Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Kháng thể người bảo vệ chuột khỏi bị cúm gia cầm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.36 KB, 7 trang )

Kháng thể người bảo vệ chuột khỏi bị cúm gia cầm
Cập nhật lúc 09h19' ngày 29/06/2007
• Bản in
• Gửi cho bạn bè
• Phản hồi
Xem thêm: khang, the, nguoi, bao, ve, chuot, khoi, bi, cum, gia, cam
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Dị ứng và
bệnh Nhiễm (NIAID) trực thuộc Viện Y tế Quốc gia của Mỹ cho biết: Họ đã sử dụng
kháng thể lấy từ tế bào miễn dịch của những người còn sống sót gần đây sau khi bị
cúm gia cầm để điều trị thành công chuột bị nhiễm virus H5N1 cũng như bảo vệ
chúng khỏi loại virus gây chết người này.
Bác sĩ Anthony S. Fauci, Viện trưởng NIAID cho biết: “Khả năng virus H5N1 hoặc một
loại virus cúm khác làm bùng phát đại dịch cúm toàn cầu do con người không có miễn
dịch tự nhiên để chống lại, đây là mối lo lớn của cộng đồng y tế toàn cầu. Nếu cuộc
nghiên cứu ban đầu này thành công được xác nhận thêm các cuộc thử nghiệm lâm sàng
và ở phòng thí nghiệm khác nữa, thì các kháng thể đơn dòng của người có thể là sự can
thiệp về mặt y tế chữa trị và dự phòng quan trọng đối với cúm gây đại dịch.”
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS Medicine là sự cộng tác của 3 nhóm nghiên cứu
gồm: Bác sĩ Kanta Subbarao và các cộng sự thuộc NIAID, bác sĩ Antonio Lanzavecchia
và các đồng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu sinh y học ở Bellinzona, Thụy Sĩ, và Tiến sĩ
Cameron Simmons thuộc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Trường đại học Oxford tại
Bệnh viện Nhiệt đới ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bốn người Việt Nam trưởng thành được chẩn đoán nhiễm cúm H5N1 trong khoảng thời
gian từ tháng 1/2004 và tháng 2/2005 đã đồng ý cho máu sau khi họ hồi phục. Tại Thụy
Sĩ, bác sĩ Lanzavecchia đã chiết các bạch cầu tạo kháng thể, còn được gọi là tế bào nhớ
B, từ các mẫu máu từ Việt Nam này và được xử lý theo một quy trình do ông phát triển
để chúng liên tục tạo ra một số lượng lớn kháng thể nhanh chóng.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của bác sĩ Subbarao sàng lọc 11.000
mẫu chứa kháng thể do nhóm ở Thụy Sĩ cung cấp và đã tìm ra được một số kháng thể có
thể làm trung tính virus H5N1. Dựa trên kết quả này, bác sĩ Lanzavecchia thanh lọc các tế
bào nhớ B và cuối cùng tạo ra 4 kháng thể đơn dòng (mAbs) tiết ra các loại kháng thể đặc


trưng có thể làm trung tính H5N1.
Bác sĩ Subbarao và các cộng sự tiến hành thử nghiệm xem mAbs H5N1 của người có thể
bảo vệ chuột khỏi bị nhiễm H5N1 thể nặng hay không. Nhiều nhóm chuột, mỗi nhóm 5
con chuột được nhận một trong hai loại mAbs H5N1 của người với 3 liều lượng khác
nhau hoặc được nhận mAbs của người chống lại bệnh bạch hầu hoặc bệnh than. Một
ngày sau, những con chuột này được cho hít liều virus H5N1 ở mức độ có thể gây thiệt
mạng.
Tất cả chuột trong nhóm đối chứng - nhóm chuột chỉ
được nhận mAbs không chứa H5N1 – nhanh chóng
phát bệnh và chết trong vòng 1 tuần lễ. Trái lại, tất cả
chuột được nhận loại mAbs H5N1 thứ nhất được thử
nghiệm, bất kể liều lượng, đều còn sống, trong khi có
80% chuột được nhận loại mAbs H5N1 thứ hai với
liều cao nhất còn sống. Các thử nghiệm bổ sung cho
thấy chuột được nhận một trong hai kháng thể đơn
dòng có tác dụng phòng bệnh đều có lượng virus
trong phổi thấp hơn từ 10 đến 100 lần so với nhóm
chuột đối chứng, và có rất ít hay không có virus
nào di chuyển ra ngoài phổi.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm xem khả
năng chữa trị của mAbs H5N1 của người. Họ cho biết ý tưởng sử dụng máu của những
người còn sống sau khi bị cúm đã có từ lâu. Chẳng hạn như, trong đại dịch cúm năm
1918-1919, các bác sĩ đã lấy huyết thanh của bệnh nhân hồi phục sau khi bị cúm và tiêm
vào những nạn nhân cúm mới. Kết quả nghiên cứu về lịch sử gần đây cho thấy những lần
truyền máu đó, ngay cả khi thực hiện vào giai đoạn đầu của căn bệnh, đôi khi cũng cứu
được mạng sống của người bệnh.
Trong cuộc nghiên cứu của mình, bác sĩ Subbarao và cá đồng nghiệp đã làm cho các
nhóm chuột bị nhiễm một liều virus H5N1 có thể gây thiệt mạng. Chủng virus này đã
hoành hành lưu hành ở Việt Nam năm 2004. Tổng cộng có 60 con chuột được cho dùng
một trong bốn loại kháng thể đơn dòng H5N1 trong vòng 24, 48 hoặc 72 giờ sau khi bị

nhiễm cúm, trong khi nhóm chuột đối chứng chỉ được nhận mAbs không chứa virus cúm.
Tất cả chuột trong nhóm đối chứng đều chết trong vòng 10 ngày sau khi nhiễm bệnh,
trong khi có 58 trong số 60 con chuột được điều trị còn sống. Tất cả 4 mAbs H5N1 đều
có hiệu quả bảo vệ rất mạnh. Bác sĩ Subbarao cho biết điều ngạc nhiên nhất là tỉ lệ sống
sót ở mức thật tuyệt vời ngay cả khi việc điều trị bị trì hoãn sau 3 ngày.
Qua những kết quả đáng khích lệ này, các nhà nghiên cứu của NIAID đã tiếp tục thử
nghiệm xem mAbs H5N1 có thể dùng để điều trị chuột bị nhiễm một chủng virus H5N1
khác có liên quan. Mặc dù 4 mAbs được sử dụng trong cuộc thử nghiệm đều bắt nguồn từ
virus H5N1 của năm 2004, nhưng 3 trong số 4 mAbs này đã có thể bảo vệ chuột không bị
chết khi cho chúng nhận ba mAbs này trong vòng 24 giờ sau khi chúng bị nhiễm virus
H5N1 của năm 2005.
Các nhà nghiên cứu cho biết điều này gợi ý rằng mAbs của người có thể có tác dụng
bảo vệ trên diện rộng để chống lại các virus H5N1 biến dị - đây là một tính chất mà
các nhà nghiên cứu đều khao khát trong bất kỳ liệu pháp nào nhắm vào virus cúm luôn
phát triển biến đổi.
Bác sĩ Subbarao cho biết: Nhìn chung những phát hiện từ sự cộng tác quốc tế này rất
khích lệ. Chúng cho thấy, kháng thể đơn dòng đủ của người với khả năng làm trung tính
virus cúm H5N1 có thể được tạo ra một cách nhanh chóng từ máu của bệnh nhân đang
Một kháng thể đơn dòng ở chuột
(Ảnh: ventanamed)
dưỡng bệnh, và các kháng thể đơn dòng này có tác dụng tốt cả trong việc điều trị nhiễm
H5N1 lẫn ngăn chặn tử vong do bị nhiễm virus này ở chuột thí nghiệm.
Các tác giả dự dịnh sẽ tiếp tục cuộc nghiên cứu bằng cách tăng việc sản xuất mAbs H5N1
và nếu kỹ thuật này được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm bổ
sung trên động vật thì họ sẽ cân nhắc sử dụng những mAbs của người trong các thử
nghiệm lâm sàng trên người.
Hồng Lĩnh
Theo NIH, Sở KH & CN Đồng Nai
Điều trị ung thư vú bằng kháng thể đơn
dòng

Tuổi trẻ - 18/06/2006
TT (TP.HCM) - Herceptin - kháng thể đơn dòng trong điều trị ung thư vú, đã có mặt tại
VN. Theo PGS Nguyễn Chấn Hùng - chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM, trình bày tại hội
thảo khoa học sáng 17-6, những thành tựu nghiên cứu trong thập kỷ qua đã xác định ung
thư là bệnh của gen và đưa ra phương pháp điều trị mới là “liệu pháp nhắm trúng đích”
với thuốc nhắm vào các tế bào ung thư có biểu hiện thái quá hay sản xuất quá lố một
protein tên là HER-2, nhằm làm chậm lại hoặc dừng sự tăng trưởng của các tế bào này.
Herceptin được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận vào
năm 1998. Ở phụ nữ ung thư vú giai đoạn sớm, Herceptin làm giảm nguy cơ tái phát 46%
và giúp kéo dài thời gian sống bệnh nhân ung thư vú di căn.
Giá Herceptin hiện nay là 13 triệu đồng/lọ, chi phí điều trị khoảng 20.000 USD/năm.
Chia sẻ:

Từ khóa liên quan "Điều trị ung thư vú bằng kháng thể đơn dòng":
điều trị, ung thư, kháng thể, xác định, tế bào, tăng trưởng, tái phát, trình bày, thực phẩm,
thời gian, thập kỷ, thái quá, quản lý, phụ nữ, phương pháp, nguyễn chấn, nguy cơ, nghiên
cứu, liệu pháp, kéo dài
Que thử phát hiện chất ma tuý trong 5
phút
Vietnamnet - 14/09/2009
- Sản phẩm que thử phát hiện chất ma tuý trong 5 phút vừa được chính thức
công bố bởi PGS-TS, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng và các cộng sự thuộc Cục Hoá sinh
và tài liệu nghiệp vụ, Bộ Công an.
Sản phẩm thử ma tuý
Đây là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu phát hiện, truy nguyên nguồn gốc hê-rô-in và ma
tuý tổng hợp" thuộc chương trình Khoa học, công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai
đoạn 2006-2010 (KC.04/06-10).
PGS-TS, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng cho biết: Để có sản phẩm là que thử, trước tiên cần
tạo ra kháng thể đơn dòng để thử cho một loại ma tuý nhất định (nghiên cứu phát hiện
nhanh ma tuý); Sau đó tiến hành phân tích hoá lý, hoá học của chất ma tuý nhằm truy

nguyên ra nó (về nguồn gốc địa lý, về phương pháp sản xuất ma tuý).
Que thử này sẽ gián tiếp giúp các lực lượng phòng chống ma tuý chặn được nguồn cung
từ ngoài vào, phát hiện kịp thời cở sở sản xuất bất hợp pháp trong nước. Kịp thời phát
hiện ra các thủ đoạn mới trong điều chế ma tuý, đặc biệt là ma tuý tổng hợp (điển hình là
chất 2C-B được phát hiện ở vũ trường NEW CENTURY ở Hà Nội tháng 4 năm 2007),
từ đó tham mưu cho Chính phủ quản lý tốt hơn để tránh thất thoát tiền chất (hoá chất để
điều chế ma tuý) từ nguồn hợp pháp cũng như nguồn bất hợp pháp.
Tiến hành thử phát hiện nhanh ma tuý
Theo PGS-TS, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, thì đây là lần đầu tiên Việt Nam có công
nghệ sản xuất que thử ma tuý trong vòng 5-10 phút. Đồng thời, sản xuất ra kháng thể đơn
dòng kháng morphin và kháng thể đơn dòng kháng ma tuý tổng hợp.
“Đề tài Nghiên cứu phát hiện, truy nguyên nguồn gốc hê-rô-in và ma tuý tổng hợp đã tiết
kiệm được cho Nhà nước riêng phần mềm khoảng 1,5 tỷ đồng, phần que thử tiết kiệm
khoảng 600 triệu đồng. Giá thành sản phẩm que thử của ta rẻ hơn từ 3 đến 4 lần que thử
nhập ngoại. Giá của hai loại que thử khoảng 11.000 đ(nhập ngoại 42.000), mà chất lượng
tương đương”- PGS-TS, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng chia sẻ.
Que thử nhanh ma tuý là một phương pháp thử nhanh, tiện lợi. Khi phản ứng âm tính, ta
có thể loại trừ loại chất ma tuý và kết quả là chính xác, vì đây là phản ứng sinh hoá, độ
đặc hiệu cao, vì thế kết quả được hiển thị trong 5-10 phút.
PGS-TS, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng đề nghị được tiếp tục triển khai tiếp giai đoạn 2 để
tránh lãng phí tiền của đã đầu tư và công sức đã bỏ ra để đạt được những kết quả được
ứng dụng vào thực tế.
Đề tài được thực hiện trong vòng 3 năm(2007-2010) với tổng số kinh phí là 3,7 tỷ đồng.
Sắp áp dụng phương pháp điều trị ung
thư mới
GĐ&XH - 17/09/2009
Bệnh viện K (Hà Nội) sắp triển khai phương pháp điều trị ung thư mới chỉ tiêu diệt tế
bào bệnh mà không ảnh hưởng đến tế bào lành, có thể áp dụng cho nhiều bệnh viện trong
cả nước, giảm tải cho tuyến trung ương.
Đó là phương pháp điều trị nhắm trúng đích với kháng thể đơn dòng Nimotuzumab

(CIMAHer), tác động qua việc sử dụng một loại thuốc thế hệ mới. Tiến sĩ Trần Văn
Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K, cho biết, thế mạnh của nó là đánh trúng vào tế bào
ung thư nhưng không gây hại cho các tế bào lành. Việc kết hợp ưu điểm của phương
pháp này với các liệu pháp chữa ung thư hiện hành sẽ đem lại tỷ lệ điều trị thành công
cao và ít tác dụng phụ hơn. Bệnh viện K đang chuẩn bị nghiên cứu hiệu quả của phương
pháp này cho bệnh ung thư đầu cổ và ung thư thực quản.

Hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới, bệnh ung thư được điều trị chủ yếu bằng ba
phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và điều trị hệ thống (bao gồm dùng hoá chất, nội tiết và
điều trị đích). Trong đó, CIMAHer là nhóm kháng thể đơn dòng trong thuốc điều trị đích.
Việc kết hợp nó với hoá chất giúp nâng cao hiệu quả chữa ung thư, tức kéo dài cuộc
sống, tăng tỷ lệ đáp ứng điều trị của bệnh nhân và giảm nguy cơ tái phát sau khi điều trị.

Những tế bào bất thường phát triển ngoài quy
luật, tạo thành các khối ung thư.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Thuấn khẳng định, cũng như mọi phương pháp điều trị ung thư
khác, CIMAHer muốn đạt hiệu quả cao cũng phải được áp dụng điều trị sớm. Nếu được
điều trị bằng phương pháp này ở giai đoạn đầu của bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 80%-90%.
Quá trình điều trị sẽ phải kéo dài từ hai đến ba tuần, có trường hợp kéo dài tới bốn tuần.
Về chi phí, hiện Bệnh viện K chưa thể đưa ra con số, nhưng ông Thuấn cho biết, thông
thường khi điều trị bằng phương pháp mới, loại thuốc mới, bao giờ chi phí cũng cao
hơn. Tiến sĩ Thuấn cho rằng, ngoài hiệu quả cao và ít tác dụng phụ, CIMAHer còn có ưu
điểm là có thể áp dụng ở nhiều bệnh viện trong cả nước, giúp giảm lượng bệnh nhân đổ
về Bệnh viện K. Điều này không chỉ giúp bệnh viện giảm tình trạng quá tải mà còn làm
nhẹ gánh nặng cho bệnh nhân về mặt kinh phí và chuyện đi lại.
Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tỷ lệ
mắc ung thư ngày càng tăng và thể loại bệnh cũng đa dạng hơn. Tại Việt Nam mỗi năm
phát hiện thêm 150.000 ca mắc mới và khoảng 75.000 ca tử vong vì bệnh này. Trái với
suy nghĩ của nhiều người rằng mắc ung thư đồng nghĩa với cái chết, bệnh ung thư có tỷ lệ
chữa khỏi cao nếu được điều trị ở giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn ca

bệnh được phát hiện muộn nên tỷ lệ chữa khỏi rất thấp.
TPHCM: Lần đầu tiên, công trình nghiên
cứu y học được đăng ký bản quyền sở
hữu trí tuệ
Lao Động - 11/06/2007
(LĐ) - Đó là công trình nghiên cứu về phát hiện kháng thể đơn dòng chống virus H5N1
trên người. Tỉ lệ bản quyền của nghiên cứu này được chia như sau: BV Nhiệt đới
TPHCM 25%; Viện Nghiên cứu y sinh học Thuỵ Sĩ 50% và ĐH Oxford và Wellcome
Trust - Vương quốc Anh 25%.
Công trình này được đánh giá là có khả năng ứng dụng vào sản xuất thuốc điều trị (kháng
thể đơn dòng chống H5N1). Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu khoa học của
BV được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Thông tin vừa được TS.BS Trần Tịnh Hiền -
Phó GĐ BV Nhiệt đới cho biết ngày 10.6.
/>%C4%91%C6%A1n_d%C3%B2ng&hq=&s=0&p=2

×