Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.91 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
----------------------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN LUẬT DÂN SỰ I
GV: TS. Đỗ Giang Nam
ĐỀ TÀI: BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
Sinh viên thực hiện: Nhóm …/ Lớp … – K… Luật học

Trưởng nhóm

HÀ NỘI – 2021


1/ Cơ sở pháp lý:
Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 (UDHR), Điều 12 ghi nhận:
“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia
đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân; mọi
người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm
như vậy.”
Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Điều 17 nêu
rằng:
“Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư,
gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc
xâm phạm như vậy.”
Đây là nền tảng để từ đó các quốc gia thành viên có thể phấn đấu đạt tới. Quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được đề cập ngay tại những Điều đầu tiên
của Hiến pháp năm 1946 “Tư pháp chưa quy định thì khơng được bắt bớ và giam


cầm cơng dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được
xâm phạm một cách trái pháp luật”. Điều đó khẳng định rằng, ngay từ khi mới
thành lập, Nhà nước ta đã quan tâm và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình của cơng dân.
Đến Hiến pháp năm 1959, quyền về bí mật đời tư, bí mật cá nhân tiếp tục được
ghi nhận. Điều 28 Hiến pháp quy định “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ khơng bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật”.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, các bản Hiến pháp trên cũng chỉ quy định việc bảo vệ
quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân đối với thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin khác trong phạm vi hẹp. Đến Hiến
pháp năm 2013, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã
được quy định khá chặt chẽ, cụ thể “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín
của mình; Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được
pháp luật bảo đảm, an tồn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín


và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc, mở, kiểm
sốt, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư của người khác”.
BLDS năm 2015 đã quy định khá hoàn chỉnh, cụ thể, rõ ràng quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, đây là quyền nhân thân của
cá nhân bất khả xâm phạm. Cá nhân là một chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội
nói chung, quan hệ dưới góc độ dân sự nói riêng. Do vậy, mỗi cá nhân có đời sống
riêng tư, nội hàm của đời sống riêng tư có bí mật cá nhân. Quyền riêng tư là quyền
của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà khơng chịu bất kỳ sự can
thiệp nào từ những người xung quan khác. Với quyền này, cá nhân được sống như
mong muốn của mình mà khơng chịu ảnh hưởng, tác động bất kỳ của chủ thể nào
khác; cịn bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thơng tin, tư liệu mà cá nhân
không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thơng thường

hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân phải được bản thân cá nhân đó đồng ý. Quy định này hồn tồn
phù hợp với mọi cá nhân trong đời sống, xã hội, thể hiện được sự tôn trọng của
pháp luật đối với đời sống riêng tư, bí mật đời tư của cá nhân.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình
phải được các thành viên của gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định
khác. Đây là một quy định mới trong BLDS. Bởi vì có những thơng tin khơng phải
là bí mật riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư không
chỉ của riêng một cá nhân mà là của chung các thành viên trong cùng gia đình. Do
đó nếu chỉ bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân thì sẽ dẫn đến quyền riêng tư của gia
đình bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quy định này còn khá chung
chung, chưa xác định rõ phạm vi và nhận diện những thông tin như thế nào thuộc
về phạm vi “bất khả xâm phạm”, nhất là đối với những cá nhân, gia đình thường
xuyên xuất hiện trước công chúng và được nhiều người biết đến.
Ngày nay, thách thức nói trên đối với các nhà nước và chính quyền lại được gia
tăng thêm nữa bởi cả đòi hỏi lẫn hệ quả của cách mạng công nghiệp 4.0 và trạng


thái của kỷ nguyên số. Trong phạm vi nhất định, châu Âu và Mỹ đang đi theo hai
khuynh hướng khác nhau, hoặc coi bảo vệ quyền cơ bản của công dân về dữ liệu,
thông tin cá nhân là nhiệm vụ hàng đầu, hoặc lấy bảo đảm tự do kinh doanh song
hành với tự do dân sự là mục tiêu nguyên tắc của chính quyền. Thực trạng trên
mạng xã hội ở Việt Nam trong những năm trở lại đây đã tồn tại nhiều thơng tin làm
lộ bí mật đời tư của một cá nhân, làm lộ bí mật của một gia đình… ngồi ý chí của
cá nhân và những gia đình bị làm lộ. Nhiều người đã không hiểu, hiểu sai hoặc cố
tình khơng hiểu quyền tự do ngơn luận, tự do thể hiện quan điểm cá nhân, tự do
báo chí… vì vậy đã vơ tình hay hữu ý làm lộ quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình của người khác, đã gây ra những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. Dư
luận xã hội lan truyền nhanh chóng; gây nhiễu và lệch hướng cho một số bộ phận

người thiếu thận trọng hoặc không trải nghiệm cuộc sống và hạn chế về nhận thức
đã bị các luồng dư luận lơi kéo và nhấn chìm, mất phương hướng điều khiển hành
vi trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để xác định được những cá nhân, tổ chức
tung tin thất thiệt trên mạng xã hội làm lộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình của người khác thật sự phức tạp, vì có những tên ảo, địa chỉ
ảo. Việc xác định chủ thể trên mạng xã hội đã có hành vi trái pháp luật là xâm
phạm đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác thật sự khó khăn, do vậy,
khơng có căn cứ pháp lý để có thể quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có hành vi
trái pháp luật này.
2, Mối quan hệ và sự tác động giữa quyền riêng tư cá nhân và kỉ nguyên số.
2.1.

Những mối liên hệ cơ bản:

Khi thế giới ngày càng phát triển, từ cơng việc hành chính, các giao dịch
thương mại cho tới những hoạt động mua – bán hoặc trao đổi, những công việc
thường ngày dần được thực hiện qua các nền tảng cơng nghệ số, điều đó đồng
nghĩa với việc con người cung cấp nhiều hơn những thông tin cá nhân của mình
lên mạng xã hội và các platform phục vụ công việc hoặc những nhu cầu cá nhân
khác. Điều này kéo theo những thách thức về bảo vệ thơng tin cá nhân hay cịn gọi
bằng cái tên khác là “bảo vệ quyền riêng tư” trên mạng. Chúng ta đã được biết về
định nghĩa của quyền riêng tư ở phần trước, và khi con người tiến rộng hơn tới các
nền tảng mạng xã hội, nơi việc tiếp cận thơng tin cịn dễ hơn việc bạn mở tủ lạnh
ăn một chiếc bánh, điều này càng đặt ra những bài tốn cho chính bộ máy nhà
nước hay các chính quyền. Trước hết, bởi nhà nước và chính quyền được sinh ra để
bảo vệ trật tự và lợi ích cơng cộng, cho nên để thực hiện tốt chức năng này các nhà
cầm quyền thường tìm cách hạn chế hay can thiệp vào “không gian riêng tư bất khả
xâm phạm” của các cá nhân. Nói một cách khái quát, giữa bảo vệ lợi ích cơng cộng



và tự do cá nhân xưa nay luôn luôn là mâu thuẫn cơ bản, nó thách thức cả năng lực
quản trị lẫn phẩm chất đạo đức của mỗi chính quyền. Ngày nay, thách thức nói trên
đối với các nhà nước và chính quyền lại được gia tăng thêm nữa bởi cả địi hỏi lẫn
hệ quả của cách mạng cơng nghiệp 4.0 và trạng thái của kỷ nguyên số. Đó là có
phải dữ liệu cá nhân và thơng tin cá nhân trở thành tài sản và tài nguyên của nền
kinh tế? Quyền bảo mật thông tin cá nhân của từng người, từng doanh nghiệp,
quyền sở hữu những thơng tin đó thuộc về ai trong các trường hợp cụ thể? Liệu
rằng với những thông tin cá nhân ấy, việc đảm bảo tự do cho con người sẽ được
công khai, minh bạch, hay đó sẽ là một cuộc chiến để giành lấy sự tự do cá nhân?...
2.2

Sự tác động và những mối liên hệ giữa quyền riêng tư và kỉ nguyên số:

Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều những vụ bê bối về thông tin cá nhân
được đưa ra ánh sáng. Ngày 24/4, giới chức Mỹ hoan nghênh quyết định của tòa án
liên bang Mỹ thông qua khoản dàn xếp mức án phạt 5 tỷ USD dành cho mạng xã
hội Facebook liên quan tới những vi phạm về quyền riêng tư dữ liệu. Youtube cũng
từng nhúng chàm với những lùm xùm liên quan tới rị rỉ thơng tin. Chỉ đó thơi cũng
đã có thể thấy được những doanh nghiệp thèm khát có được lượng data cá nhân
khách hàng nhiều tới mức nào. Những ví dụ trên là điển hình cho việc thơng tin cá
nhân đang dần chuyển thành một thứ hàng hoá được trao đổi và rất dễ bị đánh cắp
trước những quy định lơi lỏng như hiện nay. Ngày nay, thông tin cá nhân khơng chỉ
quan trọng về mặt danh tính, nhận diện, mà hơn nữa, qua từng lượt click, những
video bạn xem, tin tức bạn chú ý, hay những mẫu quần áo bạn nhấp vào đều nói
lên những thói quen, hay sở thích cá nhân của bạn. Những dữ liệu đó là nguồn data
vơ giá cho các doanh nghiệp áp dụng vào kinh doanh hoặc marketing của mình.
Càng nhiều thơng tin cá nhân được thu thập, doanh nghiệp hay chính phủ càng có
nhiều cơ sở dữ liệu hơn để xác định hành vi, thói quen, hoặc hơn thế của người
dân, qua đó hoạch định rõ nét những bước đi sắp tới để tối đa hoá lợi nhuận doanh
nghiệp, hoặc xây dựng niềm tin của chính phủ. Dường như đã có nhận thức chung

rằng trong kỷ nguyên số, dữ liệu và thông tin người dùng đối với các doanh nghiệp
chẳng khác nào tiền gửi đối với các ngân hàng. Với mọi cá nhân cũng tương tự,
khó có thể tồn tại và tương tác kinh tế-xã hội nếu khơng có tài khoản chứa đựng
các dữ liệu cá nhân cung cấp cho doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch điện tử.
Suy rộng ra, các công ty sẽ kinh doanh thất bại nếu khơng có khả năng thu thập,
lưu trữ và xử lý nguồn dữ liệu và thông tin này, đồng thời dưới áp lực cạnh tranh,
mỗi công ty vừa khai thác vừa phải quan tâm bảo vệ chúng vì lợi ích của người
dùng nhằm tránh nguy cơ bị khách hàng tẩy chay. Vì vậy, khơng q khó hiểu nếu
như thơng tin cá nhân trở thành một món hàng đắt như tơm tươi trên sàn giao dịch,


và không chỉ doanh nghiệp, mà các chỉnh phủ cũng là những người mua thèm khát
có được. Suy rộng ra, nếu những người/doanh nghiệp/chính phủ - những nơi được
người dân đặt niềm tin và gửi gắm những dữ liệu cá nhân vào đó, để thực hiện
những nhu cầu của họ - không minh bạch hoặc không bảo vệ tốt những vấn đề liên
quan tới bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, liệu chúng ta có thực sự cịn
“quyền riêng tư cá nhân” hay không khi mà mọi thứ của bản thân đều đã bị một
bên nào đó biết trước? Và tồi tệ hơn, nếu như quyền riêng tư trong trường hợp trên
bị mất đi, hoặc nó bị hạn chế hay bị xâm phạm mà không được bảo vệ thì cái gọi là
“đời sống người” theo đúng nghĩa có cịn tồn tại được khơng? Chắc chắn ba điều
q giá nhất của đời sống cá nhân sẽ bị phá hoại từ bên trong, đó là cảm giác hạnh
phúc, cảm hứng sống và đi theo nó là năng lực sáng tạo.
2.3.
số:

Đại dịch Corona và phép thử mạnh nhất về quyền riêng tư trong kỉ nguyên

Cuối năm 2019, khi những tranh cãi về quyền riêng tư vẫn cịn đang bỏ ngỏ,
thì thế giới tiếp nhận đại dịch Corona – một trong những căn bệnh cúm truyền
nhiễm tồi tệ nhất lịch sử. Với sự lây nhiễm chóng mặt, nhiều quốc gia đã triển khai

các cơng cụ giám sát mới. Trường hợp điển hình nhất là Trung Quốc. Bắc Kinh
theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu
camera an ninh có khả năng nhận diện khn mặt, buộc người dân tự kiểm tra và
báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe. Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc
khơng chỉ nhanh chóng xác định được những ca nghi nhiễm mà còn truy lùng ra
được hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai từng tiếp xúc với họ. Hàng
loạt ứng dụng điện thoại ra đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm
bệnh ở gần. Công nghệ này không chỉ được sử dụng ở đông Á. Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu gần đây cho phép cơ quan tình báo triển khai cơng nghệ giám
sát, vốn dùng để lùng bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân
nhiễm virus corona. Khi ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu
thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”. Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ
giả định u cầu mọi cơng dân đeo vịng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt
và nhịp tim 24 giờ/ngày. Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật tốn để lưu trữ và phân
tích dữ liệu thu thập được. Các thuật tốn máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả
khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai. Nhờ vậy,
dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức. Một hệ
thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày.
Nghe tuyệt vời, phải khơng? Bạn có thể cho rằng điều này có gì lạ đâu. Nhưng nếu


chúng ta không thận trọng, đại dịch lần này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử
chính phủ giám sát công dân. Việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở
thành điều bình thường ở cả những quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng, và
kéo theo những hệ luỵ khơng tưởng của nó. Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này
mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ nếu bạn
biết tơi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này
có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tơi.
Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tơi xem một video
trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tơi vui, điều gì khiến tơi buồn và điều gì

khiến tơi thực sự, thực sự tức giận. Nếu các cơng ty và các chính phủ bắt đầu thu
thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta
hiểu bản thân mình. Đến lúc đó họ khơng chỉ đốn trước mà cịn có thể thao túng
cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù
đó là một sản phẩm hay một chính trị gia. Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối
Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng
Facebook trở thành “tiền cổ”. Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi
người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng nghe bài phát
biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi
đời chắc! Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ
liệu cơng dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học
vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung
Phi hay bởi vì những lí do hợp lí khác. Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền
riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Dịch corona có thể chính
là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền
riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe. Không chỉ các trang mạng, những
nhà phân tích quốc tế, ở Việt Nam, dù chúng ta hồn thành xuất sắc việc ngăn chặn
nCoV, vẫn cịn đó những câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đề cập trên VTV24,
và những ứng dụng giám sát vẫn là một đề tài tranh cãi nóng hổi.
3. Dữ liệu cá nhân và việc khai thác sử dụng dữ liệu cá nhân
Theo quy định của GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu), định
nghĩa dữ liệu cá nhân là: “Bất kì thơng tin nào liên quan đến một cá nhân, có thể
xác định hoặc nhận dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách tham chiếu thông qua
một mã định danh như tên, số chứng minh nhân dân, dữ liệu vị trí, số tài khoản
ngân hàng mà những dữ liệu này liên quan tới một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như
vật lý, sinh lý, sinh trắc học, tinh thần, kinh tế, văn hoá hoặc xã hội của người tự
nhiên đó


Thuật ngữ “Dữ liệu cá nhân” được Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2007 định nghĩa:

“Dữ liệu cá nhân là thơng tin có thể được sử dụng để phân biệt hoặc theo dõi danh
tính của một cá nhân.”
Theo Nghị định số 64/2007/NĐ-CP Khoản 3 Điều 3 quy định: “Thông tin cá nhân
là thơng tin đủ để xác định chính xác danh tinh một cá nhân, bao gồm ít nhất nội
dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa
chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu.
Những thơng tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ ý tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ
bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.”
Như vậy ta có thể hiểu thuật ngữ “dữ liệu cá nhân” như sau: “Dữ liệu cá nhân là tất
cả những thông tin liên quan đến một cá nhân dùng để nhận dạng và xác định danh
tính của một người”
Với sự phát triển của cơng nghệ thông tin, việc khai thác sử dụng thông tin là một
ngành rất “hot”. Như tiếp thị cơ sở dữ liệu. Ngành thu thập, tổng hợp và môi giới
dữ liệu cá nhân được gọi là “tiếp thị cơ sở dữ liệu”. Các doanh nghiệp sử dụng các
dữ liệu cá nhân để đưa ra những chiến lược tiếp thị, nội dung quảng cáo, ý tưởng
thực hiện nhằm hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể dựa vào những
yếu tố như lịch sử mua hàng trước đó, tình trạng kinh tế, giới tính, tuổi tác, trình độ
học vấn, mức thu nhập và việc làm,… Hay doanh nghiệp môi giới đi mua và xử lý
lại thông tin cá nhân của người dùng rồi bán cho những doanh nghiệp cần dữ liệu
đó.
Ví dụ, việc bạn dùng diện thoại tìm kiếm mua một đôi giày trên trang thương mại
điện tử Shopee. Ngay sau đó, các mẩu quảng cáo của Shopee hiện ra trên các blog
tin tức khác mà bạn đang sử dụng.
Một ví dụ khác về việc tiếp thị cơ sở dữ liệu đang ngày cáng phát triển và phổ biến
đó là: Acxiom – Cơng ty lớn thứ nhì trong lĩnh vực này của Mĩ. Cơng ty này có tới
23.000 máy chủ xử lý hơn 50 ngàn tỉ giao dịch dữ liệu mỗi năm (theo tở The New
York Time). Các dữ liệu này bao gồm những thông tin lượm lặt từ các nguồn hồ sơ
sẵn có như định giá nhà và sở hữu xe, thông tin về hành vi trên mạng được theo dõi
qua cookie (những mẩu dữ liệu nhỏ được gởi đi từ một trang mạng, dùng để theo
dõi hoạt động của người sử dụng), quảng cáo trên trình duyệt, và các hình thức

tương tự, dữ liệu từ các cuộc khảo sát khách hàng, và hành vi mua sắm không phải
trên mạng. Những dữ liệu này có thể bao gồm trình độ học vấn của bạn; bạn có
mấy đứa con; loại xe bạn lái; danh mục đầu tư cổ phiếu của bạn; những món bạn
mua gần đây; và sắc tộc và tuổi của bạn. Acxiom tạo ra các hồ sơ kỹ thuật số về


hàng triệu người và bán những hồ sơ khách hàng này các khách hàng của mình,
trong đó có 12 trong số 15 hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất, 7 trong số 10 ngân
hàng bán lẻ lớn nhất, 8 trong số 10 hãng viễn thông / truyền thông lớn nhất, và 9
trong 10 hãng bảo hiểm nhà và tai nạn lớn nhất.
Đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay, việc thu thập dữ liệu thông tin khách hàng
đang ngày càng dễ dàng hơn.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Amazon đã sử dụng các phương pháp phân tích
Big Data để phân tích hành vi tiêu dùng online của 152 triệu khách hàng, từ đó xây
dựng hệ thống gợi ý mua hàng cũng như cải thiện đáng kể sự hài lịng của khách
hàng.
Khơng chỉ vậy, việc phân tích dữ liệu lớn còn ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực
khác của cuộc sống, như Google có thể dự báo việc bùng phát bệnh dịch dựa trên
những từ khóa người dùng tìm kiếm, các tổ chức chính trị sử dụng, phân tích thơng
tin từ mạng xã hội để phục vụ tranh cử, mà chiến dịch tranh cử của ông Donald
Trump năm 2016 là một minh chứng.
Từ việc kinh doanh dựa trên cơ sở dữ liệu trên, vấn đề đặt ra là dữ liệu cá nhân bị
rì rỏ ra ngồi, ảnh hưởng tới quyền riêng tư của mỗi cá nhân trong thời kì cơng
nghệ thơng tin hiện đại ngày nay. “Tán gẫu khơng cịn là việc của những kẻ rỗi rãi
hay xấu tính nữa, mà đã trở thành một ngành thương mại. Ngày nay ngành thương
mại đó đã bùng nổ thành một tổ hợp công nghiệp dữ liệu. Mọi thông tin từ những
thông tin hằng ngày cho tới những riêng tư, đều đang bị biến thành vũ khí chống
lại chúng ta.” (Tim Cook - lãnh đạo của Apple)
4, Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong kỷ nguyên số ở VN
Xã hội ngày càng phát triển, trong thời đại kỉ nguyên số Việt Nam vẫn giữ những

quy định về việc bảo đảm quyền về bí mật riêng tư, bí mật cá nhân với phạm vi
ngày càng mở rộng và chi tiết hơn. Cụ thể, điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:
1.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn
2.
Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật thư


tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người
khác”.
Trong Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định:
Điều 38: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1.
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ.
2.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử
dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên
gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử
và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện
trong trường hợp luật quy định.
4.

Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thơng tin về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác
lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 1, Luật an tồn thơng tin mạng có nêu:
“Luật này quy định về hoạt động an tồn thơng tin mạng, quyền, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an tồn thơng tin mạng; mật mã dân
sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an tồn thơng tin mạng; kinh doanh trong
lĩnh vực an tồn thơng tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an tồn thơng tin mạng;
quản lý nhà nước về an tồn thơng tin mạng”. (An tồn thơng tin mạng được hiểu
là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng,
tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn,
tính bảo mật và tính khả dụng của thơng tin).
Tại Điều 1, Luật an ninh mạng 2018 cũng đã quy định về phạm vi điều chỉnh:
“Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan”.


Ngồi ra, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi
cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng
hình ảnh và cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Điều 32 BLDS 2015: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao
cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây khơng cần có sự đồng ý của
người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo,

hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà
không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh
có quyền u cầu Tịa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi
thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Xã hội Việt Nam đang ngày càng đi lên, thời đại kỉ nguyên số, thời đại 4.0 phát
triển một cách mạnh mẽ. Nhưng có thể thấy, Hiến pháp Việt Nam lại mới chỉ ghi
nhận và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá
nhân mà chưa đề cập cụ thể, chỉ mang tính chất liệt kê những quyền đó. Các bộ
luật cũng đã quy định và đưa ra các hình thức xử lí hành vi phạm tội song dường
như vẫn chưa bám sát vào thực tế. Các luật chuyên ngành như Luật An tồn thơng
tin mạng và Luật an ninh mạng đa số lại chỉ quan tâm nhiều đến bảo đảm an ninh
quốc gia và hạ tầng chính trị. Chưa hề thấy có một đạo luật riêng về bảo vệ quyền
riêng tư, dữ liệu và thông tin cá nhân trong không gian mạng. Không gian mạng
thật sự trở thành không gian sinh tồn mở rộng, không gian kiến tạo và gia tăng sức
mạnh quốc gia với nguồn tài nguyên số vô tận. Hoạt động trên không gian mạng
tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là con người.
Theo số liệu từ Kaspersky Security Network, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia
bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2018. Kaspersky Lab nhận định: “Trong kỷ
nguyên kỹ thuật số, những mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng ngày càng tinh vi


hơn. Đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam sẽ
phải đối mặt và chịu nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi phức tạp của an ninh
mạng”. Đã đến lúc Việt Nam cần nhận thức sâu sắc rằng, bảo vệ quyền riêng tư, dữ
liệu và thông tin cá nhân trong không gian mạng là thực sự cần thiết, xây dựng một
đạo luật riêng về bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu và thông tin cá nhân trong không
gian mạng là cấp bách
5, Quyền riêng tư cá nhân quốc tế trong kỷ nguyên số?

1.Những khái niệm cơ bản về quyền riêng tư cá nhân quốc tế.
Điều 12 Tuyên ngôn nhân quyền quy định: "không ai phải chịu sự can thiệp một
cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc
phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ
chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy."
Quyền được bảo vệ đời tư sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong điều
khoản của Cơng ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966. Trong đó
Điều 17 quy định rằng: “Khơng ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp
vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến
danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những
can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”.
Giới hạn quyền riêng tư quốc tế:
+Quyền riêng tư là một quyền cơ bản của con người, và là trung tâm của việc
duy trì các xã hội dân chủ. Nó quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến nhân phẩm
con người và nó cũng củng cố các quyền khác, như: Tự do ngôn luận-thông tin, tự
do hiệp hội, và được công nhận theo luật nhân quyền quốc tế…
+Luật bảo vệ quyền riêng tư (Privacy law) bao gồm:


Luật riêng tư về y tế (Health privacy laws)



Luật riêng tư về tài chính (Financial privacy laws)



Luật riêng tư trên Internet (Online privacy laws)




Luật riêng tư trong giao tiếp (Communication privacy laws)



Luật riêng tư thơng tin (Information privacy laws)



Bảo vệ riêng tư tại nhà (Privacy in one’s home)


* Quyền riêng tư cá nhân quốc tế trong kỷ nguyên số hiện nay:
Từ ngày 25-5-2019, khi Quy chế chung về Bảo vệ Dữ liệu của Liên hiệp châu Âu
(EU General Data Protection Regulation – GDPR) bắt đầu có hiệu lực, một nền
tảng pháp lý mới đã được thiết lập nhằm bảo vệ quyền riêng tư của các công dân
châu Âu trong kỷ nguyên số. Mặc dù luật này bị các “ông lớn” như Google hay
Facebook phản đối quyết liệt.
Trong bối cảnh khởi đầu của kỷ nguyên công nghệ số, trong khi các thảo luận và
tranh cãi còn tiếp tục, giữa châu Âu và Mỹ đã và đang có cách tiếp cận khác nhau
Cụ thể Quy chế GDPR đã làm rõ và khẳng định rất nhiều quyền của người dùng
như:


quyền được biết về mục đích sử dụng dữ liệu cá nhân;



quyền được tiếp cận thơng tin cá nhân sau xử lý dữ liệu;



quyền được bảo đảm rằng thơng tin cá nhân luôn luôn được sửa đổi với các
dữ liệu cập nhật;

quyền yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu và thông tin cá nhân; quyền được truy
vấn thông tin cá nhân của mình đã được thu thập trong tồn bộ mơi trường mạng;


quyền từ chối thu thập và xử lý thơng tin cá nhân cho bất cứ mục đích nào;


quan trọng nhất là quyền “được lãng quên”, tức cá nhân có quyền u cầu
doanh nghiệp xóa bỏ tồn bộ các thơng tin đã được thu thập về mình khơng giới
hạn thời gian.
Trong thời đại cơng nghệ số hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc đưa các
thông tin cá nhân của mình lên mạng để sử dụng vào những mục đích khác,đã dần
trở nên quen thuộc.Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng
các dịch vụ xã hội,nhưng mặt trái của nó tồn tại nguy cơ bị người khác đánh cắp
thông tin để thực hiện những hành vi tái pháp luật như giả mạo bạn bè,người thân
để lừa đảo và làm giả thẻ ngân hàng….
Việt Nam sẽ làm gì khi đón nhận những cơ hội, và kề đó là những rủi ro và
thách thức:


Là một đất nước có dân số đơng, nền kinh tế đang phát triển nhanh, Việt Nam đã
và đang thụ hưởng những thành quả của công nghệ AI trong thời đại số. Tuy nhiên,
đi kèm với đó là những thách thức mà các nhà lập pháp phải giải quyết, trong đó có
bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân.
Trong kho tàng kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới về quyền riêng tư,
thì GDPR là một đạo luật khá hoàn chỉnh, dự liệu được nhiều biến chuyển của đời

sống xã hội thời đại AI. Việt Nam sẽ khó có thể áp dụng nguyên vẹn GDPR, nhưng
các nguyên tắc mà GDPR vạch ra sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho hoạt động
lập pháp ở Việt Nam, để hình thành hàng lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư
trong thời gian tới.
6, Liên hệ: Trí tuệ nhân tạo và vấn đề đặt ra về quyền riêng tư cá nhân.
1, Định nghĩa về trí tuệ nhân tạo: Theo Russell và Norvig (2010), “AI được
định nghĩa là máy tính hoặc máy móc tìm cách hành động hợp lý, suy nghĩ hợp lý,
hành động như con người hoặc suy nghĩ như con người”.
2, Vấn đề đặt ra về quyền riêng tư cá nhân.
Trí tuệ nhân tạo đang hiện hữu, dần trở thành phổ biến trong thế giới thực
của con người. Những lợi ích mà AI đem lại là vơ cùng to lớn nhưng cùng với đó
là những mối đe dọa, những thách thức con người đang và có thể sẽ phải đối diện.
Với tư cách là một phát minh cơng nghệ, giá trị trước hết của Trí tuệ nhân tạo là
phục vụ cuộc sống và mang lại tiện ích vật chất cho con người. Tuy nhiên, mặt trái
của Trí tuệ nhân tạo thể hiện ở chỗ nó có thể trở thành tác nhân cho việc xâm phạm
tới quyền con người. Điều này đặt ra những thách thức về mặt pháp lý nhằm ngăn
ngừa nguy cơ Trí tuệ nhân tạo bị lạm dụng.
Thứ nhất, đối với quyền tự do riêng tư, một số vấn đề cơ bản của Trí tuệ
nhân tạo đó là nó tồn tại dựa trên nền tảng một khối lượng thông tin lớn về tất cả
mọi mặt, trong đó có các dữ liệu cá nhân.
Thứ hai, trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong các công cụ hoạch định chính
sách- con người đặt trước nguy cơ bị phân biệt đối xử, hạn chế một số quyền cơ
bản của cơng dân. Điển hình cho vấn đề này là Hệ thống điểm số tín nhiệm xã hội
(Social Credit System- SCS) đang được chính quyền Trung Quốc triển khai, lấy
Big Data làm nền tảng và được hỗ trợ bởi công nghệ và các quy định pháp lý, được
công bố lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 2014.


Nhận thức được trí tuệ nhân tạo ngày càng có nhiều phát triển vượt bậc, ảnh
hưởng đến cuộc sống con người, đến nền văn minh của nhân loại nên việc nghiên

cứu các phương thức kiểm sốt hệ thống trí tuệ nhân tạo được sự quan tâm của
nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu khoa học, các tập đồn cơng nghệ quốc tế và
chính phủ các nước. Điển hình là ngày 22/11/2017 viện MDI đã đề xuất sáng kiến:
“Thế giới vạn vật trí tuệ nhân tạo” là bộ những giá trị, ý tưởng, khái niệm và giao
thức cho toàn bộ những tiêu chuẩn và mục tiêu con người đặt ra, nhằm bảo đảm sự
phát triển hịa bình của trí tuệ nhân tạo để cải thiện chất lượng sống của con người.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm sốt hệ thống trí tuệ nhân tạo không đơn giản chỉ là áp
dụng những biện pháp kiểm sốt như kiểm sốt con người. Để có thể kiểm soát hệ
thống tri tuệ nhân tạo nhằm bảo vệ quyền con người trong thời đại trí tuệ con
người các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần:
-Kiểm soát để đảm bảo các nhà thiết kế hệ thống AI tạo ra các hệ thống này an
tồn, khơng vi phạm quyền con người
- Kiểm sốt được gắn vào ngay trong chính bản thân các AI, như là “ý thức”, giá trị
đạo đức, quy trình vận hành, nguyên tắc ra quyết định.
-Kiểm soát được đưa vào trong những hệ thống bao trùm mà AI sẽ hoạt động trong
đó, như là quy định, mã thực hành, quy trình vận hành tiêu chuẩn, hệ thống giám
sát và cơ sở hạ tầng.
7, Tài liệu tham khảo:
1, Sách trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người của PGS.TS. Nguyễn Thị
Quế Anh- PGS.TS. Vũ Công Giao- TS. Mai Văn Thắng. (Đồng chủ biên).
2, />3. />4. />5. />6. />fbclid=IwAR0G71hvuM3W0mXzGG2uvw8oKNtVmwhsn5lLKZHRWjMm3k6d
NKZ5QbpAoFk


7. />8. Bài viết “Dữ liệu cá nhân được khai thác triệt để ra sao” của Alice E. Marwick
theo bản dịch tiếng Việt của Khương An, đăng tên Thời Mới Canada ngày 8/1/2014
9.
/>%C3%A1_nh%C3%A2n
10.


Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và năm 2013.

11.

Luật dân sự 2015.

12.

Luật an tồn thơng tin mạng 2015.

13.

Luật an ninh mạng 2018.



×