Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bình luận các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.34 KB, 26 trang )

BÌNH LUẬN CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA - 2021

I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

An ninh quốc gia là quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng thể hiện sự tồn tại và
vững mạnh của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, trong Hiến
pháp và pháp luật đều đặt trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức công dân phải bảo
vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tại Điều 64 Hiến pháp 2013 quy
định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà
nước củng cố và tăng cường nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân mà
nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất
nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hịa bình ở khu vực và trên
thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phịng
và an ninh. Vì vậy, thể chế hóa quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật
khác có liên quan đến an ninh quốc gia đều đặt ra các yêu cầu phải bảo vệ tuyệt đối
an tồn cho an ninh quốc gia trong mọi tình huống, khi mà các thế lực thù địch
đang tìm mọi cách lật đổ chế độ, làm suy yếu chính quyền nhân dân bằng các thủ
đoạn khác nhau.
Theo quy định của Luật An ninh quốc gia 2004, an ninh quốc gia là sự ổn
định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, an ninh, quốc phịng, đối
ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, Nhà nước CHXHCN Việt Nam nghiêm cấm các tổ
chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lơi
kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia


hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức,
cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; Thu thập, tàng trữ, vận chuyển,
1


mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm
thuộc bí mật nhà nước; Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia;
Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia; Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, Bộ Luật hình sự quy
định một chương về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
So sánh với các tội phạm khác, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được coi
là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp vào sự tồn tại và sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của nhà
nước CHXHCN Việt Nam và các tội này bị áp dụng loại và mức hình phạt rất
nghiêm khắc.
Hành vi phạm tội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều thể hiện bằng
hành động (như câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho nhà nước Việt
Nam; làm sai lệch đường biên giới quốc gia; hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực
có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân v.v…). Do tính đặc
biệt nghiêm trọng của các tội xâm phạm an ninh quốc gia nên khi người phạm tội
có một trong các hành vi được mơ tả trong điều luật thì đã được coi là tội phạm
hồn thành, mà khơng cần phải gây nên hậu quả.
Khác với nhiều tội phạm ở các chương khác, tất cả hành vi chuẩn bị phạm
tội đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều bị xử lý về hình sự.
Tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều thực hiện dưới hình thức lỗi
cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm trong hành vi của mình, biết
trước được hậu quả nhất định xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra; và đều có

mục đích chống chính quyền nhân dân, chống chế độ xã hội chủ nghĩa, chống lại
nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tùy theo từng tội danh, chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia có
thể chỉ là người Việt Nam (như tội phản bội tổ quốc, hoặc tội trốn đi nước ngoài
hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân…); hoặc có thể chỉ
2


là người nước ngoài (như tội xâm phạm an ninh lãnh thổ…); hoặc là bất kỳ người
nào, không kể họ là người Việt Nam hay người nước ngoài (như tội gián điệp; tội
khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân v.v… ).
Quan điểm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về xử lý các hành vi xâm
phạm an ninh quốc gia là: mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử
lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị; Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi
kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia
mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập cơng thì được khen
thưởng. Người nước ngồi có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở
ngồi lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội, hình phạt cho mỗi tội phạm xâm
phạm an ninh quốc gia được quy định trong từng điều luật rất nghiêm khắc. Trọng
các tội xâm phạm an ninh quốc gia có 14 tội danh thì có 06 tội quy định mức cao
nhất của hình phạt đến tử hình (tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân; và Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); 02 tội quy định mức cao nhất là tù chung thân
(Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội chống phá cơ sở giam giữ). Các tội danh còn
lại đều có mức tù có thời hạn cao nhất đến 15 năm tù giam. Đối với những hành vi

chuẩn bị phạm tội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia có mức cao nhất của
hình phạt đến 05 năm tù giam.
Tuy nhiên, người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi
đủ điều kiện theo luật định như hành vi của tội gián điệp (Người đã nhận làm gián
điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội
này).

3


Ngồi hình phạt chính, người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia cịn có
thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể chia các tội xâm phạm an ninh quốc gia làm 02 nhóm: nhóm các tội
xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào sự tồn tại của Nhà nước Cộng hịa
XHCN Việt Nam, và nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào sự
vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
II. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA XÂM PHẠM VÀO SỰ TỒN TẠI
CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

1. Tội phản bội Tổ quốc
a. Khách thể của tội phạm: Tội phản bội Tổ quốc xâm phạm vào sự tồn tại
của chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là chế độ
chính trị được thể hiện trong Hiến pháp 2013. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân; Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục
vụ Nhân dân; Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,

bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ
quan khác của Nhà nước… . Xâm phạm vào sự tồn tại của chế độ Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở việc thay đổi lại chế độ nhà nước, chống
lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của NHân dân Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội phản bội Tổ quốc thể hiện bằng hành
vi câu kết với nước ngoài.
Nước ngoài là nước khác, quốc gia khác, có thể có chung đường biên giới
với Việt Nam hoặc khơng có đường biên giới quốc gia với Việt Nam; bất kỳ nước
nào có chế độ chính trị giống hay không giống Nhà nước Việt Nam.

4


Hành vi câu kết với nước ngoài thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như:
liên kết với các cơ quan, tổ chức của nước ngồi; cung cấp những thơng tin cho cơ
quan, tổ chức nước ngồi biết về tình hình chính trị, kinh tế văn hóa xã hội ở Việt
Nam; về đội ngũ lãnh đạo Việt Nam; những điểm mạnh, điểm yếu của nền quốc
phòng, an ninh của Việt Nam; chỉ rõ cho nước ngoài biết muốn lật đổ chế độ nhà
nước CHXHCN Việt Nam thì cần làm những việc gì; nhận sự viện trợ của nước
ngồi về tiền, vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự để tổ chức các hoạt
động lật đổ; hoặc cùng với nước ngoài tổ chức các hoạt động vũ trang gây nguy hại
cho nhà nước CHXHCN Việt Nam v.v… .
Tội phạm này hồn thành khi có hành vi cấu kết với nước ngoài.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phản bội Tổ quốc được thực hiện dưới
hình thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng các
cách khác nhau gây nguy hại cho nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
d. Chủ thể của tội phạm: là cơng dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình

sự và đạt độ tuổi theo luật định.
Cơng dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam thể hiện quyền và nghĩa
vụ của một người với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngược
lại. Quốc tịch Việt Nam về cơ bản được trao cho một người (tự động hoặc qua thủ
tục pháp lý) theo quan hệ huyết thống, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Nhà nước Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch
Việt Nam (trừ một số ngoại lệ đặc biệt) nhưng cũng đồng thời không cấm công dân
được mang thêm các quốc tịch khác nghĩa là công dân Việt Nam nhập quốc tịch
nước ngồi thì khơng mất quốc tịch Việt Nam.
Thơng thường, để có thể cấu kết được với nước ngồi được địi hỏi cơng dân
Việt Nam phải là người đang có cương vị, chức vụ lãnh đạo cao; có uy tín trong
dân tộc, tơn giáo, nhân dân hoặc có, vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước của
nước CHXHCN Việt Nam. Đối với cơng dân Việt Nam bình thường (khơng có

5


chức sắc, địa vị trong nhà nước và xã hội thì rất khó có thể cấu kết được với nước
ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội phản bội Tổ quốc có hình phạt với mức cao nhất là
tử hình.
Cấu thành giảm nhẹ có mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù khi phạm tội
trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc mức hình phạt cao nhất đến 05
năm tù.
Người phạm tội phản bội Tổ quốc cịn có thể bị tước một số quyền công dân,
phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

a. Khách thể của tội phạm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
xâm phạm vào sự tồn tại của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính quyền nhân dân là bộ máy điều hành đất nước do nhân dân bầu nên
được tổ chức ở cấp trung ương, cấp cơ sở. Tại cấp trung ương có các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Tại cấp cơ sở có các cơ quan hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân các cấp. Xâm phạm vào sự tồn tại của chính quyền nhân dân thể hiện ở
việc xóa bỏ các cấp chính quyền được nhân dân lập nên và thay thế bằng một chính
quyền khác khơng phải của nhân dân bầu nên.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân có hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân.
Hành vi thành lập tổ chức chống lại chế độ Nhà nước thể hiện như gây dựng
lên tổ chức; đặt ra tên gọi cho tổ chức; viết chính cương, điều lệ hoạt động cho tổ
chức; lôi kéo, kết nạp người vào tổ chức; phân bổ vị trí, chức vụ, phân cơng cơng
việc cho những người trong tổ chức v.v… .
6


Hành vi tham gia tổ chức thể hiện như: đồng ý tham gia vào tổ chức; ký kết,
tuyên thệ phục vụ tổ chức; thực hiện những việc làm khi được tổ chức phân công;
báo cáo cho tổ chức biết về kết quả công việc đã thực hiện v.v… .
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi
cố ý và với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân ở bất kỳ cấp nào để đi đến lật
đổ toàn bộ chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể là người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có

hình phạt với mức cao nhất là tử hình đối với người tổ chức, người xúi giục, người
hoạt động đắc lực hoặc người gây hậu quả nghiêm trọng.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy trong tổ chức nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy
người khác đứng ra thành lập hoặc tham gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân. Người hoạt động đắc lực hoặc người gây hậu quả nghiêm trọng là người
thực hành (người trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ mà tổ chức giao cho; hoặc
người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, xã hội).
Đối với những người đồng phạm khác có mức hình phạt cao nhất đến 12
năm tù (người thực hành, người giúp sức, người xúi giục… có tham gia tổ chức,
nhưng hoạt động của họ không thuộc loại hoạt động đắc lực hoặc hoạt động của họ
chưa gây hậu quả nghiêm trọng).
Người chuẩn bị phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mức
hình phạt cao nhất đến 05 năm tù.
Người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cịn có thể bị
tước một số quyền cơng dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
7


III. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA XÂM PHẠM VÀO SỰ VỮNG
MẠNH CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

1. Tội gián điệp
a. Khách thể của tội phạm: Tội gián điệp xâm phạm vào sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bằng sự hoạt động bình thường của các cơ quan,
tổ chức nhà nước trong việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội,

quốc phòng, an ninh. Xâm phạm vào sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của
chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là làm cho cơ quan, tổ chức
của chính quyền, của Nhà nước khơng thể hoạt động bình thường, khơng thực hiện
được các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho trong quản lý và phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội gián điệp thể hiện bằng một trong các
hành vi sau đây:
- Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá
hoại chống nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Hoạt động tình báo là hoạt động thu thập những thơng tin bí mật (thơng tin
khơng cho tiết lộ, không được công bố, là những thông tin thuộc loại mật, tối mật,
tuyệt mật) có liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phịng,
an ninh v.v… . Việc thu thập các thơng tin này để cung cấp cho các cơ quan tỉnh
báo nước ngoài để các cơ quan này sử dụng chống phá nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
Hoạt động phá hoại là hoạt động phá hủy cơ sở vật chất (như các công trình
quốc phịng, an ninh, giao thơng, thơng tin liên lạc, các trụ sở, nơi làm việc của các
tổ chức chính trị, của chính quyền nhân dân v.v…, hoặc phá hoại việc thực hiện
các chính sách, đường lối xây dựng đất nước (như phá hoại khối đoàn kết toàn dân,
phá hoại đường lối phát triển kinh tế, phá hoại chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà
nước v.v…).
8


Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại là việc tuyển dụng, đào tạo người
được tuyển dụng thành các nhân viên tình báo, đưa họ vào mạng lưới tình báo để
thực hiện các hoạt động tình báo, phá hoại.
- Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài;
hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác
giúp người nước ngồi hoạt động tình báo, phá hoại;

Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngồi
(có nghĩa theo sự chỉ đạo của cơ quan tình báo nước ngồi) là tuyển dụng, lôi kéo,
mua chuộc người vào mạng lưới tình báo; hướng dẫn họ phưng thức hoạt động tình
báo, phá hoại chống Nhà nước Việt Nam.
Hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi
khác giúp người nước ngồi hoạt động tình báo, phá hoại là các hoạt động liên
quan đến quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bản đồ một địa điểm khu vực nào đó; bắt
cóc cán bộ, bộ đội, cơng an để khai thác những tin tức; tập kích bắn giết cán bộ,
phá hoại trụ sở chính quyền địa phương để gây hoang mang trong nhân dân; chỉ
điểm (chỉ chỗ), chứa chấp (cung cấp nơi ăn, chốn ở), dẫn đường (chỉ rõ lối đi)
hoặc hành vi khác (cung cấp công cụ, phương tiện…) giúp cho người nước ngoài
(người nước ngoài là người có quốc tịch nước khác, khơng phải Việt Nam, hoặc là
người khơng quốc tịch) hoạt động tính báo, phá hoại trên lãnh thổ Việt Nam
- Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài;
thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngồi sử dụng
chống nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cung cấp (chuyển giao, gửi) bí mật nhà nước (là những thơng tin có nội
dung quan trọng bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng
khác của thơng tin chưa công khai), hoặc thu thập (mua tin, lấy cắp hoặc bằng các
hình thức khác chiếm đoạt bí mật nhà nước) để nhằm cung cấp, chuyển giao bí
mật nhà nước cho nước ngồi (cho cơ quan tình báo nước ngồi).
Thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác (là bất kỳ tài liệu nào, có thể các tài
liệu cơng khai trên các phương tiện truyền thơng, có thể tài liệu khơng công khai
trên các phương tiện truyền thông, nhưng được đưa trên mạng internets, mạng máy
9


tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử…), sau đó chuyển giao, gửi cho cơ
quan tình báo nước ngồi nhằm mục đích để nước ngồi sử dụng chống nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tội phạm này hoàn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội gián điệp được thực hiện dưới hình thức
lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội gián điệp có hình phạt với mức cao nhất là tử hình.
Cấu thành giảm nhẹ có mức hình phạt cao nhất đến 15 năm tù khi phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là
phạm tội nhưng có thể chưa gây hậu quả, hoặc gây hậu quả không lớn.
Người chuẩn bị phạm tội gián điệp thì có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội gián điệp cịn có thể bị tước một số quyền cơng dân, phạt
quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
Cấu thành đặc biệt giảm nhẹ: Người đã nhận làm gián điệp (nhận làm việc
cho cơ quan tình báo nước ngồi), nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và
tự thú (tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình
trước khi bị phát hiện), thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
2. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
a. Khách thể của tội phạm: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ xâm phạm vào
sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Lãnh thổ nêu trong điều luật này là lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định gồm (vùng đất, vùng nước, vùng trời và
10


lịng đất) có đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Xâm phạm vào sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ở tội phạm này thể hiện bằng việc làm mất đi chủ quyền về sự toàn vẹn
lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vùng đất liền,
hải đảo, vùng biển và vùng trời… .
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có một
trong các hành vi sau đây:
- Xâm nhập lãnh thổ (đi vào vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất có
đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam mà không
được sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam) nhằm gây phương hại cho
an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia (đường biên giới quốc
gia trên đất liền, trên biển) bằng cách dịch chuyển các cột mốc biên giới trên đất
liền, vẽ sai lệch đường biên giới quốc gia trên biển theo hướng xâm lấn vào lãnh
thổ Việt Nam v.v…nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Hành động khác (bất kỳ hành động nào như: khoan xiên dưới lòng đất vào
lãnh thổ Việt Nam dưới lịng đất; bắc loa phóng thanh hướng vào lãnh thổ Việt
Nam để phát đi những thông tin sai lệch về biên giới quốc gia, về chế độ nhà nước
CHXHCN Việt Nam; bắn phá, nã đại bác, tên lửa từ bên ngoài vào lãnh thổ Việt
Nam v.v… nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được thực
hiện dưới hình thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngoài.
e. Hình phạt:

11



Cấu thành cơ bản của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có hình phạt với mức
cao nhất là tù chung thân được áp dụng đối với người tổ chức, người hoạt động đắc
lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với những người đồng phạm khác (người
thực hành, người giúp sức, người xúi giục thì có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ cịn có thể bị tước một số quyền
công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
3. Tội bạo loạn
a. Khách thể của tội phạm: Tội bạo loạn xâm phạm vào sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội bạo loạn có một trong các hành vi sau
đây:
- Hoạt động vũ trang: dùng sức mạnh vật chất (vũ khí, phương tiện kỹ thuật
quân sự) tấn cơng, phá hủy trụ sở chính quyền nhân dân ở cơ sở; bắn giết cán bộ,
bộ đội, nhân dân… để chiếm giữ, lập chính quyền mới;
- Dùng bạo lực có tổ chức (khơng sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân
sự) mà dùng số đông người xông vào trụ sở chính quyền nhân dân ở cơ sở, đập phá
tài sản… để chiếm giữ, lập chính quyền mới;
- Cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: phá hủy tài sản; đập phá
trụ sở chính quyền nhân dân ở cơ sở, chiếm lấy tài sản của cơ quan, tổ chức, của
nhân dân … để chiếm giữ, lập chính quyền mới;
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội bạo loạn được thực hiện dưới hình thức
lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
12



Cấu thành cơ bản của tội bạo loạn có hình phạt với mức cao nhất là tử hình
được áp dụng đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng.
Đối với những người đồng phạm khác (người thực hành, người giúp sức,
người xúi giục thì có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội bạo loạn cịn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt
quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
4. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
a. Khách thể của tội phạm: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
xâm phạm vào sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân có một trong các hành vi sau đây:
- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, cơng chức hoặc người khác: bằng cách
bắn, giết, dùng dao chém, hoặc đặt bom, mìn để giết cán bộ, cơng chức, nhân dân
nhằm tạo nên tình trạng hoảng loạn trong xã hội, trong các tầng lớp nhân dân;
- Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: bằng cách đặt bom, mìn, gây
nổ để hủy hoại tài sản của cơ quan, tổ chức, nhân dân, nhằm tạo nên tình trạng
hoảng loạn trong xã hội;
Tội phạm này hoàn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính
quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
13



Cấu thành cơ bản của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có
hình phạt mức cao nhất là tử hình khi có một trong các hành vi nói trên.
Cấu thành giảm nhẹ của Tội này có hình phạt với mức cao nhất là 15 năm tù
khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế
tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người
khác;
- Chiếm giữ, làm hư hỏng tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cấu thành rất giảm nhẹ của Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân có hình phạt mức cao nhất là tù đến 10 năm khi phạm tội trong trường hợp đe
dọa thực hiện một trong các hành vi được nêu trong cấu thành cơ bản của tội này
hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác.
Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây
khó khăn cho quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với các nước khác, thì tùy theo mức độ cũng bị xử phạt theo Điều này.
Người chuẩn bị phạm tội này, có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân cịn có thể bị
tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
a. Khách thể của tội phạm: Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xâm phạm vào sự vững mạnh của chính
quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

14


Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
những cơng trình của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội, được xây dựng, được trang bị kỹ thuật công nghệ phục vụ cho các
hoạt động quản lý, điều hành đất nước.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ
thuật trong các lĩnh vực chính trị (trụ sở, nơi làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, trụ sở nơi làm việc của lãnh đạo chính quyền địa phương…); quốc phòng, an
ninh (nơi làm việc của quân đội, cơng an, các vũ khí, phưng tiện, kỹ thuật quân sự
của các lực lượng vũ trang nhân dân…); kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã
hội (các nhà máy, xí nghiệp, các trung câm nghiên cứu khoa học cơng nghệ; các
nhà hát, nơi vui chơi, giải trí của nhân dân v.v… ).
Điểm chú ý hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể được thực hiện bằng việc sử dụng các loại thuốc
nổ, bom, mìn hoặc sử dụng các biện pháp phương tiện khác, phá hủy, làm hư hỏng
các cơng trình nêu trên, gây nên những khó khăn cho các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khơng thể hoạt động bình thường để quản lý
và điều hành đất nước.
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
và với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình phạt mức cao nhất là tử hình khi có một

trong các hành vi nói trên.

15


Cấu thành giảm nhẹ của tội này có mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù khi
phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng (như chưa gây hậu quả hoặc gây hậu
quả không lớn v.v…).
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam còn có thể bị tước một số quyền cơng dân, phạt quản chế, cấm
cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
a. Khách thể của tội phạm: Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh
tế - xã hội xâm phạm vào sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách kinh tế bao gồm tổng thể đường lối phát triển kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ. Hiện nay, đường lối phát triển kinh tế của đất nước là xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn
kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo vệ
mơi trường, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành
phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp
luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá
nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành
kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu
tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo vệ .
Chính sách xã hội bao gồm tổng thể đường lối phát triển xã hội của đất nước

trong từng thời kỳ. Hiện nay, đường lối phát triển xã hội của đất nước là Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động;
Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao
động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; Nhà
nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân,
16


thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho
đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Nhà nước,
xã hội tơn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng
với nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã
hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người
khuyết tật, người nghèo và người có hồn cảnh khó khăn khác; Nhà nước, xã hội
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ
thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; Nhà
nước, xã hội tạo mơi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh
phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, có
tinh thần đồn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; Nhà nước ưu tiên đầu tư
và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo
đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước khơng thu học phí; từng bước phổ cập
giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện
chính sách học bổng, học phí hợp lý v.v… .
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách
kinh tế - xã hội có các hành vi như:
- Xuyên tạc, làm nhân dân hiểu sai về chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước;

- Không thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hoặc có hành vi
khác gây nên sự nghi ngờ trong nhân dân về chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phá hoại việc thực hiện các chính sách
kinh tế - xã hội được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm
chống chính quyền nhân dân.

17


d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã
hội có mức hình phạt cao nhất đến 15 năm tù khi có một trong các hành vi nói trên.
Cấu thành giảm nhẹ của Tội này có mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù
khi phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng.
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 03 năm.
Người phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội cịn
có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
7. Tội phá hoại chính sách đồn kết
a. Khách thể của tội phạm: Tội phá hoại chính sách đồn kết xâm phạm vào
sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách đồn kết bao gồm tổng thể đường lối đoàn kết toàn dân, các tầng
lớp nhân dân, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt người sống ở thành thị,
hoặc nông thôn, không phân biệt người theo tơn giáo hoặc khơng theo tơn giáo…;
chính sách đồn kết cịn thể hiện ở mối quan hệ đồn kết giữa nhân dân với lực

lượng vũ trang, với chính quyền, với cấc tổ chức chính trị, chính trị xã hội và các
tổ chức khác cũng như đoàn kết quốc tế giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các
dân tộc khác trên thế giới.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội phá hoại chính sách đồn kết có các
hành vi như:
- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền
nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội. Gây
chia rẽ thể hiện bằng sự gây nên sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân
(người thành thị, nông thôn; người lao động với người sử dụng lao động; gây nghi
ngờ trong quan hệ giữa nhân dân với lãnh đạo chính quyền…; giữa nhân dân với
18


các lực lượng quân đội, công an, với Đảng, Mặt trận Tổ quốc hoặc các tổ chức
chính trị - xã hội khác;
- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, như gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai
giữa các dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau;
- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người
theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tơn giáo với chính quyền nhân dân,
với các tổ chức chính trị - xã hội;
- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam với các
nước khác, giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước khác v.v… .
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phá hoại chính sách đồn kết được thực
hiện dưới hình thức lỗi cố ý với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội phá hoại chính sách đồn kết có mức hình phạt cao

nhất đến 15 năm tù khi có một trong các hành vi nói trên.
Cấu thành giảm nhẹ của tội này có mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù khi
phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng.
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 03 năm.
Người phạm tội phá hoại chính sách đồn kết cịn có thể bị tước một số
quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.
8. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khách thể của tội phạm: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
19


Nam xâm phạm vào sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có các hành vi như:
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có
nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền là in ấn báo chí, sách, tờ rơi; đưa
lên mạng; cất giữ tại một địa điểm nào đó; truyền cho mọi người đọc, nghiên cứu
các thông tin, tài liệu, vật phẩm phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền
nhân dân. Thơng tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính
quyền nhân dân bao gồm những bài báo hình báo viết, các bài viết được đưa trên
mạng Internet, mạng kỹ thuật số hoặc các phương tiện điện tử khác có nội dung
khơng đúng, xun tạc về Đảng, Nhà nước, cũng như xuyên tác tiểu sử, q trình
cơng tác của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thơng tin, tài liệu, vật phẩm có

nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây
chiến tranh tâm lý (gây cho nhân dân hiểu không đúng sự thật; gây nên những nghi
ngờ đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gây nên hoang mang trong các tầng lớp
nhân dân…).
Tội phạm này hoàn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính
quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
20


Cấu thành cơ bản của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù khi có một trong các hành vi nói trên.
Cấu thành tăng nặng của tội này có mức hình phạt cao nhất đến 20 năm tù
khi phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cịn có thể
bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
9. Tội phá rối an ninh
a. Khách thể của tội phạm: Tội phá rối an ninh xâm phạm vào sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội phá rối an ninh có các hành vi như:
- Kích động, lơi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh,
Phá rối an ninh là làm cho tình hình an ninh trật tự trong một khu vực, một
địa bàn, khu dân cư bị đảo lộn như làm tê liệt hoạt động của các phương tiện giao
thông, gây ùn tắc kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định; gây khó khăn cho
việc quản lý xã hội, gây hoang mang trong nhân dân v.v… .
- Chống người thi hành công vụ: làm cho người đang thực hiện nhiệm vụ
chung của chính quyền địa phương khơng thể thực hiện được nhiệm vụ của mình
trobg giữ gìn an ninh, trật tự;
- Cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: làm cho cơ quan công quyền của
chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
khơng thể hoạt động một cách bình thường.
Phá rối an ninh chỉ đơn thuần làm cho tình hình an ninh trật tự bị rối loạn
chứ khơng có các hành vi được quy định trong tội bạo loạn.
21


Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội phá rối an ninh được thực hiện dưới hình
thức lỗi cố ý và với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội phá rối an ninh có mức hình phạt cao nhất đến 15
năm tù khi có một trong các hành vi nói trên.
Cấu thành giảm nhẹ của tội này có mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù khi
người thực hiện tội phạm là những người đồng phạm khác (người thực hành,
người xúi giục, người giúp sức).
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 03 năm.
Người phạm tội phá rối an ninh cịn có thể bị tước một số quyền công dân,

phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.
10. Tội chống phá cơ sở giam giữ
a. Khách thể của tội phạm: Tội chống phá cơ sở giam giữ xâm phạm vào sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Cơ sở giam giữ là nơi những người phạm tội đang bị giam giữ để phục vụ
cho việc thẩm tra, xác minh về việc họ bị nghi thực hiện tội phạm (Nhà Tạm giữ),
hoặc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử (Trại Tạm giam), hoặc nơi người bị
kết án đang thi hành bản án đã có hiệu lược pháp luật (Trại giam).
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội chống phá cơ sở giam giữ có các hành
vi như:
- Phá cơ sở giam giữ: phá tường rào, trạm gác, phá nơi bảo vệ, phá buồng
giam giữ … để những người đang bị giam giữ trốn thốt ra ngồi. Việc phá cơ sở
22


giam giữ thường phải sử dụng các công cụ, phương tiện để việc đập phá được
nhanh chóng, hiệu quả;
- Tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ: bố trí người, thời gian thích hợp để
những người đang bị giam giữ trốn khỏi nơi đang bị giam giữ; đang bị dẫn giải;
- Đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải: tấn công vào nơi người
đang bị giam giữ, dẫn giải, hoặc tấn công người đang thực hiện nhiệm vụ canh gác
đối với người phạm tội đang bị giam giữ, đang bị dẫn giải để người đang bị giam
giữ thoát khỏi sự giam giữ hoặc sự dẫn giải;
- Trốn khỏi cơ sở giam giữ: bằng các cách khác nhau để người phạm tội
thoát khỏi sự giam giữ của cơ quan có thẩm quyền giam giữ.
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội chống phá cơ sở giam giữ được thực hiện
dưới hình thức lỗi cố ý với mục đích chống chính quyền nhân dân.

d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào (có thể là người đang bị giam
giữ, hoặc người khác không bị giam giữ) có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội chống phá cơ sở giam giữ có mức hình phạt cao
nhất là tù chung thân.
Cấu thành giảm nhẹ của tội này có mức hình phạt cao nhất đến 10 năm tù
khi phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng.
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội chống phá cơ sở giam giữ cịn có thể bị tước một số quyền
cơng dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
11. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc
trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
23


a. Khách thể của tội phạm: Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn
đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân xâm
phạm vào sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước ngồi là quốc gia khác, bất kỳ có hay khơng có đường biên giới quốc
gia với Việt Nam.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân
có các hành vi như:
- Tổ chức (móc nối đường dây, bố trí đường đi, dẫn đường…), cưỡng ép (đe
dọa, ép buộc….), xúi giục (lôi kéo, dụ dỗ….) người khác là công dân Việt Nam
đang ở Việt Nam trốn đi nước ngồi.
- Tổ chức (móc nối đường dây, bố trí nơi ăn ở, công việc…), cưỡng ép (đe

dọa, ép buộc….), xúi giục (lôi kéo, dụ dỗ….) người khác là công dân Việt Nam
đang ở nước ngồi khơng trở về Việt Nam mà ở lại nước ngoài.
Tội phạm này hoàn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân
được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý và với mục đích chống chính quyền nhân
dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo luật định, bất kể người Việt Nam hay người nước ngồi.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi
nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân có mức
hình phạt cao nhất đến 15 năm tù.
Cấu thành tăng nặng của tội này có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân
khi phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
24


Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Người phạm tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài
hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân cịn có thể bị tước
một số quyền cơng dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
12. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính
quyền nhân dân
a. Khách thể của tội phạm: Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân xâm phạm vào sự vững mạnh của chính
quyền nhân dân, của chế độ nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước ngồi là quốc gia khác, bất kỳ có hay khơng có đường biên giới quốc
gia với Việt Nam.

b. Mặt khách quan của tội phạm: Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân có các hành vi trốn đi nước ngoài (từ Việt
Nam đi ra nước ngoài) hoặc trốn ở lại nước ngoài (đang ở nước ngồi khơng trở về
Việt Nam).
Tội phạm này hồn thành khi có một trong các hành vi nói trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: tội trốn đi nước ngồi hoặc trốn ở lại nước
ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý và
với mục đích chống chính quyền nhân dân.
d. Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người Việt Nam nào có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
e. Hình phạt:
Cấu thành cơ bản của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm
chống chính quyền nhân dân có mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù.
Cấu thành tăng nặng của tội này có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù
khi phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Người chuẩn bị phạm tội này có thể bị phạt tù đến 05 năm.
25


×