Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chào mừng các em vào buổi học Ngữ Văn Lớp 6A Trường: ThCS Xuân Dục.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) I. Mục tiêu bài học - Giúp học sinh nắm lại: đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng - Cách viết hoa danh từ riêng II. Nội dung bài học - Trong tiết trước các em đã được làm quen với danh từ . Chúng ta có thể biết danh từ chia thành hai loại: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. Danh từ chỉ sự vật chia thành: danh từ chung và danh từ riêng + Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật + Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương…. Khi viết danh từ riêng thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) - Bảng phân loại:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) Trả lời câu hỏi 1. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở câu sau vào bảng phân loại: Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trong làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 2. Nhận xét về cách viết các danh từ riêng trong câu trên.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) Trả lời 1. Bảng phân loại: Danh từ chung. Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ làng, xã, huyện. Danh từ riêng. Phù Đổng Thiên Vương, Phù Đổng Gia Lâm, Hà Nội. 2 Danh từ riêng viết hoa, danh từ chung nếu đứng đầu câu thì viết hoa (Vua)..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) 3.Nhắc lại các quy tắc viết hoa đã học, cho ví dụ minh họa. Cụ thể: -Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; VD: -Quy tắc viết hoa tên người tên địa lý nước ngoài ; VD: -Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,….VD:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) Trả lời: -Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng: VD Phan Thị Phương Linh, Nguyễn Kim Dung, Hà Nội, Hải Dương,….. -Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối: VD: Ăng – lê, Héc – quyn,…… -Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương… Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ: VD ; Trường Trung học cơ sở, Hội Cựu chiến binh,...
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) Trả lời: 1. - Các danh từ chung như: đất, nước, thần,… - Danh từ riêng như: Lạc Việt, Long Nữ,…. 2. - Câu (a): Các danh từ Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi viết hoa là đúng, vì đây là các danh từ riêng. Thông thường, các từ này là danh từ chung. Ở đây Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi là tên của các nhân vật cụ thể nên được xem như danh từ riêng. - Câu (b): út là tên riêng nên viết hoa; vua là danh từ chung, viết hoa là sai. - Câu (c): Ngựa là danh từ chung, không viết hoa; Cháy là tên làng – danh từ riêng, viết hoa là đúng..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) 3. Chép lại đoạn thơ sau đây và điều chỉnh cách viết hoa các danh từ cho đúng: Ai đi Nam bộ Tiền giang, hậu giang Ai vô thành phố Hồ chí Minh rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền đồng tháp Việt bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hoà Ai vô phan rang, phan thiết Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung Ai về với quê hương ta tha thiết Sông hương, bến hải, cửa Tùng… Ai vô đó với đồng bào, đồng chí Nói với Nửa – Việt nam yêu quý Rằng nước ta là của chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà! (Tố Hữu) 4. Chính tả(nghe – viết): Ếch ngồi đáy giếng.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) 3. Ai đi Nam bộ Tiền giang, hậu giang Ai vô thành phố Hồ chí Minh rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền đồng tháp Việt bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hoà Ai vô phan rang, phan thiết Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung Ai về với quê hương ta tha thiết Sông hương, bến hải, cửa Tùng… Ai vô đó với đồng bào, đồng chí Nói với Nửa – Việt nam yêu quý Rằng nước ta là của chúng ta Nước việt nam dân chủ cộng hoà! (Tố Hữu). Các từ chỉ tên người, tên địa danh phải viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng (Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, (miền) Trung, (sông) Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam); viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà).
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiết 42 : Danh từ ( tiếp theo) 4. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp..
<span class='text_page_counter'>(13)</span>
<span class='text_page_counter'>(14)</span>