Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De kiem tra cuoi ki I lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH NHẠC B. BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ ILỚP 4. NĂM HỌC 2016- 2017. MÔN: TIẾNG VIỆT Họ tên học sinh:………………………………………………Lớp: 4A…………………. Họ tên giáo viên dạy môn kiểm tra: Nguyễn Thị Quế Họ tên giáo viên coi kiểm tra. Điểm bài kiểm tra. Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra. Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt Đọc bài văn sau PHÁO ĐỀN Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ,… Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi. Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng… và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi,… nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền. Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ của người được. Đền đấy. Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa. Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi. Còn nắm đất của bạn thì cứ lớn dần lên. Ức ghê. Chơi gì bị thua mà chả ức! Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. Không có đò chơi sang trọng đắt tiền thì kiếm tí đất mà chơi vậy. Không chơi thì chịu làm sao được..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Những trò chơi tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn cả những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời… ( Theo Băng Sơn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Pháo đền được làm bằng gì? A. Đất sét. B. Đất sét và thuốc pháo. C. Giấy và thuốc pháo. D. Giấy. 2.Cách làm pháo đền như thế nào? A. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt. B. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo. C. Nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu nhưng đáy phải thật mỏng. D. Gấp giấy thành hình quả pháo. 3. Cách chơi pháo đền như thế nào? A. Giơ thẳng cánh đập vào quả pháo. B. Giơ thẳng cánh đập mạnh một cái xuống đât. C. Giơ thẳng cánh đập hai quả pháo vào nhau. D. Cầm quả pháo và siết cò. 4. Luật chơi pháo đền như thế nào? A. Pháo của ai to nhất, nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thắng được quyền lấy hết đất làm pháo của người kia. B. Pháo của ai nổ toi nhất là người thắng cuộc. Người thua phải cho người thắng hết chỗ đất của mình. C. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ của người thắng. D. Ai bắn trúng đích là người ấy được cuộc. 5. Cái tên "pháo đền" xuất phát từ đâu? A. Từ người chơi đầu tiên. B. Từ luật chơi. C. Từ tên làng quê nghĩ ra trò chơi đó. D. Từ một ngôi đền. 6. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi: A. Bạn có thích chơi pháo đền không? B. Tôi không biết bạn có biết chơi pháo đền không? C. Ai đang chơi pháo đền ấy nhỉ? D. Pháo đền là trò chơi gì nhỉ? 7. Câu: "Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ của người được." có mấy động từ? A. Một động từ, đó là: ………………………………………………………………. B. Hai động từ, đó là: ……………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Ba động từ, đó là: ………………………………………………………………. D. Bốn động từ, đó là: ……………………………………………………………… 8. Trong câu: "Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải thật mỏng, rồi giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất."tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì A. So sánh B. Nhân hóa C. Điêp từ D. Cả nhân hóa và so sánh 9. Từ "bé xíu" thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. tính từ D. Không thuộc từ nào. 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn I. Chính tả (nghe - viết): Cánh diều tuổi thơ ( từ "Ban đêm,....... nỗi khát khao của tôi. ) II. Tập làm văn (khoảng 35 phút) Tả một đồ dùng học tập của em..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH TRƯỜNG TIỂU HỌC. HƯỚNG DẪN CHÁM.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KHÁNH NHẠC B. BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I LỚP 4. NĂM HỌC 2015-2016 MÔN TIẾNG VIỆT. A-KIỂM TRA ĐỌC: 5 điểm I. Đọc thành tiếng (1 điểm) GV kiểm tra HS các bài tập đọc từ tuần 11đến tuần 17trong sách Tiếng Việt lóp 4, tập 1 và cho HS trả lời 1 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn đọc Đọc đúng các tiêu chí sau: 0,75 điểm - Đọc đúng từ, đúng tiếng - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Tốc độ đạt yêu cầu - Trả lời đúng các câu hỏi do GV yêu cầu 0,25điểm II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,25 2 C 0,25 3 B 0,25 4 C 0,25 5 B 0,5 B 6 0,5 7 B: véo; hàn 0,5 8 A 0,5 C 9 0,5 10 Cái gì 0,5 B- KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) I. Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn 2điểm Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25điểm Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ trình bày bài bẩn,….trừ toàn bài 0,25 điểm II. Tập làm văn (3 điểm) Phần Yêu cầu Điểm Mở bài 1) Giới thiệu đồ chơi định tả 0,5 Thân a/Tả đặc điểm bên ngoài:( 1điểm) bài - Tả bao quát chung - Tả chi tiết: tả theo trình tự các bộ phận của đồ chơi 2 b/ Tả cách chơi, cách sử dụng. (1 điểm) * Lưu ý: HS có thể tả xen kẽ các bộ phận của đồ chơi với cách sử dụng của nó đều được. Kết bài Cảm nghĩ (Tình cảm) của em về đồ chơi đó. 0,5. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - HỌC KÌ I.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> NĂM HỌC 2016 – 2017. Mạch kiến thức, kĩ năng. Số câu và số điểm. 1. Kiến thức tiếng Việt, văn học. Số câu Số điểm. 2. Đọc. a) Đọc thành tiếng b) Đọc hiểu. Viết. Mức 2. Mức 3. Mức 4. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. V.d sáng tạo. TN K Q. TL. HT khá c. TN KQ. TL. HT khá c. TN KQ. TL. HT khá c. TN KQ. TL. HT khá c. Tổng TN K Q. 1. 1. 2. 1. 5. 0, 5. 0, 5. 1. 0, 5. 2. 5. TL. HT khác. Số câu. 1. 1. Số điểm. 1. 1. Số câu Số điểm. 3.. Mức 1. 2. 3. 5. 0, 5. 1. 1, 5. a) Chính tả. Số câu. 1. 1. Số điểm. 2, 0. 2.0. b)Đoạn , bài. Số câu. 1. 1. Số điểm. 3, 0. 3, 0. 4.Nghe - nói. (kết hợp trong đọc và viết chính tả) Số câu. Tổng. Số điểm. 3. 1. 3. 1. 2. 1. 1. 10. 1. 2. 1. 1. 1. 2. 1. 3. 0. 0, 5. 4. 3. 3.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×