Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành sư phạm tiếng anh trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh trong giai đoạn từ 2018 -2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.75 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.
HCM VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


TIỂU LUẬN MƠN HỌC
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2018-2020

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc
Phương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.
HCM VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


TIỂU LUẬN MƠN HỌC
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2018-2020



GVHD: TS. Nguyễn Ngọc
Phương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2020


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, để hoàn thành đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận này, chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Phương, giảng viên phụ trách
bộ môn Quản lý Hành chính Nhà nước và Giáo dục đào tạo trong học kỳ này của
chúng em. Cùng với tri thức sâu rộng và sự tận tâm, nhiệt huyết trong nghề, thầy đã
tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ nhóm về đề tài nghiên cứu, tài liệu tham khảo và
chỉnh sửa những sai sót trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu này. Nếu khơng có
những lời hướng dẫn cụ thể và rõ ràng của thầy thì chúng em khó có thể hồn thành
bài tiểu luận của mình một cách trọn vẹn và đúng tiến độ.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Ngoại ngữ
của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng em
rất nhiều trong quá trình tổng hợp số liệu và tìm kiếm nguồn tài liệu. Và đặc biệt,
chúng em xin cảm ơn nhà trường và khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp xúc với
một mơn học rất hữu ích và cần thiết đối với sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh cũng
như các sinh viên thuộc hệ sư phạm các chuyên ngành khác, đó là mơn học “Quản lý
Hành chính Nhà nước và Giáo dục đào tạo”.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy Nguyễn Ngọc Phương cùng quý thầy cô
trong khoa Ngoại Ngữ ln có thật nhiều sức khỏe và giữ trong mình ngọn lửa nhiệt
huyết với nghề để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình – sứ mệnh trồng
người.
Trân trọng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm
2020 Thay mặt nhóm sinh viên

thực hiện

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... I
MỤC LỤC.................................................................................................................... II
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................. 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.......................................................................................................................2
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................................................................................2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................................. 3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................... 3
7.3.. Phương pháp thống kê toán học để xử lí thơng tin đã có trong q trình nghiên cứu 3
8. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA TIỂU LUẬN........................................................................................................3
9. CẤU TRÚC TIỂU LUẬN...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................4
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................................................................................4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi.............................................................. 4
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước................................................................. 4

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................................5
1.2.1. Chất lượng............................................................................................................ 5
1.2.2. Học tập ngoại ngữ................................................................................................ 5
1.2.3. Biện pháp............................................................................................................. 5
1.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh............................................... 5
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM
TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................6


1.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập ngoại ngữ của sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.. 6
1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................. 6
1.3.3. Đánh giá năng lực sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................. 7
1.3.4. Chế độ chính sách, động lực nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh........................................................................................................................ 8
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................................................................................................8
1.4.1. Yếu tố khách quan................................................................................................ 8
1.4.2. Yếu tố chủ quan................................................................................................... 9
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 10
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................... 10
2.1. KHÁI QT VỀ Q TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG............................................................10

2.1.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................. 10
2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................... 10
2.1.3. Đối tượng khảo sát............................................................................................. 10
2.1.4. Phương pháp khảo sát........................................................................................ 10
2.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ  XÃ HỘI, GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................................................................11
2.2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế  xã hội của thành phố Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh......................................................................................................... 11
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục đại học của thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh 12
2.2.3. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.........13


2.3. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM
TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..............16

2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong......................................... 16
2.3.2. Về năng lực chun mơn.................................................................................... 17
2.3.3. Về trình độ đào tạo............................................................................................. 17
2.3.4. Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng các yêu cầu rèn luyện đạt chuẩn của
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh....................................... 17
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG

ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH.....................................................................................................................................................18
2.4.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................... 18

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 19
2.4.3. Thực trạng tổ chức nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư
phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.............21
2.4.4. Thực trạng đổi mới vai trị chỉ đạo hoạt động quản lý nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................. 22
2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................... 23
2.4.6. Thực trạng xây dựng mơi trường tích cực, tạo động lực đối với cán bộ quản lý
giáo dục, giảng viên và sinh viên trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh...................................................................................................................... 24
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................................................................25
2.5.1. Mặt mạnh........................................................................................................... 26
2.5.2. Mặt hạn chế........................................................................................................ 26


2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng............................................................................... 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 28
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................28
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP.............................................................................................28
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..................................................................... 28

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..................................................................... 28
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..................................................................... 29
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi........................................................ 29
3.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

............................................................................................................................................ 30
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................. 30
3.2.2. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư
phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.............31
3.2.3. Tổ chức nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng
Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh................................ 32
3.2.4. Đổi mới vai trị chỉ đạo hoạt động nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh...................................................................................................................... 33
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh................................................................................................................ 33
3.2.6. Xây dựng mơi trường tích cực, tạo động lực đối với cán bộ quản lý giáo dục,
giảng viên và sinh viên trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành sư
phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.............34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 36


1. KẾT LUẬN...............................................................................................................................................36
2. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................................................36
2.1. Đối với Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

............................................................................................................................................ 36
2.2. Đối với lãnh đạo khoa Ngoại Ngữ ............................................................................. 37
2.3. Đối với các giảng viên giảng dạy Tiếng Anh........................................................ 37
2.4. Đối với sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh......................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời điểm nào, Đảng và Nhà nước cũng đều xem giáo dục là “quốc
sách hàng đầu”, tồn xã hội phải có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Không
những vậy, giáo dục còn được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật,
đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo
dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành
đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp
cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến của thế giới”.
Trong cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo
viên nói chung và đội ngũ giáo viên tiếng Anh nói riêng có vai trị rất quan trọng. Vì
vậy, chú trọng phát triển nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư
phạm tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế là vấn đề cấp thiết.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đổi mới phương pháp học ngoại ngữ
và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên sư phạm tiếng Anh là điều hết sức cần
thiết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, phá vỡ các rào cản tiềm ẩn mà mơ hình giáo dục truyền thống
chưa thể khắc phục được.
Xu thế giáo dục thế kỷ XXI ở Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Sứ mệnh của giáo dục
là phát triển tồn diện con người, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng

những yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và của thời đại trí
tuệ, của nền kinh tế tri thức”.
Với những lý do trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Đề xuất biện pháp nâng
cao chất lượng học tập của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2018-2020” làm nội dung
nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp thực tế để góp phần nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh
nói chung.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm
tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Với những đề xuất mới mẻ và có tính ứng dụng thực tiễn cao về vấn đề nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh, chắc chắn ngành sư phạm
tiếng Anh nói riêng và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói
chung sẽ bước sang một trang mới, và chắc chắn trong tương lai sẽ sánh vai cùng các
sinh viên trường khác trên diễn đàn học thuật quốc tế.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh.
Khảo sát, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng
Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tiểu luận chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu chất lượng học tập của
sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.
Về khơng gian nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chất lượng học tập của sinh
viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh thuộc khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.


Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu
trong phạm vi hai năm học, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là cơ sở để thực hiện hóa
nội dung cũng như kiểm tra tính thực tế cần thiết của các biện pháp đề xuất.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, thu thập tài liệu xây dựng cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu thực
tiễn (sách, tạp chí, bài báo khoa học, các cơng trình nghiên cứu…) có liên quan đến đề
tài. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, sử dụng trong đề tài và
sắp xếp thành thư mục tham khảo cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng là sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng
Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân khi có kết quả khảo sát, nhằm thu

thập những thông tin làm sáng tỏ kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả quan sát.
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lí thơng tin đã có trong q trình
nghiên cứu
Các dữ liệu định tính thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn được lọc ra theo từng
tiêu chí dưới dạng trích dẫn dùng kết hợp với số liệu định lượng và định tính.
8. Đóng góp mới của tiểu luận
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
tiểu luận gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm
tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành
sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Rosemary Orlando: English as a Medium of Instruction in Classrooms in
Vietnam: Key Issues, Questions, Challenges, and Suggestions Moving Forward.
Nghiên cứu của giáo sư Rosemary Orlando về phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong

các lớp học ở Việt Nam cụ thể về vấn đề chính, những thắc mắc, khó khăn cũng như
những giải pháp của giáo sư nhằm thúc đẩy quá trình học tập tiếng Anh ở Việt Nam.
Natalia Kraevskaia: Linguistics and a transdisciplinary perspective. Đây là một
trong những nghiên cứu gần đây của giáo sư Natalia Kraevskaia về ngôn ngữ học và
quan điểm liên ngành của những người học ngơn ngữ, trong đó việc học ngoại ngữ sẽ
khơng chỉ bó hẹp trong khơng gian lớp học ngoại ngữ mà áp dụng nhiều phương pháp
học tập trong các lớp học khác như khoa học, kỹ thuật,… Thông qua đó người học
ngoại ngữ có thể áp dụng những phương pháp cơng nghệ mới hiện đại trong q trình
dạy và học ngoại ngữ.
Đề tài nghiên cứu “Giáo dục song ngữ và đa ngôn ngữ” và “Giảng dạy năng lực
ngữ dụng và năng lực ngơn ngữ nước ngồi thơng qua tiếng mẹ đẻ (giới thiệu mơ hình
Interface)” của PGS. Paradowski (Ba Lan). Thơng qua nghiên cứu mới mẻ và có tính
thực tế này đem đến hi vọng cho cả người dạy và học ngoại ngữ trở nên dễ dàng và
hiệu quả hơn trước.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Ứng dụng ngơn ngữ học tính tốn trong nghiên cứu và giảng dạy
ngôn ngữ” của PGS.TS. Đinh Điền, Trung tâm Ngơn ngữ học Tính tốn Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng trong
thời đại cách mạng cơng nghệ 4.0 hiện nay, các nghiên cứu mang tính liên ngành của
ngơn ngữ học trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là liên ngành Ngôn
ngữ học Tính tốn (Computational Linguistics) – một sự kết hợp giữa Ngơn ngữ học
và Máy tính nhằm ứng dụng các mơ hình tính tốn trong xử lý ngơn ngữ. Theo tiếp cận


liên ngành này, chúng ta có thể nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ một cách định
lượng, trực


quan và mang lại nhiều ứng dụng trong thực tế như: biên soạn từ điển, biên soạn giáo
trình, giảng dạy ngôn ngữ, giảng dạy ngoại ngữ, so sánh đối chiếu ngôn ngữ,… Báo

cáo nêu lên các ứng dụng của Ngôn ngữ học Tính tốn trong việc nghiên cứu tiếng
Việt, so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngoại ngữ, giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài và giảng dạy tiếng ngoại ngữ cho người Việt. Đánh giá cao sự phát triển
của các phần mềm trợ giúp phiên dịch, tuy vậy, PGS.TS. Đinh Điền cũng khẳng định
máy móc khơng thay thế con người mà chỉ hỗ trợ con người trong ngành dịch thuật.
Một số nghiên cứu đặc sắc có thể kể ra như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông chuyên tiếng Anh”, “Chuyển di
tích cực trong q trình học viết tiếng Anh của sinh viên cao đẳng khơng chun”,
“Tăng cường tính tự chủ học tập môn viết thông qua phản hồi đồng đẳng trong diễn
đàn trực tuyến”, “Giáo dục ngoại ngữ hậu phương pháp: Một cách áp dụng vào thực
tiễn lớp học”, “Lồng ghép trị chơi ngơn ngữ trong tiết học tiếng Anh nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học”, “Chiến lược ngoại ngữ: chìa khóa đưa Việt Nam bước vào quá
trình hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ”, “Người Pháp và sốc văn hóa ẩm thực
Việt Nam”, “Sự khác biệt văn hóa giữa Trung Quốc và Phương Tây qua việc dùng đũa
và dao dĩa trong ăn uống”, “Trừu tượng hóa vỏ ngơn ngữ và bước diễn đạt trong quy
trình dịch”, “Chiến lược giao tiếp lịch sự thơng qua chương trình debate tiếng Việt và
tiếng Nhật”.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Chất lượng
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc),
làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác, là giá trị về mặt lợi
ích của con người, đời sống.
1.2.2. Học tập ngoại ngữ
Học tập ngoại ngữ là việc học tập thêm một ngôn ngữ mới để để trau dồi kiến
thức và vận dụng trong giao tiếp, học tập và làm việc.
1.2.3. Biện pháp
Biện pháp là các phương pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn gặp phải.
1.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh là những cách thức, hành động
và kế hoạch giúp tăng cao năng lực học tập tiếng Anh cho sinh viên.



1.3. Một số vấn đề về quá trình học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm
tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập ngoại ngữ của sinh viên
chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh
Nhìn chung sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh ln có nhận thức cao về
tầm quan trọng của việc học tập ngoại ngữ của mình, tuy nhiên vẫn cịn một số sinh
viên mất định hướng hoặc bị ảnh hưởng bởi cách nhìn phiến diện về ngoại ngữ của
một số thành phần trong xã hội dẫn đến việc sinh viên xem nhẹ việc học ngoại ngữ và
tìm một ngành nghề khác để làm.
1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Về chương trình đào tạo:
Khoa Ngoại Ngữ của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
là khoa duy nhất tại khu vực phía Nam đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh kỹ thuật.
Giáo viên tiếng Anh kỹ thuật được đào tạo bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Chương trình đào tạo giúp người học
phát triển toàn diện với khối kiến thức về kỹ thuật, năng lực sư phạm, và các kỹ năng
mềm cần thiết để dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi trong mơi trường giảng dạy
tiếng Anh.
Ngồi các môn đại cương và cơ sở về tiếng Anh, sinh viên còn được đào tạo một
cách chuyên sâu và có hệ thống về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cũng như các
môn tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Thương mại, Công nghệ Môi
trường, Điện – Điện tử, Cơ khí, Thiết kế Thời trang, Dinh dưỡng và Cơng nghệ Thực
phẩm. Sinh viên ra trường cũng có kiến thức căn bản về văn hóa và văn học Anh –
Mỹ. Đây là những lợi thế rất lớn cho hoạt động nghề nghiệp sau này của sinh viên
trong mơi trường có sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh kỹ thuật.
Bên cạnh đó, sinh viên được phát triển kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tư duy

phản biện, nâng cao kỹ năng lập luận, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và cải thiện kỹ
năng làm việc nhóm. Nhờ vậy, sinh viên ra trường có khả năng áp dụng được các kỹ
năng tiếng Anh ở trình độ cao trong thực tiễn cơng tác; có khả năng hình thành ý
tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành trong môi trường nghề nghiệp và trong xã hội;


đồng thời có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong và ngồi mơi trường
nghề nghiệp.


Sinh viên tốt nghiệp ngành này chiếm vị trí độc tơn trong việc giảng dạy tiếng
Anh kỹ thuật nên có lợi thế rất lớn khi xin việc làm trong các trường trung cấp, cao
đẳng, đại học khối công nghệ kỹ thuật. Ngồi giảng dạy, sinh viên sau khi tốt nghiệp
cịn có khả năng đảm nhận cơng việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như biên dịch,
phiên dịch tiếng Anh kỹ thuật, tiếp viên hàng không, thư ký, nhân viên tổ chức sự
kiện, trợ lý giám đốc, hướng dẫn viên du lịch, biên tập báo tiếng Anh, biên tập viên tài
liệu tiếng Anh, và các nghề nghiệp trong các cơ sở ngoại giao, các cơng ty nước ngồi,
các tổ chức, cơ quan có sử dụng tiếng Anh. Đồng thời, sinh viên có khả năng học tập,
nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp bằng cách tiếp tục học ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ
về các chuyên ngành trong lĩnh vực ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh.
Về cơ sở vật chất:
Khoa Ngoại Ngữ được trang bị 3 phòng học chuyên đề với hệ thống bàn ghế rời,
dễ dàng di chuyển, thuận tiện cho hoạt động làm việc nhóm và tổ chức lớp học theo
u cầu mơn học. Ngồi ra, mỗi phịng học cịn được trang bị một màn hình LCD 42
inch nhằm phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo điều
kiện cho giảng viên nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng giảng dạy.
Ngoài ra, với hàng ngàn đầu sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo cho sinh
viên, thư viện trường là địa chỉ đáng tin cậy cho sinh viên mượn – đọc – trả sách và
nghiên cứu. Sinh viên có thể mượn giáo trình tại thư viện vào đầu mỗi học kỳ và trả
sách vào cuối mỗi học kỳ. Bên cạnh đó, thư viện cịn có những phịng đọc lớn dành

cho sinh viên đến làm việc và nghiên cứu. Với hệ thống wifi chất lượng, khung giờ
phục vụ mở rộng, thư viện trường sẽ là bạn đồng hành thân thiện và hữu ích cho sinh
viên trong q trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
Giảng viên và sinh viên khoa Ngoại Ngữ cũng có thể tiếp cận hàng trăm đầu sách
khác tại tủ sách khoa Ngoại Ngữ, văn phịng bộ mơn A1-402 tại tòa nhà trung tâm. Để
liên hệ mượn – đọc – trả sách, giảng viên và sinh viên có thể liên hệ thư ký khoa tại
văn phòng A1-401.
1.3.3. Đánh giá năng lực sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn chung, năng lực chuyên môn của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh khá
tốt, có nhiều tân sinh viên đã có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS 8.0, IELTS 7.5,


IELTS 7.0,… nên việc học theo chương trình đào tạo của trường gặp khơng q
nhiều khó


khăn. Tuy nhiên vẫn có khá đơng sinh viên khác còn khá thụ động trong việc tiếp thu
kiến thức dẫn đến việc sinh viên rớt môn học lại hoặc sinh viên thơi học vì khơng đáp
ứng được u cầu của chương trình đào tạo đề ra.
1.3.4. Chế độ chính sách, động lực nhằm nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Học bổng khuyến khích học tập mỗi kỳ học, học bổng hỗ trợ cho sinh viên khó
khăn như học bổng ASTRO 2020, VNhelp 2020,…
Các chương trình, hoạt động Đồn – Hội:
Đồn khoa Ngoại Ngữ và Liên Chi Hội sinh viên khoa Ngoại Ngữ tổ chức các
buổi thi thử TOEIC và IELTS mỗi năm hai lần nhằm đáp ứng nhu cầu về kiểm tra
năng lực ngơn ngữ của sinh viên trong và ngồi khoa.

Đầu mỗi năm học, Đồn – Hội khoa Ngoại Ngữ cịn tổ chức buổi tiếp đón thân
mật dành cho các tân sinh viên, đặc biệt khoa còn tổ chức buổi dã ngoại cho các tân
sinh viên nhằm tạo khơng khí ấm cúng, cởi mở và giao lưu với các em trước một
chặng đường mới, qua đó chia sẻ kinh nghiệm học tập và làm việc trong môi trường
đại học, đồng thời giải đáp thắc mắc về các quy chế, quy định trong nhà trường.
Đặc biệt, trong dịp đón giáng sinh và năm mới hàng năm, Đồn – Hội khoa
Ngoại Ngữ cịn tổ chức đêm hội ca nhạc truyền thống bằng tiếng Anh với tên gọi
“Galanight”. Trong đêm hội này, giảng viên và sinh viên khoa Ngoại Ngữ có cơ hội
vừa thực hành giao tiếp tiếng Anh, vừa được thể hiện khả năng ca hát, nhảy múa, diễn
kịch của mình.
Đồn khoa Ngoại Ngữ còn phối hợp với câu lạc bộ tiếng Anh giao tiếp ESC của
Hội sinh viên trường để tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho sinh viên trong
và ngoài trường.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng học tập của
sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh
1.4.1. Yếu tố khách quan
Cơ sở vật chất của trường học không đáp ứng đủ điều kiện học tập ngoại ngữ cho
sinh viên sư phạm tiếng Anh.


Xu hướng và cách nhìn tích cực của xã hội đối với tiếng Anh cũng ảnh hưởng đến
chất lượng học tập tiếng Anh của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh.


Bản chất của ngôn ngữ ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng học tập ngơn ngữ đó
của sinh viên. Ngơn ngữ thú vị và có nhiều điều để khám phá sẽ khiến người học trở
nên chuyên tâm hơn và học tốt hơn và ngược lại.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến nhiều
với các ngành cơ khí, điện, các ngành cơng nghiệp,… điều đó cũng ảnh hưởng đến

chất lượng học tập của sinh viên sư phạm tiếng Anh vì ngành này chiếm tỷ lệ nhỏ
trong trường nên dễ bị phớt lờ và không được chú trọng phát triển.
1.4.2. Yếu tố chủ quan
Sinh viên khơng thật sự đam mê với ngành mình đang theo học. Nhiều sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh cảm thấy mình không thật sự phù hợp với ngành sư phạm dù
họ thích tiếng Anh hoặc ngược lại, sinh viên thích học và làm trong ngành sư phạm
nhưng họ không thật sự muốn nghiên cứu về Anh ngữ.
Những nghiên cứu về khả năng học ngoại ngữ cho thấy khả năng đó là khác nhau
đối với các cá thể khác nhau nên không tránh khỏi một số sinh viên sư phạm tiếng Anh
có chất lượng học tập không tốt bằng các sinh viên khác.
Tiểu kết chương 1
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nắm bắt kịp thời những điểm tốt và điểm chưa tốt trong điều kiện học tập của sinh
viên cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của sinh viên sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc tìm ra những biện pháp giúp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên chuyên
ngành sư phạm tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng, sinh viên sư phạm tiếng Anh của các trường đại học nói chung.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm làm rõ thực trạng chất lượng học tập của sinh viên chuyên ngành sư phạm
tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng học tập và rèn luyện của sinh viên chuyên ngành sư phạm

tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm 10 cán bộ viên chức, 20 giảng viên khoa Ngoại Ngữ và
150 sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
2.1.4.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Đối tượng khảo sát: Gồm 10 cán bộ viên chức, 20 giảng viên khoa Ngoại Ngữ và
170 sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng cụ khảo sát: Xây dựng mẫu phiếu hỏi khảo sát làm cơng cụ chính cho việc
điều tra, khảo sát.
Thang đánh giá các câu hỏi: Thang đánh giá các câu hỏi được sử dụng là thang
điểm 5; mỗi câu hỏi được đánh giá với 5 mức độ khác nhau tăng dần từ 1 đến 5.
Xử lý và đánh giá kết quả khảo sát: Xây dựng phiếu khảo sát; xử lí các số liệu
thu được nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Điểm trung bình của các biến khảo sát
được phân loại thành 5 mức độ.
2.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Người trả lời phỏng vấn: Gồm 2 cán bộ viên chức, 3 giảng viên và 5 sinh viên.
Phương pháp này được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả điều tra thu nhận từ bảng
hỏi.
14


Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân; phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua
điện thoại.
Thời gian phỏng vấn: tháng 11 và 12 năm 2020.
2.1.4.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu hồ sơ, văn bản của trường liên quan đến chất lượng học tập của sinh
viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh.

2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế  xã hội, giáo dục của thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế  xã hội của thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và
thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập tồn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và
quận Thủ Đức; sáp nhập tồn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào
phường Thủ Thiêm; thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ
diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và
1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình
Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đơng, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp
Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đơng, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xn,
Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình,
Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng
Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đơng Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí địa lý của
thành phố Thủ Đức: phía đơng giáp thành phố Biên Hịa và huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai với ranh giới là sơng Đồng Nai; phía tây giáp quận 12, quận Bình Thạnh,
quận 1 và quận 4 với ranh giới là sơng Sài Gịn; phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và quận 7 (qua sơng Sài Gịn); phía bắc giáp các thành
phố Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


Thủ Đức là cửa ngõ phía đơng của Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều tuyến
đường giao thơng lớn, huyết mạch kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với
các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai Chí Thọ, Đường

cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13,
Đại lộ Phạm Văn Đồng và Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành –
Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong q trình
hồn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ cuối năm 2021.
Năm 2019, cả ba quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 phát triển với tốc độ cao, đóng
góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố Hồ Chí Minh, tương
đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; xét về quy mô, chỉ sau
GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trong giai
đoạn 2016-2019, ba quận thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174
tỷ đồng.
Thành phố Thủ Đức có khu công nghệ cao được xây dựng tại quận 9. Intel hiện
là nhà đầu tư lớn vào thành phố, đã đầu tư vào đây với số tiền đăng ký ban đầu là 600
triệu đơ la Mỹ. Đặc biệt tập đồn Samsung đã cho xây dựng nhà máy với kinh phí đầu
tư lên đến 1.4 tỷ đô la Mỹ. Đây là nhà máy lớn thứ hai trên thế giới của Samsung (sau
nhà máy ở Mexico), có diện tích 940.000m² với các khu tổ hợp chuyên sản xuất tivi,
màn hình quảng cáo, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi,… Các sản
phẩm sản xuất ra được xuất đi hơn 60 nước (sản phẩm nghe nhìn) và hơn 75 nước (sản
phẩm điện gia dụng) trên thế giới. Ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp
quốc doanh, xí nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngồi, xí nghiệp 100%
vốn nước ngồi. Tồn thành phố Thủ Đức hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mơ
sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất) và hàng
ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là khu chế xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên
diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 32 cơng ty nước ngồi (với tổng số vốn đầu tư là
171 triệu đơ la). Năm 1996, hình thành thêm 2 khu công nghiệp lớn là khu công
nghiệp Linh Trung – Linh Xn (450 ha) và khu cơng nghiệp Bình Chiểu (200 ha).
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục đại học của thành phố Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh


Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên

nghiệp như:


×