Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.34 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: GDCD- LỚP: 11 GV: Tên chủ đề 1.Hàng hóatiền tệ- thị trường. Công dân với sự phát triển kinh tế. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 2. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 20% 3. Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 20% 4. Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.. Nhận biết Nêu được khái niệm thị trường, hàng hóa. Khái niệm sản xuất của cải vật chất, phát triển kinh tế.. Thông hiểu Hai thuộc tính của hàng hóa. Cho ví dụ. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.. Khái niệm cạnh tranh. Nguyên nhân cạnh tranh. Tính hai mặt của cạnh tranh. Vận dụng Cộng Phân tích các chức năng cơ bản của thị trường. Ý nghĩa của phát triển kinh tế. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Vận dụng tính chất, mức độ cạnh tranh. Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 20%. Khái niệm cung, cầu.. Cho ví dụ. Biểu hiện quan hệ cumg, cầu.. Nêu được khái niệm thành phần kinh tế.. Các thành phần kinh tế ở nước ta.. Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40%. Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40%. Công dân vận dụng quan hệ cung, cầu. Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 20% Trách nhiệm của Số câu: 1 công dân trong Số điểm: 2 việc thực hiện Tỉ lệ: 20% nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20%.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: GDCD- LỚP: 11 GV: ĐỀ1: Câu 1: Thị trường là gì? Cho ví dụ? Hãy phân tích các chức năng cơ bản của thi trường?( 2đ) Câu 2: Thế nào là cạnh tranh? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? Nêu tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?(3đ) Câu 3: Thế nào là cung, cầu? Cho ví dụ? Trình bày những biểu hiện của nội dung quan hệ cung, cầu? ( 3đ) Câu 4:Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần? ( 2đ). ĐỀ 2: Câu 1: Hàng hóa là gì? Cho ví dụ? Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa?( 2đ) Câu 2: Phát triển kinh tế là gì? Nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với các nhân, gia đình và xã hội? ( 3đ) Câu 3: Thế nào là cung, cầu? Cho ví dụ? Trình bày những biểu hiện của nội dung quan hệ cung, cầu? ( 3đ) Câu 4: Khi nước ta là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, theo em mức độ cạnh tranh diễn ra như thế nào?( 2đ). ĐÁP ÁN: ĐỀ 1: Câu 1: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. ( 0,5 đ) Ví dụ : Thị trường chứng khoáng (0,5 đ) Các chức năng cơ bản của thị trường.(1đ) - Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. - Chức năng thông tin. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Câu 2: Khái niệm cạnh tranh: Là sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận.( 0,5 đ) Nguyên nhân: - Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh. ( 0.25 đ) - Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. (0,25 đ) Tính hai mặt của cạnh tranh: * Mặt tích cực: ( 1đ) - Kích thích LLSX, KHKT phát triển. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. * Mặt hạn chế: (1đ) - Chạy theo lợi nhuận, vi phạm quy luật tự nhiên. - Giành khách hàng, dùng thủ doạn phi pháp, bất lương. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. Câu 3: - Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập nhất định. ( 0,5 đ) Ví dụ: Đầu năm học người dân cần mua nhiều hàng hóa như: Tập, sách, quần áo,…(0,5 đ) Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cà, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. (0,5 đ) Ví dụ: Đầu năm học người sản xuất: Vải, quần áo học sinh,… (0,5 đ) Biểu hiện: ( 1đ) - Cung cầu tác động lẫn nhau. - Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. - Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. Câu 4: Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần: - Tin tưởng và chấp hành tốt các chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.( 0,5 đ) - Vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. (0,5 đ) - Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm. (0,5 đ) - Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế. (0,5 đ). ĐỀ 2: Câu 1: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thõa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán trên thị trường. (0,5 đ) Ví dụ: Gia đình sản xuất lúa, một phần dùng để bán chính là hàng hóa. (0,5 đ) Hai thuộc tính của hàng hóa. * Giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của con người. (0,5 đ) * Giá trị của hàng hóa. - Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. ( 0,5đ) Câu 2: Phát triển kinh tế: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí tiến bộ và coâng baèng xaõ hoäi. ( 1đ) Ý nghĩa của phát triển kinh tế: Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mọi công dân có việc làm, thu nhập ổn định, có điều kiện phát triển toàn diện con người. ( 0,5 đ) Đối với gia đình: Là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình. (0,5 đ) Đối với xã hội:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân. ( 0,25) - Giai quyết công ăn việc làm. (0.25 đ) - Củng cố quốc phòng an ninh (0,25 đ) - Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. (0,25 đ) Câu 3: - Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập nhất định. ( 0,5 đ) Ví dụ: Đầu năm học người dân cần mua nhiều hàng hóa như: Tập, sách, quần áo,…(0,5 đ) Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cà, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. (0,5 đ) Ví dụ: Đầu năm học người sản xuất: Vải, quần áo học sinh,… (0,5 đ) Biểu hiện: ( 1đ) - Cung cầu tác động lẫn nhau. - Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. - Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. Câu 4: Khi nước ta là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, theo em mức độ cạnh tranh diễn ra như: Gay gắt và quyết liệt. ( 1đ) Vì các chủ kinh tế cạnh tranh nhằm giành lấy thị trường dể bán được nhiều hàng hóa và thu nhiều lợi nhuận hơn. Sẽ có doanh nghiệp bị phá sản do thiếu năng lực cạnh tranh,… (1đ).
<span class='text_page_counter'>(5)</span>