ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
DANH SÁCH NHÓM 14
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP PHÂN CÔNG
1.
Phan Ngọc Đài Trang (NT) 1202715 12DTC3LT4 Dàn ý, tổng hợp, powerpoint
2. Nguyễn Thanh Trúc 1202845 12DTC3LT4 Chương 1
3.
Lê Thanh Thảo 1202819 12DTC3LT4 Chương 2
4.
Biện Văn Long 1203114 12DTC3LT4 Chương 2
5.
Đỗ Xuân Đạt 1203119 12DTC3LT4 Chương 3
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho
người sử dụng
Người tiêu dùng trong thương mại điện tử có thể tiếp
cận hàng hóa trên toàn cầu với nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, người tiêu dùng VN vẫn chưa yên tâm bởi
các hành vi thương mại không công bằng, thanh
toán không đảm bảo, bị lộ thông tin cá nhân, hàng
kém chất lượng, công ty lừa đảo.
Do đó, nhóm 14 chọn đề tài bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong TMĐT.
Các nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng
trong thương mại điện tử
Cơ chế bảo vệ minh bạch và hiệu quả
Các biện pháp, hành vi áp dụng vào môi trường
thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người
tiêu dùng phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu
quả giống như các biện pháp áp dụng đối với các
loại hình giao dịch khác.
Thực hiện các hành vi quảng cáo và kinh doanh
lành mạnh
Không nên thực hiện các hành vi lừa dối, lừa
đảo, giả mạo hoặc cố ý cung cấp các thông tin
có nội dung gây nhầm lẫn, hiểu nhầm hoặc
đánh lừa người tiêu dùng.
Đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng các chính
sách đã cam kết với người tiêu dùng.
Các thông tin cần tìm hiểu/cung cấp trong giao
dịch thương mại điện tử
Thông tin về doanh nghiệp
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
Thông tin về giao dịch
Xác nhận giao dịch
Thanh toán
Thực trạng TMĐT ở VN hiện nay
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời
từ tháng 7/2011, tuy nhiên trên thực tế quyền
lợi của người tiêu dùng vẫn đang bị xâm phạm.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết
hợp đồng điện tử qua internet
Hầu như rất nhiều các website chưa cung cấp đầy đủ
các thông tin cơ bản về thương nhân như tên, địa chỉ,
số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh.
46% các website không công bố bất cứ thông tin gì về
các điều khoản giao dịch, chỉ có 8% công bố đầy đủ
các điều khoản giao dịch.
Đa phần website vẫn chưa chú ý thích đáng tới việc
xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp.
Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán
điện tử
Khi mua hàng qua mạng, người tiêu dùng phải
cung cấp những thông tin cá nhân như tài khoản
ngân hàng, số tài khoản, địa chỉ IP máy tính Đây
là những thông tin rất nhạy cảm. các cơ quan, tổ
chức, cá nhân không được sử dụng cũng như cung
cấp hoặc tiết lộ.
Những vụ lấy trộm thông tin về tài khoản ngân
hàng, làm giả thẻ thanh toán để mua hàng trên
mạng hay rút tiền mà báo chí đã đăng tải trong
thời gian qua là một biểu hiện cụ thể về tác hại
của thông tin cá nhân bị xâm phạm, tiết lộ, gây
thiệt hại không nhỏ đến tài sản, lợi ích của người
thực hiện giao dịch.
Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán
điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong việc chống lừa đảo, quản
lý chất lượng hành hóa trong giao dịch thương mại điện
tử
Thực tế tại Việt Nam, số các sàn giao dịch thương
mại điện tử có uy tín và hoạt động hiệu quả cũng
chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi tại các
website rao vặt, thông tin về sản phẩm không được
kiểm chứng, giao dịch giữa người bán - người mua
chủ yếu được thực hiện qua điện thoại.
Nâng giá bán lên rồi tung chiêu khuyến mãi
Đây là một cách thu hút người tiêu dùng khá
phổ biến của một số trang web mua sắm trực
tuyến.
Tuy nhiên, thực tế NTD không hề mua được
hàng giá rẻ mà có khi còn cao hơn giá ngoài thị
trường.
Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất
lượng
Điện thoại làm nhái, kém chất lượng là một trong
những mặt hàng được bày bán nhiều nhất ở các
website giao dịch mua bán.
Một lọ nước hoa của một hãng hàng hiệu nổi tiếng
được rao bán trên mạng chỉ với giá trung bình từ
300.000 - 500.000 đồng/chai, trong khi giá ở thị
trường đắt gấp 3 - 4 lần.
Nhiều nhà kinh doanh trên mạng lý giải, kinh
doanh trên mạng đỡ tốn kém chi phí hơn, nhất là
chi phí mặt bằng kinh doanh nên giá bán rẻ hơn
nhiều so với ở các siêu thị, điểm bán lẻ. Tuy nhiên,
thực tế không hẳn như vậy.
Hãng mỹ phẩm danh tiếng đến từ Pháp, L’Oreál đã
phát hiện nhiều website quảng cáo và chào bán các
sản phẩm mang nhãn hiệu của họ với giá rẻ bất
ngờ. Nhà phân phối đã tiến hành kiểm tra và kết
quả đúng như dự đoán khi hầu hết sản phẩm đều là
hàng nhái, hàng giả.
Quảng cáo sai chất lượng hàng hóa, hàng
hóa khi giao hàng không như hình trên
website
Gặp nhiều nhất ở sản phẩm quần áo, giày dép.
Hình đăng trên web không phải là hình thật của
sản phẩm.
Hàng sắp hết hạn sử dụng
Một người tiêu dùng mua chai nước hoa ngoại
trên một trang TM điện tử , có giá hơn 2 triệu (đã
giảm giá 35%). Chưa kịp mừng vì sở hữu sản
phẩm mong đợi từ lâu thì phát hiện ra sản phẩm
chỉ còn một tháng nữa là hết hạn sử dụng.
Công ty lừa đảo
Hình thức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
thông qua mạng lưới kinh doanh đa cấp, gian hàng
ảo.
Điển hình là vụ việc của công ty Muaban24 lừa
đảo hàng chục nghìn người với số tiền chiếm đoạt
khoảng 650 tỷ đồng. Mới đây nhất là công ty cổ
phần Tâm Mặt Trời lừa đảo khoảng 400 tỷ đồng và
công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cộng
Đồng Việt lừa đảo lên đến cả nghìn tỷ đồng…
Luật không theo kịp thực tế
Thực tế cho thấy, mặc dù lực lượng chức năng đã
xử lý một số DN vi phạm nhưng việc phát hiện
thường chậm.
Với trường hợp MuaBan 24, khi bị cơ quan chức
năng phát hiện, công ty này đã có 52 chi nhánh ở
33 tỉnh, thành phố và đã huy động được hơn 650
tỷ đồng…
Trưởng phòng Phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao cho biết: Hầu hết các trang TMĐT
đều số hóa giao dịch, vì vậy cơ quan chức năng
rất khó xác định người bán là ai, bán ở đâu, có đủ
chức năng bán hàng hay không.
Ngay cả tìm ra thông tin cũng chưa dễ xử phạt vì
những người quản lý các trang web rất dễ xóa dấu
vết vi phạm. Mặt khác, nếu phát hiện vi phạm
cũng vẫn không phạt được vì… thiếu chế tài xử
lý.
Cục trưởng Cục TMĐT và Công nghệ thông tin
(VECITA - Bộ Công Thương), hiện đăng ký tên
miền thuộc Bộ TT&TT, nhưng quản lý lại thuộc
Bộ VHTT&DL, còn cấp phép kinh doanh lại do
Bộ Công Thương.
Chính vì thế. nhiều đơn vị mập mờ giữa hai loại
giấy phép trên, bởi DN có giấy phép đăng ký tên
miền nhưng chưa hẳn đã được cấp phép hoạt động
TMĐT. Ngoài ra, trong Nghị định 57/NĐ- CP về
TMĐT cũng không có quy định về việc bán hàng
đa cấp do ngành chức năng nào quản lý
Giải pháp của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
nhằm bảo vệ quyền lợi NTD
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Hành lang pháp lý cho TMĐT
Siết chặt quản lý kinh doanh qua mạng
Sẽ nêu tên website thương mại điện tử lừa đảo,
sai phạm
Đảm bảo an toàn và tính riêng tư
Bồi thường và cưỡng chế thi hành
Giám sát
Giáo dục tiêu dùng
Giải pháp quan trọng của Doanh nghiệp
Xây dựng lòng tin của NTD từ chất lượng và dịch vụ
Quá trình tạo dựng lòng tin của khách hàng là một câu
chuyện dài và không dễ dàng. Lòng tin phải được tạo
dựng dần dần, không thể nóng vội. Sau rất nhiều
những liên hệ, giao dịch, nếu công ty làm khách hàng
luôn hài lòng thì lúc đó công ty sẽ có được lòng tin
của họ.
Nhà kinh doanh nào nắm được cách xây dựng thương
hiệu sẽ là người chiến thắng. Ebay và Amazon, hai
công ty thương mại điện tử lớn nhất hiện nay là những
ví dụ điển hình trong việc tạo lòng tin ở khách hàng.
Khi có vấn đề gì nảy sinh, các công ty này luôn có
phản ứng ngay lập tức giải quyết nhanh chóng
mọi phản hồi từ khách hàng.
Một nhà quản lý của Amazon cho biết: "Chúng tôi
thường xuyên thu thập các phản ánh để cải thiện
trang web tốt hơn. Chúng tôi không tự cho là
mình đã thành công. Lòng tin của khách hàng
phải được chăm sóc liên tục và chúng tôi không
khi nào quên điều đó".
Các biện pháp NTD cần lưu ý để tự bảo vệ quyền
lợi của chính mình
-Lựa chọn website tin cậy
-So sánh giá sản phẩm với các wesite khác
-Xem kỹ thông tin sản phẩm
-Nếu cảm thấy không an toàn thì không nên thanh
toán trực tuyến
Kết luận
Đạo đức kinh doanh là điều rất cần thiết và quan trọng
đối với doanh nghiệp.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp doanh
nghiệp có được tối đa lợi nhuận và giảm thiểu được
rủi ro.
Doanh nghiệp nào cũng cần có khách hàng, do đó đảm
bảo được quyền lợi của khách hàng thì doanh nghiệp
mới phát triển được.