Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Doi moi noi dung hinh thuc to chuc chi dao hoat dong le hoi nham nang cao chat luong giao duc lay tre lam trung tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức chỉ đạo hoạt động lễ hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 3-2 - Huyện Cát Hải. 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý. 3.Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Diệp. Ngày tháng/ năm sinh: 06/03/1976. Chức vụ, đơn vị công tác: Trường mầm non 3-2 - Thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải - Thành Phố Hải Phòng. Điện thoại: 01663661299 - ĐT cố định: 0313688360. 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non 3 -2 thị trấn Cát Bà – huyện Cát Hải. Địa chỉ: Số 69 - Tổ dân phố 6 – Đường Hà Sen- Thị trấn Cát Bà. Điện thoại: 0313688360. I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT. +Giải pháp: Sau khi xây dựng kế hoạch các ngày lễ, ngày hội trong năm học, nhà trường đã tổ chức thường xuyên các hoạt động ngày lễ hội cho trẻ theo kế hoạch đề ra. Hình thức tổ chức chủ yếu dưới dạng các sân chơi tập thể, vì thế các hoạt động chủ yếu tập trung vào các trẻ có tố chất nhanh nhẹn, hoạt bát.Các hoạt động buổi lễ hội chưa thực sự đến được với từng cá nhân trẻ, một số trẻ chưa được trực tiếp tham gia trải nghiệm và rèn các kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất. +Về ưu điểm: Thực hiện được kế hoạch của năm học, tạo được các sân chơi tập thể cho trẻ, qua các sân chơi trẻ phát huy khả năng phối kết hợp trong.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> các hoạt động nhóm, biết chia sẻ và phối kết hợp cùng các bạn trong quá trình chơi. +Hạn chế: Kế hoạch xây dựng chưa khoa học, theo hình thức “lối mòn ”. Một số chương trình ngày hội, ngày lễ còn mang tính chất rườm rà, hình thức tổ chức cũ, chưa phù hợp với trẻ thơ, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, chủ yếu chỉ có một số trẻ nhanh nhẹn được tham gia, các cháu khác chỉ là người xem hoặc là người hưởng ứng. Việc xây dựng chương trình và chuẩn bị cho ngày lễ hội đôi lúc chưa chu đáo, chương trình xây dựng không phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ, các hoạt động lễ hội chưa hiệu quả và ít mang lại những cảm xúc tích cực cho trẻ. Chưa áp dụng tối ưu phương pháp “ Lấy trẻ làm trung tâm ” vào các hoạt động của trẻ. +Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế: - Giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tổ chức ngày lễ hội cho trẻ và coi đây chỉ là một hoạt động phụ của trẻ trong trường mầm non; - Đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kiến thức cơ bản về các ngày lễ hội của trẻ nên chưa thường xuyên tuyên truyền tới các phụ huynh về cách giáo dục trẻ biết ý nghĩa của các ngày hội; - Chưa đưa nội dung ngày hội vào trong các hoạt động chung của lớp, khối; - Chưa sáng tạo, linh hoạt trong công tác phối kết hợp với ban tổ chức trong khi tổ chức: Chưa biết tạo khí thế cho trẻ, bao quát trẻ chưa tốt vẫn còn tình trạng trẻ chưa tập chung; - Chưa tích cực tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ. Xuất phát từ thực tế chỉ đạo công tác chuyên môn, sau nhiều năm triển khai và thực hiện các hoạt động lễ hội trong nhà trường, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp khắc phục sau: 1. Đổi mới nội dung, hình thức, chủ đề phù hợp với từng hoạt động lễ hội..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Đổi mới việc tổ chức triển khai các hoạt động lễ hội, thực hiện nguyên lý “ Lấy trẻ làm trung tâm ”. II.NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN II.0.NỘI DUNG GIẢI PHÁP TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT 1. Đổi mới nội dung, hình thức, chủ đề phù hợp với từng hoạt động lễ hội. Mục đích của giải pháp: Cải tiến việc xây dựng kế hoạch đúng với yêu cầu, sát với điều kiện của nhà trường. Đổi mới các nội dung, hình thức các chủ đề phù hợp với từng hoạt động lễ hội; Tích cực hóa hình thức tổ chức dưới diện điểm và nhân rộng ở một số lớp và khối; Tăng cường trải nghiệm thực tế nhằm phát huy tối ưu tới tất cả các đối tượng trẻ được tham gia ngày hội, ngày lễ. Trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm và rèn các kỹ năng sống thông cho việc tham gia các hoạt động lễ hội. Cách tiến hành: Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục và đào tạo, phương hướng và việc thực hiện nhiệm vụ năm học của trường đề ra, tôi chủ động nghiên cứu kĩ văn bản, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội cho cả năm học, lựa chọn các ngày lễ hội phù hợp đưa vào kế hoạch tổ chức cho trẻ sao cho phù hợp với tình hình của nhà trường. Kế hoạch được thông qua tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường.( Phụ lục 1 ) Việc xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế đã giúp tôi không bị động trong công việc. Với kế hoạch rõ ràng cho từng hoạt động, từng thời điểm, từng biện pháp thực hiện các hoạt động lễ hội, điều đó rất thuận lợi cho việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện của tôi. Kế hoạch được công khai trước tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường, gắn với các chủ đề, các sự kiện và các cuộc vận động, cam kết thi đua. Cũng bởi thế, sau khi nhận kế hoạch 100% tập thể giáo viên đã đồng lòng, quyết tâm hoàn thành các kế hoạch nhà trường giao một cách hào hứng, phấn khởi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sau khi xây dựng kế hoạch, để tổ chức thành công các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường cũng như để tham gia các hội thi đạt kết quả cao nhất,việc lựa chọn chủ đề, nội dung và hình thức cho các hoạt động là vô cùng quan trọng, nó mang tính quyết định kết quả, sự thành công của mỗi hoạt động đó. Trước kia, việc lựa chọn chủ đề cho các ngày lễ hội không mấy được coi trọng. Các hoạt động ngày lễ hội chủ yếu diễn ra dưới hình thức biểu diễn, chương trình được xây dựng bởi nhiều tiết mục đặc sắc mang tính chất cá nhân của các lớp và giáo viên. Chính điều đó đã không mang lại thành công cho các buổi lễ hội. Việc tổ chức tập luyện mất nhiều thời gian, dẫn đến sự mệt mỏi cho cả cô và trẻ. Thấy được hạn chế đó, mỗi khi tham gia một hội thi văn nghệ, hoạt động ngày lễ, ngày hội nào, dựa vào yêu cầu, nội dung và tiêu chí của hội thi ngày lễ hội đó, chúng tôi thành lập một ban cố vấn gồm Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn nhà trường, Chi đoàn thanh niên và giáo viên phụ trách mảng văn nghệ trong trường họp lại, cùng thảo luận tìm ra những nội dung, hình thức, chủ đề dự thi phù hợp nhất với hội thi đó. Đặc biệt là phù hợp với khả năng của đối tượng tham gia dự thi. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất chú trọng tới việc lựa chọn nội dung, chủ đề, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với ý nghĩa, thời điểm và tính chất của ngày hội ngày lễ. Sau khi đã họp bàn thống nhất ý kiến, chúng tôi chọn chủ đề, nội dung, hình thức cho các hội thi và các ngày hội ngày lễ như sau: Với chủ đề “Ngày hội đến trường của bé ”: Chúng tôi lựa chọn những tiết mục có nội dung nói về ngày khai trường, về trường, về lớp, về cô giáo và bạn bè của trẻ: Cô và trẻ hát múa bài “Ngày đầu tiên đi học”, cô hát “Mùa xuân cô mẫu giáo”, múa hát các làn điệu dân ca nói về trường mầm non, trẻ múa “Cô và mẹ”, cô múa “Cô giáo vùng cao”. Bên cạnh những tiết mục văn nghệ đặc sắc là một số câu đố và trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi trong ngày khai giảng này. Năm học 2015- 2016 này, tôi đã mạnh dạn cho các bé các khối tổ cầm biển hiệu của khối, đi diễu hành trong niềm vui hân hoan của năm học mới. Các bé dường như thấy mình lớn hơn, tự tin hơn trước lời giới thiệu của cô dẫn chương trình. Chương trình được xây dựng bởi các nội dung sôi nổi ngay từ đầu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> với bài nhảy erôpic “chiescandan” của các bé khối 5 tuổi. Trong ngày khai trường, các bé còn được tham gia thả bóng bay với lời chúc mừng năm học mới, hứa hẹn một năm học thành công, với những thành tích vang dội. Có lẽ đây là một nét mới mang tính bứt phá thành công lớn nhất của đề tài.Trước kia, các tiết mục trong lễ hội khai giảng thường biểu diễn lần lượt theo cách cổ truyền sẽ rất nhàm chán và khô khan, trẻ thường mệt mỏi với các bài diễn văn, bài giới thiệu đại biểu dài dòng. Thấy rõ thực trạng đó, để gây được sự hấp dẫn độc đáo, tạo cho trẻ ấn tượng khó quên về buổi lễ khai giảng, chúng tôi đã cùng suy ngẫm và quyết định tổ chức chương trình này dưới hình thức giống với các câu truyện hoạt hình trẻ đã xem và yêu thích, tôi xây dựng 2 MC của chương trình, một cô dẫn chương trình, một cô đóng anh hề Si Đô dễ thương để vừa dẫn chương trình vừa trò chuyện, giao lưu cùng với trẻ, nhờ vậy mà chương trình sẽ không buồn chán, khiến bé cảm thấy đây thực sự là một ngày hội không thể quên trong tâm trí của trẻ. ( Phụ lục 1. 2) Trung thu năm học 2015 - 2016: Với chủ đề “Vui hội đêm rằm”, tôi chọn các bài hát nói về đêm trung thu: Chiếc đèn ông sao, rước đèn dưới ánh trăng, múa sư tử. Nét độc đáo của trung thu năm nay phải kể đến sự thành công của hội thi bày mâm cỗ với chủ đề “Trung thu cho bé ”, ban tổ chức đã mời cha mẹ các bé tham gia và trực tiếp làm ban giáo khảo của hội thi. Ba mâm cỗ đại diện cho các độ tuổi là kết quả sự tham gia nhiệt tình của các cô giáo, các bậc cha mẹ và các bé trong ngày lễ hội. Trong lễ hội trung thu năm học này, để gây được ấn tượng với trẻ, tôi cũng phân công hai cô dẫn chương trình là Hằng Nga và chú Cuội. Mở đầu chương trình, một trẻ xuất hiện với vai trò sứ giả cùng các bạn trò chuyện về lễ hội trung thu. Sau khi cất tiếng gọi trâu đen, các bé được hồi hộp chờ đợi chị Hằng, chú cuội và trâu đen đến tham dự lễ hội. Chú cuội cưỡi trâu đen đến bên trẻ đọc bài đồng dao “Chú cuội ngồi gốc cây đa ” trong sự hòa gieo sung sướng của trẻ. Các cô giáo trong trường với các vai bà béo, chú tiễu đã tạo lên một bức tranh trung thu mang đậm màu sắc dân gian. Cô và trẻ cứ quện vào nhau, tham gia các hoạt động lễ hội một cách vui sướng. Để trẻ có cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu sắc về lễ hội, ban giám hiệu kết hợp với hội cha.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> mẹ học sinh nhà trường mời đoàn múa lân của thị trấn đến múa sư tử tại trường. Đoàn múa sư tử với tiếng trống lễ hội rộn ràng, đã thực sự đưa các bé đến gần với lễ hội hơn, hình ảnh chị Hằng, chú Cuội đã trở thành ấn tượng tốt đẹp trong trẻ tự lúc nào? ( Phụ lục 1.3 ) Việc đổi mới các nội dung và mang những nét mới lạ của các chương trình lễ hội vào từng chủ đề đã thực sự cuốn hút trẻ hăng hái, tích cực hơn trong các trải nghiệm ngày hội, ngày lễ. Những năm trước, các ngày hội, ngày lễ chủ yếu tổ chức dưới hình thức sân chơi tập thể, đây cũng là một hình thức mới xong thực tế có những trẻ nhát nhát cả năm cũng không được tham gia khi chưa đủ tự tin trước đám đông. Năm học này ngoài việc tập trung tại các sân chơi, tôi mạnh dạn chỉ đạo một số chương trình lễ hội tại các lớp điểm và tổ chức diện rộng tại khối 5 tuổi. Việc triển khai tới từng khối lớp đã giúp cho hầu hết các trẻ có cơ hội tham gia trải nghiệm các hoạt động ngày hội, ngày lễ. Trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động tích cực lên rất nhiều. Lễ Noel và đón chào năm mới năm học 2015- 2016 được tổ chức đại trà tại khối 5 tuổi.Tôi tổ chức cho cốt cán tổ 5 tuổi họp để xây dựng nội dung, lựa chọn những tiết mục nói về ngày lễ Noel,về năm mới: Hát "Tiếng chuông ngân", Múa: “ Less Chistmast marry", Merrychistmast And Happynewyear! Với chủ đề “ Vui nô en ”, buổi lễ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đã mang lại những cơ hội được trải nghiệm thiết thực cho trẻ.Từ đó, hình ảnh ông già nôen trở lên gần gũi, thương yêu bên trẻ với những điều ước giản dị và niềm vui nao nức đón chào năm mới. Đến với ngày hội “ Nô en của bé ”, để hấp dẫn trẻ tôi cũng phân công giáo viên đóng các vai: ông già Noel và công chúa Tuyết dẫn chương trình văn nghệ để thu hút trẻ hơn. Trẻ hân hoan nhảy múa bên ông già nôen, nói những điều ước của mình trong sự vui sướng. Thật xúc động trước những ánh mắt thơ ngây của các bé khi nhận các phần quà từ ông già noel và công chúa tuyết trong ngày lễ hội ( Phụ lục 1.4) Phát triển trên mô hình quan tâm tới từng đối tượng trẻ, lễ hội “ Bé với trò chơi dân gian ” năm học này cũng được chỉ đạo điểm tại khu lớp 3TD và 4TE.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> khu cơ sở II- khu Mặt bằng. Năm học 2015 - 2016 là năm cuối tổng kết chuyên đề ( Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ ). Trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động lễ hội để phát huy tối ưu tính chủ động, tích cực củ trẻ tôi đã chỉ đạo tổ chức cho trẻ tham gia lễ hội “ Bé với trò chơi dân gian ”. Quả thật cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Lễ hội đã tạo cho các em một sân chơi đầy ắp tiếng cười và niềm vui. Các trò chơi quen thuộc như “ Mèo đuổi chuột ”; “ Rồng rắn lên mây ”; “ Bỏ lá ” được tổ chức giao lưu giữa các khối. Qua lễ hội các em như đoàn kết, yêu quê hương đất nước, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển toàn diện( Phụ lục 1.5) Ngoài các hình thức tổ chức điểm và nhân rộng điển hình tại lớp và khối tổ. Năm học 2015 - 2016 điểm mới nổi bậtvà thành công trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ phải kể đến các hình thức trải nghiệm thực tế của các bé 5 tuổi.Trong năm học này, để tạo bầu không khí ấm áp và tình cảm gắn bó của đơn vị kết nghĩa trung đoàn 179 và 495 với nhà trường. Kết hợp với đoàn thanh niên, tôi tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “ Bé tập làm chiến sĩ ”. Chương trình được lồng ghép, kết hợp cung cấp kỹ năng sống cho trẻ trong buổi đi tham quan trung đoàn trong ngày 22.12 tại đồi Ra Đa Hải quân. Các bé mạnh dạn múa hát tặng các chú bộ độivà nói những ước mơ trở thành chiến sĩ của mình để góp phần bé nhỏ của mình để bảo vệ quê hương. Buổi dã ngoại đã mang lại cho các bé sự cảm nhận và tình yêu người lính. Các bé trưởng thành hơn nhiều sau các buổi trải nghiệm và điều đó càng tạo cho tôi động lực đổi mới hơn nữa trong công tác chỉ đạo triển khai các chương trình ngày hội, ngày lễ phụ hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. 2. Đổi mới việc tổ chức triển khai các hoạt động lễ hội, thực hiện nguyên lý “ Lấy trẻ làm trung tâm ”..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Mục đích của giải pháp: Các hoạt động ngày lễ ngày hội đều hướng vào trẻ, lấy trẻ làm chủ thể cho mọi hoạt động. Giáo viên là người bạn đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm và cùng trẻ tạo lê các điều kiện để tổ chức thành công các ngày hội ngày lễ. Các ý kiến của trẻ được tôn trọng và trẻ được tự hào về các kết quả mình tạo ra, qua đó phát huy tích cực khả năng của trẻ. Cách tiến hành: Bên cạnh việc đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động ngày lễ hội cho trẻ, nắm được những đổi mới cơ bản trong việc chỉ đạo các hoạt động lễ hội trong trường mầm non, một trong những nguyên lý đó là việc “ Lấy trẻ là trung tâm ”, tất cả các hoạt động tổ chức dựa trên nhu cầu của trẻ và đảm bảo tính tích cực, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, hoạt động, trải nghiệm, nâng cao sự tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên, trước mỗi hoạt động ngày lễ hội đều tạo cơ hội cho trẻ có nhu cầu đề xuất, đóng góp các ý tưởng cho lễ hội. Ví dụ: Lễ hội “ Vui đón tết ” thảo luận với trẻ: + Trang trí sân khấu bằng vật gì? + Cây mai, cây đào, thiệp chúc mừng năm mới, bánh chưng, câu đối để ở đâu? + Có thể thiết kế sân khấu ở góc nào? + Cần mua thêm những vật gì để trang trí ? Đây là một hướng chỉ đạo hoàn toàn đổi mới trong việc tổ chức ngày lễ hội trong trường mầm non. Trước kia, cô giáo là người hoàn toàn chủ động và quyết định mọi nội dung cũng như hình thức trong các buổi lễ hội. Trẻ chỉ tiến hành biểu diễn một cách thụ động, bởi thế mặc dù các buổi lễ hội có được chuẩn bị công phu đến bao nhiêu nhưng cũng không gây được hứng thú cho trẻ. Với hướng đổi mới này, trẻ đã được đề cao ý tưởng sáng tạo thể hiện cái “Tôi ” và thực sự hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động. Ngoài ra, một nét mới mang lại thành công lớn phải kể đến là việc chỉ đạo các hoạt động lễ hội trên quan điểm: “ Ai cũng được tham gia”, trong không khí tưng bừng lễ hội, bị đứng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ngoài cuộc sẽ tạo cho trẻ và các thành viên dễ bị tự ti, tủi thân và xa lánh mọi người, hình thành tâm lý tiêu cực, không tốt. Do đó, từ khi chuẩn bị đến lúc tổ chức lễ hội chính thức, khi xây dựng các hoạt động, ngoài việc lựa chọn các cá nhân nổi bật vào các vị trí quan trọng, tôi luôn chú ý đến việc tạo các hoạt động cho tập thể, tất cả các trẻ được tham gia. Ví dụ: “Ngày hội đến trường của bé ” Chỉ đạo tổ chức cho các bé trang trí lớp học. Mỗi trẻ nhận những phần việc theo sở thích: Làm cờ, làm hoa, trang trí băng gôn “ Chúc mừng ngày hội đế trường của bé ” “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”. Các bé được tự do lựa chọn các trò chơi mà mình thích để tham gia cùng các bạn. Ngày hội “ Vui tết trung thu ” Tôi chỉ đạo cho các giáo viên trong trường chuẩn bị nguyên học liệu cho trẻ làm đèn ông sao theo nhóm, nhóm trang trí đầu sư tử, nhóm vẽ tranh trung thu, làm đèn lồng, trang trí quần áo múa sư tử. Chuẩn bị cho lễ hội “Vui đón tết ” tôi chỉ đạo các giáo viên tổ chức cho trẻ làm các đồ dùng cho buổi lễ với sự chỉ dẫn của giáo viên: Gói quà ( Dùng các hộp các tông to nhỏ, giấy gói quà, nơ ) Vẽ và trang trí thiệp, cắt hoa mai, hoa đào, là bánh trưng, bánh tét, bánh dày, vẽ tranh trang trí ngày tết. ( Phụ lục 2.1) Với cách chỉ đạo đổi mới như vậy, bé nào cũng được tham gia vào các hoạt động, các bé thấy mình được sống trong khung cảnh ngày hội, ngày lễ, mà khung cảnh đó lại do chính bàn tay mình tạo lên. Các bé vui mừng khởi khoe với các bậc phụ huynh, điều ấy không những ánh lên niềm tự hào của các bậc cha mẹ, mà còn tạo nên niềm vui khôn xiết của các thầy cô trong trường, nó như một sợi dây vô hình gắn chặt nhà trường vào cộng đồng, làm lôgô của trường 3-2 ngày càng được khẳng định với chất lượng nổi bật, xứng tầm một trường mầm non đầu đàn trên huyện đảo, trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ cao nhất. II.1. TÍNH MỚI TÍNH SÁNG TẠO. 1.Tính mới..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thay vào hình thức tổ chức tập trung sân chơi tập thể toàn trường, việc luyện cá nhân trẻ theo quan điểm “ Gà nòi ” chỉ tập trung ở một số trẻ có năng lực và nhanh nhẹn. Các hoạt động lễ hội được đi sâu vào từng đối tượng trẻ tại các lớp, cá khối lớp với các nội dung và hình thức phù hợp với các độ tuổi. Trẻ được đưa vào làm chủ thể, được tôn trọng các ý kiến và có nhiều cơ hội để trẻ nghiệm thực tế qua đó phát triển tối ưu các năng lực cá nhân, làm tiền đề cho việc phát triển toàn diện các trẻ trong nhà trường. 2.Tính sáng tạo. Việc cải tiến việc xây dựng kế hoạch đúng với yêu cầu, sát với điều kiện thực tế của nhà trường. Đổi mới các nội dung, hình thức các chủ đề phù hợp với từng hoạt động lễ hội; Tích cực hóa hình thức tổ chức dưới diện điểm và nhân rộng ở một số lớp và khối; Tăng cường trải nghiệm thực tế nhằm phát huy tối ưu tới tất cả các đối tượng trẻ được tham gia ngày hội, ngày lễ. Trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm và rèn các kỹ năng sống thông cho việc tham gia các hoạt động lễ hội. Thực hiện nguyên lý “ lấy trẻ làm trung tâm ”, tạo ra các sân chơi bổ cho trẻ, hướng tới việc phát triển toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động ngày lễ hội trong trường mầm non. II.2.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ NHÂN RỘNG. Có được tập thể giáo viên tích cực, tâm huyết với các hoạt động của nhà trường, có được lớp lớp mầm non hồn nhiên trong sáng, tích cực tham gia các sân chơi tập thể để hoàn thiện nhân cách, có được sự ửng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban ngành khi tổ chức các hoạt động cuả nhà trường là mong muốn của tất cả những người làm công tác quản lý. Bản thân tôi đã vận dụng các giải pháp trên tại trường Mầm non 3 -2, sáng kiến đã đem lại một số kết quả khả thi. Tôi thiết nghĩ, những giải pháp đó không chỉ phù hợp và đem lại hiệu qủa ở trường 3-2 mà có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non trên toàn huyện có điều kiện tương đối như trường Mầm non 3 -2. II.3.HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO GIẢI PHÁP..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.Hiệu quả kinh tế: Đề tài không tốn kém về kinh phí triển khai thực hiện. Tổ chức các ngày lễ hội chủ dưới hình thức sân chơi tập thể, việc trang trí khánh tiết và trang phục chủ yếu do cô và trẻ cùng thực hiện. 2.Hiệu quả xã hội: +Nhà trường: Đẩy cao được hiệu quả giáo dục toàn diện trẻ trong nhà trường. + Về phía giáo viên: Điều thành công đánh kể đến là nhận thức đúng đắn của giáo viên và nhân viên trong nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ hơn rất nhiều,100% giáo viên nắm được những nội dung, hình thức phương pháp, tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Đã có những bước đổi mới bứt phá trong cách thiết kế, tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ. Tham gia vào các hoạt động lễ hội giúp giáo viên nâng cao khả năng ca hát, kỹ năng múa cho bản thân. Đồng thời kỹ năng tổ chức các trò chơi, các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ của giáo viên cũng được củng cố. Qua đó chất lượng giáo dục của nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt, tạo ra được một tập thể đoàn kết, nhất trí, yêu cuộc sống, hăng say làm việc và nhiệt tình cống hiến cho các phong trào của nhà trường. + Về phía trẻ: - 98% trẻ được tham gia vào các ngày lễ hội, qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức bảo vệ bản thân của trẻ được hình thành và phát triển. Trẻ vui vẻ, phấn khởi, hào hứng hơn trong học tập, yêu cuộc sống, yêu bạn bè, cô giáo, thích được đến trường, đến lớp. Phát triển nhân cách toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ học bước vào trường tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.Giá trị làm lợi khác: Khi triển khai đề tài, nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt về vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động ngày lễ hội của nhà trường ngày càng phát triển hơn. Đề tài thúc đẩy tốt công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo được uy tín, thương hiệu, niềm tin yêu của các bậc cha mẹ học sinh, các ban ngành có liên quan và nhân dân trên huyện đảo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, khẳng định và duy trì kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III, cấp độ cao nhất của ngành học mầm non. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức chỉ đạo hoạt động lễ hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 3 -2” của bản thân tôi. Đề tài đã khẳng định một số vấn đề có tính khoa học và thực tiễn trong quản lí, song không thể tránh khỏi một số hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Cát Hải, ngày 15 tháng 12 năm 2015 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. Hiệu trưởng. Lương Thị Bông. Hoàng Thị Diệp PHỤ LỤC:. Phụ lục 1: Một số kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường: +Họp cốt cán các tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch tại các khối lớp..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Họp cốt cán tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động lễ hội. Phụ lục 1.2: Nội dung đổi mới trong các ngày lễ, ngày hội. Một số nội dung kịch bản lễ hội: TRƯỜNG MẦM NON 3 -2. KỊCH BẢN LỄ HỘI Ngày hội đến trường của bé Năm học: 2015 -2016 1. Ổn định tổ chức: Cô Linh ( Gà Trống ) Kính mời quí vị đại biểu, các bậc phụ huynh, các cô giáo cùng toàn thể các con ổn định tổ chức để “ Ngày hội đến trường của bé ” xin được bắt đầu! Các bé yêu quí! Trong không khí tưng bừng của ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường " Cô thấy hôm nay bé nào cũng đẹp, bé nào cũng xinh, trông các bé thật đáng yêu. Tiếng cười nói rộn rã vang lên, hoà vào tiếng vỗ tay của những bàn tay nhỏ xíu, báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Chúng mình cùng chào đón các cô, các bác đại biểu nào (Trẻ đi theo từng khối lớp lên sân trường vừa đi vừa vẫy cờ hoa theo nhạc) Cô Diệp Anh Hôm nay ngày hội đến trường.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Em vui náo nức trên đường chim ca Trường em đẹp muôn sắc hoa Cô giáo yêu quý cô là mẹ em Đi đầu là các bé 3 tuổi do các cô giáo Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Liên, Vũ Thị Tư, Nguyễn Thị Hiên, Vũ Kim Liên, Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Gái, Vũ Thị Chi chủ nhiệm. Với kinh nghiệm công tác, sức trẻ và lòng nhiệt tình, các cô rất tận tình, chu đáo với trẻ, dành được nhiều tình yêu mến của trẻ và các bậc phụ huynh. Các bé vừa mới ở lớp nhà trẻ lên, tuy các bé còn nhút nhát nhưng hôm nay cô thấy bé nào cũng mạnh dạn, tự tin hơn. Các bé hãy vẫy tay thật nhiều để chào đón các cô, các bác đi nào. Cô Linh ( Hề Si Đô ): Tiếp theo là các bé khối 4 tuổi do các cô giáo: Lý Thị Kiều Trang, Hoàng Minh Thư, Hoàng Thị Kiều Diễm, Phùng Thị Ngọc Anh, Hà Kim Yến, Hoàng Minh Tuyết, Đỗ Thị Minh Châu, Đỗ Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Trang Điểm, Vũ Thùy Dung chủ nhiệm. Hôm nay bé nào cũng xinh, cũng cười rất tươi, trông các bé thật đáng yêu! Năm học này các bé được lên lớp 4 tuổi rồi. Cô chúc cho các bé mạnh dạn hơn, tự tin hơn và chăm ngoan học giỏi hơn nữa nhé. Cô Diệp Anh: Cuối cùng là các bé 5 tuổi, hôm nay các bé trong những bộ quần áo đẹp, đủ màu sắc sặc sỡ trông các bé như một vườn hoa muôn màu. Chủ nhiệm các lớp 5 tuổi là các thầy, cô giáo Hoàng Thị Diệp Anh, Phạm Quốc Việt, Nguyễn Thị Phương Thúy, Hoàng Thị Mến, Đỗ Thị Thùy Linh, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Huyền Sâm và Vũ Thị Hồng Nhung. Trong năm học này, bên cạnh những môn học như Tạo hình, Âm nhạc, Thể dục, các bé 5 tuổi còn được làm quen với 29 chữ cái và các chữ số từ 1 đến 10 đấy. Đây là một trong những hoạt động trong trường Mầm non giúp bé tự tin hơn để chuẩn bị bước vào lớp 1. Chúc các bé học thật ngoan và giỏi. Một tràng vỗ tay thật to tặng cho tất cả các bé. Các con đã đến vị trí ngồi của lớp mình và nhanh chân tìm những chiếc ghế xinh xắn của mình nào. Cô Linh: Kính mới các cô bác đại biểu, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bé đón xem tiết mục ỂRÔBIC:Vũ điệu sôi động do các bé khối 5 tuổi biểu diễn ( Gà trống + Thỏ láu xuất hiện trong động tác chào bài ỂRÔBIC ) Cô Linh (Hề Si Đô) +Thúy ( Thỏ Láu ): Gà trống, Thỏ láu xin chào các cô bác đại biểu, các thầy, cô giáo và tất cả các bé. Diệp Anh: Cô chào gà trống và thỏ láu, chúng mình cùng chào bạn 2 bạn nào! Cô Linh (Hề Si Đô): Thưa cô, hôm nay là ngày gì mà trường mình đông vui thế ạ? Có bao nhiêu là cờ hoa, bao nhiêu là bóng bay, ôi thích quá, thích quá. Cô Thúy ( Thỏ láu ): Thế gà trống không biết sao, hôm nay là ngày hội đến trường của các bé đấy. Trẻ em khắp nơi trên mọi miền đất nước đều nô nức đến.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> trường để chào đón một năm học mới. Cô Linh (Hề Si Đô): Ôi. Vui quá, Gà trống, Thỏ láu cùng các bạn cất cao lời ca, tiếng hát về mái trường mầm non thân yêu nào ( Hát bài:Trường chúng cháu là trường mầm non). Cô Diệp Anh: Hỏi trẻ: Trường của chúng mình có tên là trường gì nào? Trẻ: Trường mầm non 3-2 ạ. Cô Linh (Hề Si Đô): Các bé biết không, hôm nay là ngày hội đến trường của các bé đấy. Sân trường chúng mình tưng bừng, nhộn nhịp, các lớp trang hoàng rực rỡ, các bé ai cũng vui mừng hân hoan. Cô Thúy ( Thỏ láu )Trong ngày hội vui hôm nay chúng mình còn được chào đón rất nhiều các cô bác đại biểu đấy. 2. Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu: Cô Diệp Anh: Kính thưa các quí vị đại biểu! Kính thưa các bậc phụ huynh! thưa các cô giáo cùng toàn thể các bé yêu quí! Hòa chung cùng không khí vui tươi, phấn khởi của “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường ”. Hôm nay trường Mầm non 3-2 tổ chức " Ngày hội đến trường của bé " để đón chào năm học mới, năm học 2015 - 2016. Trong “Ngày hội” hôm nay, nhà trường rất vinh dự được đón các vị khách quí, các vị đại biểu. Thay mặt Ban tổ chức xin được trân trọng giới thiệu. + Về phía đại biểu huyện có bác: Hoàng Hồng Luân - Ủy viên BCH Huyện ủy Cùng các cô bác đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………………… …………. Phóng viên đài phát thanh và truyền hình. Đề nghị chúng ta nhiệt nhiệt chào mừng. * Về phía đại biểu thị trấn: Xin được trân trọng giới thiệu Bác:…………………..– …………………………………………………………………, Hội Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cô giáo và toàn thể các cháu học sinh trong toàn trường, đề nghị chúng ta nhiệt nhiệt chào đón. 3. Đại biểu đánh trống khai trường + hiệu trưởng phát biểu Cô Linh (Hề Si Đô): Các bé yêu quí! Hòa chung niểm vui hân hoan của các bé, nhà trường vinh dự được đón cô Hoàng Hồng Luân - Ủy viên BCH Huyện ủy sẽ lên đánh trống khai giảng năm học mới. Chúng mình cùng cảm ơn cô bằng một tràng pháo tay nào..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Cô Thúy ( Thỏ láu ): Các bé ơi! Tiếng trống báo hiệu một năm học mới đến rồi. Bây giờ chúng mình cùng trò chuyện với cô hiệu trưởng nhé( Hiệu trưởng cảm ơn đại biểu và trò chuyện cùng các bé ) Chúng mình vừa được nghe những những lời chúc và dặn dò của cô Hiệu trưởng. Thế Gà trống có nhớ những lời cô hiệu trưởng vừa dặn dò gì không nào? Cô Linh (Hề Si Đô): Có ạ! Gà trống phải ngoan ngoãn đi học đều và biết đoàn kết yêu thương các bạn ạ. Cô Diệp Anh: Đúng rồi « Ngày hội » đến trường hôm nay là « Ngày hội » của trẻ em trên khắp mọi miền đất nước. Để đón chào ngày vui mới chúng mình cùng hát thật to bài hát “Ngày vui của bé ” nào. 4. Đại biểu tặng hoa: Đến trường hôm nay có rất nhiều bé mới đến lớp lần đầu tiên còn nhiều rụt rè và nhút nhát. Để động viên chúng mình các cô bác đại biểu có rất nhiều hoa và quà tặng cho chúng mình đấy. Cô xin trân trọng giới thiệu và kính mời: Bác…………………. lên tặng hoa và trò chuyện với chúng mình, Chúng mình cùng chào đón bác bằng một tràng pháo tay thật nồng nhiệt nào. Xin trân trọng kính mời cô Lương Thị Bông - HT nhà trường lên nhận hoa. 5. Văn nghệ Cô Linh (Hề Si Đô)): Trong ngày hội đến trường chúng mình còn được nhận rất nhiều hoa và quà của các đại biểu Đại diện cho các ban ngành đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp: ……………………………………………….. ….. …………………………………………………….………………………………… Chúng mình cùng vỗ tay thật to để cảm ơn các cô, các bác nào. Để đáp lại tình cảm của các cô, các bác, sau đây các bé 5 tuổi xin gửi tới tiết mục múa :Ước mơ tuổi thần tiên. Cô Diệp Anh:Đến với trường mầm non thân yêu chúng mình không những được học, được các cô yêu thương chăm sóc mà chúng mình còn được tham gia những trò chơi rất hay, sau đây là trò chơi: Tiếng trống ngày hội (Cô làm nhạc trưởng, gõ trống cái, trẻ đứng lên vận động gõ trống theo) Cô Diệp Anh : Các bé thân yêu: Mỗi ngày đến trườn là một ngày vui: Sau đây các bé khối 5 tuổi xin gửi tới các cô bác đại biểu và toàn thể các bạn diệu múa: Hân hoan em đến trường. Cô Diệp Anh : Và bây giờ chúng mình hãy giành một tràng pháo tay cổ vũ cho phần biểu diễn vui khỏe của các bé đến từ khối 4 tuổi. Cô Diệp Anh : Và bây giờ, chúng mình cùng hướng lên sân khấu, cùng cổ vũ và đón xem tiết mục tốp ca do các thầy cô và các bé trường mầm non 3 – 2 biểu diễn. Bài hát: Chào năm học mới..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Cô Diệp Anh: Chúng mình biết không: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người: các thầy, cô tự hào biết bao khi ươm những mầm xanh tương lai của đất nước, các bé cũng thật tự hào khi được lớn lên dưới mái trường trường mầm non 3-2. * Kết :Cô Linh – Diệp Anh - Thúy Ngàn đóa hoa tươi thắm Dưới mái trường thân yêu Chúc một năm học mới Các bé thật chăm ngoan (Bắn pháo phụt)(Thả bóng bay) – Nhạc “Ngày vui của bé” Cô Diệp Anh: Chương trình “Ngày hội đến trường” của các bé trường mầm non 3- 2 đến đây là kết thúc, xin được cảm ơn các quí vị đại biểu, các bậc phụ huynh đã về dự và dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho nhà trường nhân ngày hội đến trường của bé hôm nay. Sau đây xin kính mời các quí vị đại biểu đi thăm quan trường lớp. Các cô giáo cùng các bé về lớp của mình (cô cho trẻ đi theo nhạc về các khối lớp.. TRƯỜNG MẦM NON 3-2 KỊCH BẢN LỄ HỘI Bé vui tết trung thu * Một trẻ 5 tuổi (hoặc cô giáo): 1. Giới thiệu chương trình: Loa! Loa! Loa! Loa! Bạn nhỏ trường ta Lắng nghe thiên chỉ Ở trên thiên đình Chú cuội, chị Hằng Thấy dưới hạ giới Trẻ nhỏ đùa vui Ca hát tươi cười.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Múa lân phá cỗ Chú Cuội thích quá Bỏ cả chăn trâu Chẳng biết đi đâu Ngọc Hoàng tìm mãi Loa! Loa! Loa! Loa! Loa! Loa! Loa! Loa! - Các bạn trường Mầm non 3-2 ơi, có ai biết chú Cuội ở đâu không nào? - Các bạn ơi, các bạn gọi to lên: 1.2.3 chú cuội ơi! Chú Cuội (đầu đội mũ bảo hiểm ra trong trang phục chú Cuội) - Chú cuội đây các bạn nhỏ ơi! - Xin chào các bạn nhỏ trường Mầm non 3-2 - Các bạn ơi, hôm nay các bạn thấy có vui không nào? - Vậy chúng ta vỗ tay thật to để chào đón chú cuội. Tiếng vọng - Chú Cuội trên đầu đội cái gì thế kia? Chú Cuội - À các bạn ơi đây là cái gì thế nhỉ ? Trẻ - Mũ bảo hiểm ạ Chú Cuội – Các bạn nói to nào. Chú Cuội – Chú cuội thấy các bạn nhỏ trường MN 3-2 vui trung thu thích quá, khi Ngọc Hoàng thượng đế đang ngủ, chú trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi cùng các bạn đấy (Làm động tác đi xe máy) Chú cuội – Các bạn có biết vì sao chú phải đội mũ bảo hiểm không? Cuội : Đúng rồi các bạn ạ, để bảo vệ tính mạng của ta. Cái đầu của ta, vậy tất cả mọi người, khi đã đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Vậy các bạn nhỏ trường MN 3-2 hãy nhớ điều này và luôn nhắc bố mẹ mình, người thân của mình phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy nhé. Được không nào? Cuội (cất mũ bảo hiểm) – Chết rồi, khi chú xuống đây đi cùng chị Hằng, Vậy các bạn ơi, chị Hằng đâu rồi. Các bạn ơi gọi chị hằng hộ chú Cuội với nào Các em (gọi to) – Chị Hằng ơi Chị Hằng – Chị Hằng đây xin chào các em Chú Cuội – Chị Hằng ơi sao chị đi chậm thế? Chị Hằng: Chú Cuội có biết không? Chị Hằng cưỡi gió.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Vừa bay tới đây Mới vén tường mây Thấy ngay các bạn Rước đèn ca hát Phá cỗ múa lân Tiếng trống thùng thình Rộn ràng ngõ xóm - Chú cuội: Chị Hằng thấy hôm nay các bạn nhỏ trường Mầm non 3-2 thế nào? Chị Hằng (Linh): Hôm nay chị thấy em nào cũng đẹp, em nào cũng xinh, trên tay các em còn bao nhiêu là đèn và đồ chơi nữa, đố các em biết hôm nay là ngày gì nào ? Trẻ: Ngày rằm trung thu ạ. Hằng Nga: Đúng rồi đấy, hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây vui trung thu cùng các bé. Đố các bé biết: Tết trung thu chúng mình được tham gia các hoạt động gì nào? Hằng Nga:Và bây giờ, thay mặt BTC chị Hằng Nga và chú Cuội xin công bố kết quả hội thi “ Bày cỗ trung thu ” – Hội thi với sự tham gia của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bé đến từ 3 khối tổ: Khối 5T, Khối 4T; Khối 3T và nhà trẻ. Chúng mình hãy giành một tràng pháo tay cổ vũ và cảm ơn sự nhiệt tình và quan tâm của các thầy cô, bố mẹ giành cho các con ngày hôm nay. 1. Giải xuất sắc: 2. Giải nhất: 3. Giải nhì: Cuội ( Diễm): Trân trọng kính mời đại diện 3 đội lên sân khấu. Kính mời : Bà………………………đại diện CMHS nhà trường lên trao giải. Hằng Nga:Và bây giờ chúng mình cùng múa hát chào đón trung thu. (Nhạc trung thu) ( Hát xong Cuội lăn ra khóc) Chị Hằng: Cuội ơi, sao cuội lại khóc nhè thế, các bạn trường mầm non 3-2 cười cho bây giờ nín đi nào cuội. Cuội ( Diễm): Chị Hằng và các bạn ơi, mải chơi cuội để trâu ăn hết lúa và đi đâu mất lát nữa về…. Ngọc Hoàng đánh đòn cuội mất ... hu..hu. Hằng Nga: Không sao, để chị nhờ các bạn trường mầm non 3-2 tìm trâu giúp cuội. Trẻ: Gọi trâu. Trâu xuất hiện: Chào các bạn. Cuội nhảy lên lưng trâu cùng đọc đồng dao (Chú cuội ngồi gốc cây đa ) cùng các bạn nhỏ Hằng Nga: Từ giờ Cuội còn mải chơi nữa không?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Cuội: Em không ạ. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn giống các bạn trường mầm non 3 – 2 .Mà chị ơi, nãy giờ vui quá, em quên mất một việc quan trọng. Cuội đố chị Hằng Nga, tết trung thu có từ bao giờ? (Trâu đi ra) Chị Hằng: Ừ…..Chị chịu thua. Cuội nói thử coi Cuội: Mẹ em bảo rằng: Trung thu là một ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn và đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền thì ngày tết trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường ở Trung Quốc đấy chị ạ . Chị Hằng: Các bạn thấy Cuội giỏi chưa nào. Thưởng cho Cuội một tràng pháo tay thật to. Chị Hằng: Trung thu đã về, các bạn nhỏ nô nức đón chào trung thu. Hoà cùng niềm vui ấy, hôm nay trường mầm non 3-2 vinh dự đón: + Về phía lãnh đạo UBND huyện có bác: Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: ……………………………………………………………………………….. BDDCMHS các lớp, cùng đông đảo phụ huynh và toàn thể các cô bác trong trường và đặc biệt là sự có mặt của tất cả các bé trường mầm non 3 - 2. Một lần nữa chúng mình cùng giành một tràng pháo tay thất nồng nhiệt để cảm ơn sự quan tâm của các cô các bác dành cho các bé trong lễ hội ngày hôm nay. + Đại biểu trao quà + Cô hiệu trưởng cảm ơn Hằng Nga: Các bé biết không? Trong không khí vui tươi của tết trung thu năm nay, các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn còn được nhận quà từ ………………………………………………………………………………… Cô mời các bé: 1…………………………………..Lớp 2…………………………………..Lớp 3…………………………………..Lớp Cuội: Trân trọng kính mời Bà : Lương Thị Bông – Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường lên trao quà cho các bé. Cuội: Và bây giờ các bé có thích nhận những phần quà từ Cuội và chị Hằng không? Chúng mình cùng tham gia chương trình: Đố Vui: 1- Mùa gì có ánh trăng rằm Rước đèn phá cỗ chị Hằng cùng vui ? 2 -Trong mùa thu có lễ hội gì đặc biệt nhất ? 3- Tết trung thu hằng năm tổ chức vào ngày tháng nào? Chị Hằng Nga: Cuội biết không ? Chào đón trung thu, các bạn trường 3 - 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> còn có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc nữa. Cuội: Và bây giờ, tiết mục đầu tiên có tên gọi 1. Liên khúc trung thu do các bé khối 5 tuổi biểu diễn 2. Chúng mình hãy giành một tràng pháo tay để cổ vũ cho tiết mục múa: …………………………….. Biên đạo và thể hiện: Các cô giáo trường MN 3-2 3. Với tình cảm yêu mến trung thu và vầng trăng đêm rằm, các bé khối 5 tuổi gửi tới các quý vị đại biểu và các bạn điệu múa: ………………………….. 4. Để không khí buổi liên hoan thêm vui, song ca với bài hát: Chú cuội chơi trăng do các cô.......................................................biểu diễn 5.Và bây giờ chúng mình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho tiết mục múa vui nhộn: Rước đèn tháng 8 Chị Hằng: Chị Hằng và chú Cuội còn có rất nhiều trò chơi. Trò chơi đầu tiên dành cho các bé 5 tuổi + Trò chơi 1: Ép bóng - Cách chơi: Mỗi đội 10 bạn chia làm 2 hàng, 2 bé kết hơp ép cho quả bóng nổ mà không dùng tay hoặc chân. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào ép nổ nhiều bóng, đội đó sẽ chiến thắng. + Trò chơi 2: Chuyển sao, chuyển trăng . - Cách chơi: Dùng tay đăt đèn ông sao và trăng lên đầu, 2 tay dang ngang lấy thăng bằng, chuyển sao và trăng về nơi quy định, trong thời gian 1 bản nhạc đội nào chuyển được nhiều, không làm rơi sao và trăng đội đó sẽ chiến thắng. Chú Cuội: Công bố kết quả trò chơi. * Tiếng trống sư tử Chú Cuội: Các em có nghe thấy gì không, chúng mình hãy giành tình cảm cho đội múa lân của trường Mầm non 3-2. Xin mời đội múa lân Chị Hằng: Và bây giờ chị em mình cùng vui trung thu với rất nhiều phần quà. Xin mời các em. Cô giáo, Chị Hằng, Chú Cuội chia quà cho trẻ Kết thúc: Chị Hằng và chú Cuội: Chương trình “ Vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Xin kính chúc các quý vị đại biểu mạnh khoẻ, Chị Hằng vŕ chú Cuội thân ái chŕo các em. Hẹn gặp lại các em trong trung thu năm sau. 1.2. Hình ảnh khai giảng năm học 2015- 2016..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1.3. Mâm cỗ trung thu do CMHS, cô và trẻ các khối lớp tham gia bầy cỗ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Vui hội trăng rằm:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1.4. Lễ hội bé với ông già Noel tổ chưc tại cá lớp khối 5 tuổi.. 1.5. Trò chơi dân gian tổ chức điểm tại lớp 3TD và 4TE khu cơ sở II..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1.6. Tổ chức cho trẻ thăm quan dã ngoại..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2.1. Trẻ thiết kế môi trường cho lễ hội..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> +Các bé trải nghiệm làm sa lát rau củ quả trong ngày hội dinh dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span> HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐIỂM :. Cát Hải, ngày …tháng … năm 2015 T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. XẾP LOẠI :. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐIỂM : XẾP LOẠI :. Cát Hải: ngày… tháng …năm 2016 T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

×