Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE THI GDCD7HKI20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC KÌ I Môn: GDCD 7 I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Biểu hiện, hành vi tự trọng và thiếu tự trọng - Biểu hiện, hành vi của yêu thương con người và không có lòng yêu thương con người. - Thế nào là yêu thương con người? Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ cơ sở nào? - Hành vi tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo - Vì sao chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên”? - Khoan dung. Biểu hiện của khoan dung và trái với khoan dung - Xử lí tình huống về lòng khoan dung. 2.Kỹ năng: HS rèn được kỹ năng trình bày, viết bày, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 3.Thái độ: Ý thức khi làm bài, không quay cóp, xem tài liệu và một số biểu hiện khác có tính tiêu cực. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm+Tự luận III. NỘI DUNG ĐỂ KIỂM TRA Tên chủ đề 3- Tự trọng. 5- Yêu thương con người. Nhận biết. Các mức độ tư duy Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao. Tổng điểm. - Biểu hiện, hành vi tự trọng và thiếu tự trọng Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% - Biểu hiện, hành vi của yêu. Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% - Thế nào là yêu thương.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 6- Tôn sư trọng đạo. 8- Khoang dung. Tổng số câu Số điểm: Tỉ lệ:. thương con người và không có lòng yêu thương con người.. con người? Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ cơ sở nào?. Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10%. Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20%. - Hành vi tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo. - Vì sao chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên”?. Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% - Khoan dung. Biểu hiện của khoan dung và trái với khoan dung. Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30%. Số câu:2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:8 Số điểm:4 Tỉ lệ:40%. Số câu:3 Số điểm:3 Tỉ lệ:30% -. Số câu:3 Số điểm:4 Tỉ lệ:40% - Xử lí tình huống về lòng khoan dung.. Số câu:2 Số điểm:5 Tỉ lệ:50%. Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10%. Số câu:3 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% Số câu:11 Số điểm:10 Tỉ lệ:100%.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> IV.NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: A. Trắc Nghiệm: ( 4 điểm) Khoanh tròn câu đúng, mỗi câu đúng được 0,5 điểm: Câu 1:Tự trọng nghĩa là: A. Xem trọng bản thân mình hơn người khác B. Giữ gìn phẩm cách của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội C. Phải làm đẹp hình thức bên ngoài của mình D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 2: Hành vi nào sau đây thiếu tự trọng? A. Đi đến chỗ đông người B. Đi trên xe buýt nhường ghế cho người già C. Đi nhẹ nói khẽ D. Đi giẫm phải chân người khác mà không xin lỗi. Câu 3:Trái với yêu thương là gì? A. Vô học B. Vô hồn C. Vô tâm D. Vô lo Câu 4:Hành vi nào sau đây không đúng? A. Thương người như thể thương thân B.Thương mình rồi mới thương người C. Phải biết thương bản thân mình hơn tất cả mọi thứ trên đời D. Thương người rồi mới thương mình Câu 5:Em tán thành ý kiến nào sau đây? A. Không cần phải biết ơn thầy cô vì dạy học trò là công việc của thầy cô. B. Nếu trong cuộc sống có ai đó chỉ bảo ta những điều tốt đẹp, xét cho cùng người đó cũng là thầy ta. C. Chỉ có người thầy dạy ta trong sách vỡ, không có người thầy dạy chúng ta trong cuộc sống. D. Người thầy trong cuộc sống sẽ tốt hơn người thầy dạy ta trong sách vở. Câu 6: Hành vi nào thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo? A. Chỉ cần học giỏi là thầy cô đã vui lòng, không cần phải chào hỏi. B. Lười học nhưng biết lễ phép với thầy cô nghĩa là tôn sư nhưng chưa trọng đạo. C. Tình cờ gặp thầy cô ngoài đường mới chào hỏi D. Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. Câu 7: Khoan dung nghĩa là: A. Rộng lòng tha thứ B. Bỏ qua lỗi cho người khác C. Biết yêu thương mọi người D. Nhường nhịn cụ già, em nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 8: Câu nào sau đây đúng? A. Khoan dung là tạo cơ hội cho kẻ xấu B. Khoang dung sẽ bị thiệt thòi C. Khoan dung tâm hồn sẽ thanh thản D. Khoan dung sẽ dễ bị bắt nạt B. Tự Luận: ( 6 điểm) Câu 1: Thế nào là yêu thương con người? Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ cơ sở nào?( 2 điểm ) Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên”?( 3 điểm ) Câu 3: Tình huống Lan là học sinh giỏi lại hòa đồng nên được nhiều bạn bè quí mến. Hồng tỏa ra ganh tị nên thường hay đặt điều nói xấu Lan. Một lần trên đường đi học về, xe của Hồng bị hư, thấy vậy Lan bảo Hồng lên xe để mình đưa về nhà. Hồng nói: - Mình hay nói xấu Lan, sao Lan còn giúp mình? Lan xua tay nói: - Có gì đâu. Mình là bạn mà. - Mình thấy mình không xứng đáng để được nhận sự giúp đỡ của bạn. Lan nhìn Hồng vui vẻ nói: - Thôi bỏ đi, chỉ cần từ nay mình nghĩ tốt về nhau là được rồi. Hồng nói lời xin lỗi Lan, rồi cả hai vui vẻ đạp xe về nhà. Em có nhận xét gì về Hồng và Lan? ( 1 điểm ) V. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA: A. Trắc Nghiệm: ( 4 điểm) 1B 2D 3C 4C 5B 6D 7A 8C B. Tự Luận: ( 6 điểm) Câu 1(2đ) - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn,đau khổ của người khác,mong muốn đem lại niềm vui,niềm hạnh phúc cho họ. Câu 2(3đ). - Đối với bản thân:Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ,trở nên người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với xã hội:Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy - HS giải thích phải nêu được: thầy cô là người truyền thụ kiến thức, không có họ chúng ta sẽ không thể tiến bộ sẽ không thể làm được việc gì nếu không có người hướng dẫn. Câu 3(1đ) - Hồng là người đố kị nhưng đã biết hối hận về việc làm của mình. - Lan là người có lòng khoan dung, sẳn sàng bỏ qua lỗi lầm cho bạn. V. KIỂM TRA LẠ ĐỀ Đề đảm bảo nội dung trong chuẩn kiến thức bộ môn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×