Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KH PHONG CHONG DICH BENH VA TE NAN XA HOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.19 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT THỚI BÌNH TRƯỜNG TH THỊ TRẤN THỚI BÌNH A. Số:. /KH-THTTTBA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thới Bình, ngày 18 tháng 10 năm 2016. KẾ HOẠCH Phòng chống dịch bệnh và phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học năm học 2016 - 2017 I. CƠ SỞ CỦA KẾ HOẠCH: Căn cứ công văn số 887/PGDĐT-NVTH ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Phòng giáo dục và đào tạo Thới Bình “về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2016 – 2017”; Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình A; Căn cứ tình hình thực tế, II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích Truyền thông hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Phát hiện sớm ca bệnh, không để dịch bệnh lan rộng trên địa bàn; Hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh gây ra; Bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hạn chế học sinh mắc Sốt xuất huyết, trên địa bàn trường. Hạn chế học sinh mắc Tay chân miệng và không để bệnh lây lan trong học sinh. Bệnh Cúm A ( H5N1; H7N9); Tiêu chảy cấp do tả, khống chế không để lây lan trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn không để dịch, bệnh do vi rut Zika xảy ra trong nhà trường, tăng cường ý thức trách nhiệm của CB, GV, NV, học sinh và phụ huynh học sinh trong công tác phòng chống dịch, bệnh do vi rut Zikavà các loại dịch bệnh khác. Tích cực tuyên truyền, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho học sinh tại trường học, gia đình và xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trong trường học và cộng đồng dân cư..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh, về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác để tự phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống, góp phần làm giảm tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác trong đời sống xã hội. Tiếp tục kiềm chế, làm giảm tiến tới xóa, nói không với ma túy trong học sinh và cán bộ, viên chức. Tăng cường hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội tại trường học. Giáo dục học sinh hiểu biết về tác hại của ma túy và các tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, tập trung ngăn chặn, không để tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác xâm nhập vào trường học, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường. 2. Yêu cầu Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về công tác phòng, chống các loại dịch bệnh và phòng tránh tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác trong trường học. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ban, ngành, đoàn thể có liên quan, giữa nhà trường với địa phương và gia đình HS, phát huy hiệu quả vai trò, tấm gương đạo đức của cán bộ, nhà giáo và sự chủ động, tích cực của HS trong công tác phòng, cống các loại dịch bệnh, phòng tránh tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác trong nhà trường và cộng đồng. Xác định công tác phòng, chống và kiểm soát các loại dịch bệnh, tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được triển khai thực hiện thường xuyên. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để tuyên truyền, lồng ghép, tích hợp vào chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa. Có đánh giá kết quả thực hiện hằng năm, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. II. NỘI DUNG - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH 1. Công tác chỉ đạo Hiệu trưởng trường củng cố Ban chỉ đạo phòng chống bệnh, tổ chức họp thường xuyên, đột xuất để nắm tình hình dịch bệnh và phân công cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Lập kế hoạch phân công cho từng thành viên thực hiện và tổ chức giám sát nhằm đôn đốc, nhắc nhở mọi người tham gia phòng chống dịch bệnh một cách tích cực. 2. Công tác truyền thông Truyền thông với nhiều hình thức: treo băng-rôn, pa nô, phát thanh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong trường học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh trong các giờ sinh họat dưới cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, chương trình phát thanh măng non của trường, trong các buổi họp cha mẹ học sinh, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,... Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh cho phụ huynh tại trường, qua loa truyền thông của nhà trường ngày 2 buổi lúc phụ huynh đón học sinh. 3. Biện pháp xử lý dịch bệnh 3.1. Bệnh sốt xuất huyết Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận Y tế tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường nhằm phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong nhà trường. Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho ngành Y tế địa phương (nếu có) nhằm kiểm soát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ bộc phát dịch sốt xuất huyết, tăng cường giám sát côn trùng tại các khu vực, điểm nguy cơ để chủ động chống bệnh sốt xuất huyết. Phối hợp với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế Thị trấn phun thuốc, xử lý các dịch sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ y tế. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Đảm bảo vệ sinh trường lớp, các khu vui chơi,… Triển khai trong toàn thể CBGVNV trường cách sử dụng dung dịch Choramin B Có biện pháp xử lý kịp thời khi nghi ngờ bệnh như báo với phụ huynh để đưa trẻ đi bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.2. Bệnh tay chân miệng Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận Y tế, bộ phận vệ sinh thực hiện vệ sinh trường lớp, tuyên truyền giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày và khử khuẩn để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Phối hợp với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã xử lý dịch tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ y tế. 3.3. Bệnh cúm A (H5N1; H7N9) Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận Y tế, bộ phận vệ sinh thực hiện vệ sinh trường lớp, giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với gia cầm chết, không ăn thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A (H5N1; H7N9) xâm nhập vào nhà trường, phối hợp với ngành Y tế địa phương xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng. Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp phát hiện nhiễm cúm A lây từ người sang người..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phối hợp với ngành Y tế xử lý dịch cúm A (H5N1; H7N9) theo hướng dẫn của Bộ y tế. 3.4. Bệnh do vi rút Zika: a) Công tác tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền cho GV, NV và học sinh trong toàn trường nắm bắt được tình hình dịch bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh do vi rut Zikanhư :dán tranh ảnh tờ rơi ở những nơi mà CB,GV,CNV, và học sinh dể nhìn thấy nhất, nói chuyện dưới cờ vào đầu tuần, tuyên truyền qua bảng tin y tế của nhà trường. Giáo dục học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp và nhà ở sạch sẽ thoáng mát không cho muỗi có nơi cư trú và sinh sản. b) Nội dung tuyên truyền Bệnh do vi rút Zika Đang có xu hướng lây lan nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và có thể tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng ngừa. - Phương thức lây truyền của bệnh: lây qua muỗi Aedes, qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục. - Giáo dục học sinh các biện pháp phòng bệnh như: + Tổng vệ sinh nhà cửa cũng như lớp học sạch sẽ gọn gàng, phát quang bụi rậm, khơi tong cống rãnh xung quanh nới mình sinh sống để muỗi không còn nơi trú ẩn và sinh sản. + Mặc áo dài tay + Ngủ mùng + Đốt nhang trừ muỗi + Dùng vợt điện Phối hợp với GV NV và học sinh tăng cường công tác vệ sinh lướp học sân trương phòng làm việc phòng sinh hoạt sạch sẽ thoáng mát để phòng chống bệnh do vi rút Zi ka gây ra. c) Hình thức tuyên truyền Bằng hình ảnh trực quan: đăng các bài viết thông tin về bệnh do vi rút Zi ka và các tranh ảnh về bệnh do vi rút Zi ka trên bản tin y tế của trường, treo băng rôn trước cổng trường để phụ huynh học sinh cùng biết. Nói chuyện dưới cờ vào thứ 2 đầu tuần để tuyên truyền cho học sinh hiểu biết thêm về diễn biến, triệu chứng và cách phòng ngừa để học sinh biết cách phòng bệnh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> d) Một số biện pháp xử lý khi trẻ mắc bệnh Báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ bệnh Khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại nhà trường thì chuyển ngay lên cơ sở y tế tuyến trên để xử lý kịp thời. Liên hệ kịp thời với cha mẹ học sinh đang được cách ly để cha mẹ học sinh yên tâm và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. 3.5. Các dịch bệnh khác Thường xuyên theo dõi các loại dịch bệnh bùng phát trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời. III. NỘI DUNG - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY VÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI KHÁC: 1. Nội dung: Tuyên truyền, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội, xử lý hành vi có liên quan đến tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội và các quy định khác có liên quan. Các biện pháp phòng ngừa lạm dụng ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, biện pháp giảm tác hại ma túy và các tệ nạn xã hội. Có lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham gia tệ nạn ma túy và tệ nạn xã hội. Có ý thức tự giác khai báo về tình trạng sử dụng và nghiện ma túy và các gương điển hình nỗ lực, quyết tâm từ bỏ ma túy. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong việc phát hiện, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội, ngăn chặn tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội xâm nhập và nhà trường, gia đình và xã hội. 2. Biện pháp thực hiện: Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy vfa tệ nạn xã hội theo từng năm học. Giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về phòng, chống tệ nạn ma túy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp Hội đồng nhà trường, bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ, họp phụ huynh học sinh, chương trình phát thanh măng non...; Giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khóa;.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lồng ghép trong việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Giáo dục và của địa phương. Tổ chức tiếp nhận, xử lý các thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội của nhà trường từ phía cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các phong trào, các cuộc vận động khác. Nhà trường phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm định kỳ hoạt đột xuất khi cần thiết để phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sử dụng trái phép chất ma túy (nếu có). Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh thực hiện Thông tư số 31/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ GD&ĐT về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tuyên truyền về tác hại của ma túy, nghiện ma túy để tuyên truyền, răn đe phòng ngừa chung. Tích cự phối kết hợp liên ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở địa bàn Thị trấn Thới bình trong công tác phòng, chống ma túy. Vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội. Tham mưu với các cấp kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Nhiệm vụ lãnh đạo trường: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm công việc cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo Y tế trường học, bộ phận Đoàn Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh và phòng tránh tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội; Tổ chức giám sát, phân công thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, tệ nạn ma túy và tệ nạn xã hội trong nhà trường; Phối hợp với trạm y tế Thị trấn, Công an Thị trấn Thới Bình thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại trường và sẳn sàng xử lý khi có các trường hợp dịch bệnh, hoặc tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường. 2. Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm và nhân viên Y tế, Tổng phụ trách Đội.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tuyên Truyền cho Học sinh một số kiến thức về dịch bệnh lồng ghép qua các tiết dạy. Theo dõi sĩ số học sinh mắc bệnh và báo cho nhà trường. Hướng dẫn học sinh dọn vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ. Theo dõi tình hình học sinh mắc bệnh hàng ngày, khi có trường hợp nào nghỉ học mà có biểu hiện dịch bệnh hoặc tham gia tệ nạ ma túy, tệ nạn xã hội khác thì báo lên lãnh đạo nhà trường để có hướng theo giỏi và xử trí kịp thời. Có trường hợp nào mắc bệnh báo lên cơ quan y tế tuyến trên để khám xác định và tổ chức cách ly. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để phát hiện các trường hợp học sinh nghỉ học do mắc bệnh có triệu chứng của tùng loại dịch bệnh. Tuyên truyền giáo dục cho học sinh thực hiện tốt các việc phòng chống dịch bệnh Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp để phân công cho học sinh làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ thoáng mát, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại trường, gia đình và cộng đồng. Tuyên truyền giáo dục học sinh trước sinh hoạt dưới cờ, chương trình phát thanh măng non, thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin về dịch bệnh hoặc tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội của học sinh các lớp; Định kỳ tổ chức kiểm tra, có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân có thành tích đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy nhà trường. Nơi nhận: - Các tổ, bộ phận; - Đăng trên Website trường; - Lưu: VP.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×