Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De kiem tra TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.66 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM HỌC LỚP 3 A.Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) - HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3 tập 2. - HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thưc TV (6 điểm) (thời gian: 35 phút) Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt cuối năm học lớp 3 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, Mức Mức Mức Mức Tổng số điểm 1 2 3 4 Kiến thức Tiếng Việt: - Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Số câu 1 1 1 0 03 - Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. - Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa, so sánh. 0,5 1 0 02 - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu Số điểm 0,5 hỏi: Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn - Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. Tổng. Số câu. 2. 2. 1. 1. 06. Số điểm. 1. 1. 1. 1. 04. Số câu Số điểm. 03 1,5. 03 1,5. 02 2. 01 1. 09 06.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm học lớp 3 Chủ đề. Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 văn bản Câu số 1,2 3,7 8 9 Kiến thức Số câu 1 1 1 3 Tiếng Việt Câu số 6 4 5 Tổng số câu 3 3 2 1 9 B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe-viết (4 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS cả lớp viết một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 60-70 chữ) 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) - HS viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học. (khoảng 7-10 câu) ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM HỌC LỚP 3 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1) Kiểm tra đọc thành tiếng (4điểm). 2) Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu(6 điểm) (35 phút) Đọc bài sau: Quê hương Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lý toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê rất nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kỳ nghỉ hè để lại được về quê. (Văn học và Tuổi trẻ, 2007) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Quê Thảo ở vùng nào ?(0.5 đ) (M1) A. Vùng thành phố náo nhiệt. B. Vùng nông thôn trù phú. C. Vùng biển thơ mộng. Câu 2: Thảo yêu những gì ở quê hương mình?(0,5đ ) (M1) A. Mái nhà tranh của bà, giàn hoa thiên lý toả mùi hương thơm ngát, tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. B. Thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa C. Những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Câu 3: Vì sao Thảo lại mong đến kỳ nghỉ hè để được về quê?(0,5đ) ( M2) A. Vì quê Thảo rất giàu có. B. Vì quê Thảo yên tĩnh, không ồn ã như ở thành phố . C. Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỷ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo. Câu 4: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh ?(0,5đ) (M2) A. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. B. Đom đóm ở quê rất nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. C. Đêm tối ở thành phố ồn ã sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Câu 5: Câu : “ Đom đóm ở quê rất nhiều.” Bộ phận nào trả lời câu hỏi như thế nào?(1đ )(M3) A. ở quê . B. rất nhiều. C. ở quê rất nhiều. Câu 6: “Màn đêm” được miêu tả giống như:(0,5đ) (M1) A. nàng tiên. B. chiếc áo nhung đen C. nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Câu 7:Đêm ở thành phố như thế nào?(0,5đ) (M2) A. yên tĩnh B. ồn ã C. ồn ã, sôi động. Câu 8:Trong câu “Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.”có thể thay từ ồn ã, sôi động bằng từ nào?(1đ) (M3).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Vui vẻ B. Nhộn nhịp C. Tĩnh lặng Câu 9: Hãy viết cảm nghĩ của em về vùng quê của Thảo.(1đ) (M4) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. B. Kiểm tra viết (10 điểm) (15 phút) 1. Chính tả nghe – viết (4 điểm): - Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài “ Tiếng đàn”. Đoạn: “ Tiếng đàn bay ra...... mái nhà cao thấp”. (Tiếng Việt 3/ tập II ,trang 55): 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết một đoạn văn ngắn kể về người lao động trí óc mà em biết (khoảng 7-10 câu) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×