiếng đáp..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Luyện tập:Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau: a, Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu). b, Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu…cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. ( Nam Cao, Lão Hạc) c, Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ !. ( Nam Cao, Lão Hạc) d, Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. ( Tàn Đà, Muốn làm thằng Cuội) Trả lời: Nghĩa của các trợ từ là: a, “Lấy” nhấn mạnh việc gửi lá thư, lời hỏi thăm là rất cần thiết. b, - “Nguyên”: nhấn mạnh vào số tiền phải lo. - “Đến”: nhấn mạnh hai trăm bạc là nhiều. c, “Cả”: nhấn mạnh bản thân mình. d, “Cứ”: nhấn mạnh sự không thay đổi (có sự lặp đi lặp lại).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bài tập 3: Bài tập nâng cao: Viết 1 đoạn văn khoảng 5 dòng với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng thán từ, trợ từ vừa học.. Đoạn văn mẫu: Ôi! Ngôi trường mới đẹp làm sao! Sân trường dày đặc người, bạn nào bạn ấy gương mặt sáng sủa, ăn mặc sạch sẽ. Tôi vào lớp trong lòng đầy lo lắng. Chính cô giáo chủ nhiệm là người động viên tôi rất nhiều. Cô hướng dẫn bọn tôi rất kĩ càng. Khi chúng tôi ra về cô còn dặn dò: “ Mai các con nhớ đến đúng giờ nhé!” Chúng tôi đồng thanh đáp lại cô: “ Vâng!”.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài tập củng cố: Khoanh tròn vào đáp án đúng. 1.Trong câu:’’Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết’’. Từ ‘’ngay’’ thuộc từ loại gì? A. Thán từ B.Trợ từ C.Tính từ 2. Chọn các câu có sử dụng trợ từ, thán từ A.Thức ăn đã bị ôi. B. Cha tôi là công nhân. C. Cô ấy đẹp ơi là đẹp. D.Ngay tôi cũng không biết đến việc này..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> V/ Hướng dẫn về nhà:(1 phút) - Học thuộc ghi nhớ và làm các bài tập còn lại SGK. - Gợi ý bài tập 6 /SGK trang 72: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Gọi dạ bảo vâng” khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp thể hiện thái độ lịch sư, lễ phép. - Xây dựng tình huống có sử dụng các từ loại vừa học. - Chuẩn bị bài :Tiết 27: Tiếng việt TÌNH THÁI TỪ..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>