Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Tiet 5 Axit nucleic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An Trường THPT Hoà Phú – Chiêm Hoá – Tuyên Quang.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nêu cấu trúc và chức năng của cacbohidrat? - Nêu cấu tạo và chức năng của lipit? - Nêu các bậc cấu trúc của prôtêin?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. Axit Nuclêic. Axit Đêôxiribônuclêic (ADN). Axit Ribônuclêic (ARN).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN: Nuclêôtit. Quan sát tranh cấu trúc phân tử ADN, hãy trình bày cấu trúc phân tử ADN?. MÔ HÌNH CẤU TRÚC CỦA PHÂN TỬ ADN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN:. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: + 1 phân tử đường 5C (đeoxiribozơ). + 1 nhóm phôtphat (H3PO4). + 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X).. Nhóm phôtphat. Bazơ nitơ. Đường pentôzơ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. Nhóm phôtphat Bazơnitơ Đường. Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần các bazơ nitơ, vì vậy tên các bazơ nitơ được đặt cho tên của các nuclêôtit..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN:. Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ loại liên kết gì? Liên kết hóa trị (bền vững). - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết hóa trị) theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.. Chuỗi pôlinuclêôtit.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN: Liên kết hiđrô. Mô tả cấu trúc không gian của ADN?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN:. - Theo Watson – Crick: phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit song song và ngược chiều nhau, các nucleotit đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết hiđrô (A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN:. - Ở tế bào nhân sơ, ti thể, lạp thể ADN có cấu trúc mạch vòng.. ADN ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> PHIẾU HỌC TẬP Hoạt động nhóm: Ghép nối cho phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ADN. Cấu tạo giúp ADN thực hiện chức năng 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô (không bền) giữa các bazơnitơ. (2 mạch dễ dàng tách nhau trong quá trình nhân đôi và phiên mã). Cấu trúc gồm 2 mạch polinuclêotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. (Khi 1 mạch bị hỏng, mạch kia làm khuôn mẫu để sửa chữa). Cấu tạo đa phân, đơn phân là nuclêôtit. (Số lượng, trình tự các nuclêôtit là thông tin di truyền). Chức năng Mang thông tin di truyền. Bảo quản thông tin di truyền. Truyền đạt thông tin di truyền.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) 1. Cấu trúc của ADN: 2. Chức năng của ADN:. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) II. AXÍT RIBÔNUCLÊIC (ARN) 1. Cấu trúc ARN:. - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại nucleotit: A, U, G, X). - Mỗi nuclêôtit cấu tạo từ 3 thành phần: C5H10O5, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X) - Có 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. I. AXÍT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN) II. AXÍT RIBÔNUCLÊIC (ARN) 1. Cấu trúc ARN: 2. Chức năng của ARN: Các loại ARN Cấu trúc mARN. tARN. rARN. Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng.. Chức năng Truyền đạt thông tin di truyền.. Có cấu trúc với 3 thùy, Vận chuyển axit 1 thùy mang bộ ba đối amin tới ribôxôm mã, đầu đối diện mang để tổng hợp prôtêin axit amin. Là 1 mạch pôlinuclêôtit Tham gia cấu tạo có các vùng xoắn kép ribôxôm. cục bộ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Sơ đồ mối quan hệ giữa ADN – mARN – Prôtêin A. U. T. A. G. X. G. X. A. Phiên mã. U. A. U. A. U. X. G. T. A. Met. Dịch mã. Glu. Thr.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Tại sao chỉ với 4 loại nucleotit để ghi thông tin di truyền mà các loại sinh vật khác nhau lại có cấu trúc và hình dạng khác nhau? Với 4 loại nucleotit tạo ra rất nhiều trình tự sắp xếp khác nhau. Với mỗi trình tự nucleotit (gen) quy định các trình tự aa khác nhau dẫn đến hình thành các loại protein khác nhau, hoặc các loại tính trạng khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TIẾT 5 – AXÍT NUCLÊIC. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Đọc phần “em có biết” cuối bài học. - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc bài mới trước khi tới lớp..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC. CHÀO THÂN ÁI!.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×