Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

1dekiemtranguvan7hocki2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.23 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC : 2015 - 2016 Môn : Ngữ văn 7 Cấp độ. Nhận biết. Tên Tự luận chủ đề Chủ đề 1 : Tiếng Việt - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Công dụng của - Dấu chấm lửng và dấu chấm lửng. dấu chấm phẩy - Công dụng của - Dấu gạch ngang dấu gạch ngang. Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % : Chủ đề 2 : Văn bản - Truyện ngắn : Sống chết mặc bay. 2/3 2.0 20 % - Đoạn trích trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, tác giả Phạm Duy Tốn.. Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % : Chủ đề 3 : Tập làm văn - Nghị luận giải thích. 1/3 1.0 10%. Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % : Tổng số câu : Tổng số điểm : Tỉ lệ % :. 1 3.0 30%. Thông hiểu Tự luận. Vận dụng thấp Tự luận. Vận dụng cao Tự luận. Cộng. - Chuyển câu chủ động thành câu bị động.. 1 1.0 10%. 1 1.0 10%. 5/3 3.0 30% - Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. 1 1.0 10% - Viết được bài văn nghị luận giải thích. - Liên hệ vấn đề với bản thân. Thực tế trong xã hội hiện nay. 1 5.0 50% 2 6.0 60%. 4/3 2.0 10%. 1 5.0 50% 4 10 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ MAI. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC : 2015 - 2016 Môn : Ngữ văn 7 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh : ......................................................................................... Lớp : ............................................ Số báo danh : ............................................. Đề :. Câu 1. (1.0 điểm) Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động : a) Cô giáo khen bạn Lan học giỏi. b) Ông lão thả con cá vàng xuống biển. Câu 2. (3.0 điểm) … Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê,mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời : - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay sang quát rằng : - Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không… Lính đâu ? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? - Dạ, bẩm… (Trích Ngữ văn 7, tập 2) a) Hãy nêu tên tác phẩm và tác giả của đoạn trích trên. b) Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu : “Bẩm… quan lớn…đê vỡ rồi !”. c) Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên. Câu 3. (1.0 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Câu 4. (5.0 điểm) Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.. .......................Hết......................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC : 2015 - 2016 Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 7 Câu 1. a) Bạn Lan được (cô giáo) khen học giỏi. (0.5 đ) b) Con cá vàng được /bị (ông lão) thả xuống biển. (0.5 đ) Câu 2. a) Sống chết mặc bay (0.5 đ), Phạm Duy Tốn. (0.5 đ) b) Công dung dấu chấm lửng : Thể hiện chỗ lời nói bị ngập ngừng, ngắt quãng. (1.0 đ) c) Công dụng của dấu gạch ngang : Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật. (1.0 đ) Câu 3. Ý nghĩa nhan đề "Sống chết mặc bay": - Từ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt Nam những năm trước CM tháng Tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. (0.5 đ) - “Sống chết mặc bay” lên án bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc. (0.5 đ) Câu 4. Học sinh xác định kiểu bài nghị luận giải thích một vấn đề. Biết vận dụng các kĩ năng và thao tác làm một bài văn giải thích và đảm bảo theo các yêu cầu dưới đây: Yêu Nội a. Mở bài : Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn 1.0 đ cầu dung câu tục ngữ. b. Thân bài : 3.0 đ - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng : Thế nào là lá lành ? Thế nào là lá rách ? Lá lành đùm lá rách nghĩa là gì ? (Sử dụng phương pháp nêu định nghĩa.). + Nghĩa đen : Khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che những chỗ rách, hổng của lá. + Nghĩa bóng : Người có điều kiện thuận lợi hơn, sung túc hơn phải che chở đùm bọc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình. -> Câu tục ngữ là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người trong xã hội. - Tại sao phải sống tương thân tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình ? (Sử dụng phương pháp liệt kê chỉ ra mặt lợi mặt hại của lối sống.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tương thân tương ái.) + Họ là những người đáng thương, cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn, để tiếp tục sống và sống có ích. + Đó là đạo lí nhân nghĩa, là tình cảm thiêng liêng mà một con người cần phải có. - Lối sống tương thân tương ái đã được thể hiện như thế nào ? (Liệt kê những biểu hiện của lối sống tương thân tương ái : sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam ta trong những hoàn cảnh khó khăn : thiên tai, bão lũ…) - Bản thân chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông ? (Thực hiện bằng việc làm cụ thể, thiết thực chứ không phải bằng lời nói suông.) c. Kết bài : Tổng kết ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân. 1.0 đ Hìn - Trình bày khoa học, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng... h - Không mắc lỗi chính tả. thức - Kết cấu rõ ràng, văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục. * Thang điểm - Điểm 5 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu về mặc nội dung và hình thức như trên. - Điểm 4 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức như trên, có thể mắc vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 3 : Bài viết đảm bảo nội dung và bố cục rõ ràng, mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. - Điểm 2 : Bài viết chưa phân rõ bố cục, triển khai ý chưa đầy đủ, diễn đạt chưa tốt, mắc nhiều lỗi chính tả, lập luận chưa đủ sức thuyết phục. - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, lập luận chưa thuyết phục, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Không viết được gì hoặc viết lạc đề. *Lưu ý : Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm này kết hợp với việc căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm. .......................Hết......................

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×